Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 6

Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 6

Tiết 3,4. HỌC VẦN: Bài 22: p - ph - nh

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

 HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ (hoặc vật mẫu) các từ khoá: phố xá, nhà lá.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù; phần luyện nói: chợ, phố, thị xã (SGK).

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bảng phụ: xe chỉ, kẻ ô, củ sả, rổ khế.

- 1 HS đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.

- HS viết vào bảng con: củ sả, rổ khế.

GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai, ngày 3 tháng 10 năm 2011
Chào cờ
Tập trung chào cờ toàn trường
___________________________________
Tiết 2. mĩ thuật: Vẽ hoặc nặn quả có dạng tròn
(Có giáo viên chuyên trách)
___________________________________
Tiết 3,4. Học vần: Bài 22: p - ph - nh
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng. 
- Viết được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
 HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học 
- Tranh minh hoạ (hoặc vật mẫu) các từ khoá: phố xá, nhà lá.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù; phần luyện nói: chợ, phố, thị xã (SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bảng phụ: xe chỉ, kẻ ô, củ sả, rổ khế.
- 1 HS đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
- HS viết vào bảng con: củ sả, rổ khế.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài. 	 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: p - ph, nh, đọc mẫu
- HS đọc theo GV
2. Dạy chữ ghi âm p
a. Nhận diện chữ:
- GV đưa chữ p mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ p gồm nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc hai đầu.
? Chữ p và chữ n có gì giống và khác nhau? 
b. Phát âm và đánh vần:
 * Phát âm.
- GV phát âm mẫu
- GVchỉnh sửa phát âm cho HS. 
- HS quan sát. 
- Giống: Đều có 1 nét móc hai đầu.
- Khác: Chữ p có thêm nét xiên phải, nét sổ thẳng.
- HS nhìn bảng, phát âm. 
Lưu ý: p chỉ đứng một mình trong trường hợp: pí pa pí pô. Còn với những tiếng khác thì phải đi kèm với h: ph (phố, phì, phấn, ...).
ph
a. Nhận diện chữ:
- GV đưa chữ ph mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ p và h (p đứng trước, h đứng sau).
? Chữ ph và chữ kh có gì giống và khác nhau? 
b. Phát âm và đánh vần:
 * Phát âm
- GV phát âm mẫu (răng trên và môi dưới tạo thành 1 khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh)
- GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Ghép chữ, đánh vần
? Lấy âm ph ? Có âm ph, muốn có tiếng phố ta thêm âm gì đứng sau và dấu thanh gì? 
- GV quay bảng phụ - GV chỉ thước 
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
phờ - ô - phô - sắc - phố
- GV nhận xét. 
GV đưa tranh ra và hỏi: 
? Bức tranh vẽ gì?
- GV nói: Tiếng phố có trong từ phố xá.
- GV ghi bảng, đọc mẫu:
- GV nhận xét. 
- HS quan sát. 
- Giống: Đều có h đứng sau
- Khác: Chữ ph có p đứng trước, kh có k đứng trước. 
- HS nhìn bảng, phát âm.
- HS lấy, đọc.
- Âm ô, dấu thanh sắc - HS ghép: phố
- HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp. 
- HS phân tích tiếng phố (ph đứng trước, ô đứng sau, dấu sắc trên ô). 
- HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
- Bức tranh vẽ phố xá.
- HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp.
- HS đọc: ph - phố - phố xá - phố xá - phố - ph theo cá nhân, tổ, cả lớp.
nh
(Quy trình dạy tương tự như âm p, ph)
Lưu ý:
 - Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h (n đứng trước, h đứng sau).
 - So sánh chữ nh với ph có gì giống và khác nhau?
 - Phát âm: Mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi ra cả miệng lẫn mũi.
c. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi bảng: phở bò nho khô
 phá cỗ nhổ cỏ
- GV gạch chân tiếng mới: 
- GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu, giải nghĩa 
d. Hướng dẫn viết bảng con:
 - GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái p, ph, nh; từ phố xá, nhà lá theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa ph và ô; nh và a và vị trí đánh dấu thanh.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. 
- Tìm và gạch chân tiếng mới, đọc tiếng từ.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc lại.
- HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. - HS viết lần lượt vào bảng con: p - ph, nh, phố xá, nhà lá
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
* Luyện đọc lại bài tiết 1: 
- GV sửa phát âm cho HS	
* Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu câu ứng dụng: 
nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV nhắc lại quy trình viết, lưu ý nét nối - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
Chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Luyện nói: 
- Cho HS quan sát tranh và hỏi:
? Trong tranh vẽ gì ? 
? Chợ để làm gì?
? Nhà em có gần chợ không?
? Nhà em ai hay đi chợ?
? Phố khác thị xã như thế nào?
Gv bổ sung, nhận xét: 
- HS nhìn trong SGK đọc lại bài tiết 1 
- HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp (bảng lớp).
	 - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
- HS tìm, đọc tiếng mới, từ mới. - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - HS đọc lại.
 - HS tô và viết vào vở tập viết: p - ph, nh, phố xá, nhà lá
- HS đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã
- ...chợ, phố, thị xã.
- ...mua bán,...
- HS tự trả lời.
- ...
- ...
C. Nối tiếp:
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
- HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có).
- Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
___________________________________________
Tiết 5. Toán: Số 10 (36)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết 9 thêm 1 được 10, viết được số 10; đọc, đếm được từ 0 đến 10; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Các nhóm có 10 mẫu vật cùng loại.
- 10 miếng bìa nhỏ có viết các số từ 0 đến 10
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Đếm xuôi từ 0 đến 9 và đọc ngược lại
- HS đếm và viết bảng con các số từ 0 đến 9 và ngược lại.
- 1 HS lên bảng: 4...7, 6...3, 1...5.
GV theo dõi, nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu số 10
Bước1: Lập số 10
* Cho HS quan sát hình SGK.
? Coự maỏy baùn laứm raộn?
? Maỏy baùn laứm thaày thuoỏc?
? Taỏt caỷ coự maỏy baùn?
? Có mấy bạn đang chơi trò chơi?
* Tương tự cho HS nhận xét:
- Có 9 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính? 
- Có 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn?
* Cho HS lấy 9 que tính rồi thêm 1 que tính.
? Có tất cả bao nhiêu que tính? 
GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là mười”.
HS quan sát tranh, trả lời:
- Coự 9 baùn laứm raộn
- 1 baùn laứm thaày thuoỏc
- Taỏt caỷ coự10 baùn
- Có 10 bạn đang chơi trò chơi.
HS nêu:
- 9 con tính thêm 1 con tính là mười con tính. 
- 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mười chấm tròn.
- HS lấy.
- Có tất cả mười que tính.
- HS nhắc lại.
Bước 2: Giới thiệu chữ số 10 in và chữ số 10 viết.
- GV đính chữ mẫu.
- GV đọc mẫu
- HS quan sát .
- HS đọc: số 10
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 10 trong dãy số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- GV hướng dẫn HS cầm 10 que tính đếm lần lượt từ 1 đến 10 rồi đếm ngược lại từ 10 đến 1.
? Số 10 đứng ngay sau số nào?
? Những số nào đứng trước số 10?
- GV giúp HS nhận ra số 10 là số liền sau của số 9 trong dãy số ta đã học.
Mở rộng: 10 là số tự nhiên bé nhất có 2 chữ số .
- HS đếm lần lượt từ 1 đến 10 rồi đếm ngược lại từ 10 đến 1 trên que tính.
- Số 10 đứng ngay sau số 9
- Những số đứng trước số 10 là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Vài HS nhắc lại.
3. Thực hành
- GV HD HS làm lần lượt các bài tập vào vở Luyện toán.
Bài1: Viết số 10 (1 dòng).
- GV viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
Bài 2: Điền số vào ô trống (KK HS K- G): 
GV HD mẫu:
? ô thứ nhất có mấy cây nấm? 
? Vậy ta điền chữ số mấy vào ô trống? 
? ô thứ hai có mấy cây nấm? 
? Vậy ta điền chữ số mấy vào ô trống? 
Hd tương tự với 2 ô còn lại.
GV nhận xét. 
- HS tập viết bảng con
- HS viết vào vở
- ô thứ nhất có 6 cây nấm. 
Ta điền chữ số 6 vào ô trống.
- ô thứ hai có 8 cây nấm.
Ta điền chữ số 8 vào ô trống.
- HS tự làm, nêu kq.
Bài 3: Điền số vào ô trống (KK HS K- G):
GV HD mẫu:
- Bên trái có mấy chấm tròn? 
- Bên phải có mấy chấm tròn? 
- 9 chấm tròn và 1 chấm tròn là mấy chấm tròn?
Hd tương tự với: 8 chấm tròn và 2 chấm tròn, 7 chấm tròn và 3 chấm tròn, 6 chấm tròn và 4 chấm tròn, 5 chấm tròn và 5 chấm tròn, 10 chấm tròn và 0 chấm tròn.
? Vậy ta điền chữ số mấy vào ô trống? 
GV nêu cấu tạo của số 10: 10 gồm 9 và 1; 10 gồm 1 và 9; 10 gồm 8 và 2; 10 gồm 2 và 8; 10 gồm 7 và 3, 10 gồm 3 và 7, 10 gồm 6 và 4, 10 gồm 4 và 6, 10 gồm 5 và 5.
Bài 4: Điền số vào ô trống:
GV gắn bảng phụ kẻ sẵn:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bên trái có 9 chấm tròn.
- Bên phải có 1 chấm tròn. 
- 9 chấm tròn và 1 chấm tròn là mười chấm tròn.
- Ta điền chữ số 10 vào ô trống.
- HS nhắc lại.
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
GV lưu ý: Mỗi ô chỉ viết 1 chữ số.
GV chốt kq, hỏi thêm:
? Số 10 đứng ngay sau số nào?
? Những số nào đứng trước số 10?
- HS tự làm, nêu kq.
- HS tự trả lời rồi đọc lại các số từ 0 đến 10 và từ 10 về 0.
Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất (theo mẫu):
GV HD mẫu: 
a. 4, 2, 7.
? Trong các số đó, số nào lớn nhất?
? Vậy ta khoanh vào số nào?
Làm tương tự với các bài còn lại.
Lưu ý: Chỉ khoanh vào số lớn nhất.
GV nhận xét, chốt kq:
- Trong các số đó, số 7 lớn nhất.
Vậy ta khoanh vào số 7.
- HS tự làm.
C. Nối tiếp
- HS đếm xuôi từ 0 đến 10 và đọc số từ 10 về 0.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn về nhà đọc thuộc thứ tự các số và làm lại bài.
_______________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. luyện Tiếng Việt: Luyện tiết 1 (Tuần 6/41)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS tìm được các tiếng có âm ph, nh trong tranh SGK
- Đọc được đoạn "dì như"
- Viết được câu "dì như ở phố" 
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Hửụựng daón HS tỡm tieỏng coự ph, nh
*GV cho HS quan saựt tranh SGK
? Tìm tiếng có âm ph, nh?
- GV ghi bảng các tiếng có ph, các tiếng có nh
ph
nh
phố
nhà
phà
nho
phở
nhị
nha sĩ
- Gọi HS đọc lại các tiếng đó
- GV nhận xét
? Tìm tiếng ngoài bài có âm ph, nh?
- GV ghi nhanh lên bảng
- GV nhận xét
2. Hửụựng daón HS ủoùc ủoaùn "dì như"
- GV ghi baỷng đoạn đọc trong SGK: "dì như"
? Tìm tiếng có ph, nh?
- GV gạch chân
- GV ủoùc maóu 
3. Hửụựng daó ...  ra nhà bé nga.
- HS viết vào bảng con: ng - ngh, nghệ sĩ, ngõ nhỏ 
- 1 em đọc toàn bài SGK (52, 53)
 GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài. 	 
- GV giới thioêụ bài, viết lên bảng: y, tr, đọc mẫu
- HS đọc theo GV 
2. Dạy chữ ghi âm y
a. Nhận diện chữ:
- GV đưa chữ mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ y là chữ gồm: nét xiên phải, nét móc ngược, nét khuyết dưới.
? Chữ y và chữ u có gì giống và khác nhau? 
b. Phát âm và đánh vần:
 * Phát âm.
- GV phát âm mẫu 
- GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Ghép chữ, đánh vần
- HS quan sát. 
- Giống: Đều có 1 nét xiên phải, 1 nét móc ngược.
- Khác: Chữ u có 2 nét móc ngược còn chữ y có thêm nét khuyết dưới 
- HS nhìn bảng, phát âm.
? Lấy âm y
GV: Đây cũng chính là tiếng y trong từ y tá
- GV nhận xét. 
- HS lấy, đọc.
- HS đọc tiếng, từ .
- HS đọc: y - y - y tá - y tá - y - y theo cá nhân, tổ, cả lớp.
tr
(Quy trình dạy tương tự như âm y)
Lưu ý:
 - Chữ tr là chữ ghép từ hai con chữ t và r (đây là chữ ghép duy nhất có chứa r)
 - So sánh chữ tr với t có gì giống và khác nhau?.
c. Đọc tiếng, từ ứng dụng:
* Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi bảng: y tế cá trê
 chú ý trí nhớ
- GV gạch chân tiếng mới: 
- GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu, giải nghĩa (cho HS xem tranh)
GV lưu ý thêm: Khi có phụ âm đứng đầu như trong viên bi, trí nhớ,... thì ta viết i; nếu đứng một mình trong y tế, y tá, ... thì ta viết y 
d. Hướng dẫn viết bảng con:
 - GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái y, tr; tiếng y tá, tre ngà theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa t và a; tr và e; ng và a và vị trí đánh dấu thanh.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. 
- Tìm tiếng mới, đọc tiếng từ.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc lại.
- HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. - HS viết lần lượt vào bảng con: y, tr, y tá, tre ngà
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
* Luyện đọc lại bài tiết 1: 
- GV sửa phát âm cho HS	
* Đọc câu ứng dụng
- GV giới thiệu câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã .
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV nhắc lại quy trình viết, lưu ý nét nối - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
Chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Luyện nói: 
- Cho HS quan sát tranh và hỏi:
? Tranh vẽ gì? 
? Các em bé trong tranh đang làm gì?
? Hồi còn bé em có đi nhà trẻ không?
? Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là gì? 
? Nhà trẻ quê em nằm ở đâu? Trong nhà trẻ có những đồ chơi gì?
? Nhà trẻ khác lớp 1 em đang học ở chỗ nào?
+ Em còn nhớ bài hát nào hồi đang học ở nhà trẻ và mẫu giáo không ? Em cùng các bạn hát cho vui?
Gv bổ sung, nhận xét 
- HS nhìn trong SGK đọc lại bài tiết 1: 
- HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp (bảng lớp).
	 - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
- HS tìm, đọc tiếng mới, từ mới. - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân,nhóm, cả lớp.
 - HS đọc lại.
- HS viết vào vở tập viết: y, tr, y tá, tre ngà.
- HS đọc tên bài luyện nói: nhà trẻ
- HS quan sát tranh và trả lời.
- Tranh vẽ nhà trẻ.
- Các em bé trong tranh đang ăn, chơi đồ chơi, ...
-HS tự trả lời.
- Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là cô giáo (cô trông trẻ,...) 
- HS tự trả lời.
- ...
- HS hát.
C. Nối tiếp:
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
- HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có).
- Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau
______________________________________________
Tiết 3. Đạo đức: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (T2)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập 
- Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân.
HS K- G: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Các đồ dùng học tập: bút chì, bút mực, thước kẻ, sách vở, cặp, bút màu.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao ta phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động:
a. “Thi sách, vở ai đẹp nhất”
*GV nêu yêu cầu của cuộc thi: 
- Có hai vòng thi: Vòng 1 thi ở tổ, vòng 2 thi ở lớp.
* Tiêu chuẩn:
- Có đủ sách vở, đồ dùng theo quy định
- Sách vở sạch, không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch.
- Đồ dùng học tập sạch sẽ, không dây bẩn, không xộc xệch, cong queo.
+HS cả lớp cùng xếp sách vở. đồ học tập của mình lên bàn.
GV HD cách sắp xếp: 
	+ Các đồ dùng học tập khác được xếp bên cạnh chồng sách vở.
	+ Cặp sách để một bên.
- Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1- 2 bạn khá nhất để vào thi vòng 2.
*Tiến hành thi vòng 2.
- Ban giám khảo (GV, lớp trưởng, lớp phó học tập và các tổ trưởng) chấm và công bố kết quả, khen thưởng cá nhân thắng cuộc.
b. Cả lớp hát bài: "Em yêu trường em"
c. GV hướng dẫn HS đọc câu thơ cuối bài.
Kết luận chung: - Cần phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình.
C. Nối tiếp:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn thực hiện tốt những điều đã học.
______________________________________________
Tiết 4. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động tuần 6.
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân
- Kế hoạch tuần 7.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Tổng kết hoạt động tuần 6
- GV đánh giá các mặt hoạt động:
+ Nề nếp: đã được ổn định
+ Vệ sinh (trường lớp, cá nhân):
- Đã có ý thức dọn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi,...
- Trực nhật, vệ sinh sạch sẽ
+ Tinh thần, thái độ học tập
- Đa số các em đã có ý thức học tập
+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường.
- Thực hiện nghiêm túc nội quy của lớp, của trường.
 ..................
HĐ2: Kiểm tra vệ sinh cá nhân
- Các tổ tự kiểm tra, báo cáo kết quả
- GV nhận xét, tuyên dương HS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, nhắc nhở những HS chưa được sạch sẽ về nhà chăm tắm rửa hơn
HĐ3: Kế hoạch tuần 7
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Học tập tích cực, thi đua dành nhiều điểm 10,...
- Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.
 ..................
HĐ4: Tổng kết.
_____________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. tập viết: Luyện viết
I. Mục tiêu:
- Viết tương đối đúng cỡ, đúng mẫu các âm đã học.
- Nghe và viết đúng 1 số tiếng, từ do GV đọc.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện viết:
a. Luyện viết ở bảng con:
- GV chọn 1 số âm mà các em viết chưa đẹp thì cho HS tập viết vào bảng con: ph, nh, g, gh, qu, gi, ng, ngh, tr,... và 1 số tiếng, từ có các âm đã học 
- GV nhận xét và sửa sai cho HS (Lưu ý HS yếu)
b. Luyện viết vào vở:
- GV viết mẫu và nhắc lại quy trình viết cho HS
- GV đọc cho HS viết: ph, nh, g, gh, qu, gi, ng, ngh, tr
- HS viết bài 
- GV theo dõi giúp đỡ thêm
- Chấm bài - chữa bài, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
________________________________________
Tiết 2. Tự nhiên xã hội: Ôn bài: Chăm sóc và bảo vệ răng
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố thêm về: 
- Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng
- Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày và chăm sóc răng đúng cách.
II. Đồ dùng:
- Tranh vẽ SGK, hàm răng giả, bàn chải,...
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Con đã làm gì để giữ sạch thân thể, quần áo hàng ngày?
? Nêu những việc làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt kq.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Ôn luyện:
a. HS tự nhớ lại và nói về những việc mình đã làm để giữ vệ sinh thân thể? 
? Việc làm của bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
* Liên hệ trong lớp học: - Những bạn nào giữ vệ sinh tốt?
 - Những bạn giữ vệ sinh chưa tốt? 
GV kết luận lại: Những việc nên làm: Tắm, gội bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo, cắt móng tay, móng chân,...
b. Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.
? Chỉ và nhắc lại những việc làm của các bạn trong từng hình, việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
? Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?
? Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt?
? Phải làm gì khi răng bị đau và răng bị lung lay?
- HS chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình và cho biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai, giải thích tại sao em cho là đúng, là sai.
- Nên đánh răng và súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Không nên ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt vì sẽ bị đau răng.
- ...
- GV nhận xét, chốt kq. 
C. Nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn thực hiện tốt những điều đã học. 
_________________________________________
Tiết 3. Luyện tiếng việt: Luyện tiết 3 (Tuần 6/ 44)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS tìm được các tiếng có âm qu, ng, ngh trong tranh SGK
- Đọc được đoạn "về quê"
- Viết được "nga nghe kể về quê nhà"
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Hửụựng daón HS tỡm tieỏng coự aõm qu, ng, ngh 
*GV cho HS quan saựt tranh SGK
? Tìm tiếng có âm qu, ng, ngh?
- GV ghi bảng các tiếng lần lượt có x, s, ch
qu
ng
ngh
quế
ngõ nhỏ
nghé
cá quả
ngô
nhà nghỉ
quạ
ngà
- Gọi HS đọc lại các tiếng đó
- GV nhận xét
? Tìm tiếng ngoài bài có âm qu, ng, ngh?
- GV ghi nhanh lên bảng
- GV nhận xét
2. Hửụựng daón HS ủoùc ủoaùn "về quê"
- GV ghi bài đọc lên bảng
- Cho HS luyện đọc tiếng từ mới
- GV đọc mẫu
3. Hửụựng daón vieỏt
- GV vieỏt maóu lần lượt, hửụựng daón quy trỡnh vieỏt
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- Chấm 1 số bài, nhận xét
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- Dặn về nhà đọc, viết thêm.
 - HS quan sát tranh SGK, thi đua nêu nhanh kq
- HS đọc lại
- HS nêu nối tiếp
- HS đọc lại
- HS tìm tiếng có qu, ng, ngh
- Cho HS taọp ủaựnh vaàn roài ủoùc trụn laàn lửụùt (Lửu yự HS yeỏu)
- Caỷ lụựp ủoàng thanh
- HS taọp vieỏt baỷng con
- HS viết bài vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 6.doc