Chuyên đề theo nội dung bài học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD

Chuyên đề theo nội dung bài học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD

CHUYÊN ĐỀ THEO NỘI DUNG BÀI HỌC

Việc nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế trong việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD là việc làm cần thiết đối với giáo viên tiểu học và đặc biệt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các giáo viên dạy lớp 1. Từ ý nghĩa thiết thực đó, trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày về cách dạy Mẫu Âm trong môn Tiếng Việt lớp 1- CGD.

1. Dạy Mẫu Âm trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD

Để dạy tốt mẫu Âm trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy họccủa chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD nói chung cũng như mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học mẫu Âm của từng bài dạy. Đặc biệt là thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế môn Tiếng Việt lớp 1- CGD. Cụ thể:

 

doc 6 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề theo nội dung bài học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ THEO NỘI DUNG BÀI HỌC
Việc nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế trong việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD là việc làm cần thiết đối với giáo viên tiểu học và đặc biệt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các giáo viên dạy lớp 1. Từ ý nghĩa thiết thực đó, trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày về cách dạy Mẫu Âm trong môn Tiếng Việt lớp 1- CGD.  
1. Dạy Mẫu Âm trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD  
Để dạy tốt mẫu Âm trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD,  giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy họccủa chương trình  môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD nói chung cũng như mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học mẫu Âm của từng bài dạy. Đặc biệt là thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế môn Tiếng Việt lớp 1- CGD. Cụ thể:
1.1. Mục tiêu chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD
Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CGD học sinh đạt được các mục đích sau:
           - Học sinh đọc thông, viết thạo, không tái mù.
           - Học sinh nắm chắc luật chính tả.
           - Học sinh nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.
1.2. Đối tượng chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD
            Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp1 - CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt bao gồm:              
- Tiếng
- Âm và chữ
- Vần
1.3. Nội dung chương trình chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD (gồm 4 bài)
            - Bài 1: Tiếng
            - Bài 2: Âm
            - Bài 3: Vần
            - Bài 4: Nguyên âm đôi
1.4. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD
- Phương pháp mẫu:
+ Lập mẫu, sử dụng mẫu.
+ Làm mẫu tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có.
- Phương pháp làm việc:
+ Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy.
1.5. Mẫu Âm
1.5.1. Mục tiêu
- HS nắm chắc 38 âm vị của tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này.
- Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do.
- Biết ghép phụ âm với nguyên âm tạo thành tiếng. Sau đó, thêm  thanh để được tiếng mới.
            - Biết phân tích tiếng, thanh ngang thành 2 phần: phần đầu và phần vần; phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi).
            - Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng/phút.
            - Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ thường cỡ vừa. Tốc độ tối thiểu là 3 phút/một tiếng.
            - Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu, vần (vần chỉ có âm chính).
            - Nắm chắc luật chính tả e,ê,i.
b) Quy trình
            Bài: Âm (gồm hai công đoạn)
a) Công đoạn 1: Lập mẫu (Mẫu /ba/ - Phân biệt nguyên âm/phụ âm)
             Mục đích, yêu cầu: Làm theo đúng Quy trình 4 việc, thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩm chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài.
b) Công đoạn 2: Dùng mẫu (Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của mẫu Âm). Quy trình giống tiết lập mẫu, tuy nhiên cần chú ý:
            Mục đích của tiết dùng mẫu là:
         - Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu.
         - Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu.
            + Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu:
            - Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu.
            - Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với học sinh lớp mình.
2. Minh hoạ tiết dùng mẫu:
Tuần 3 (tiết7, 8)
ÂM /E/
Việc 1. Chiếm lĩnh ngữ âm
            Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là nguyên âm hay phụ âm, vẽ được mô hình phân tích tiếng có âm mới.
1.1. Giới thiệu âm mới
- GV phát âm tiếng mẫu:  /đe/ 
- Yêu cầu HS phát âm lại: /đe/ (đồng thanh, nhóm, cá nhân)
1.2. Phân tích tiếng
            - GV yêu cầu HS phân tích tiếng /đe/ (kết hợp vỗ tay) để biết phần đầu là âm /đ/ và phần vần là âm / e/.
- GV hỏi: Tiếng / đe / có âm nào đã học? Âm nào chưa học?
- HS trả lời: Âm /đ/ đã học, âm /e/ chưa học.  
- GV phát âm mẫu:  /e/  
            - GV cho HS phát âm lại âm /e/, nhận xét khi phát âm âm /e/, luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do?
            - HS nhận xét luồng hơi đi ra tự do.
- GV yêu cầu HS kết luận âm /e/ là nguyên âm hayphụ âm?
            - Cho HS nhắc lại: /e/ là nguyên âm (Đồng thanh, nhóm, cá nhân)
1.3. Vẽ mô hình
- GV yêu cầu HS vẽ mô hình hai phần tiếng /đe/ trên bảng con. Chỉ tay vào mô hình đọc, phân tích.
         - GV vẽ ở bảng lớp
            - GV yêu cầu HS viết âm /đ/ vào phần đầu của mô hình và nhắc lại /đ/ là phụ âm.
            - GV nói: Phần vần ở mô hình là âm /e/, ta chưa biết chữ, tạm thời để trống, ta vào việc 2.
Việc 2: Học viết chữ ghi âm /e/
            Mục đích: HS nắm được cấu tạo chữ e in thường và chữ e viết thường. HS nắm được quy trình và viết được chữ e viết thường cỡ vừa, viết được các tiếng có âm /e/.
2.1. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường.
      - GV giới thiệu chữ “e” in thường. (Dùng chữ mẫu hoặc viết mẫu lên bảng, mô tả cấu tạo chữ “e” để HS nhận biết khi đọc bài.) 
2.2.  Hướng dẫn viết chữ e viết thường.
            - GV đưa chữ mẫu, mô tả về độ cao, độ rộng. Sau đó GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn điểm đặt bút, lia bút, chuyển hướng bút, điểm kết thúc.
            - HS luyện viết vào bảng con chữ “e” viết thường.
2.3. Viết tiếng có âm  vừa học
            - GV yêu cầu HS đưa tiếng /đe/ vào mô hình, thay các phụ âm đầu d, ch, c, b để tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay. (HS ghi vào bảng con)
            - GV yêu cầu HS thay dấu thanh vào tiếng /đe/ tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay. (HS ghi vào bảng con)
            * Chú ý: GV hương dẫn học sinh các nét nối và vị trí đánh dấu thanh của tiếng.
2.4. Hướng dẫn HS viết vở “Em tập viết – CGD lớp 1”, tập một
Bước 1: Hướng dẫn HS viết bảng con chữ: bé, da dẻ.
Bước 2: HS viết vở “Em tập viết – CGD lớp 1”, tập một
            - GV hướng dẫn cách tô chữ “e” và khoảng cách giữa các chữ theo điểm chấm tọa độ trong vở, nét nối giữa các con chữ b,e, khoảng cách giữa các tiếng trong một từ “ da dẻ”.
- GV kiểm soát quá trình viết của học sinh và chấm bài.
Việc 3: Đọc
            Mục đích: HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài.
3.1 Đọc chữ  trên bảng lớp
            - Phần này giáo viên linh động chọn âm, tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình.
            - Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến (bè, dẻ , chè).
3.2. Đọc trong sách giáo khoa “Tiếng Việt – CGD lớp 1”, tập 1.(Đọc từ trên xuống, từ trái sang phải).
            * Chú ý: sử dụng nhiều hình thức đọc (nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ đọc  ( T- N- N- T)
Việc 4: Viết chính tả:
            Mục đích: HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng chè,be bé, e dè
4.1. Viết bảng con/ viết nháp
            - GV đọc cho HS nghe viết từng tiếng vào bảng con hoặc nháp.
            - HS phát âm lại, phân tích rồi viết trên bảng con, viết xong lại đọc lại.
4.2. Viết vào vở chính tả.
            GV thực hiên đúng theo quy trình mẫu:
+ Bước 1: Phát âm lại (đồng thanh).
+ Bước 2: Phân tích (bằng thao tác tay).
+ Bước 3: Viết.          
+ Bước 4: Đọc lại.
            Trên cơ sở nghiên cứu theo nội dung bài học và trong thực tiễn tại lớp tôi phụ trách, nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được của mình khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 1- CGD. Tôi đã phân tích về cách dạy Mẫu Âm trong môn Tiếng Việt lớp 1 -CGD nhằm trang bị cho các giáo viên một phương pháp dạy học mới và giảng dạy tốt nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 1.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_THEO_NOI_DUNG_BAI_HOC.doc