Tiết 2, 3. HỌC VẦN: Bài 11: n m
I. Mục tiêu:
- HS đọc được n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.
- Viết được n, m, nơ, me.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cái nơ, quả me.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê; phần luyện nói: bố mẹ, ba má (SGK)
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bảng phụ: i, a, bi, cá, bi ve, ba lô.
- HS đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.
- HS viết vào bảng con: i, a, bi, cá, bi ve.
- 1 HS đọc toàn bài SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
Tuần 4 Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011 Chào cờ Tập trung chào cờ toàn trường ____________________________________________ Tiết 2, 3. Học vần: Bài 11: n m I. Mục tiêu: - HS đọc được n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng. - Viết được n, m, nơ, me. - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má. HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một). II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cái nơ, quả me. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê; phần luyện nói: bố mẹ, ba má (SGK) III. Các hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bảng phụ: i, a, bi, cá, bi ve, ba lô. - HS đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li. - HS viết vào bảng con: i, a, bi, cá, bi ve. - 1 HS đọc toàn bài SGK. GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy- học bài mới: 1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài, ghi bảng: n, m - HS đọc theo GV: nờ, mờ. 2. Dạy chữ ghi âm n a. Nhận diện chữ: - GV đưa chữ n mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ n gồm 1 nét móc xuôi và 1 nét móc hai đầu. b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. - GV phát âm mẫu n (đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi) - GVchỉnh sửa phát âm cho HS. * Ghép chữ, đánh vần - HS quan sát. - HS nhìn bảng, phát âm. ? Lấy âm n ? Có âm n, muốn có tiếng nơ ta thêm âm gì đứng sau? - GV quay bảng phụ - GV chỉ thước - GV hướng dẫn HS đánh vần: nờ - ơ - nơ - GV nhận xét. - HS lấy, đọc. - Âm ơ - HS ghép: nơ - HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp. - HS phân tích tiếng nơ (n đứng trước, ơ đứng sau). - HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp m ( Quy trình dạy tương tự như âm n) Lưu ý: - Chữ m gồm 2 nét móc xuôi và 1 nét móc hai đầu. - So sánh chữ m với n có gì giống và khác nhau? - Phát âm: Hai môi khép lại rồi bật ra, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi. c. Đọc tiếng, từ ứng dụng: * Đọc tiếng: - GV ghi bảng no nô nơ mo mô mơ * Đọc từ: - GV ghi bảng ca nô bó mạ - GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV đọc mẫu, giải nghĩa. d. Hướng dẫn viết bảng con: - GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái n, m, tiếng nơ, me theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa n và ơ; m và e. - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. - GV chỉ bảng. - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc lại. - HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. - HS viết lần lượt vào bảng con: n, m, nơ, me. - HS đọc lại toàn bài. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc * Luyện đọc lại bài tiết 1 - GV sửa phát âm cho HS * Đọc câu ứng dụng: - GV giới thiệu câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê - GV sửa lỗi phát âm cho HS - GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV nhắc lại quy trình viết, lưu ý nét nối - GV theo dõi và giúp đỡ thêm. Chấm 1 số bài, nhận xét. c. Luyện nói: - Cho HS quan sát tranh và hỏi ? Con gọi người sinh ra mình là gì? ? Nhà con có mấy anh em? Con là con thứ mấy trong nhà? ? Kể về tình cảm của mình với bố mẹ, bố mẹ đối với mình? ? Em thường làm gì để bố mẹ vui lòng? Gv bổ sung, nhận xét: Ngoài từ bố mẹ, ba má ra, nhiều nơi còn gọi những người sinh ra mình là thầy u, cậu mự,... - HS nhìn trong SGK đọc lại bài tiết 1 - HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp (bảng lớp). - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng. - HS đọc tiếng mới, từ mới. - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. - HS đọc lại. - HS tô và viết vào vở tập viết n, m, nơ, me. - HS đọc tên bài luyện nói: bố mẹ, ba má. - Cho HS quan sát tranh và trả lời. - ...bố mẹ. - HS tự trả lời. - ... - ...chăm ngan, học giỏi,... C. Nối tiếp: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo. - HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có) - Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau. _____________________________________________ Tiết 4. Toán: Bằng nhau - Dấu = I. Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng; mỗi số bằng chính nó (3 = 3, 4 = 4, ...). - Biết sử dụng từ bằng nhau và dấu = để so sánh các số. II. Đồ dùng dạy học: - Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Điền dấu >, < vào chỗ chấm: 3...5, 1...4 5...3, 4...1 - HS làm lần lượt vào bảng con - 2 em lên bảng - GV kiểm tra kq, nhận xét. B. Dạy bài mới. 1. Nhận biết quan hệ bằng nhau. a. Giới thiệu 3 = 3. - Cho HS quan sát tranh SGK GV: Cứ 1 con hươu lại có duy nhất 1 khóm cây và ngược lại nên số con hươu (3) bằng số khóm cây (3). - Tương tự cho HS đếm số chấm tròn: 3 xanh, 3 trắng và so sánh. GV: “ba bằng ba” được viết như sau: 3 = 3 (dấu = đọc là dấu bằng; GV chỉ 3 = 3, đọc là "ba bằng ba". - GV đưa ra 4 chiếc cốc và 4 chiếc thìa. ? Cô có mấy chiếc cốc? ? Cô có mấy chiếc thìa? - Hãy bỏ mỗi chiếc thìa vào 1 chiếc cốc. - Có thừa chiếc cốc hay chiếc thìa nào không? Vậy 4 cốc bằng 4 thìa. - GV đưa ra 4 hình vuông màu xanh và 4 hình vuông màu trắng. GV KL: Cứ mỗi hình vuông màu xanh lại có (duy nhất) một hình vuông màu trắng (và ngược lại) nên số hình vuông màu xanh (4) bằng số hình vuông màu trắng (4) ta có 4 = 4, đọc “bốn bằng bốn”. GV chỉ 4 = 4, đọc là "bốn bằng bốn " . - GV có thể ghi bảng: 1 = 1, 2 = 2, 3 = 3, 4 = 4, 5 = 5. - HS quan sát, nêu: Có 3 con hươu và 3 khóm cây. - HS đọc: 3 con hươu bằng 3 khóm cây. - 3 chấm tròn màu xanh bằng 3 chấm tròn màu trắng. - HS đọc lại. - ...4 chiếc cốc. - ...4 chiếc thìa. - 1 em lên thực hiện. - Không... - HS nhắc lại. - HS nối - HS nhắc lại. - HS đọc: Một bằng một, hai bằng hai, ba bằng ba, bốn bằng bốn, năm bằng năm c. GV kết luận: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại nên chúng bằng nhau. Lưu ý thêm về cách đọc (chẳng hạn 3 = 3 từ trái sang phải cũng giống như từ phải sang trái; còn 3 3). 2. Thực hành: - GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài 1, 2, 3, 4 vào vở luyện toán. Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài: Viết dấu = vào vở luyện toán (1dòng) - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Bài 2: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài . GV Hd mẫu: ? Hàng trên có mấy chấm tròn? (Có mấy chấm tròn màu trắng?) ? Hàng dưới có mấy chấm tròn? (Có mấy chấm tròn màu xanh?) ? Ta có phép tính nào? - GV HD tương tự. - GV chốt kq, nhận xét. - Hàng trên có 5 chấm tròn. (Có 5 chấm tròn màu trắng) - Hàng dưới có 5 chấm tròn. (Có 5 chấm tròn màu xanh) - HS viết kq vào bảng con rồi đồng thanh 5 = 5 - HS ghi lần lượt: 2 = 2, 1 = 1, 3 = 3 Bài 3: Gọi một HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp làm vào vở, 3 em lên bảng làm, mỗi em làm một cột. - Lớp nhận xét- bổ sung thêm. - GV chữa bài, chốt kq: 5 > 4 1 < 2 1 = 1 3 = 3 2 > 1 3 < 4 2 2 Bài4: GV đọc yêu cầu của bài: Viết phép tính thích hợp. GV Hd: ? ở bên trái có mấy hình vuông? ? ở bên phải có mấy hình tròn? ? ô chính giữa ta điền dấu gì? Vì sao? - HS làm tương tự đến hết. - GV kiểm tra kq, nhận xét. 3. Nối tiếp: ? Ta vừa học xong dấu gì? - Về nhà xem lại các bài tập trong SGK . - ở bên trái có 4 hình vuông - HS viết số 4 vào ô thứ nhất. - ở bên phải có 3 hình tròn - HS viết số 3 vào ô thứ ba. - Điền dấu lớn vì 4 > 3. Buổi chiều Tiết 1. Tự nhiên - xã hội: Bảo vệ mắt và tai I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. HS K- G: Đưa ra được một số cách xử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai (bị bụi bay vào mắt, bị kiến bò vào tai,...) II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc mắt và tai - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập III. Các PP/ KT dạy học tích cực có thể sử dụng - Thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, đóng vai lí tình huống IV. Phương tiện dạy - học: - Các hình trong bài 4 SGK; Vở bài tập TNXH. V. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Những bộ phận nào giúp ta nhận biết các vật xung quanh? - HS trả lời. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Khám phá - Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo” - GV giới thiệu bài mới. 2. Kết nối HĐ1: Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt. Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt. Rèn kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt. Cách tiến hành: Bước1: GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK. ? Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt, bạn trong hình vẽ lấy tay che mắt, việc làm đó đúng hay sai? ? Chúng ta có nên học tập bạn đó không? ? Bạn gái trong tranh xem sách với khoảng cách từ mắt và sách như vậy đúng hay sai? ? Bạn gái đang xem ti vi với khoảng cách gần như vậy đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn đó không? Bước 2: Cho từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV chốt: Khi ánh sáng chiếu vào mắt chúng ta nên che mắt lại, ... - HS quan sát từng hình trả lời câu hỏi: - Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt, bạn trong hình vẽ lấy tay che mắt, việc làm đó là đúng - Chúng ta nên học tập bạn đó. - Bạn gái trong tranh xem sách với khoảng cách từ mắt và sách như vậy là đúng. - Bạn gái đang xem ti vi với khoảng cách gần như vậy là sai- Chúng ta không nên học tập bạn đó. - Từng nhóm lần lượt lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. HĐ2: Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai. Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ tai. Rèn kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tai. Cách tiến hành: Bước 1: GV cho HS quan sát từng hình ở trang 11 SGK: - 1 HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái trang sách và hỏi: ? Hai bạn đang làm gì? ? Theo bạn việc đó đúng hay sai? ? Tai sao chúng ta không nên ngoáy tai cho nhau hoặc không nên lấy vật nhọn chọc vào tai nhau? - 1 HS chỉ vào hình phía trên bên phải của trang sách và hỏi: ? Bạn gái trong hình đang làm gì? Làm như v ... HS. * Làm bài tập vào bảng con: 6 ..... 5 4 ...... 6 6 ...... 6 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu; nhận xét bài làm của HS. B. Luyện tập: - GV ra bài tập cho HS làm vào vở Luyện toán: Bài 1: Viết số 6: 1 dòng Bài 2: Điền dấu (, =) thích hợp vào chỗ chấm: 6 ... 6 4 ... 5 1 ... 6 6 ... 2 6 ... 4 5 ... 6 Bài 3: Điền số vào chỗ chấm ... > 4 ... > 5 ... < 5 ... < 6 ... = 6 3 = ... - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu - Chấm bài - chữa bài C. Trò chơi: “Xếp số đúng và nhanh” - GV nêu luật chơi. - HS xếp nhanh dãy số đã học: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và ngược lại. - Tổ nào có nhiều bạn xếp nhanh và đúng thì tổ đó thắng. D. Nối tiếp: - Tuyên dương những em làm bài tốt - Dặn về nhà học lại bài. ___________________________________________ Tiết 3. Mỹ thuật: Luyện vẽ hình tam giác I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được hình tam giác - Biết cách vẽ hình tam giác. - Vẽ được 1 số đò vật có dạng hình tam giác. HS K- G: Từ hình tam giác vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình vẽ có dạng hình tam giác (H1, 2, 3 ... Bài 4, Vở tập vẽ 1) - Cái ê ke, cái khăn quàng. III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu hình tam giác (H 1, 2, 3, Bài 4, Vở tập vẽ 1) - GV yêu cầu HS xem hình vẽ ở đồ dùng dạy học, đồng thời nêu câu hỏi để các em nhận ra: - Hình vẽ cái nón - Hình vẽ cái ê ke - Hình vẽ mái nhà. - GV chỉ vào các hình minh hoạ hình 3 và yêu cầu HS nêu tên của các hình đó: Cánh buồm, Dãy núi... - GV: Có thể vẽ nhiều hình (Vật, đồ vật ) từ hình tam giác. 2. Hướng dẫn HS cách vẽ hình tam giác: - GV nêu câu hỏi: ? Vẽ hình tam giác như thế nào? - HS trả lời - GV vẽ lên bảng cho HS quan sát cách vẽ: + Vẽ từng nét. + Vẽ nét từ trên xuống. + Vẽ nét từ trái sang phải (vẽ theo chiều mũi tên) - GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau cho HS quan sát. 3. Thực hành: - GV hướng dẫn HS tìm cách vẽ cánh buồm, dãy núi, nước ... vào vở Nghệ thuật. Có thể vẽ hai, ba cái thuyền buồm to, nhỏ khác nhau. - GV hướng dẫn HS khá, giỏi: + Vẽ thêm hình: Mây, cá... + Vẽ màu theo ý thích - GV hướng dẫn HS vẽ mặt trời và nước. 4. Nhận xét, đánh giá - GV cho HS xem một số bài vẽ và nhận xét xem bài nào đẹp. - GV động viên, khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp. 5. Dặn dò HS: - Quan sát cây, hoa, lá. ____________________________________________________________________ Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2011 Tiết 1. âm nhạc: Ôn bài hát: Mời bạn vui múa ca (Có giáo viên chuyên trách) __________________________________ Tiết 2. Tập viết: Tuần 3: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve I. Mục tiêu: Giúp HS: - Viết đúng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS K- G: Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ chữ dạy tập viết. - Bảng phụ viết sẵn bài tập viết. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết: a. Luyện viết trên bảng con: - GV viết mẫu, hd quy trình (lưu ý nét nối giữa l và ê, c và o, b và ơ, h và ô; khoảng cách giữa các tiếng trong từ bi ve và vị trí đánh dấu thanh) - GV hướng dẫn giúp đỡ thêm. - Nhận xét, sửa lỗi trực tiếp cho HS. - HS luyện viết trên bảng con: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve. b. Luyện viết ở vở Tập viết: - GV nêu yêu cầu bài viết (GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết). - GV theo dõi giúp đỡ thêm, chấm 1 số bài. - HS thực hành viết. - HS viết bài C. Nối tiếp: - Nhận xét sự tiến bộ của từng HS. - Nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà luyện viết thêm. _______________________________________________ Tiết 3. Tập viết: Tuần 4: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Viết đúng các chữ: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS K- G: Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ chữ dạy tập viết. - Bảng phụ viết sẵn bài tập viết. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết: a. Luyện viết trên bảng con: - GV viết mẫu, hd quy trình (lưu ý nét nối giữa m và ơ, d và o, t và a, th và ơ; khoảng cách giữa các tiếng trong từ thợ mỏ) - GV hướng dẫn giúp đỡ thêm. - Nhận xét, sửa lỗi trực tiếp cho HS. - HS luyện viết trên bảng con: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ. b. Luyện viết ở vở Tập viết: - GV nêu yêu cầu bài viết (GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết,...). - GV theo dõi giúp đỡ thêm, chấm 1 số bài. - HS thực hành viết. - HS viết bài C. Nối tiếp: - Nhận xét sự tiến bộ của từng HS. - Nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà luyện viết thêm. Tiết 4. Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Tổng kết hoạt động tuần 4. - Kế hoạch tuần 5. II. Hoạt động dạy học: HĐ1: Tổng kết hoạt động tuần 4 - GV đánh giá các mặt hoạt động: + Nề nếp: chưa thật tốt (1 số em còn phá................................................................................) + Vệ sinh (trường lớp, cá nhân): Tốt + Tinh thần, thái độ học tập - Nhiều em còn làm việc riêng trong giờ học + Thực hiện nội quy của lớp, của trường. - Trêu chọc nhau trong giờ học: ................................................................................................ .................. Tuyên dương: ............................................................................................................................................ Nhắc nhở: ............................................................................................................................................. HĐ2: Kế hoạch tuần 5 - Tiếp tục ổn định nề nếp. - Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ. - Học tập tích cực, thi đua dành nhiều điểm 10,... - Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp. .................. HĐ3: Tổng kết. _____________________________________________ Buổi chiều Tiết 1. TậP VIếT: Viết tuần 3, 4 (Phần còn lại) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ chữ dạy tập viết. - Bảng phụ viết sẵn bài tập viết. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết: a. Luyện viết trên bảng con: - GV viết mẫu, hd lại quy trình (lưu ý nét nối và khoảng cách giữa các tiếng trong từ) - GV hướng dẫn giúp đỡ thêm - Nhận xét, sửa lỗi trực tiếp cho HS (Lưu ý HS yếu). - HS luyện viết trên bảng con: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ, ... (Chủ yếu là HS yếu, HS K- G: Có thể tập viết thêm vào vở Luyện viết) b. Luyện viết ở vở Tập viết: - GV nêu yêu cầu bài viết (GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết,...). - GV theo dõi giúp đỡ thêm, chấm 1 số bài. C. Nối tiếp: - Nhận xét sự tiến bộ của từng HS (đặc biệt là HS yếu). - Nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà luyện viết thêm. - HS thực hành viết. - HS viết bài (phần còn lại) ___________________________________________ Tiết 2. Luyện tiếng việt: Luyện đọc, viết các âm đã học I. Mục tiêu: - Đọc được các âm đã học - Viết tương đối đúng cỡ, đúng mẫu các âm đã học. - Nghe và viết đúng 1 số tiếng, từ do GV đọc. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc: - GV ghi bảng các âm đã học từ đầu năm đến nay - GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 3. Luyện viết: a. Luyện viết ở bảng con: - GV chọn 1 số âm mà các em viết chưa đẹp thì cho HS tập viết vào bảng con - GV nhận xét và sửa sai cho HS. b. Luyện viết vào vở: - GV viết mẫu và nhắc lại quy trình viết cho HS - GV đọc cho HS viết: l, h, n, m, t, th,...và 1 số tiếng, từ có các âm đã học (thơ, tổ, má, da dê, ...) - GV theo dõi giúp đỡ thêm - Chấm bài - chữa bài, nhận xét. C. Nối tiếp: - Nhận xét chung giờ học - Dặn về nhà luyện viết thêm. - HS thi dua đọc nối tiếp - HS tập viết lần lượt vào bảng con: l, h, n, m, t, th,... - HS lắng nghe - HS viết bài ___________________________________________ Tiết 3. HĐGDNGL: Bài 1: Rửa tay I. Mục tiêu: - Nêu được khi nào cần phải rửa tay - Kể ra những thứ có thể dùng để rửa tay - Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay đúng khi cần thiết - Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay II. Chuẩn bị: - Chậu đựng nước sạch, cốc, xà phòng, khăn sạch III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài 2. Dạy học bài mới HĐ1. Tìm hiểu khi nào cần phải rửa tay Mục tiêu: HS nêu được khi nào cần phải rửa tay Cách tiến hành: Bước 1. GV cho cả lớp hát bài: Chiếc khăn tay - Sau đó GV nêu câu hỏi: ? Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ chúng ta phải làm gì? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung Bước 2. GV chia lớp thành các nhóm, cho HS thảo luận: ? Chúng ta phải rửa tay khi nào? Bước 3. GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV kết luận: Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ, hàng ngày chúng ta cần: - Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào thức ăn - Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu - Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc sau khi chơi với các con vật HĐ2. Thực hành rửa tay Mục tiêu: HS biết cách rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch Cách tiến hành: Bước 1. GV chia lớp thành các nhóm, chia đồ dùng cho mỗi nhóm Bước 2. GV rửa tauy theo trình tự sau: + Dùng ca múc nước dội ướt tay + Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà xát hai lòng bàn tay vào nhau + Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Chà xát lên mu bàn tay và ngược lại + Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại + Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại + Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại + Dội nước cho sạch hết xà phòng, dùng khăn sạch lau khô Bước 3. Các nhóm thực hành: - Lần lượt các bạn trong nhóm thực hành rửa tay, các bạn khác theo dõi và cho ý kiến nhận xét Bước 4. Mỗi nhóm cử 1 bạn lên làm mẫu rửa tay trước lớp - GV và các nhóm khác nhận xét, góp ý thêm 3. Nối tiếp: ? Khi nào các con cần phải rửa tay? ? Các con rửa như thế nào? ? Các con có thể dùng những thứ gì để rửa tay? - GV kết luận, dặn thực hiện theo những gì vừa học
Tài liệu đính kèm: