Chuyên đề môn Tiếng Việt khối 3

Chuyên đề môn Tiếng Việt khối 3

A-MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

 1.Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe.

-Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi/bài; trên dưới 60 chữ.

-Đạt tốc độ viết giữa HK-I 55 chữ / 15 pht, cuối HK-I 60 chữ / 15 pht, giữa HK-II 65 chữ / 15 pht, cuối HK-II 70 chữ / 15 pht.

 2.Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho Hs (Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ )

 3.Bồi dưỡng cho Hs một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

 

doc 5 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề môn Tiếng Việt khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 3
PHẦN I-LÝ THUYẾT
MÔN CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
Người thực hiện: Lê Thị Mười
Giáo viên: Lớp 3A Trường Tiểu học “B” An Cư
Ngày báo cáo: 12/12/2009
A-MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
 1.Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe.
-Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi/bài; trên dưới 60 chữ.
-Đạt tốc độ viết giữa HK-I 55 chữ / 15 phút, cuối HK-I 60 chữ / 15 phút, giữa HK-II 65 chữ / 15 phút, cuối HK-II 70 chữ / 15 phút.
 2.Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho Hs (Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ)
 3.Bồi dưỡng cho Hs một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
B-NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ:
 I.Nội dung dạy-học chính tả:
Nội dung dạy học chính tả ở lớp 3 là luyện viết đúng các âm, vần khó, viết đúng các tên riêng (bao gồm cả tên riêng nước ngoài), các bài chính tả ngắn có nội dung gần gủi với lứa tuổi Hs. Thông qua một số bài chính tả, Hs còn được mở rộng vốn từ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
 II.Các hình thức chính tả:
Ở lớp 3 có 2 hình thức chính tả là: chính tả đoạn, bài và chính tả âm, vần.
 1.Chính tả đoạn, bài:
-Về nội dung: Bài viết chính tả được trích từ bài tập đọc trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc, hoặc nội dung biên soạn mới (độ dài khoảng 70 chữ).
-Về hình thức: Có 3 hình thức chính tả đoạn bài được sử dụng là chính tả tập chép (ở lớp 3 có 4 tiết thuộc các tuần 1,3,5,7), chính tả nghe-viết và chính tả nhớ-viết (chú trọng hình thức chính tả nghe- viết, hình thức chính tả nhớ-viết được áp dụng từ tuần 8-học kì I, hình thức chính tả so sánh được lồng trong tất cả các bài chính tả âm, vần).
 2.Chính tả âm, vần:
-Hs luyện viết các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do 3 nguyên nhân: do bản thân các âm, vần thanh khó (khó phát âm, cấu tạo phức tạp), do Hs không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
+Phụ âm đầu: s/x, ch/tr, v/d/gi
+Vần: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, uc/ut
+Thanh: hỏi, ngã
-Về nội dung: Bài chính tả âm, vần là bài tập lựa chọn, được đặt trong ngoặc đơn. Mỗi bài tập lựa chọn gồm 2-3 bài tập nhỏ dành cho các vùng phương ngữ nhất định.
-Về hình thức: Hình thức bài tập chính tả âm, vần rất phong phú và đa dạng. Nội dung bài tập mang tính tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học. Có thể kể đến một số hình thức bài tập chính tả âm, vần xuất hiện ở lớp 3 như:
+Phân biệt cách viết các từ dễ lẫn trong câu, đoạn văn.
+Tìm tiếng có nghĩa điền vào ô trống trong bảng cho phù hợp.
+Tự rút ra quy tắc chính tả qua các bài tập thực hành.
+Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn.
+Giải câu đố để phân biệt từ ngữ có âm, vần, thanh dễ lẫn.
+Nối tiếng, từ ngữ đã cho để tạo thành từ ngữ hoặc câu đúng.
+Tìm từ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, gợi ý từ đồng âm, từ trái
nghĩa
Ngoài các bài tập chính tả đoạn, bài, chính tả âm, vần SGK còn có các bài tập về trật tự bảng chữ cái.
Phần nhận xét về chính tả cuối bài chính tả trong SGK còn giúp Hs củng cố về những kiến thức và kĩ năng chính tả như: quy tắc viết hoa, cách viết khi xuống dòng, cách viết các dòng thơ, cách trình bày bài thơ
C-BIỆN PHÁP DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
 1.Hướng dẫn Hs chuẩn bị viết chính tả:
Gồm các hoạt động: Hướng dẫn Hs đọc và nắm nội dung chính tả, nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
 2.Đọc bài chính tả cho Hs viết (chính tả nghe-viết)
GV đọc toàn bài trước khi viết, đọc từng câu ngắn hoặc cụm từ (từ 2-3 lần) cho Hs viết, đọc lần cuối cho Hs soát lại.
 3.Chấm và chữa bài chính tả:
 GV hướng dẫn Hs chữa bài chính tả, chấm một số bài viết của Hs để nhận xét và rút kinh nghiệm chung.
 4.Hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả âm, vần:
GV hướng dẫn Hs nắm yêu cầu của bài tập, chữa một phần bài tập để làm mẫu, cho Hs làm bài và nêu kết quả nhận xét, đánh giá.
 An Cư, ngày 04 tháng 12 năm 2009 
 DUYỆT BGH Người báo cáo
 Lê Thị Mười
PHẦN II-KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Chính tả (Nghe-viết)
 Tiết 28: Nhớ Việt Bắc
Người thực hiện: Hận Hồi Phương
Giáo viên: Lớp 3B Trường Tiểu học “B” An Cư
Ngày dạy: 12/12/2009
I/ Mục tiêu:
-Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
-Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au/âu.
-Làm đúng bài tập (3)b điền i hay iê.
* Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
 - Bảng phụ viết sẵn Bt 2. Bt 3b.
II/ Các hoạt động:
A) Bài cũ: “ Người liên lạc nhỏ”.
-Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : thứ bảy, giày dép, kiếm tìm.
-Gv và cả lớp nhận xét.
B) Bài mới:
1) GTB: Tiết chính tả hôm nay ta viết bài theo thể thơ lục bát:Nhớ Việt Bắc
2) Phát triển các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe-viết.
-GV đọc 1 lần đoạn thơ.
-Bài thơ có mấy câu? Mấy dòng thơ?
-Đây là thơ gì?
-Cách trình bày các câu thơ như thế nào?
-Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
-GV chọn 1 số từ đọc cho Hs viết bảng con.
-GV nhận xét bảng của Hs.
-GV nhắc lại cách trình bày bài chính tả.
-GV đọc chính tả cho Hs viết bài.
-Chấm chữa bài: GV chấm điểm 1 số bài và chữa bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm BT chính tả.
+Bài tập 2:
-Nêu yêu cầu bài tập 2.
-Cho Hs làm bài cá nhân.
-GV mời 2 tốp (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau thi làm bài trên bảng lớp.
-GV sửa lỗi phát âm cho Hs.
+Bài tập 3:
-Thực hiện tương tự như bài tập 2.
3)Củng cố – dăn dò:
-Cho Hs đọc lại bài tập 2,3
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò Hs.
-2 Hs đọc lại.
-Cả lớp theo dõi bạn đọc.
-5 câu, 10 dòng thơ.
-Thơ 6-8, còn gọi là thơ lục bát.
-Câu 6 viết thụt vô đường kẻ lỗi 1 ô, câu 8 viết sát đường kẻ lỗi.
-Các chữ đầu dòng thơ và tên riêng.
-rừng xanh, hoa chuối, thắt lưng, sợi giang.
-Hs viết chính tả.
-Điền vần au/âu.
-Hs làm trong 3 phút.
-2 tốp mỗi tốp 3 em lên thi đua làm bài tiếp sức.
-Lớp và GV nhận xét.
-5-7 Hs đọc bài làm đúng.
-2 Hs đọc lại.
 An Cư, ngày 04 tháng 12 năm 2009 
 DUYỆT BGH Người soạn giảng
 Hận Hồi Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de(1).doc