Bồi dưỡng học sinh yếu toán ở lớp 4

Bồi dưỡng học sinh yếu toán ở lớp 4

Chương trình toán tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.

Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn toán, môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống, sinh hoạt lao động của con người, môn toán là chìa khóa mở đầu cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ

doc 18 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1233Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh yếu toán ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I- Những vấn đề chung.
I - Lý do chọn đề tài.
1. Lý do khách quan :
Chương trình toán tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.
Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn toán, môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống, sinh hoạt lao động của con người, môn toán là chìa khóa mở đầu cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động mới, đặc biệt là giải toán có lời văn.
Chính vì vậy, trong quá trình hình thành số tự nhiên toán có lời văn được đưa ngay vào đầu lớp 1. Các dạng toán có lời văn được hình thành theo nội dung dãy số từ 1đến10 đến 100......đến các số có nhiều chữ số, các phân số, các số thập phân. Như vậy, toán có lời văn được xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5. Giúp học sinh giải toán có lời văn là vô cùng quan trọng. 
Thông qua việc giải toán có lời văn người giáo viên giúp học sinh bước đầu biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng toán vào việc giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống hằng ngày như : mua, bán, chia phần, so sánh thi đua với bạn bè và người xung quanh. Hay nói ngắn gọn hơn toán có lời văn là cầu nối kiến thức toán học mà các em được học ở nhà trường với đời sống sinh hoạt hằng ngày. Thông qua giải toán có lời văn giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng tư duy lô gíc, năng lực trình bảy kết quả và làm cơ sở cho quá trình học toán sau này.
ở trường tiểu học, dạy toán có lời văn (là toán đơn) đã đạt được những thành công nhưng cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Học sinh phần lớn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Việc giải toán đơn của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của toán học. Các em còn cần tới sự giúp đỡ của thầy cô để có kỹ năng giải toán đơn tốt, tạo điều kiện để giải đúng, giải nhanh các bài toán hợp. 
2. Lý do chủ quan:
Xuất phát từ thực trạng trong việc dạy học toán có lời văn đối với học sinh Tiểu học, các em còn gặp rất nhiều khó khăn khi giải loại toán này. Do khả năng nhận thức của các em còn non kém, vốn hiểu biết ít ỏi, trình độ nhận thức lại không đồng đều. Khi giải loại toán này các em phải đọc nhiều lần đề bài, hiểu đề bài yêu cầu gì cho biết những gì ; Khi làm bài phải trả lời đúng câu hỏi viết đúng phép tính, ghi đúng đơn vị. Sự quan tâm đến học tập của cha mẹ học sinh đối với các em đôi khi rất hạn chế. Mặt khác một số bài toán có lời văn chưa phù hợp với đời sống. 
Qua thực tế giảng dạy ở trường tiểu học Long Cốc để giúp học sinh giải đúng giải nhanh các bài toán đơn ở lớp 4 thì người giáo viên cần phải làm gì ? Làm như thế nào? Đó là lý do để tôi lựa chọn, nghiên cứu kinh nghiệm: “Bồi dưỡng học sinh yếu toán ở lớp 4”.
II- Mục đích nghiên cứu:
Tìm tòi phương pháp để bồi dưỡng học sinh yêu toán lớp 3 phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của các em, nhằm giúp các em học tốt môn toán theo yêu cầu đặt ra.
III- Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nhiệm vụ khái quát:
Tìm ra những biện pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh lớp 4 giải đúng, nhanh các bài toán đơn góp phần nâng cao chất lượng môn toán lớp 4 nói riêng và các môn học khác nói chung. 
2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Mô tả thực trạng ban đầu để nảy sinh kinh nghiệm. 
- Nêu các biện pháp áp dụng để học sinh giải toán ở lớp 4 có hiệu quả.
- Nêu kết quả đã đạt được khi áp dụng sáng kiến.
- Hệ thống kinh nghiệm và khái quát lý luận.
IV- Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên dạy lớp 5. 
- Học sinh lớp 5.
V- Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp chính: Tổng kết kinh nghiệm
2. Phương pháp bổ trợ: 
- Đọc nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo có liên quan. 
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp trò chuyện phỏng vấn.
- Phương pháp giảng dạy thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu.
VI- Cơ sở nghiên cứu:
Trường tiểu học Long Cốc – Tân Sơn – Phú Thọ.
Phần II- Kết quả nghiên cứu.
I- Hoàn cảnh nảy sinh kinh nghiệm:
1. Tình hình địa phương:
 Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn liên tục phát triển xong xã Long Cốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là làm nông nghiệp, nhiều gia đình chưa quan tâm tới con em học sinh xong quỹ thời gian của cha mẹ dành cho con cái ngày càng ít đi, học lo cho công việc của mình mà sao nhãng việc học tập của con cái. Họ cho rằng học hành của con mình nghĩa vụ của nhà trường. Cha mẹ quan tâm tới con cái chỉ bằng cách cho ăn uống đầy đủ, mua đủ sách vở đồ dùng học tập....mà không biết rằng việc quan tâm đó còn phải là sự giám sát, kiểm tra việc học tập của các em ở nhà một cách thường xuyên. Có kiểm tra, đôn đốc thì trẻ mới học, mới tiếp thu được kiến thức cần thiết.
2. Tình hình trường:
Trường Tiểu học Long Cốc được thành lập từ năm học 1999 – 2000. Từ khi thành lập đến nay trường ngày càng phát triển về quy mô vật chất, đội ngũ giáo viên. Trường có 3 khu: Khu trung tâm. Cả 3 khu đều đảm bảo cơ sở vật chất cho các em học tập. Năm học 2007-2008 nhà trường có 15 lớp với 211 học sinh. Học sinh của trường đa số là con em dân nông thôn và công nhân. Phần lớn các gia đình chưa quan tâm tới việc học của con em mình.
Ví dụ: Bài tập 5- trang 71 ( SGK toán 4 ) 
Một xe ô tô chở được 32 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50 kg. Hỏi chiếc xe đó chở được tất cả bao nhiêu tạ gạo? 
Có học sinh đã làm như sau: 
 	Giải
	Xe đó chở được số gạo là:
	32 x 50 = 1.600 (tạ)
	Đáp số: 1.600 tạ gạo.
Học sinh đã đảo phép tính, ghi sai đơn vị và chưa đổi đơn vị kg sang tạ. 
3. Thực trạng ban đầu:
- Giáo viên coi việc giải toán đơn là kỹ năng học sinh đã học ở các lớp 1,2,3 nên cho là dễ, không hướng dẫn cụ thể, cho các em tự đọc đề, tự làm. 
- Học sinh khi gặp bài toán đơn có tâm lý chủ quan nên làm nhanh, làm ẩu dẫn đến các sai sót.
 Chính vì lẽ đó mà kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 4 bị hạn chế. Qua nghiên cứu kết hợp với điều tra khảo sát thực trạng việc giải toán đơn ở lớp 4 rất thấp. Cụ thể lớp 4B như sau:
Năm học
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2007-2008
16
2
12,5
4
25
8
50
2
12,5
*Qua bảng thống kê cho thấy chất lượng giải toán đơn ở lớp 4 còn thấp so với yêu cầu. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi suy nghĩ: Làm thế nào để các em tiếp thu bài toán đơn tốt? Giải đúng theo yêu cầu đề bài? Tiến tới giải đúng và giải nhanh hơn? Làm thế nào để việc học toán của các em tác động tích cực đến chính cuộc sống thường nhật của các em? Đó cũng là những suy nghĩ của mỗi giáo viên trong giờ dạy toán.
4. Nguyên nhân và thực trạng
a) Về phía giáo viên :
- Chưa chuẩn bị bài soạn, bài dạy chu đáo nên lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập toán. 
- Có nhiều giáo viên khi đọc đề gặp các bài toán đơn cho là dễ nên không hướng dẫn học sinh mà để cho các em tự làm.
- Học sinh làm sai các bài tập toán, giáo viên còn ẩu trong chữa lỗi ở vở, chữa lỗi chung cho các em nên học sinh dễ lặp lại lỗi đó. 
b) Về phía học sinh: 
- Nhiều em còn lười học, chưa có ý thức trong giờ học toán. Coi toán là môn học khó nên có tâm lý sợ. 
- Một số em gặp bài toán đơn thấy dễ lại có tâm lý coi thường, chủ quan dẫn đến các sai sót trong khi giải.
c) Về phía phụ huynh:
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em mình nên các em không làm bài tập về nhà hoặc làm chống đối mà phụ huynh không biết.
* Từ những nguyên nhân trên dẫn đến học sinh lớp 4 gặp các bài toán đơn học tập còn nhiều hạn chế. Giáo viên giảng dạy tốt mà học sinh chưa chăm học thì cũng không có hiệu quả, học sinh có ham học mà phụ huynh không ủng hộ, quan tâm thì kết quả mang lại không như ý muốn. Vậy sự thành công trong học tập của học sinh ở môn toán 4 đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi vận dụng những hiểu biết của mình vào việc giảng dạy môn toán cho học sinh lớp 4 theo hướng dẫn cụ thể nhằm đem lại kết quả cao trong học tập của học sinh. Tôi đã tìm tòi và nghiên cứu theo các bước sau đây.
II- Những biện pháp đã thực hiện.
1. Khảo sát - Định hướng:
Nhận lớp được hai tuần tôi tiến hành khảo sát tình hình học toán ( giải toán đơn ở lớp 4B do tôi phụ trách ) kết quả như sau:
Lớp
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
4B
16
3
18,75
5
31,25
7
43,75
1
6
*Qua khảo sát tôi nhận thấy các em có những tồn tại chung mà tôi đã gặp là: 
Chưa đọc kỹ đề bài, không hiểu đề bài yêu cầu làm gì, sơ xuất trong cách giải: Ghi sai đơn vị, đảo phép tính, tính toán sai, .... nên dẫn đến kết quả bài làm sai. Từ thực tế trên tôi đã đặt ra các biện pháp khắc phục cho các em theo hướng:
- Giáo viên cải tiến phương pháp dạy học toán. 
- Dạy học toán đơn qua các môn học khác. 
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc dạy học toán.
2. Những biện pháp đã thực hiện:
a) Giáo viên cải tiến phương pháp dạy học toán:
Để học sinh tiểu học giải tốt các bài toán hợp và toán điển hình thì trước hết các em phải giải thành thạo các bài toán đơn. Do đó việc học tốt toán đơn chính là một công việc chuẩn bị có ý nghĩa cần thiết cho việc giải toán hợp. Trong sáng kiến này tôi chỉ xin đề cập đến phương pháp giải toán đơn đối với lớp 4 hiện nay. 
Các bài toán đơn được đề cập khi học sinh ôn tập các phép tính trong phạm vi 100.000 ở đầu năm học hoặc khi các em vận dụng các quy tắc tính về số có nhiều chữ số, các số đo đại lượng vừa học. Để giải đúng một bài toán đơn mỗi giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện tuần tự và đầy đủ theo 4 bước:
- Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán: Học sinh phải đọc kỹ đề bài ( dưới dạng có lời văn, tóm tắt bằng chữ, tóm tắt bằng sơ đồ) để hiểu rõ bài toán chi biết gì, hỏi gì. Khi đọc phải hiểu các thuật ngữ như: Năng xuất, sản lượng,.... học sin ... ng học xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế).
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết được dạng toán: Phép chia( chia cho một số phần) để học sinh làm phép tính chia. 
	Giải
	Mỗi phòng học có số bộ bàn ghế là:
	240 : 15 = 16 (bộ)
	Đáp số: 16 bộ bàn ghế.
- Ngoài ra, ở mỗi giờ học toán giáo viên cần tạo trường học tập thoải mái giúp học sinh chủ động tham gia các hoạt động học tập, biết đặt câu hỏi cho các thắc mắc của mình.
- Giáo viên cần phải hướng dẫn cặn kẽ , đầy đủ theo trình tự các bước của một bài toán đơn, định hướng cho học sinh cách làm bài chi tiết.
- Về phía học sinh cần tạo cho các em thói quen cẩn thận khi tính toán, trình bày lời giải.
- Giáo viên cần quan tâm đúng mức tới học sinh học chậm, học yếu để các em cũng hoàn thành thành nhiệm vụ.
b) Dạy học toán đơn thông qua các môn học khác: 
- Ngoài giờ học toán còn có các giờ học khác như: kể chuyện, tập đọc, đạo đức, lịch sử, địa lý,....không chỉ cung cấp cho các em kiến thức của môn học mà còn giúp học sinh vận dụng kiến thức toán học vào các môn học đó. Vì vậy giáo viên phải linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học mới để giúp các em học tập tốt, có kỹ năng phân tích tổng hợp, tính toán, so sánh, .... 
Ví dụ 1: ở môn Lịch sử lớp 4 : Bài1 : Nhà Lý thành lập. 
	Học sinh biết nước Đại Việt thời Lý ( Từ năm 1009 đến năm1226) giáo viên có thể hỏi:
	- Nhà Lý tồn tại bao nhiêu năm? ( 218 năm. 1226 – 1009 + 1 = 218 năm) 
	- Nhà Lý giữ ngôi vua ở thế kỷ nào? ( Thế kỷ XI, XII, XIII ) 
Ví dụ 2: ở môn Địa lý lớp 4: Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn.
	Học sinh được cung cấp bảng số liệu về nhiệt độ trung bình ở SaPa: 
Địa điểm
Nhiệt độ ( 0 C)
Tháng 1
Tháng 7
SaPa
7
18
Giáo viên có thể hỏi: 
	Nhận xét về nhiệt độ của SaPa vào tháng 1 và tháng 7? Chênh lệch nhiệt độ là bao nhiêu? ( tháng 1 nhiệt độ thấp,khí hậu mát mẻ, tháng 7 nhiệt độ cao hơn nhưng vẫn mát mẻ ; nhiệt độ tháng 7 cao hơn tháng 1 là 110C
c) Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc dạy học toán: 
	Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là một trong những điểm quan trọng giúp phụ huynh quan tâm tới việc học tập ở nhà của con em mình, từng bước giải quyết những thiếu sót trong quá trình học tập của học sinh.
	ở lứa tuổi tiểu học, học sinh còn ham chơi, ngoài giờ học ở lớp thời gian học tập ở nhà là khá nhiều. Nếu có sự giám sát, giúp đỡ, đôn đốc của phụ huynh với con em mình, sẽ giúp kết quả học tập các môn học nói chung và môn toán nói riêng đạt thành tích cao hơn. Ngoài ra thông tin hai chiều giữa học sinh và thầy cô giáo còn giúp học sinh nâng cao kết quả học tập môn toán. 
III- Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên:
Năm học 2007-2008 tôi đã thực hiện các biện pháp trên và thấy kết quả chuyển biến rõ ràng so với năm học trước, nhiều học sinh lớp 4B từ chỗ còn làm chưa đúng yêu cầu đặt ra của các bài toán đơn, đến nay phần lớn các em đã hiểu đúng đề, làm đúng bài tập.
Khi làm đúng các bài toán đơn các em sẽ làm đúng các bài toán hợp ( vì toán hợp là sự kết hợp của một số bài toán đơn). Các em đã tiến bộ ở tất cả các môn học khác. Nhiều học sinh sợ học toán nay đã thích thú, chăm chỉ học toán ; còn học sinh cẩu thả trong khi học toán nay đã cẩn thận hơn. 
	Nhìn chung việc học toán của học sinh lớp 4B đã thật sự có hiệu quả. Giờ học toán mang lại niềm vui là nhu cầu học tập được các em đón nhận. 
Tôi cũng đã trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp khối 4 cùng thực hiện. Do đó đến cuối năm học 2007-2008 BGH nhà trường đã khảo sát việc giải toán đơn của học sinh lớp 4B, kết quả có nhiều khả quan.
Năm học
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2007-2008
16
5
31,25
5
31,25
6
37,5
0
Sáng kiến đã được bạn bè đồng nghiệp và BGH nhà trường đánh giá cao, cho áp dụng từ đầu năm học 2007-2008.
IV- Những bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình dạy môn toán ở lớp 4 trường tiểu học Long Cốc tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân đó là:
1. Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học môn toán: 
Đây chính là khâu then chốt, quyết định chất lượng dạy học môn toán trong nhà trường, giúp cho học sinh có kỹ năng tính toán, bổ trợ cho các môn học khác và áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.
 Đổi mới tổ chức trong giờ học toán bằng các hoạt động học tập như : trò chơi, các cuộc thi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân,.....để học sinh có hứng thú học tập. 
2. Dạy tốt môn học khác để bổ trợ cho giờ toán: 
Dạy tốt các môn học khác là cần thiết vì các môn học khác cung cấp cho học sinh vốn tri thức (trong đó có cả tri thức toán học ), ngược lại có tri thức toán học tốt lại bổ trợ cho các môn học đó. Các em sẽ hiểu sâu biết rộng mọi tri thức được học tập.
3. Thường xuyên trao đổi với gia đình, giáo viên trong tổ giúp học sinh học tốt môn toán. 
Trao đổi với gia đình học sinh người giáo viên sẽ có thông tin phản hồi để giúp học sinh học tốt. Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp về nội dung, phương pháp dạy học toán giáo viên sẽ có kỹ năng giảng dạy tốt hơn. Công việc này người giáo viên cần làm thường xuyên để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.
V- Giáo án thực nghiệm.
Toán - tiết 72: 
 Chia cho số có hai chữ số ( Trang 81 )
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh thực hiện phép tính chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số.
	- Vận dụng làm tính, giải bài toán đơn có liên quan. 
	- Giáo dục học sinh chăm học toán. 
B- Đồ dùng dạy- học:
	- Giáo viên, học sinh : SGK, thước kẻ.
C- Các hoạt động dạy- học:
I- ổn định 	 Hát
II- Kiểm tra: 
 - Giáo viên yêucầu hai học sinh lên 	 
bảng đặt tính và tính, lớp làm bảng 	 
con. 	Kết quả: 7; 9
 - Nhận xét, ghi điểm.
III- Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Chia cho số có hai 
chữ số
2. Nội dung: 
2.1 Trường hợp chia hết
672 : 21 = ?
- Hướng dẫn học sinh đặt tính.
- Tính từ trái sang phải.( SGK trang 81) 	 672 21
 	 63 32
 42
 42
 0
 	Kết quả 672 : 21 = 32 
Chú ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh
ướclượng tìm thương:
 67 : 21 ước lượng 6 : 2 được 2
 42 : 21 ước lượng 4 : 2 được 2
2.2 Trường hợp chia có dư.
779 : 18 = ?
- Hướng dẫn học sinh đặt tính. 
- Tính từ trái sang phải ( SGK trang 81) 
- Tính từ trái sang phải.( SGK trang 81) 779 18
 72 43
 59
 54
 5
 	Kết quả 779 : 18 = 43 ( dư 5) 
Chú ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh 
ước lượng tìm thương:
 77 : 18 ước lượng 80 : 20 được 4
 59 : 18 ước lượng 60 : 20 được 3
2.3 Thực hành : 
Bài 1 ( 81) Đặt tính rồi tính 	 Một học sinh đọc đề 
- Giao việc theo nhóm làm vào nháp 	 Nhóm 1 : 288 : 24 
 	 Nhóm 2: 740 : 45 
 	 Nhóm 3: 469 : 67 
 	 Nhóm 4: 397 : 56 
 - 4 học sinh đại diện lên bảng trình bày:
 	 Kết quả: Nhóm 1: 12
 Nhóm 2: 16 ( dư 20) 
 Nhóm 3: 7
 Nhóm 4: 7 ( dư 5)
- Củng cố cho học sinh cách đặt tính
và tính	
Bài 2 ( 81) 	- Hai học sinh đọc đề toán 
- Hướng dẫnhọc sinh tìm hiểu đề:
 + Bài toán cho biết gì? 	- Có 240 bộ bàn ghế xếp đều vào 15 
 	 phòng học.
+ Bài toán hỏi gì? 	- Mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn
 ghế.
- Hướng dẫnhọc sinh tự tóm tắt 	 240 bộ bàn ghế : 15 phòng học.
 .... bộ bàn ghế ? : 1 phòng học.
- Hướng dẫn học sinh biết dạng toán:
phép chia ( chia cho một số phần) 	 Học sinh làm bài vào vở.
 	 Giải:
 Một phòng học có số bộ bàn ghế là:
 240 : 15 = 16 ( bộ )
 Đáp số : 16 bộ bàn ghế
- Giáo viên chấm, chữa bài
- Củng cố cho học sinh về phép chia. 
Bài 3 ( 81) Tìm x 
- Giáo viên giao việc theo dãy, 	 Dãy 1: a) X x 34 = 714
Hai học sinh lên bảng lớn làm. X = 714 : 34 
 X = 21
 Dãy 2: b) 846 : X = 18
 X = 846 : 18
 X = 47 
- Củng cố cho học sinh: Tìm thành
phần chưa biết ( thừa số, số chia)
trong phép nhân, phép chia.
IV- Hoạt động nối tiếp:
- Tóm tắt bài: Chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số
- Nhận xét giờ học 
- Hướng dẫn về nhà: Làm lại các bài tập
Phần III- Kết luận và kiến nghị
I- Kết luận
Dạy học toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp do đó khi giải toán nó đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ một cách tích cực, linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Thông qua việc giải toán giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu, nhược điểm của các em mà phát huy, khắc phục.
Dạy học toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện năng lực tư duy và đức tính tốt đẹp của người lao động mới. 
Chương trình toán 4 là chương trình gần cuối cấp nên các em tiếp xúc với nhiều dạng toán mới, khó và phức tạp. Giáo viên cần chú trọng tới các phần toán đơn, để các em nắm vững cách giải, giải tốt toán đơn sẽ làm tốt toán hợp. Các em cần biết phân tích đề bài dựa vào các dấu hiệu của bài toán để phát hiện ra dạng toán và tìm cách giải đúng. 
Sau mỗi dạng toán, giáo viên cần làm nổi rõ đặc điểm cơ bản của loại toán đó để khắc sâu cho học sinh.
Với kinh nghiệm: “ Bồi dưỡng học sinh yếu môn Toán lớp 4” bước đầu tôi đã thu được những kết quả đáng mừng, mặc dù kinh nghiệm của tôi còn hạn chế nhưng nó cũng là một sự cố gắng tìm tòi và nghiên cứu của cá nhân tôi. Với kinh nghiệm này có thể áp dụng trong tất cả các trường tiểu học không phân biệt vùng miền để tự nâng cao chất lượng dạy học môn toán.
II- Kiến nghị:
- Động viên học sinh mua đủ SGK.
- Nhà trường cung cấp đủ sách tham khảo cho giáo viên và học sinh về môn toán.
- Tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng học toán.
- Tổ chức các cuộc thi học sinh năng khiếu toán học cho học sinh.
Tài liệu tham khảo
1.SGK toán 4.
2. SGV toán 4
3. Đặc san giáo dục tiểu học
4. Chỉ thị của BGD- ĐT về nhiệm vụ năm học 2006-2007.
Mục lục
Phần I : Những vấn đề chung
-------------------------------
I- Lý do chọn đề tài.
II- Mục đích nghiên cứu.
III- Nhiệm vụ nghiên cứu.
IV- Đối tượng nghiên cứu.
V- Phương pháp nghiên cứu.
VI- Cơ sở nghiên cứu.
Phần II: Kết quả nghiên cứu
--------------------------------
I- Hoàn cảnh nảy sinh kinh nghiệm.
II- Những biện pháp đã thực hiện.
III- Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp 
IV- Những bài học kinh nghiệm.
V- Giáo án thực nghiệm.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
----------------------------------------
I- Kết luận
II – Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
----------------------
Mục lục
 Long Cốc,ngày 12 tháng 11 năm 2007
Người viết:
 Chử Đình Thực
:

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LO SANH.doc