Bồi dưỡng hè Tiếng việt 1

Bồi dưỡng hè Tiếng việt 1

Phần một

Những vấn đề chung về Chương trình,

sách giáo khoa môn tiếng Việt cấp tiểu học

I. Chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học

Chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học là một bộ phận của Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (2006). Cũng như chương trình các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt gồm 4 mục : Mục tiêu; Nội dung; Chuẩn kiến thức, kĩ năng; Giải thích, hướng dẫn (trong đó, Chuẩn kiến thức, kĩ năng là mục mới so với các chương trình Tiếng Việt tiểu học trước đây).

 

doc 12 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng hè Tiếng việt 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn mét
Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ Ch­¬ng tr×nh, 
s¸ch gi¸o khoa m«n tiÕng ViÖt cÊp tiÓu häc
I. Ch­¬ng tr×nh m«n TiÕng ViÖt cÊp TiÓu häc
Chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học là một bộ phận của Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (2006). Cũng như chương trình các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt gồm 4 mục : Mục tiêu; Nội dung; Chuẩn kiến thức, kĩ năng; Giải thích, hướng dẫn (trong đó, Chuẩn kiến thức, kĩ năng là mục mới so với các chương trình Tiếng Việt tiểu học trước đây).
1. Môc tiªu vµ nguyªn t¾c x©y dùng ch­¬ng tr×nh TiÕng ViÖt
Chương trình Tiếng Việt tiểu học 2006 xác định mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Chương trình cũng trình bày rõ 3 nguyên tắc xây dựng chương trình :
- Dạy học tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp;
- Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt của HS;
- Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học tiếng Việt.
Các tuyên bố trên trong văn bản chương trình đã khẳng định rõ đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, gạt bỏ một số ý kiến chưa chuẩn xác khi phát biểu về mục tiêu, về đối tượng, về các kĩ năng cần rèn luyện của môn học.
2. Néi dung d¹y häc cña ch­¬ng tr×nh TiÕng ViÖt
Nội dung dạy học của chương trình Tiếng Việt tiểu học ở từng lớp không trình bày theo hệ thống các loại bài học hoặc phân môn (VD: tập đọc, kể chuyện, tập viết, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn) mà viết theo hai trục: kiến thức và kĩ năng. Cách viết này một mặt khẳng định những tri thức, kĩ năng về tiếng Việt kế thừa các chương trình trước đây, mặt khác tạo điều kiện bổ sung vào nội dung dạy học từng lớp nhiều kiến thức và kĩ năng mới mà các chương trình trước đây chưa từng đề cập đến. Cụ thể :
a) Về kiến thức
- Trục kiến thức ở các lớp trong chương trình môn Tiếng Việt tiểu học đều đề cập đến các tri thức về tiếng Việt, tập làm văn, văn học. Tri thức về tiếng Việt là các tri thức ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ. Tri thức về tập làm văn là tri thức về văn bản, đoạn văn, nghi thức giao tiếp, các kiểu bài văn miêu tả, kể chuyện, đơn, thưTri thức văn học là tri thức về nhân vật, cốt truyện, lời kể, lời nhân vật của truyện, vần của thơ và các trích đoạn văn bản
- Những tri thức về tiếng Việt mới đưa vào chương trình là: 
+ Tri thức về giao tiếp ngôn ngữ, như: Nghi thức lời nói (chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi; đáp lời chào hỏi, chia tay) ở lớp 1, 2; một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt trường lớp ở lớp 3; một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận ở lớp 4, 5.
+ Tri thức về văn bản, như: Sơ giản về đoạn văn và nội dung đoạn văn ở lớp 2, sơ giản về liên kết câu, văn bản, đề tài, đầu đề văn bản ở lớp 5. Các tri thức về nhiều kiểu văn bản hành chính thông dụng trước đây chưa được chú ý nay đã đưa vào dạy cho HS, như: thư, đơn, báo cáo, thông báo, tờ khai in sẵn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hành động
- Yêu cầu về văn bản không chỉ là các trích đoạn tác phẩm nghệ thuật mà còn có các văn bản thuyết minh, bình luận, biểu cảm, hành chính, đề cập đến các vấn đề xã hội và thời sự, như : quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, 
Các tri thức trình bày ở trên cho thấy nội dung kiến thức trong chương trình Tiếng Việt tiểu học 2006 đã có sự điều chỉnh quan trọng :
+ Chuyển từ giai đoạn chỉ học duy nhất các trích đoạn văn bản nghệ thuật sang giai đoạn học cả các trích đoạn văn bản nghệ thuật và các trích đoạn văn bản thuộc các thể loại khác nhau cần cho con người sống ở xã hội hiện đại. Tuy nhiên các trích đoạn văn bản nghệ thuật vẫn chiếm vị trí quan trọng.
+ Chuyển từ giai đoạn chỉ chú ý đến các tri thức về Việt ngữ học cấu trúc sang giai đoạn chú ý cả tri thức Việt ngữ học cấu trúc và Việt ngữ học chức năng (phần ngữ dụng học).
b) Về kĩ năng
Trục kĩ năng ở các lớp trong chương trình môn Tiếng Việt tiểu học đề cập đến các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói khi sử dụng tiếng Việt. Cách viết đó đã tạo một diện mạo mới cho văn bản chương trình, làm xuất hiện trong yêu cầu luyện tập từng kĩ năng (đọc, viết, nghe, nói) một số kĩ năng bộ phận mà các chương trình tiểu học trước đây chưa đề cập đến.
Đọc
+ Chương trình yêu cầu luyện đọc thành tiếng từ đánh vần đến đọc thông thạo (từ lớp 1 đến lớp 5), đọc thầm (các lớp 2, 3, 4, 5), đọc thuộc lòng (từ lớp đến lớp 5), đọc diễn cảm (các lớp 4, 5), đọc hiểu (từ lớp 1 đến lớp 5).
+ Điểm mới của việc rèn luyện kĩ năng đọc là:
* Sự mở rộng các kiểu loại văn bản khi luyện đọc. Đối tượng để luyện đọc không chỉ là văn bản nghệ thuật mà còn có văn bản hành chính, báo chí, khoa học thưởng thức
* Sự mở rộng các kiểu loại văn bản đã làm xuất hiện nhiều yêu cầu luyện tập mới trong phương pháp dạy đọc, như: dạy đọc hiểu văn bản khoa học, văn bản báo chí, biểu cảm,
- Viết 
+ Chương trình đã trình bày các yêu cầu tập viết (các lớp 1, 2, 3) viết chính tả (từ lớp 1 đến lớp 5), viết đoạn văn (các lớp 2, 3, 4, 5), viết bài văn (các lớp 3, 4, 5). 
+ Điểm mới của việc rèn luyện kĩ năng viết là: 
* Bên cạnh yêu cầu luyện viết các đoạn văn bản, bài văn miêu tả, kể chuyện, chương trình còn yêu cầu tập viết các loại văn bản khác, như: bưu thiếp, tin nhắn, báo cáo ngắn, giấy mời, điện báo, tờ khai in sẵn...
* Sự thay đổi các kiểu loại văn bản khi luyện tập đã làm xuất hiện yêu cầu mới trong phương pháp dạy tập làm văn: dạy viết các kiểu văn bản in sẵn, dạy viết văn bản hành chính thông thường,...
- Nghe
Đây là phần rất mới của chương trình. Chương trình đã trình bày kĩ năng nghe với các yêu cầu : nghe trả lời câu hỏi (lớp 1, 2), nghe - viết chính tả (lớp 3, 4, 5), nghe và ghi chép nội dung văn bản (lớp 3, 4, 5). Các loại văn bản để luyện nghe cũng bao gồm cả văn bản nghệ thuật lẫn văn bản hành chính, khoa học, báo chí, biểu cảm
Sự xuất hiện nội dung dạy kĩ năng nghe đòi hỏi có sự nghiên cứu và hướng dẫn về phương pháp dạy kĩ năng nghe, đặc biệt phương pháp dạy kiểu bài nghe và ghi chép nội dung văn bản.
- Nói
Phần kĩ năng nói cũng có nhiều nội dung mới. Chương trình đã đưa ra các yêu cầu:
+ Rèn luyện kĩ năng độc thoại qua kĩ năng kể chuyện và thuật lại nội dung văn bản (bản tin, bài báo khoa học,) đã nghe, đã đọc (từ l đến lớp 5); kĩ năng trả lời câu hỏi (lớp 1, 2), kĩ năng tự giới thiệu về bản thân, gia đình quê hương(các lớp 1, 2, 3, 4), kĩ năng phát biểu ý kiến trong các cuộc họp chính thức như họp lớp, họp chi đội (lớp 4, 5)
+ Rèn kĩ năng hội thoại qua rèn luyện các kĩ năng nói lời chào hỏi, chia tay, xin lỗi, đề nghịtrong các tình huống giao tiếp ở trường học, gia đình, nơi công cộng (lớp 1, 2); kĩ năng trao đổi thảo luận trong sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp (các lớp 3, 4, 5).
Sự xuất hiện kĩ năng đối thoại hội thoại là một thay đổi quan trọng trong nội dung học ở các lớp tiểu học vì đây là kĩ năng chiếm một tỉ lệ lớn trong giao tiếp hằng ngày bằng ngôn ngữ. Điều này đòi hỏi phải thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của phương pháp dạy làm văn nói trước đây, đẩy mạnh nghiên cứu phương pháp dạy đối thoại hội thoại và bồi dưỡng GV về phương pháp dạy đối thoại hội thoại, phương pháp dạy kĩ năng trao đổi, thảo luận.
Tóm lại, chương trình môn Tiếng Việt tiểu học 2006 đã có nhiều điểm mới từ cách trình bày mục tiêu tới cách lựa chọn, sắp xếp nội dung chương trình nhằm đưa việc dạy học tiếng Việt ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu sử dụng trong đời sống và tiếp cận với các chương trình dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới. 
3. ChuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng cña ch­¬ng tr×nh TiÕng ViÖt
a) Quan niệm
a.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được
Quan niệm trên có ba ý cần làm rõ :
- Chuẩn là các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục. Theo quan niệm này trong nội dung học từng lớp, chỉ các kiến thức, kĩ năng cơ bản mới trở thành nội dung của chuẩn. 
VD :
+ Chương trình tập làm văn lớp 4 quy định học 4 nội dung : Kết cấu 3 phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài), lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả; Đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật); Bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật), một số văn bản thông thường : đơn, thư, tờ khai in sẵn; Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận, đơn, thư.
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng tập làm văn lớp 4 chỉ quy định : Nhận biết các phần của bài văn kể chuyện, miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài); Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả; Biết cách viết đơn, thư (theo mẫu).
 - Chuẩn là các yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục. Theo quan niệm này, các kiến thức và kĩ năng có nhiều mức độ đạt được khác nhau. Ở mỗi lớp, chỉ các yêu cầu tối thiểu của kiến thức, kĩ năng quy định cho lớp đó mới trở thành chuẩn.
VD : Kĩ năng đọc thành tiếng có thể chia thành sáu mức độ:
(1) Nhìn chữ đánh vần to hoặc nhẩm trong miệng, trong đầu rồi mới đọc to chữ đó.
(2) Nhìn chữ, đọc trơn tiếng không phải đánh vần (đọc trơn từng tiếng, đọc liền mạch không rời rạc những từ có nhiều tiếng).
(3) Nhìn chữ có vần khó, ít dùng (uyu, uych, oao, oăp,) đọc trơn không đánh vần.
(4) Đọc liền mạch từ ngữ, câu không ê, a, ngắc ngữ.
(5) Đọc trơn đoạn, bài, biết cách ngắt-nghỉ hơi với các chỉ số từ ngữ đọc trong một phút từ thấp đến cao.
(6) Đọc trơn đoạn bài, biết cách thay đổi cường độ, trường độ, ngữ điệu của giọng đọc để diễn đạt cảm xúc của người đọc (đọc diễn cảm).
Trong sáu mức độ trên, mức độ 2 và mức độ 5 ( tốc độ đọc khoảng 30 tiếng / phút) trở thành chuẩn về đọc thành tiếng của lớp 1; mức độ 4 và mức độ 5 (tốc độ đọc khoảng 50 tiếng/phút) trở thành chuẩn về đọc thành tiếng của lớp 2...
- Chuẩn là yêu cầu HS cần và có thể đạt được.
Theo quan niệm này, đa số HS cần đạt và các em luyện tập có thể đạt được các chuẩn kiến thức, kĩ năng đặt ra. Nói cách khác, chuẩn kiến thức, kĩ năng không khó đến mức chỉ HS khá-giỏi mới đạt được, cũng không dễ đến mức HS không cần cố gắng, không cần luyện tập cũng đạt được. Đối với đại đa số HS, chỉ cần các em có ý thức, có cố gắng luyện tập trong một thời gian nhất định là đạt được chuẩn. Muốn vậy, việc định ra chuẩn kiến thức, kĩ năng phải căn cứ cả vào kết quả đánh giá năng lực trí tuệ, trình độ học vấn chung của HS trong toàn quốc gia, ở các vùng lãnh thổ. Đây chính là tính khách quan, khoa học của chuẩn.
Kết hợp 3 yêu cầu vừa nêu cho thấy: Chuẩn kiến thức và kĩ năng là mức sàn về kiến thức, kĩ năng buộc HS phải đạt nhưng lại không ngăn cản các HS khá giỏi có thể đạt ở các mức cao hơn.
a.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học nói chung, của môn Tiếng Việt nói riêng được xác định ở các chủ đề, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp; yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cả cấp học
Chuẩn kiến thức, kĩ năng thuộc một chủ đề, một lĩnh vực học tập, một phạm vi kiến thức hoặc một loại kĩ năng của mỗi môn học sẽ có sự phát triển dần từ lớp dưới lên lớp trên một cách hợp lí khoa học.
VD : Chuẩn kiến thức về dấu câu được quy định như sau:
- Lớp 1: Nhận biết dấu chấm, dấu hỏi, dấu phẩy trong bài học.
- Lớp 2: Bước đầu biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
- Lớp 3: Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm.
- Lớp 4: Biết cách dùng dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
- Lớp 5: Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
Ví dụ trên cho thấy chuẩn kiến thức về dấu câu ở lớp sau cao hơn lớp trước (lớp 1 ở mức độ nhận biết, lớp 2 ở mức độ bước đầu biết cách dùng, lớp 3, 4, 5 ở mức độ biết cách dùng dấu câu); rộng hơn lớp trước (lớp 1 học 3 dấu, lớp 2 học 4 dấu)
Có thể tìm thấy sự phát triển của chuẩn bất kì một đơn vị kiến thức hoặc một loại kĩ năng nào của môn Tiếng Việt giống như sự phát triển của chuẩn kiến thức về dấu câu đã nêu. Nếu việc xây dựng văn bản chuẩn kiến thức, kĩ năng bảo đảm các nguyên tắc khoa học, thống nhất, toàn diện và khả thi thì các đơn vị kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt luôn có sự phát triển từ thấp lên cao qua các lớp ở tiểu học.
Do trình độ khoa học về xây dựng chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt còn hạn chế, do các dữ liệu về trình độ học tập của số đông HS tiểu học Việt Nam ở toàn quốc và ở các vùng đại diện cho sự phát triển khác nhau của đất nước còn sơ sài,nên văn bản chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học năm 2006 còn một số nhược điểm, thiếu sót (như việc xác định các yêu cầu cơ bản và tối thiểu của một số đơn vị kiến thức hoặc kĩ năng thiếu cụ thể, thiếu căn cứ chuẩn xác; giải quyết mối quan hệ giữa nội dung dạy học môn Tiếng Việt với các yêu cầu của chuẩn nhiều lúc chưa thoả đáng). Tuy nhiên văn bản chuẩn kiến thức và kĩ năng được ban hành vẫn là một bước tiến quan trọng của khoa học nghiên cứu xây dựng chương trình môn Tiếng Việt.
b) Tác dụng 
Chuẩn kiến thức, kĩ năng có nhiều tác dụng :
- Là cơ sở để biên soạn SGK, là cơ sở để đánh giá các bộ SGK đã biên soạn theo yêu cầu của chương trình.
- Là căn cứ để quản lí dạy học ở tất cả các cấp quản lí từ Bộ, Sở tới trường tiểu học.
- Là căn cứ để đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục.
Chuẩn kiến thức và kĩ năng là cơ sở để đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình tiểu học, là thước đo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục tiểu học. Các quan niệm trên cũng hoàn toàn đúng với chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt. Văn bản chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học 2006 là sự vận dụng các hiểu biết về chuẩn vào môn Tiếng Việt.
Vai trò của chương trình, của chuẩn kiến thức, kĩ năng to lớn như thế nhưng hiện nay vẫn chưa được coi trọng và sử dụng đúng nên chưa phát huy hết tác dụng. Nhiều GV, cán bộ quản lí giáo dục tiểu học không biết đến chuẩn kiến thức, kĩ năng, chưa đọc văn bản chương trình. Thậm chí nhiều người còn đồng nhất hoặc nhầm lẫn chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng với SGK, coi trọng SGK hơn chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Có người còn cho rằng chỉ cần nghiên cứu SGK Tiếng Việt là bảo đảm dạy học có hiệu quả, không cần biết đến chương trình, không cần biết đến chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đây là những thiếu sót hạn chế cần sớm khắc phục.
Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Tiếng Việt tiểu học 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa thành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học” dựa trên bộ SGK Tiếng Việt được sử dụng trên toàn quốc hiện nay. Tài liệu đã đưa ra các yêu cầu cơ bản, tối thiểu của từng bài trong SGK Tiếng Việt hiện hành, giúp GV dạy học theo chuẩn và đáp ứng yêu cầu của chương trình môn Tiếng Việt ở từng lớp.
II. S¸ch gi¸o khoa m«n TiÕng ViÖt cÊp TiÓu häc 
Theo cách viết “mở” như văn bản chương trình Tiếng Việt tiểu học 2006, từ chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng đã ban hành có thể biên soạn nhiều bộ sách khác nhau. Mỗi bộ sách giáo khoa (SGK) thể hiện một góc nhìn, một cách nhận thức, một cách tiếp cận chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm phục vụ cho một loại đối tượng. Bộ SGK Tiếng Việt hiện hành là một cách tiếp cận, một quan niệm nhìn nhận về bộ chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng ban hành năm 2006. Nó đã kế thừa những thành tựu của các bộ sách Tiếng Việt trước đây (như: sách Tiếng Việt cải cách giáo dục, sách Tiếng Việt phổ cập giáo dục, sách của Trung tâm Công nghệ giáo dục, sách Tiếng Việt dành cho HS dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn). Bộ sách này cũng đã thể hiện nhiều nội dung dạy học mới của chương trình Tiếng Việt, có những đổi mới quan trọng về nội dung biên soạn (đưa thêm nhiều trích đoạn thuộc các loại văn bản khác ngoài văn bản nghệ thuật để dạy nghi thức lời nói, dạy hội thoại,...), hiện đại về cách trình bày thể hiện (kết hợp chặt chẽ, sinh động giữa kênh chữ và kênh hình).
Tuy nhiên, do đặc điểm các vùng miền khác nhau tác động đến chất lượng HS, việc dạy học theo SGK Tiếng Việt phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và được vận dụng một cách sáng tạo nhằm đem lại hiệu quả thiết thực.
Ngày 13 - 2 - 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH về Huớng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho HS tiểu học. Theo đó, việc quản lí và chỉ đạo dạy học ở tiểu học theo chương trình, SGK Tiếng Việt có những đổi mới cơ bản như sau :
- GV chủ động cụ thể hoá phân phối chương trình học tập của HS phù hợp với từng lớp học, đảm bảo yêu cầu giáo dục HS tiểu học và yêu cầu nhiệm vụ quy định trong chương trình tiểu học.
- Đổi mới cách soạn giáo án để GV có thời gian tập trung vào công tác giáo dục. GV cần nắm vững yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cơ bản được quy định tại chương trình tiểu học, giáo án cần ngắn gọn nhưng có nhiều thông tin.
- GV phải nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp để xác định nội dung cụ thể của bài học trong SGK cần hướng dẫn cho từng nhóm HS. Việc xác định nội dung dạy học của GV phải đảm bảo tính hệ thống và đáp ứng yêu cầu : dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của HS đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiếp sau, từng bước đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng.
- GV cần báo cáo tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu kế hoạch dạy học cụ thể của cá nhân và ghi rõ kế hoạch dạy học tuần. Tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu phải có trách nhiệm giúp đỡ và tạo điều kiện để GV thực hiện nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy cho HS đạt hiệu quả tốt, không máy móc rập khuôn và không mang tính hình thức.
- GV không được đưa thêm nội dung ngoài chương trình SGK, tạo nên sự quá tải trong giảng dạy.
Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giai đoạn hiện nay cần tập trung vào những nội dung và phương pháp dạy học mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Phương hướng bồi dưỡng cũng cần chuyển từ cách “cầm tay chỉ việc” sang thực hành các kĩ năng, trau dồi kiến thức và năng lực nghề nghiệp để GV có thể chủ động, sáng tạo vận dụng vào thực tiễn dạy học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong tieng Viet 1 He 2012.doc