Đề kiểm tra định kì cuối học kì II - Năm học 2007 - 2008 môn thi: Đọc tiếng lớp 5

Đề kiểm tra định kì cuối học kì II - Năm học 2007 - 2008 môn thi: Đọc tiếng lớp 5

Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5

**************************************************************************************

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG

Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 5 điểm, chia ra :

 1- Đọc đúng tiếng, đúng từ . 1 điểm.

 * Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng = 0,5 điểm * Đọc sai quá 5 tiếng = 0 điểm.

 2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa . 1 điểm.

 * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ = 0,5 điểm.

 * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên = 0 điểm.

 3- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm . 1 điểm.

 * Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm = 0,5 điểm.

 * Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm = 0 điểm.

 4- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút 30 giây) . 1 điểm.

 * Đọc từ trên 1 phút 30 giây đến 2 phút = 0,5 điểm. * Đọc quá 2 phút = 0 điểm.

 5- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu . 1 điểm.

 * Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm.

 * Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm.

 

doc 7 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II - Năm học 2007 - 2008 môn thi: Đọc tiếng lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II * NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5
**************************************************************************************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG
Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 5 điểm, chia ra :
 1- Đọc đúng tiếng, đúng từ ................................................................................. 1 điểm.
 * Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng = 0,5 điểm * Đọc sai quá 5 tiếng = 0 điểm.
 2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ................................. 1 điểm.
 * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ = 0,5 điểm.
 * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên = 0 điểm.
 3- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm ................................................................... 1 điểm.
 * Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm = 0,5 điểm.
 * Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm = 0 điểm.
 4- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút 30 giây) ...................................... 1 điểm.
 * Đọc từ trên 1 phút 30 giây đến 2 phút = 0,5 điểm. * Đọc quá 2 phút = 0 điểm.
 5- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ........................................................ 1 điểm.
 * Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm.
 * Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm.
Giáo viên gọi từng học sinh lên chuẩn bị, sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi
u Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 Điều 15
 1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
 2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
 Điều 16
 1. Trẻ em có quyền được học tập.
 2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
 Điều 17
 Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
 Điều 21
 Trẻ em có bổn phận sau đây :
 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ; kính trọng thầy giáo, cô giáo ; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ ; ...
Giáo viên chọn 1 trong 4 câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Những điều luật nào trong đoạn văn nêu lên quyền của trẻ em ? ( ... điều 15, 16, 17 )
2- Đặt tên cho điều luật 15 ? ( ... Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ )
3- Đặt tên cho điều luật 16 ? ( ... Quyền học tập của trẻ em )
4- Đặt tên cho điều luật 17 ? ( ... Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em )
v Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 Điều 17
 Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. 
 Điều 21
 Trẻ em có bổn phận sau đây :
 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ; kính trọng thầy giáo, cô giáo ; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ ; đoàn kết với bạn bè ; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
 2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường...
 3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
Giáo viên chọn 1 trong 3 câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ? ( ... Điều 21 )
2- Nêu bổn phận thứ nhất của trẻ em được quy định trong luật ? ( Học sinh đọc nội dung bổn phận 1 được quy định trong điều 21 )
3- Nêu bổn phận thứ hai của trẻ em được quy định trong luật ? ( Học sinh đọc nội dung bổn phận 2 được quy định trong điều 21 )
w Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 Điều 21
 Trẻ em có bổn phận sau đây :
 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ;...
 2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường...
 3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
 4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức ; tôn trọng pháp luật ; tuân theo nội quy của nhà trường ; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ; tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Giáo viên chọn 1 trong 4 câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ? ( ... Điều 21 )
2- Nêu bổn phận thứ ba của trẻ em được quy định trong luật ? ( Học sinh đọc nội dung bổn phận 3 được quy định trong điều 21 )
3- Nêu bổn phận thứ tư của trẻ em được quy định trong luật ? ( Học sinh đọc nội dung bổn phận 4 được quy định trong điều 21 )
4- Nêu bổn phận thứ năm của trẻ em được quy định trong luật ? ( Học sinh đọc nội dung bổn phận 5 được quy định trong điều 21 )
x Con gái
 Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo : "Lại một vịt trời nữa." Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
 Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu vì sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê !
 Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa. Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
Giáo viên chọn 1 trong 2 câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Những chi tiết nào trong đoạn văn trên cho thấy ở làng quê mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ? ( ... Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái : "Lại một vịt trời nữa." - thể hiện ý thất vọng ; Cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.)
2- Trong đoạn văn trên, những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ? ( ... Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ, trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ )
y Con gái
 Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào : "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé !"
 Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía !
 Tối đó, bố về. Bố ôm mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào : "Biết cháu tôi chưa ? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng."
Giáo viên chọn 1 trong 3 câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Trong đoạn văn trên, chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ? ( ... Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan )
2- Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ? ( ... Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về "con gái" sau chuyện Mơ cứu em Hoan. Các chi tiết thể hiện : bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở ; cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt thương Mơ ; dì Hạnh nói : "Biết cháu tôi chưa ? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng" - dì rất tự hào về Mơ )
3- Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ? ( ... Tuỳ suy nghĩ của HS, GV cho điểm. Ví dụ : - Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang : vừa chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với mẹ cha, lại dũng cảm dám xả thân cứu người. Bạn Mơ được cha mẹ, mọi người yêu quý, cảm phục. Coi thường Mơ chỉ vì bạn là con gái, không thấy những tính cách đáng quý của bạn thì thật bất công.
 - Hay: Qua câu chuyện về một bạn gái đáng quý như Mơ, có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng vô lý, bất công và lạc hậu.
 - Hoặc: Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm vui lòng mẹ cha. Dân gian có câu : "Trai mà chi gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì thì hơn.)
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II * NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
***********************************************************************************************
u Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 Điều 15
 1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
 2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
 Điều 16
 1. Trẻ em có quyền được học tập.
 2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
 Điều 17
 Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
 Điều 21
 Trẻ em có bổn phận sau đây :
 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ; kính trọng thầy giáo, cô giáo ; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ ; ...
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II * NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
***********************************************************************************************
v Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 Điều 17
 Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật,... phù hợp với lứa tuổi. 
 Điều 21
 Trẻ em có bổn phận sau đây :
 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ; kính trọng thầy giáo, cô giáo ; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ ; đoàn kết với bạn bè ; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
 2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường...
 3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II * NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
***********************************************************************************************
w Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 Điều 21
 Trẻ em có bổn phận sau đây :
 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ;...
 2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường...
 3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
 4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức ; tôn trọng pháp luật ; tuân theo nội quy của nhà trường ; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ; tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II * NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
***********************************************************************************************
x Con gái
 Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo : "Lại một vịt trời nữa." Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
 Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu vì sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê !
 Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa. Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II * NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
***********************************************************************************************
y Con gái
 Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào : "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé !"
 Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía !
 Tối đó, bố về. Bố ôm mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào : "Biết cháu tôi chưa ? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng."
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II * NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
***********************************************************************************************
y Con gái
 Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào : "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé !"
 Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía !
 Tối đó, bố về. Bố ôm mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào : "Biết cháu tôi chưa ? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng."

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi DOC TIENG 5.doc