Như chúng ta đã biết giáo dục Tiểu học là bậc nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông nói chung và hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đưa giáo dục lên quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo thể hệ mới thay đổi về tri thức và đưa chúng ta lên kịp với các nước khác trên thế giới.
I. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết giáo dục Tiểu học là bậc nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông nói chung và hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng. Trong công cuộc đổi mới hiện nay thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đưa giáo dục lên quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo thể hệ mới thay đổi về tri thức và đưa chúng ta lên kịp với các nước khác trên thế giới. Hưởng ứng chủ trương đó, những năm gần đây ngành giáo dục đã không ngừng phấn đấu đẩy mạnh phong trào chống mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học song song với quá trình đó ngành giáo dục cần bổi dưỡng và nâng cao tri thức cho học sinh. Đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ mới này chúng ta cần phải làm gì để có ích cho xã hội. Một thế kỷ đầy hứa hẹn những tài năng làm chủ tương lai của đất nước. Qua bốn năm của đầu thế kỷ mới nước ta đã phát triển mạnh về mọi mặt nhất là hệ thống mạng viễn thông INTERNET được phát triển rộng rãi trên toàn cầuCũng chính bởi những thành tích đáng kể đó nước ta đạt được trong những năm gần đây thì chúng ta không thể không kế đến các cấp học, bậc học phổ thông. Vậy để có được những chủ nhân tương lai của đất nước hay không thì ngay từ bậc tiểu học này ta cần phải giáo dục cho các em những gì? Cung cấp kiến thức ra sao? Rèn luyện phẩm chất nhân cách cho các em như thế nào? Đó cũng chính làmột câu hỏi lớn giành cho nhà giáo của chúng ta. Với tư cách là một người giáo viên đang sống và làm việc trong môi trường giáo dục và học tập. Trong năm học này tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 2C Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Qua thực tế giảng dạy các em tôi nhận thấy trình độ nhận thức của các em không đồng đều thái độ trong học tập của các em đặc biệt là môn toán, khả năng nhận thức của các em còn hạn chế bởi vậy dẫn đến kỹ năng tính toán của một số em còn hạn chế trong lớp học còn trầm chưa hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Người xưa thường quan niệm rằng kỹ năng tính toán của con người mà yếu thì làm công việc gì cũng khó đạt được mục đích. Qua thực tế giảng dạy cho thấy các em chưa có kỹ năng tính toán. Do vậy trong các giờ họctoán thường có nhiều hạn chế, kết quả học tập chưa cao chính vì vậy mà tôi đã đi đến quyết định nghiên cứu đề tài “ Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn toán” Nhằm giúp cho các em có được kỹ năng tính toán tốt và để góp phần học tập tốt cho các môn học khác trong nhà trường Tiểu học nói riêng và trong các cấp học nói chung. II.Khảo sát thực tế: Sau khi nhận lớp, kiện toàn lại bộ máy tổ chức lớp, ổn định về số lượng và nề nếp tôi tiến hành kiểm tra khảo sát về chất lượng học sinh để nắm được đối tượng học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng cho các em. Sau qua trình khảo sát thực tế kết quả đạt được như sau: Tổng số: 34 Học sinh +. Tính toán thông thạo: 18 em học sinh +. Tính toán hay nhầm lẫn: 10 em học sinh +. Tính toán yếu: 6 em hóc inh 1. Thuận lợi: Trong quá trình giảng dạy và giáo dục cho các em tôi nhận thấy 1 số em đã có ý thức học tập tốt, đồ dùng học tập phục vụ cho qua trình hình hội trí thức đẩy đủ. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể của trường cũng như của lớp đề ra. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng đã có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình như: Tạo đIều kiện xây dựng cơ sở vật chất trường lớp cho các em, xâyd ựng kế hoạch học tập như học hai buổi/ngày. Ngoài những yếu tố thuận lợi về giáo viên vàhọc sinh ra. Ban giám hiệu nhà trường các tổ khối chuyên môn cùng các chị em đồng nghiệp có kinh nghiệm trong giảng dạy đã giúp đỡ tôi rất nhiều về phương pháp dạy học và giáo dục cho các em, ngoàI ra bản thân tôi không những học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình nhằm giảng dạy và giáo dục các em một cách có hiệu quả. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên trong quá trình giảng dạy tôi cũng gặp không ít những khó khăn như: - Khả năng nhận thức tư duy còn hạn chế - Trình độ dân trí không đồng đều - Kinh tế 1 số gia đình gặp khó khăn - Một số em chưa thực sự cố gắng, chưa có lòng hiếu học, khả năng tư duy thiếu linh hoạt, cách sử dụng đồ dùng phục vụ cho tính toán còn gặp khó khăn. Chưa chịu suy nghĩ tìm tòi để nâng cao kiến thức, phân biệt các dạng bậc, đôi lúc còn lúng túng, chưa thực sự tập trung cao độ vào bài giảng và bài làm. - Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đế việc học tập của con em mình. Một số gia đình còn phó mặc việc học tập cho các Thầy, Cô giáo ở nhà trường, chưa có phương pháp dạy học kèm cặp con em mình. Một số gia đình làm nghề tự do việc bảo ban, giáo dục, kèm cặp học tập cho con em mình còn có những hạn chế nhất định. III. Biện pháp - Thường xuyên quan tâm giúp đỡ các em, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh tính toán yếu. - Quan tâm giúp đỡ các em về mọi mặt đặc biệt là kỹ năng tính toán. - Phận loại học sinh theo nguyên nhân chủ yếu và có những biện pháp giúp đỡ thích hợp. - Thường xuyên kết hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoàI nhà trường để theo dõi uốn nắn các em nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. - Giáo viên có ý thức học hỏi, tham khảo chuyên môn đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho các em. Tạo không khí thoải mái trong các giờ học, tổ chức các trò chơI mang tính chất rèn luyện kỹ năng về toán cho các em, gây được hứng thú và chú ý tập trung cao. IV. Quá trình thực hiện Gồm 3 bước *Bước 1 - Tiếp cận đối tượng phân loại học sinh theo những nguyên nhân chủ yếu. - Trong thực tế giảng dạy, theo dõi học sinh tôi nhận thấy học sinh học yếu nếu hầu hết là chủ yếu là tính toán 1 số em tính toán còn chậm, sai về theo yêu cầu của đề bài từ đó kết quả không chính xác trong tính toán. Do đâu mà các em như vậy. Để tìm hiểu được những nguyên nhân dẫn đến 1 số em học yếu tôi đã tìm hiểu và được biết: Phần lớn 1 số em chưa có phương pháp học tập cụ thể thường thì lúc nào thích học thì học, không thích học thì thôi. Thêm vào đó là do gia đình các em không quan tâm đến việc học tập của con em mình, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn gặp khó khăn nên không có thời gian chú ý đến học tập của con em mình. Có những gia đình Bố Mẹ trục trặc, con phải ở với ông bà nên việc học tập cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các em. - Để giúp đỡ các em cố gắng vươn lên tôi tiến hành phân loại học sinh theo những nguyên nhân chủ yếu. + Học yếu kém do hoàn cảnh gia đình + Khó tiếp thu bài giảng trên lớp + Sử dụng đồ dùng trực quan còn hạn chế *Bước 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng Với giáo viên tổ chức tốt nề nếp của học sinh có thi đu, có kỷ luật sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh nhằm mục đích các em học khá giỏi giúp đỡ những em yếu kém trong từng tiết học. Khi giảng dạy lượng kiến thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, chú trọng những tiết họcbồi dưỡng học sinh yếu kém, kiểm tra thật kỹ sự nhận thức của các em. Ngoài việc bồi dưỡng học sinh yếu kém trong các giờ học chính, giáo viên còn phải có kế hoạch rõ ràng bồi dưỡng các buổi chiều( Buổi 2)và cần dành thời gian nhiều hơncho những học sinh yếu kém, tổ chức thi đua học tập theo các nhóm, các tổ. Giáo viên phải tích cực sử dụng các phương pháp trực quan như que tính, mô hình, vật mẫuTạo môi trường giao tiếp lành mạnh giữa Thầy và trò, lựa chọn phương pháp học và giáo dục sao cho phù hợp với đối tượng mình phụ trách. Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên cần phải quan tâm, gần gũi giúp đỡ các em có niềm tin trong học tập, ngoài ra cần phải làm tốt công tác kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh. Theo dõi sự tiễn bộ của các em liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh bỏ dần cách suy nghĩ về các hủ tục lạc hậu chèn ép về tâm sinh lý học sinh, lên phương án tiếp cận giúp đỡ hcọ sinh. * Bước 3: Thực hiện Sau khi nhận lớp khảo sát thực tế chất lượng học sinh tôi đã nắm bắt được thực trạng của học sinh biết được em nào học toán tốt, em nào học toán yếu. Thông qua kết quả cụ thể đó tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh. Những em yếu kém ngồi lên hàng đầu nhằm giúp các em có thể nghe và chú ý vào bài giảng hơn,còn đối với những học sinh ngồi xen kẽ nhằm tạo đIều kiện cho các em nhận thức tốt kém cặp cho những em nhận thức chậm, thêm vào đó trong giờ học toán tôI giao nhiệm vụ cho các em từ mức độ dễ đến khó dần và yêu cầu các em thực hiện tính toán một cách chính xác theo đúng yêu cầu. *Ví dụ: 35 + 24 =59 ( trong tiết 3. Số hạng – tổng. Toán lớp 2) Hướng dẫn các em cách đặtt ính và thực hiện theo cột dọc 35 24 59 Khi các em thực hiện giáo viên chú ý cho học sinh thực hiện từ hàng đơn vị ( Từ phải sang trái ) Đối với đối tượng học sinh yếu các em thao tác trên que tính. Lờy 5 que tính và lấy thêm 4 que tính nữa rồi đếm xem được tất cả bao nhiêu que tính rối ghi kết quả. Tương tự như vây yêu cầu các em cộng đến hàng choc. Tiếp đó vì thời gian lên lớp giờ chính khoá có hạn nên tôi đã thực hiện phụ đạo cho các em vào các buổi chiều( buổi 2) nhằm giúp các em có kỹ năng làm toán tốt hơn về kiến thức được học. Hầu hết các em đã biết tính toán xong còn rất chậm, tôI cũng đưa ra yêu cầu cao hơn so với yêu cầu trước. Lúc đầu mới chỉ cho các em cộng, trừ, những phép tính đơn giản trong phạm vi ở dạng không nhớ, sau đó các em đã thực hiện tương đối tốt và sau đó tôi chuyển sang luyện co các em cộng, trừ có nhớ ở dạng bàI yêu cầu cao hơn. Trong khi hướng dẫn các em thực hiện giáo viên phảI hết sức kiên nhẫn, hướng dẫn tỉ mỉ và chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo để giúp các em thao tác, quan sát, nhận xét kết hợp với hệ thống câu hỏi yêu cầu đưa ra ngắn gọn dễ hiểu để các em nhận thức được. Hơn thế nữa phải thường xuyên ta các em ở mức độ tính toán,hoàn thành nội dung kiến thức đã được học. Song song với quá trình rèn ở trên lớp tôI thường xuyên thăm hỏi động viên các em có hoàn cảnh khó khăn song sự cố gắng vươn lên trong học tập, đồng thời tham mưu với các cấp chính quyền phường xã cũng như những bậc phụ huynh học sinh có kế hoạch kèm cặp các em hcọ ngày càng một tiến bộ hơn nữa. V. Kết quả: Qua thực tế áp dụng hình thức dạy học trên từng ngày, từng giờ, từng tiết học đã cho thấy các em có sự chuyển biến rõ rệt trong chất lượng nhất là trong kỹ năng tính toán so với trước đây. Học sinh có ý thức học tập tốt hơn thông qua các giờ học, chú ý nghe giảng, xây dựng bàI học và nhận xét bàI của các bạn đúng hay sai so với đầu năm học. Kết quả kiểm tra giữa kỳ 1 đạt được như sau: Tính toán thông thạo, chính xác các dạng abì: 21 Tính toán ở dạng khá: 10 Tính toán ở dạng trung bình: 2 Tính toán ở dạng yếu: 1 VI. Bài học kinh nghiệm Với kết quả trên tôi nhận thấy rất mừng khi học sinh đã tiến bộ. Còn lại 1 em yếu tôi sẽ tiếp tục rèn tiếp trong cuối kỳ I và kỳ II. Bản thân đã thấy rõ trách nhiệmc ủa mình khi làm tốt công tác giáo dục, song đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề mến trẻ và kiên trì thể hiện tình thương đối với học sinh, tỏ rõ trách nhiệm của một người Thầy giáo, người Cô giáo. Phải thấy được nhức nhối của học sinh khi các em không biết tính toán. Thấy rõ được trách nhiệm giáo dục, làm sao cho các em có kiến thức vững chắc tiếp tục học lên các lớp hcọ tiếp theo. Tạoc ho ác em có niềm tin trong học tập. Xác định được người học sinh chính là những chủ nhân tương laic ảu đất nước,không những chỉ là chủ nhân tương laic ủa đất nứoc thôi không mà còn là những thề hệ tiếp bước xây dựng quê hương đất nước giuàu đẹp, để có thể sánh được với nền kinh tế của các nước phát triển, tiến kịp với thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của đất nước Việt Nam nói riêng và cộng đồng của các nước trên thế giới nói chung. Ngay từ đây người Thầy giáo, Cô giáo còn có trách nhiệm trau rồi kiến thức cơ bản cho các em vững bước trong tương lai. Đó chính là thể hiện tình yêu với quê hương đất nước Việt Nam của mỗi người Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh chúng ta. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về giảng dạy môn toán lớp 2. Vì chương trình mới thay sách nên cũng chưa học hỏi được nhiều về chuyên môn, phương pháp cũng như đúc kết được nhiều kinh nghiệm. Vì vậy bản thân rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp để tôi áp dụng tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác giảng dạy về đề tài này. Để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển không ngừng./. Lào Cai, ngày 20/12/2005 Người viết Bùi Thị Sinh
Tài liệu đính kèm: