ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5
**************************************************************************************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG
Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 5 điểm, chia ra :
1- Đọc đúng tiếng, đúng từ . 1 điểm.
* Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng = 0,5 điểm * Đọc sai quá 5 tiếng = 0 điểm.
2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa . 1 điểm.
* Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ = 0,5 điểm.
* Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên = 0 điểm.
3- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm . 1 điểm.
* Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm = 0,5 điểm.
* Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm = 0 điểm.
4- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) . 1 điểm.
* Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút = 0,5 điểm. * Đọc quá 2 phút = 0 điểm.
5- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu . 1 điểm.
* Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm.
* Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 ************************************************************************************** HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 5 điểm, chia ra : 1- Đọc đúng tiếng, đúng từ ..................................................................... 1 điểm. * Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng = 0,5 điểm * Đọc sai quá 5 tiếng = 0 điểm. 2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ..................... 1 điểm. * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ = 0,5 điểm. * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên = 0 điểm. 3- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm ........................................................ 1 điểm. * Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm = 0,5 điểm. * Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm = 0 điểm. 4- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) ...................................... 1 điểm. * Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút = 0,5 điểm. * Đọc quá 2 phút = 0 điểm. 5- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ............................................. 1 điểm. * Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm. * Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm. Giáo viên gọi từng học sinh lên chuẩn bị, sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi. u Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Giáo viên chọn 1 trong 5 câu hỏi cho học sinh trả lời : 1- Hãy kể tên những sự vật trong đoạn văn có màu vàng ? (... lúa, nắng, quả xoan, lá mít, tàu đu đủ, lá sắn héo, quả chuối, tàu lá chuối) 2- Hãy nêu từ chỉ màu vàng của lúa, nắng, quả xoan, lá mít ? (... lúa - vàng xuộm, nắng - vàng hoe, xoan - vàng lịm , lá mít - vàng ối) 3- Hãy nêu từ chỉ màu vàng của tàu đu đủ, lá sắn héo, quả chuối, tàu lá chuối ? (... tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi, quả chuối - chín vàng, tàu lá chuối - vàng ối) 4- Từ vàng xuộm gợi cho em cảm giác gì ? (... vàng xuộm : màu vàng đậm; lúa vàng xuộm là lúa đã chín) 5- Từ vàng hoe gợi cho em cảm giác gì ? (... vàng hoe : màu vàng nhạt, tươi, ánh lên; nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức) v Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. Giáo viên chọn 1 trong 5 câu hỏi cho học sinh trả lời : 1- Hãy kể tên những sự vật trong đoạn văn vừa đọc có màu vàng ? (... bụi mía; rơm, thóc; gà, chó; mái nhà rơm) 2- Hãy nêu từ chỉ màu vàng của bụi mía; rơm, thóc; gà, chó; mái nhà rơm ? (... bụi mía - vàng xọng; rơm, thóc - vàng giòn; gà, chó - vàng mượt; mái nhà rơm - vàng mới) 3- Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ? (... quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa. Thời tiết của ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp) 4- Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động ? (... không có ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Hoạt động của con người làm cho bức tranh quê rất sinh động) 5- Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? (...Phải rất yêu quê hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế - Hay: ... Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp, thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh, với quê hương) w Đất Cà Mau. Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Giáo viên chọn 1 trong 5 câu hỏi cho học sinh trả lời : 1- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ? (... là mưa dông : rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh) 2- Chi tiết nào cho em biết vào tháng ba, tháng tư thời tiết ở Cà Mau sớm nắng chiều mưa ? (... Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn...) 3- Đất đai ở Cà Mau vào mùa nắng như thế nào ? (... đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt) 4- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ? (... cây cối mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt) 5- Loại cây nào mọc nhiều nhất ở Cà Mau ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ? (... Đước - ... đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi) x Đất Cà Mau. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước... Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. Giáo viên chọn 1 trong 3 câu hỏi cho học sinh trả lời : 1- Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ? (... nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước) 2- Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ? (... thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người) 3- Hãy nêu những câu chuyện mà người dân Cà Mau thích nghe, thích kể cho nhau nghe ? (... về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây) ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị) ************************************************************************************** u Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị) ************************************************************************************** v Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị) ************************************************************************************** w Đất Cà Mau. Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị) ************************************************************************************** x Đất Cà Mau. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước... Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
Tài liệu đính kèm: