Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Tổng của 34 và 45 là:
a) 79 b) 88
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 7dm = .cm b) 60cm = dm
Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:
a) Hiệu của 89 và 6 là:
A. 29 B. 83 C. 84 D. 38
b) Tổng của 57 và 36 là:
A. 83 B. 93 C. 92 D. 82
Trường tiểu học Tân Phong Họ và tên: . Lớp: 2 Người chấm: Điểm: ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Môn: Toán - Lớp 2 Năm học: 2010 - 2011 I. Phần trắc nghiệm: Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Tổng của 34 và 45 là: a) 79 b) 88 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 7dm = .cm b) 60cm = dm Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: a) Hiệu của 89 và 6 là: A. 29 B. 83 C. 84 D. 38 b) Tổng của 57 và 36 là: A. 83 B. 93 C. 92 D. 82 II. Phần tự luận: Bài 1: a) Tính: 9 + 4 = 7 + 6 = 9 + 8 = 5 + 6 = 8 + 5 = 6 + 8 = 7 + 3 = 6 + 9 = b) Đặt tính rồi tính 59 + 5 87 - 25 20 + 39 59 - 50 . .. .. .... . .. .. . .. .. Bài 2: An cân nặng 23kg, Hòa nặng hơn An 3kg. Hỏi Hòa cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam? Bài giải Bài 5: Trong hình bên: Có hình tam giác. Có hình tứ giác. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM GIỮA HỌC KÌ I Môn: Toán - Lớp 2 Năm học: 2010 - 2011 I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Bài 1: ( 0,5 điểm ) Điền đúng mỗi chữ ( Đ hoặc S ) vào mỗi ô trống thích hợp được 0,25đ Bài 2: ( 0,5 điểm ) Viết số thích hợp vào mỗi ô trống được 0,25đ Bài 3: ( 2 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng mỗi ý được 1đ II. Phần tự luận: (7 điểm) Bài 1: ( 4 điểm ) a) Viết đúng kết quả mỗi phép tính: ( 0,25đ ) b) Đăt tính đúng và tính kết quả đúng mỗi phép tính: ( 0,5đ ) Bài 2: ( 2 điểm ) - Có câu lời giải đúng: 0,5đ - Có phép tính đúng: 1đ - Có đáp số đúng: 0,5đ Bài 3: ( 1 điểm ) a) Điền đúng 3 hình tam giác: 0,5đ b) Điền đúng 3 hình tứ giác: 0,5đ Trường tiểu học Tân Phong Họ và tên: . Lớp: 2 Người chấm: Điểm: ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng việt - Lớp 2 Năm học: 2010 - 2011 * Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm ) - Đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2 của bài “ Người mẹ hiền ” sách TV 2, tập 1 ( trang 63 ) - Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1) Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu? a. Trốn học, ra phố xem xiếc. b. Đi xem Ti vi. c. Về nhà. 2) Minh và Nam định ra phố bằng cách nào? a. Đi bộ. b. Trèo qua cổng trường. c. Chui qua chỗ tường thủng. 3) Khi hai bạn đang chui qua chỗ tường thủng thì ai nhìn thấy? a. Thầy giáo. b. Bác bảo vệ. c. Bố mẹ của Minh. 4) Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì? a. Tôi là Nam. b. Đây là Nam phải không? c. Nam trốn học. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng việt - Lớp 2 Năm học: 2010 - 2011 * Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm ) - Đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2 của bài “ Người mẹ hiền ” sách TV 2, tập 1 ( trang 63 ) - Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1) Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu? a. Trốn học, ra phố xem xiếc. b. Đi xem Ti vi. c. Về nhà. 2) Minh và Nam định ra phố bằng cách nào? a. Đi bộ. b. Trèo qua cổng trường. c. Chui qua chỗ tường thủng. 3) Khi hai bạn đang chui qua chỗ tường thủng thì ai nhìn thấy? a. Thầy giáo. b. Bác bảo vệ. c. Bố mẹ của Minh. 4) Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì? a. Tôi là Nam. b. Đây là Nam phải không? c. Nam trốn học. * Kiểm tra viết ( 10 điểm ) 1. Chính tả: ( 5 điểm ) GV đọc cho học sinh nghe - viết đầu bài và đoạn: “ Dưới mái trường mới sao cũng đáng yêu đến thế ” của bài Ngôi trường mới, trang 51 sách Tiếng việt 2 tập 1. 2. Tập làm văn: ( 5 điểm ) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về cô giáo ( hoặc thầy giáo ) cũ của em theo các gợi ý sau: Cô giáo ( hoặc thầy giáo ) lớp 1 của em tên là gì? Tình cảm của cô ( hoặc thầy ) đối với học sinh như thế nào? Em nhớ nhất điều gì ở cô ( hoặc thầy )? Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo ) như thế nào? HƯỚNG DẪN CÁCH KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM Giữa học kì I - Năm học: 2010 - 2011 Môn: Tiếng việt - Lớp 2 A. Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng ( 6 điểm ) GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với mỗi học sinh, giáo viên cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn theo yêu cầu ở thăm, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc trong phiếu - GV đánh giá dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3đ Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5đ. Đọc sai từ 3 – 5 tiếng: 2đ. Đọc sai 6 – 10 tiếng: 1,5đ. Đọc sai từ 11 – 15 tiếng: 1đ. Đọc sai từ 16 – 20 tiếng: 0,5đ. Đọc sai 20 tiếng: 0đ + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu: 1đ Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở một hoặc hai dấu câu: 1đ. Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 3 – 5 dấu câu: 0,5đ. Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 6 dấu câu trở lên: 0đ. + Tốc độ đọc đạt yêu cầu: không quá 1 phút: 1đ Đọc từ trên 1 – 2 phút: 0,5đ. Đọc quá 2 phút đánh vần nhẩm quá lâu: 0đ + Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu trong phiếu: 1đ 2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 4 điểm ) - Mỗi câu trả lời đúng: 1đ - Đáp án: Câu 1: ý ( a ) Câu 2: ý ( c ) Câu 3: ý ( b ) Câu 4: ý ( a ) B. Bài kiểm tra viết: ( 10 điểm ) 1. Bài chính tả: ( 5đ ) - Sai một lỗi trừ 0,25đ. Các lỗi sai giống nhau do phát âm địa phương tính chung một lỗi. - Toàn bài trình bày chưa đẹp, chữ viết xấu trừ: 1đ 2. Bài tập làm văn: ( 5 điểm ) - Đặt câu đúng cú pháp, dùng từ đúng, nêu đúng chủ đề kể về một thầy giáo ( hoặc cô giáo ) cũ của em. Viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ: 5đ - Tùy bài làm của học sinh mà giáo viên cho điểm phù hợp. ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG Lớp 2 Đọc đoạn 1 từ “ Na là một học chưa giỏi” của bài: Phần thưởng ( trang 13 ) Câu hỏi: Hãy kể những việc làm tốt của Na? Đọc đoạn 1 từ “ngày xưa đến trông rất xấu” của bài: Có công mài sắt có ngày nên kim ( trang 4 ) Câu hỏi: Lúc đầu cậu bé học hành thế nào? Đọc đoạn 3 từ “ Thầy giáo nhìn hai bím tóc Hà cũng cười” của bài: Bím tóc đuôi sam ( trang 32 ). Câu hỏi: Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? Đọc đoạn từ “ Tôi và Dế Trũi trôi băng băng” của bài: Trên chiếc bè ( trang 34 ). Câu hỏi: Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì? Đọc đoạn 1 và đoạn 2 của bài: Chiếc bút mực ( trang 40 ). Câu hỏi: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? Đọc đoạn 2 của bài: Mẩu giấy vụn ( trang 48 ). Câu hỏi: Cô giáo yêu câu cả lớp làm gì? Đọc đoạn 1 của bài: Người mẹ hiền ( trang 63 ). Câu hỏi: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? Đọc đoạn 1 của bài: Người thầy cũ ( trang 56 ). Câu hỏi: Bố Dũng đến trường làm gì? Đọc đoạn 3 của bài: Người mẹ hiền ( trang 63 ). Câu hỏi: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì? Đọc đoạn từ “ Dưới mái trường mới đáng yêu đến thế” của bài: Ngôi trường mới ( trang 50 ). Câu hỏi: Dưới mái trường mới, bạn học cảm thấy có những gì mới? KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG – LỚP 3 GIỮA KÌ I * Đọc đoạn 1 của bài Cậu bé thông minh, SGK TV3/1, trang 4 - TLCH: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? * Đọc đoạn 1 của bài Ai có lỗi, SGK TV3/1, trang 12 - TLCH: Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ? * Đọc đoạn 2 của bài Cô giáo tí hon, SGK TV3/1, trang 17 - TLCH: Những cử chỉ nào của “ cô giáo” Bé làm em thích thú ? * Đọc đoạn 3 của bài Chiếc áo len, SGK TV3/1, trang 20 - TLCH: Anh Tuấn nói với mẹ những gì ? * Đọc đoạn 1 của bài Người mẹ, SGK TV3/1, trang 29 - TLCH: Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1 ? * Đọc đoạn 2 của bài Ông ngoại, SGK TV3/1, trang 35 - TLCH: Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ? * Đọc đoạn 1 của bài Người lính dũng cảm, SGK TV3/1, trang 38 - TLCH: Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò gì ? Ở đâu ? * Đọc đoạn 1 của bài Cuộc họp của chữ viết, SGK TV3/1, trang 44 - TLCH: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ? * Đọc đoạn 3 của bài Bài tập làm văn, SGK TV3/1, trang 46 - TLCH: Thấy các bạn viết nhiều, Cô- li- a làm cách gì để bài viết dài ra ? * Đọc đoạn 1 của bài Trận bóng dưới lòng đường, SGK TV3/1, trang 54 - TLCH: Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ? ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt – Lớp 3 Năm học: 2010 – 2011 A – KIỂM TRA ĐỌC I – Đọc thành tiếng ( 6 điểm ) Học sinh đọc đoạn văn khoảng 55 chữ thuộc chủ đề đã học ở giữa học kì I ( giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 3, tập 1; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đã đánh dấu). II – Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm ) CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đoàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi của mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM Đọc thầm bài Chuyện của loài kiến, sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào ? a. Sống theo đàn. b. Sống theo nhóm. c. Sống lẻ một mình. 2. Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì ? a. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. c. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày. 3. Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt ? a. vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động. b. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ. c. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại. 4. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? a. Đàn kiến đông đúc. b. Người đông như kiến. c. Người đi rất đông. B – KIỂM TRA VIẾT I – Chính tả: Nghe – viết ( 5 điểm ) – 15 phút. NƯỚC BIỂN CỬA TÙNG Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. II – Tập làm văn ( 5 điểm ) Hãy vi ... t không rõ ràng , sai về độ cao , khoảng cách , kiểu chữ , trình bày bẩn , ... Trừ toàn bài 1 điểm . II. Tập làm văn ( 5đ ) Đề bài: Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. Đáp án : A. Yêu cầu cần đạt: 1. Bài viết đúng thể loại văn viết thư, có bố cục rõ ràng ( đủ 3 phần: Phần đầu thư, phần chính bức thư, phần cuối thư). 2. Nội dung: Nêu địa điểm, thời gian viết thư, lời xưng hô trong thư. Nêu mục đích , lí do viết thư, lời thăm hỏi với người nhận thư, thông báo tình hình của người viết thư, tình cảm với người nhận thư . 3. Nêu được ước mơ của bản thân. 4. Bài viết có một số câu văn sinh động, chân thật, có hình ảnh, từ ngữ phong phú. Không sai trong cách dùng từ, đặt câu và cách ghi dấu câu. 5. Bài viết không mắc lỗi chính tả. B. Cho điểm: - Đạt điểm 5: Bài viết đạt được trọn vẹn cả 5 yêu cầu trên. - Đạt điểm 4: Bài viết đạt được các yêu cầu 1- 2- 3- 5 nhưng yêu cầu 4 chưa đạt cao. Còn sai 1 – 2 lỗi chính tả hoặc dấu câu. - Đạt điểm 3: Bài viết đạt được các yêu cầu 1 -2 -3 nhưng chưa nêu rõ ước mơ . Còn sai 3- 4 lỗi chính tả, ngữ pháp. Đạt điểm 2: Bài viết đạt được các yêu cầu 1- 2, các yêu cầu 3- 4 cón sơ lược, miêu tả còn đơn điệu. Nêu tình cảm chưa rõ ràng, thiếu chân thật. Còn sai 4 – 5 lỗi chính tả, ngữ pháp. - Đạt điểm 1: Bài làm xa đề hoặc bỏ dang dở. Trường tiểu học tân phong Họ và tên : ..................................... KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I Lớp : 4A... Môn: Toán - Lớp 4 Năm học : 2010 – 2011 I– PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính, ). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : Số gồm “ Hai mươi triệu, hai mươi nghìn, và hai mươi” viết là: A. 202 020 B. 2 020 022 C. 20 020 020 2. Giá trị của chữ số 5 trong số 675 842 là: A. 500 B. 5000 C. 50 000 3. Số bé nhất trong các số 684 725 ; 684 752 ; 684 257 là: A. 684 725 B. 684 257 C. 684 752 4. Số lớn nhất trong các số sau 725 369 ; 725 693 ; 725 963 là: A. 725 369 B. 725 693 C. 725 963 5. 1 phút 8 giây = .. giây: A. 18 giây B. 108 giây C. 78 giây D. 68 giây 6. Trung bình cộng của các số : 36 , 42 , 57 là : A. 45 B. 54 C. 35 II - PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm ) Bài 1. Đặt tính rồi tính: ( 2 điểm ) a. 186954 + 247436 b. 839084 - 246937 Bài 2 (2 điểm) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm , chiều rộng 3cm . Tính chu vi hình chữ nhật đó . ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Bài 3 ( 3 điểm ) Trong vườn có 126 cây cam và táo. Số cây cam nhiều hơn số cây táo là 14 cây. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây cam, bao nhiêu cây táo ? .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................... .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................... .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN LỚP 4 ( Giữa học kì I ) Năm học: 2010 - 2011 I – PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Đúng mỗi bài cho 0,5 điểm Câu 1: Khoanh vào C Câu 2: Khoanh vào B Câu 3: Khoanh vào B Câu 4: Khoanh vào C Câu 5: Khoanh vào D Câu 6: Khoanh vào A II - PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Bài 1. mỗi phép tính đúng được 1 điểm a. 434390 b. 592147 Bài 2 : (2điểm) Vẽ được hình chữ nhật với số đo đã cho ( 1 điểm ) Tính được chu vi hình chữ nhật ( 1 điểm ) Bài : ( 3 điểm ) Tóm tắt Giải Số cây cam trong vườn là Cam: ( 126 + 14 ) : 2 = 70 ( cây ) Táo: Số cây táo trong vườn là: 126 - 70 = 56 ( cây ) Đáp số : Cam 70 cây Táo 56 cây *Lưu ý : Nếu HS giải theo cách 1 hoặc 2 của dạng bài tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó đều đúng . KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I Môn : Tiếng việt Năm học : 2010 – 2011 II- Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm ) . Nỗi dằn vặt của An – đrây - ca An – đrây – ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An – đrây – ca : “ Bố khó thở lắm ! ”. Mẹ liền bảo An - đrây – ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà. Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “ Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc vế chậm mà ông chết.” An – đrây – ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em: - Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà. Nhưng An – đ rây – ca không nghĩ vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt : “ Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa !” Theo XU – KHÔM – LIN – XKI ( Trần Mạnh Hưởng dịch ) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất : 1. An – đrây – ca lên 9 tuổi, em sống với ai? ( 0,5 điểm) A . Mẹ. B . Ông. C . Mẹ và ông. 2. Khi mẹ bảo em đi mua thuốc cho ông, em như thế nào? ( 0,5 điểm) A . Nhanh nhẹn đi ngay. B . Không đi mà bỏ đi chơi. C . Không quan tâm tới lời mẹ bảo. 3. Chuyện gì xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà? ( 0,5 điểm) A . Ông đang mệt. B . Ông đã qua đời. C . Ông đã khỏi bệnh. 4. An –đ rây – ca tự dằn vặt mình như thế nào? ( 0,5 điểm) A . Không nghe lời mẹ. B . Không thương mẹ. C . Giá mình mua thuốc về kịp . ít năm nữa. 5.An –đrây – ca đã làm gì trên dường đi mua thuốc cho ông? ( 0,5 điểm) A . Chơi đá bóng. B . Chơi bắn bi. C . Đi thẳng một mạch đến quầy mua thuốc. 6. Câu chuyện cho thấy An – đrây – ca là một cậu bé như thế nào? ( 0,5 điểm) A) An – đrây – ca rất thương ông. B) An – đrây – ca không thương ông. C) An – đrây – ca chưa vâng lời ông. 7. Từ nào dưới đây là từ láy có hai tiếng láy phần vần? ( 1 điểm) A . Hoàn toàn. B . Xôn xao. C . Thì thầm. 8. Tiếng “ yêu” do những bộ phận nào tạo thành( 1 điểm) A . Âm đầu và vần. B . Âm đầu, vần và thanh. C . Vần và thanh. B – KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả : Nghe – viết ( 5 điểm ) Những hạt thóc giống (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 46) ( Viết đoạn: Ngày xưa thóc vẫn chẳng nảy mầm ) II. TẬP LÀM VĂN ( 5 điểm ) Đề bài: Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
Tài liệu đính kèm: