TUẦN 4
Học sinh nghe kể câu chuyện
QUÀ CỦA BÁC HỒ TẶNG CÁC CHÁU
Ngày tết dương lịch năm 1960, mọi người lên Phủ Chủ Tịch để chúc Tết Bác Hồ. Các cơ quan, đoàn thể trong nước, đoàn ngoại giao và ủy ban quốc tế đều đến đông đủ.
Vẫn trong bộ ka ki giản dị, với phong thái ung dung, chủ động, Bác đáp lễ vui vẻ và nói lời chúc mừng.
.Sau tiệc ngọt, Bác cầm lấy một quả táo to cùng một túi kẹo đứng lên.
Bác đi đến chỗ ông đại sứ ẤN ĐỘ và hỏi:
- Ngài đại sứ có đưa Phu nhân sang đây không ?
Vị đại sứ râu hùm, hàm én, lẫm liệt oai phong là vậy mà lúc ấy, vì vô cùng xúc động trước vinh dự bất ngờ, bỗng lộ vẻ lúng túng, ấp úng đáp:
- Thưa chủ tịch.Cảm ơn Chủ tịch.Tôi chỉ đưa theo sang đây cháu trai năm nay chín tuổi.
- Thế thì - Bác Hồ nói - Tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn.
Mọi người xúc động và vô cùng cảm phục một cử chỉ vừa thân mật, tự nhiên của Hồ Chí Tịch.
Rồi quay lại phía khách nước ngoài, Bác nói:
- Tết nhât, ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả ở trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà.
Cả phòng khách ồn ào nhộn nhịp hẳn lên. Khách nước ngoài, khách trong nước ùa đến bàn tiệc cầm lấy Lê, Táo, bánh kẹo, nét mặt hớn hở.
Tuần 4 Học sinh nghe kể câu chuyện quà của bác hồ tặng các cháu Ngày tết dương lịch năm 1960, mọi người lên Phủ Chủ Tịch để chúc Tết Bác Hồ. Các cơ quan, đoàn thể trong nước, đoàn ngoại giao và ủy ban quốc tế đều đến đông đủ. Vẫn trong bộ ka ki giản dị, với phong thái ung dung, chủ động, Bác đáp lễ vui vẻ và nói lời chúc mừng. ....Sau tiệc ngọt, Bác cầm lấy một quả táo to cùng một túi kẹo đứng lên.... Bác đi đến chỗ ông đại sứ ấn độ và hỏi: - Ngài đại sứ có đưa Phu nhân sang đây không ? Vị đại sứ râu hùm, hàm én, lẫm liệt oai phong là vậy mà lúc ấy, vì vô cùng xúc động trước vinh dự bất ngờ, bỗng lộ vẻ lúng túng, ấp úng đáp: - Thưa chủ tịch....Cảm ơn Chủ tịch...Tôi chỉ đưa theo sang đây cháu trai năm nay chín tuổi. - Thế thì - Bác Hồ nói - Tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn. Mọi người xúc động và vô cùng cảm phục một cử chỉ vừa thân mật, tự nhiên của Hồ Chí Tịch. Rồi quay lại phía khách nước ngoài, Bác nói: - Tết nhât, ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả ở trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà. Cả phòng khách ồn ào nhộn nhịp hẳn lên. Khách nước ngoài, khách trong nước ùa đến bàn tiệc cầm lấy Lê, Táo, bánh kẹo, nét mặt hớn hở. Theo câu chuyện Quả táo Bác Hồ. Sđd, T.2, tr.177. I/ Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện. *Tuần 5 Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện II/ Câu hỏi tìm hiểu nội dung câu truyện 1/ Bác Hồ đã hỏi điều gì với ngài đại sứ ấn Độ ? 2/ Thái độ của ngài Đại sứ ra sao ? * Tuần 6 Học sinh tự lên kể lại toàn bộ nội dung câu truyện III/ Học sinh tự rút ra ý nghĩa câu chuyện: Cử chỉ âu yếm và sự quan tâm của Bác Hồ với người nước ngoài đặc biệt là các bạn thiếu nhi quốc tế. Tuần 7 Học sinh nghe kể câu chuyện một cuộc đối thoại sinh động Một lần, thăm trại thiếu nhi Tiệp Khắc gần Pra - ha, Bác Hồ đã có một cuộc đối thoại sinh động với các cháu: - Các cháu thân mến! Các cháu có biết Bác là ai không ? - Ano ( Có ạ ). Strycck Hồ ! ( Bác Hồ ). Các cháu ríu rít trả lời. - Bác từ nước nào đến ? - Việt Nam ! Tất cả đồng thanh nói to. - Các cháu có yêu học tập không ? - Ano! - Có yêu lao động không ? - Ano ! - Bác Hồ rất yêu các cháu. Các cháu có yêu Bác Hồ không ? - Ano ! Nhiều cháu chen nhau xin được hôn Bác. Bác cười đôn hậu nói vui: Bác Hồ gầy, các cháu hôn Bác nhiều quá, Bác sẽ gầy hơn. Các cháu hãy cử đại biểu đến hôn Bác vậy. Tất cả cười ngặt nghẽo. Lên Bá Thuyên - Chủ tịch Hồ Chí Minh sứ giả cho tình hữu nghị, Sđd, T.2, tr.181. Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện *Tuần 8 Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện II/ Câu hỏi tìm hiểu nội dung câu truyện 1/ Tại sao Bác Hồ được các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc yêu quý? 2/ Thái độ của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi Tiệp Khắc ra sao ? * Học sinh tự lên kể lại toàn bộ nội dung câu truyện III/ Học sinh tự rút ra ý nghĩa câu chuyện: Tình yêu thương của các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc dành cho Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Tuần 9 Học sinh nghe kể câu chuyện thường ngày bác yêu trẻ con một cách lạ Mọi người chúng ta đều biết Bác Hồ yêu thương trẻ em như thế nào. Chúng ta có thể kể ra biết bao hình ảnh sinh động, những kỉ niệm sâu sắc, nói lên tấm lòng yêu thương thắm thiết của Bác Hồ đối với trẻ em. Nghĩ đến trẻ em, tự nhiên chúng ta nghĩ đến Bác Hồ. Những đồng chí có vinh dự được sống gần Bác kể lại rằng, Bác Hồ có cảm tình đặc biệt đối với trẻ em. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, Cục cảnh vệ Bộ Nội vụ kể: “ Có một đêm, Bác ngủ trên gác một căn nhà, tối 4 giờ sáng Người thức giấc. Ngoài trời gió vun vút đập vào cửa kính. Ngồi trong nhà còn thấy lạnh, thế mà đã có tiếng trẻ rao hàng dưới đường phố vọng lên. Bác mở cửa ngó xuống nhìn cho đến khi em bé khuất mới từ từ khép cửa lại”. Nhà thơ Tú Mỡ nhớ lại trong Đại hội chiến sĩ thi đua năm 1952, sau một buổi chiều bóng, mọi người lục tục đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to: “ Hãy khoan đã, để cho cháu bé ra trước, kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy”. Đồng chí Tú Mỡ thốt lên: “ Chao ôi ! óc sáng suốt của Bác thật kỳ hiếm có! Bác chăm lo hàng vạn việc lớn mà không quên một việc nhỏ. Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện *Tuần 10 Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện II/ Câu hỏi tìm hiểu nội dung câu truyện 1/ Thái độ của Bác Hồ khi nghe tiếng rao hàng của trẻ dưới phố lúc 4 giờ sáng như thế nào? 2/ Bác Hồ đã để lại những tình cảm như thế nào cho những người được sống và làm việc cạnh Bác? *Tuần 11 * Học sinh tự lên kể lại toàn bộ nội dung câu truyện III/ Học sinh tự rút ra ý nghĩa câu chuyện: Tình yêu thương của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và sự thán phục của những người được sống và làm việc bên Bác . Tuần 12 Học sinh nghe kể câu chuyện cháu của bác hồ Vừa là người lo toan thế hệ nối tiếp cho tương lai, vừa là người thân chăm lo cho con cháu, có lẽ cũng vì vậy, mà dân ta, già trẻ, lớn bé đều gọi Người là Bác. Mà không chỉ nhân dân ta! Rô-mét Chăn - dra, nguyên Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới đã phát biểu trong dịp dự Hội nghị quốc tế “ Việt nam và thế giới” những lời chân tình, thân thiết: “ ở Việt Nam, các bạn tự xưng rất đúng mình là cháu của Bác Hồ. Các bạn đã đã cho phép chúng tôi thay mặt hàng trăm triệu nhân dân thế giới được có mặt hôm nay tại đây. Chúng tôi yêu cầu các bạn thêm một đặc ân nữa: Mong các bạn, những người cháu của Bác Hồ cho phép chúng tôi từ các nơi trên thế giới đều được tự nhận là cháu của Bác Hồ. Tất cả chúng ta, cháu của Bác Hồ ở tất cả các nước trên thế giới, sẽ tập hợp lại để giương cao ngọn cờ Hồ Chí Minh tiến lên những thắng lợi mới hơn nữa” Cháu của Bác Hồ. Bác Hồ của các cháu. Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta Hồi tưởng của Vũ Kỳ, Sđd, T.2, tr.186. Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện *Tuần 13 Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện II/ Câu hỏi tìm hiểu nội dung câu truyện - Câu chuyện trên đã nói lên điều gì về Bác hồ của chúng ta? III/ Học sinh tự rút ra ý nghĩa câu chuyện: Sự tôn trọng của nhân dân ta và nhân dân thế giới dành cho Bác *Tuần 14 Học Sinh nghe kể câu chuyện ba lần được được gặp bác hồ Hồ Thị Thu kể: Khi cháu ở trong Nam, cháu được nghe các chú đọc lời dạy của Bác Hồ, cháu càng thương nhớ Bác nhiều. Cháu và các bạn cháu mong sao nước nhà thống nhất, cùng đồng bào Miền Nam đón Bác vào thăm. Qua thời gian chiến đấu, cháu được Đảng, Mặt trận cho ra miền Bắc để học tập, cháu vinh dự được gặp Bác. Lần đầu cháu được gặp Bác, Bác hỏi cháu đã biết chữ chưa. Cháu vòng tay trả lời Bác mà cháu nói không nên lời, vì cháu cảm động quá. Sau, cháu cố gắng trả lời để Bác nghe: - Dạ thưa Bác, cháu chưa biết chữ nào ạ. Vì gia đình cháu nghèo, ba má cháu mất sớm, cháu đông em nên không được đi học. Vừa nói xong, cháu ngước nhìn Bác. Hai hàng nước mắt Bác rưng rưng làm cho cháu càng thêm cảm động hơn. Lần thứ hai cháu được gặp Bác. Bác hỏi cháu: - Đồng bào miền Nam đấu tranh và chiến đấu như thế nào ? Cháu liền đứng lên vòng tay laị: - Dạ thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh không sợ gian khổ, chiến đấu không sợ bị thương, không sợ hy sinh, mà chỉ sợ mù hai mắt, sau này nước nhà thống nhất, Bác vào thăm không nhìn thấy Bác. Cháu ngước nhìn lên lại thấy Bác rưng rưng nước mắt. Bữa ấy Bác cho cháu ăn cơm. Cháu ngồi bên Bác, Bác gắp thức ăn cho cháu... Lần thứ ba, cháu được gặp Bác ở hội trường Ba Đình, cháu mừng rỡ chạy lại ôm và hôn Bác, Bác hỏi cháu: - Kỳ này cháu có ăn được cơm không, ăn được mấy bát ? Cháu đáp: - Dạ, thưa Bác, cháu ăn được hai bát ạ ! Ăn thế là ít đấy ! Cố ăn nhiều cho khỏe vào. Bác dặn thêm cháu phải giữ gìn sức khỏe cho thật tốt, học tập văn hóa, chính trị, lao động cho thật tốt, đoàn kết tốt, thương yêu đồng đội tốt, phải nghe lời các cô, các chú dạy bảo. Sau những giờ phút quý báu ấy cháu ra về, không muốn rời Bác, chỉ mong sao gần Bác luôn luôn. Ngày tháng qua đi, bệnh của cháu lại phát triển, nên các chú đưa cháu vào bệnh viện. Được tin ấy, Bác điện vào thăm cháu. Lúc ấy bệnh cháu quá nặng, đến khi cháu tỉnh dậy, các chú nói lại, cháu vô cùng xúc động, vì Bác bao nhiêu là công việc mà Bác còn quan tâm đến sức khỏe của cháu. Thời gian sau cháu xa Hà Nội về trường học, hàng ngày cháu luôn thực hiện lời Bác dạy. Hồ Thị Thu - Dũng sĩ thiếu niên miền Nam Đời đời ơn Bác - NXB Kim Đồng, Hà Nội 1970. I/ Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện. *Tuần 15 Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện - Dũng sỹ thiếu niên Hồ Thị Thu kể lại 3 lần mình được gặp Bác Hồ + Lần 1... + Lần 2... + Lần 3... II/ Câu hỏi tìm hiểu nội dung câu truyện 1. Nhờ sự chiến đấu dũng cảm Dũng sĩ Hồ Thị Thu được Đảng, Mặt trận cử ra Bắc để học tập. Lần thứ nhất được gặp Bác, Bác đã hỏi Hồ Thị Thu điều gì ? Thái độ và câu trả lời của Hồ Thị Thu Như thế nào? - TL: Bác hỏi cháu đã biết chữ chưa? Cháu nói không nên lời, vì cháu cảm động quá... + Dạ thưa Bác, cháu chưa biết chữ nào ạ. Vì gia đình cháu nghèo, ba má cháu mất sớm, cháu đông em nên không được đi học. *Tuần 16 2. Khi nghe câu trả lời thái độ của Bác như thế nào? - TL: Hai hàng nước mắt Bác rưng rưng 3. Lần thứ 2 gặp Bác, Bác đã hỏi điều gì? Hồ Thị Thu trả lời ra sao? - Đồng bào miền Nam đấu tranh và chiến đấu như thế nào ? - TL: Cháu liền đứng lên vòng tay laị: - Dạ thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh không sợ gian khổ, chiến đấu không sợ bị thương, không sợ hy sinh, mà chỉ sợ mù hai mắt, sau này nước nhà thống nhất, Bác vào thăm không nhìn thấy Bác. Cháu ngước nhìn lên lại thấy Bác rưng rưng nước mắt. 4. Câu chuyện diễn ra trong lần gặp thứ 3 như thế nào? Lần thứ ba, cháu được gặp Bác ở hội trường Ba Đình, cháu mừng rỡ chạy lại ôm và hôn Bác, Bác hỏi cháu: - Kỳ này cháu có ăn được cơm không, ăn được mấy bát ? Cháu đáp: - Dạ, thưa Bác, cháu ăn được hai bát ạ ! Ăn thế là ít đấy ! Cố ăn nhiều cho khỏe vào. Bác dặn thêm cháu phải giữ gìn sức khỏe cho thật tốt, học tập văn hóa, chính trị, lao động cho thật tốt, đoàn kết tốt, thương yêu đồng đội tốt, phải nghe lời các cô, các chú dạy bảo. III/ Học sinh tự rút ra ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện nói lên tình yêu của Người Cha già dành cho đồng bào Miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự quan tâm của người với các cháu thiếu nhi mà đại diện là Hồ Thị Thu một dũng sỹ thiếu niên Miền Nam. *Tuần 17 Học Sinh nghe kể câu chuyện các em sạch và ngoan thật! Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “ Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi: - Các cháu có ngoan không ? - Thưa Bác có ạ ! Các cháu cùng trả lời. - Các cháu có vâng lời cha mẹ không ? - Thưa Bác có ạ! - Các cháu ăn ở có sạch sẽ không ? - Thưa Bác có ạ! - Chìa tay cho Bác xem nào ? Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng. Các em sạch và ngoan thật. Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi. Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.2, tr.203 Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện *Tuần 18 Đại diện HS tóm tắt (Ngắn gọn) lại nội dung câu chuyện II/ Câu hỏi tìm hiểu nội dung câu truyện - Câu chuyện trên đã nói lên điều gì về Bác hồ của chúng ta? III/ Học sinh tự rút ra ý nghĩa câu chuyện:
Tài liệu đính kèm: