Cảm thụ văn học
Họ và tên: .
Lớp:
Bài 1: Trong bài Ngôi trường mới , nhà văn Ngô Quân Miện tả cảm xúc của bạn học sinh trong lớp học như sau:
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu thế!
Em hãy cho biết: Ngồi trong lớp học của ngôi trường mới, bạn học sinh cảm thấy những âm thanh và sự vật có gì khác lạ? Vì sao bạn lại có những cảm xúc ấy?
Bài 2: Đọc đoạn thơ trích trong bài Cháu dắt bà qua đường dưới đây, em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi chấu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về , cháu vẫn còn thương.
(Mai Hương)
Cảm thụ văn học Họ và tên:.. Lớp: Bài 1: Trong bài Ngôi trường mới , nhà văn Ngô Quân Miện tả cảm xúc của bạn học sinh trong lớp học như sau: Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu thế! Em hãy cho biết: Ngồi trong lớp học của ngôi trường mới, bạn học sinh cảm thấy những âm thanh và sự vật có gì khác lạ? Vì sao bạn lại có những cảm xúc ấy? Bài 2: Đọc đoạn thơ trích trong bài Cháu dắt bà qua đường dưới đây, em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường. Tan học về giữa trưa Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy Cái gậy tre run run. Bà ơi chấu tên là Hương Cháu dắt tay bà qua đường Bà qua rồi lại đi cùng gậy Cháu trở về , cháu vẫn còn thương. (Mai Hương) Bài 3: Trong bài lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết: Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống chúng ta như thế nào? Bài 4: Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam? Bài 5: Đọc bài ca dao sau : Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Em hãy cho biết: Con cò gặp chuyện rủi ro như thế nào? Cò chỉ mong muốn điều gì? Điều mong muốn của cò con có ý nghĩa ra sao? Bài 6: Bác Hồ kính yêu đã từng viết vầ các cháu thiếu nhi như sau: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan. Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Qua đó, em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi ra sao? Bài 7: đọc bài thơ dưới đây, em có suy nghĩ gì về ước mơ của người bạn nhỏ? Bóng mây Hôm nay trời năng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày ước gì em hoá bóng mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm. (Thanh Hào) Bài 8: Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ dưới đây của Mai Thị Bích Ngọc: Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao! Em mơ làm nắng ấm Đánh thức bao mầm xanh Vươn lên từ đất mới Mang cơm no áo lành. Bài 9: Bằng cách nhân hoá, nhà thơ Võ Quảng đẫ viết vầ anh Đom Đóm trong bài Anh Đom Đóm như sau: Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh đóm chuyên cần Lên đèn đi gác. Theo làn gió mát Đóm đi rất êm Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ. Đọc đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về công việc của anh Đom Đóm? Bài 10 Trong bài Ông và cháu, nhà thơ Phạm Cúc có viết: Ông vật thi với cháu Keo nào ông cũng thua Cháu vỗ tay hoan hô: “Ông thua cháu, ông nhỉ? Bế cháu ông thủ thỉ: “Cháu khoẻ hơn ông nhiều! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.” Theo em bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh(khổ 2), người ông muốn nói với cháu những gì sâu sắc? Câu 11: Đọc bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi! bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt ,đắng cay muôn phần. Em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì? Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối bài đã nhấn mạnh được ý gì? Bài 12:Em hiểu những câu thơ dưới đây của Bác Hồ muốn nói về điều gì? Nừu một ví dụ mà em biết để làm rõ điều đó. Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. Bài 13: Đọc đoạn văn sau trong bài Cánh diều tuổi thơ của nhà văn Tạ Duy Anh: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Em hãy cho biết: Tác giả tả trò chơi thả diều hấp dẫn qua những từ ngữ. hình ảnh nào? Vì sao tác giả nghĩ rằng”Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”? Bài 14: Trong bài Quê hương nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết : Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. Đoạn thơ đã gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc? Bài 15: Trong bài Ngày hôm qua đâu rồi? , nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết: Em cầm tờ lịch cũ: -Ngày hôm qua đâu rồi? Ra ngoài sân hỏi bố Xoa đầu em , bố cười -Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn. Em hiểu câu trả lời của người bố đối với con qua những câu thơ trên ý nói gì? Bài 16: Đọc đoạn thơ dưới đây trong bài Khi mẹ vắng nhà của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có những suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả đối với mẹ? Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế! -Không , mẹ ơi! Con đã ngoan đâu! áo mưa mẹ bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan! Bài 17: Trong bài Tiếng chim buổi sáng, nhà thơ Định Hải viết: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm. Theo em, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi sáng? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa như thế nào? Bài 18: Viết về người mẹ, Nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những hình ảnh so sánh rất hay trong bài thơ Mẹ : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Hãy cho biết: Những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu. Bài 19: Đọc bài ca dao sau: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hình ảnh bông sen trong bài ca dao trên gợi cho em nghĩ đến điều gì sâu sắc? Bài 20: Trong bài Bè xuôi sông La, nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi. Hãy cho biết: Đoạn thơ miêu tả những nét đẹp gì của dòng sông La? Qua đoạn thơ, em thấy được tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương như thế nào? Bài 21: Tả bãi ngô đến kì thu hoạch, nhà văn Nguyên Hồng viết: Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về. Theo em cách dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả trong đoạn văn trên có những điểm gì nổi bật? Bài 22: Trong bài Bài hát trồng cây, nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết: Ai trồng cây Người đó có tiếng hát Trên vòm cây Chim hót lời mê say. Ai trồng cây Người đó có ngọn gió Rung cành cây Hoa lá đùa lay lay. Theo em qua hai khổ thơ trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? Bài 23: Đọc đoạn thơ sau trong bài Tiếng chổi tre của nhà thơ Tố Hữu: Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe. Em hiểu vì sao tác giả muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến “tiếng chổi tre”? Bài 24:Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ em ngoan đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh “mặt trời’ được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ. Bài 25:Trong bài thơ Lượm, nhà thơ Tố Hữu viết về chú bé liên lạc trong kháng chiến chống pháp như sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch Mồn huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. Em hãy cho biết: Đoạn thơ đã sử dụng những từ láy và hình ảnh so sánh nào để miêu tả chú bé Lượm? Những từ láy và hình ảnh so sánh đó đã giúp em thấy được những điểm gì đáng yêu ở chú bé liên lạc? Bài 26: Đọc bài thơ sau: Võ Thị Sáu Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đoá hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hy sinh Bây giờ dưới gốc dương Chị nằm nghe biển hát (Phan Thị Thanh Nhàn) Theo em nhà thơ muốn ca ngợi điều gì ở người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ cho em biết điều đó? Bài 27: Trong bài Hoa quanh lăng Bác, nhà thơ Nguyễn Bao có viết: Mùa đông đẹp hoa mai Cúc mùa thu thơm mát Xuân tươi sắc hoa đào Hè về sen toả ngát Như các chú đứng gác Thay phiên nhau ngày đêm Hoa nở quanh lăng Bác Suốt bốn mùa hương bay. Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì về hoa quanh lăng Bác? Bài 28:Trong bài Tuổi ngựa nhà thơ Xuân Quỳnh có viết: Tuổi con là tuổi ngựa Nhưng mẹ ơi, đừng buồn Dộu cách núi cách rừng Dộu cách sông cách biển Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường. Hãy cho biết: Người con muốn nói với mẹ điều gì ? Điều đó cho ta thấy tình cảm gì của người con đối với mẹ? Bài 29: Đọc bài thơ sau: Chú bò tìm bạn Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai. Bò chào : “Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây!” Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò, cười toét miệng. Bóng bò, chợt tan biến Bò tưởng bạn đi đâu Cứ ngoái trước nhìn sau “ậm ò ” tìm gọi mãi. (Phạm Hổ) Em thấy hình ảnh chú bò có những nét gì ngây thơ và đáng yêu? Bài 30: Trong bài Dòng sông mặc áo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết: Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai. Những câu thơ đã giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương tác giả? Bài 31: Nghĩ về Bác Hồ kính yêu, trong bài Việt Nam có Bác, nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết: Bác là non nước trời mây, Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn, Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha. Điệu lục bát , khúc dân ca Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam. Em hiểu cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối ( Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ trên như thế nào? Bài 32:Trong bài Con chim chiền chiện, nhà thơ Huy Cận có viết: Chim bay, chim sà Lúa tròn bụng sữa Đồng quê chan chứa Những lời chim ca. Bay cao, coa vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời Hãy nêu những nét đẹp của đồng quê Việt Nam được tác giả miêu tả qua hai khổ thơ trên. Bài 33: Trong bài Tiếng ru, nhà thơ Tối Hữu có viết: Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca , yêu trời Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí , yêu người anh em. Em hiểu nội dung những “ lời ru” trên như thế nào? Qua “ lời ru “ đó, tác giả muốn nói lên điều gì? Bài 34: Trong bài Ngày em vào Đội ( Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh), nhà thơ Xuân Quỳnh có viết: Màu khăn tuổi thiếu niên Suốt đời tươi thắm mãi Như lời ru vời vợi Chẳng bao giờ cách xa. Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nói với các em đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh điều gì?
Tài liệu đính kèm: