Trong thời đại ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đòi hỏi con ngườiphải có trình độ mới nắm bắt được những thành tựu đó. Đứng trước thử thách lớn lao ấy , hơn bao giờ hết hiện đại hóa giáo dục được đặt lên hàng đầu để hòa chung vào sự đổi mới của thế giới , của đất nước , hòa chung với sự đổi mới của công nghệ thông tin . Để làm nhữnh việc đó, lời giải lớn nhất mà nghị quyết trung w2, BCHTWƯ Đảng khóa VIIIđưa ra đó là bằng mọi cách phải hiện đại hóa giáo dục , phải coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu ” . Mặt khác tinh thần của nghị quyết w2 khóa VIII về công nghệ giáo dục , ‘ phát huy tính tích cực cá nhân , làm chủ kiến thức khoa học và công nghệ thông tin , có tư duy sáng tạo ,có năng lực thực hành giỏi , có tác phong công nghệ ’’ Đó là một yêu cầu hết sức thực tế , hết súc khách quan phù hợp chung của giáo dục hiện đại nhằm thực hiện sự công nghệ hóa , hiện đại hóa đất nước .
Ai cũng biết rằng , muốn hiện đại hóa đất nước trước hết phải hiện đại hóa giáo dục . Vì nhân tố con người luôn luôn là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa tiên quyết cho mọi sự phát triển của xã hội .
Mà giáo dục là một chịu trách nhiệm đào tạo con người .
Theo yêu cầu của ngần giáo dục: đảm bảo số lượng , tường bước ràng cao chất lượng. Đó là một yêu cầu tế nhị , bình thường của xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng. Vậy cần phải làm gì để nâng cao chất lượng ? Đó là câu hỏi đặt ra không chỉ cho riêng ai, mà chung cho ngành giáo dục với khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu’’ với sự thành đạt của trẻ .
PHÒNG GIÁO DỤCHƯỚNG HOÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN LIÊN ~ ~ ~ ~ ~ o0o ~ ~ ~ ~ ~ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1" NGƯỜI VIẾT: Nguyeãn Thò Hueá Năm học: 2008 - 2009 I /LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đòi hỏi con ngườiphải có trình độ mới nắm bắt được những thành tựu đó. Đứng trước thử thách lớn lao ấy , hơn bao giờ hết hiện đại hóa giáo dục được đặt lên hàng đầu để hòa chung vào sự đổi mới của thế giới , của đất nước , hòa chung với sự đổi mới của công nghệ thông tin . Để làm nhữnh việc đó, lời giải lớn nhất mà nghị quyết trung w2, BCHTWƯ Đảng khóa VIIIđưa ra đó là bằng mọi cách phải hiện đại hóa giáo dục , phải coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu ” . Mặt khác tinh thần của nghị quyết w2 khóa VIII về công nghệ giáo dục , ‘ phát huy tính tích cực cá nhân , làm chủ kiến thức khoa học và công nghệ thông tin , có tư duy sáng tạo ,có năng lực thực hành giỏi , có tác phong công nghệ ’’ Đó là một yêu cầu hết sức thực tế , hết súc khách quan phù hợp chung của giáo dục hiện đại nhằm thực hiện sự công nghệ hóa , hiện đại hóa đất nước . Ai cũng biết rằng , muốn hiện đại hóa đất nước trước hết phải hiện đại hóa giáo dục . Vì nhân tố con người luôn luôn là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa tiên quyết cho mọi sự phát triển của xã hội . Mà giáo dục là một chịu trách nhiệm đào tạo con người . Theo yêu cầu của ngần giáo dục: đảm bảo số lượng , tường bước ràng cao chất lượng. Đó là một yêu cầu tế nhị , bình thường của xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng. Vậy cần phải làm gì để nâng cao chất lượng ? Đó là câu hỏi đặt ra không chỉ cho riêng ai, mà chung cho ngành giáo dục với khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu’’ với sự thành đạt của trẻ . Nhận thức sâu sắc và thấu đáo vấn đề trên . Đó là yêu cầu của xã hội ,yêu cầu của ngành giáo dục , của gia đình đối với sự đổi mới với những trái tim thơ ngây đang chờ đợi tấm lòng nhiệt huyết với nghề bằng tấm lòng yêu nghề mến trẻ và luôn có ý nâng cao chất lượng giáo dục chất lượng dạy-học .Trong khi đó ta thấy rằng có bao nhiêu người thì bấy nhiêu cách nghĩ . Muốn thống nhất ý kiến , đòi hỏi phải nghiên cứu , tìm hiểu .Nghiên cứu giáo dục là một việc làm hết sức quan trọngđối với mọi người giáo viên và những người làm công tác giáo dục . Nhờ việc nghiên cứu khoa học giáo dục giúp cho chúng ta nắm được đối tượng học sinh , nắm được đặt điểm nhạn thức ,suy nghĩ của các em .Cũng thông qua nghiên cứu mà cs thể nắm bắt được những việc làm hay , những kinh nghiệm tốt của các giáo viên đồng nhiệp, phục vụ cho công tác giảng dạy đồng thời to ra phương pháp tích cực trong giáo dục , phát hy tiềm năng sẵn có của học sinh . Vì sao người giáo viên phả coi trọng việc nghiên cứu giáo dục: Vì đối tượng lao động của người giáo viên là những thế hệ trẻ bao gồm những học sinh lứa tuổi khác nhau ở giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ về nhân cách . Trong khi đó mục đích của sư phạm là làm cho thế hệ trẻ trở thành người lao động kiệu mới ,xây dựng CNXH. Nghề dạy học không chỉ thể hiện với việc lao động có trách nhiệm mà còn là một công việc khó khăn ,vất vả. Hoạt động này luôn luôn diễn ra sự biến đổi ,luôn luôn có sự khác biệt về tâm lý giữa những đối tượng giáo dục . Vì vậy , đòi hỏi người giáo viên phải luôn đổi mới nội dung và phương pháp dạy học . tìm hiểu đối tượng giáo dục để tìm ra biện pháp ,cách thức đúng đắn nhất ,phù hợp với xã hội phát triển ngày nay . Điều đó còn đồng thời quyết định sự thành công hay thất bại của giờ dạy . Là một giáo viên ,việc nghiên cứu giáo dục lại là một vấn đề hết sức cần thiết . Đó là niềm vinh dự cũng là trách nhiệm , nghĩa vụ phải thực hiện ; tổ chức cho các em bằng những phương pháp tích cực giúp các em nắm bắt , tiếp thu kiến thức có hiệu quả .Với suy nghĩ , trăn trở như vậy trong quá trình giảng dạy theo đúng nhiệm vụ năm học 2001-2002 , tôi đã nghiên cứu tìm hiểu phương pháp làm thế nàp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1, với mục đích góp phần vào việc đởi mới phương pháp , nâng cao hiệu quả của giờ học . Tuy nhiên, do thời gian không cho phép . Nên mặc dù nội dung khá phong phú song đề tài chủ đề cập đến một số vấn đề cỏ bản . Do đó , không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót . Kính mong các anh chị đồng nghiệp cũng như đọc giả góp ý bổ sung để đề tài vào đề tài cho hoàn chỉnh hơn GV: Nguyeãn Thò Hueá A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ... Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói "chữ viết cũng là một biểu hiện của người viết. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô và bạn đọc bài vở của mình". Mặt khác, quan sát thực tế ở các lớp trong trường chúng chúng tôi nhận thấy: các lớp đạt chỉ tiêu "vở sạch chữ đẹp" còn chưa đạt, năm nay đạt, năm sau mất, chữ viết không đúng độ cao, thiếu nét, thừa nét, khoảng cách giữa các chữ chưa đều, thế chữ chưa chuẩn... Xuất phát từ vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 ” II NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu lý luận để làm rõ các nội dung Yêu cầu về chữ viết đối với học sinh lớp 1 Vai trò của việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 Biện pháp để rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 Tiến hành khảo sát thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm về việc rèn luyện chũ viết cho học sinh lớp 1 Những kết luận và đề xuất . III . CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở tâm lí của trẻ Học sinh tiểu học chủ yếu ở độ tuổi từ 6- 11 tuổi . Ở độ tuổi này nó còn ngây thơ trong trắng hay bắt chước học đòi . Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ nhi đồng là hoa thiếu niên là quả . Hoa như thêt nầo thì quả như thế đó . Nếu hoa hổng thì quả thối chột ”. Do vậy tuổi của các em là tuổi sống bằng tình cảm . Nếu như không biết giáo dục các em ngay từ buổi đầu thì quả là điều thiêú sót lớn * Cơ sở tâm sinh lý của trẻ. So sánh bàn tay của người lớn với bàn tay trẻ em có thể thấy những chỗ khác nhau rõ rệt. Các cơ và xương tay người lớn đã hoàn chỉnh nên có thể cử động rõ ràng theo một hướng. Ngược lại, cơ và xương bàn tay của trẻ đang ở độ phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay còn vụng về chóng mệt mỏi. Khi cầm bút (nhất là trẻ lớp 1) các em có tâm lý sợ, điều này gây một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay căng nên rất khó di chuyển. Do vậy, dường như các em viết bằng toàn thân chứ không chỉ bằng tay (khi viết mím môi, tròn mặt...) 2. Đặc điểm đối mắt của trẻ khi viết Trẻ tiếp thu hình ảnh của chữ viết qua mặt nhìn. Khi các em phải phát hiện lại hình ảnh chữ viết đã thu được qua mắt đầu lần đầu để ghi lại dạng của nó trên mặt giấy. Vì vậy, nếu nét chữ được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ khi tập viết, từ đó gây cận thị. Ngoài chức năng ghi nhận hình chữ, mắt còn có nhiệm vụ hướng dẫn tác động để tái hiện các đường nét của chữ viết. Trong thời gian đầu có thể các em nhận ra đúng hình dạng của mẫu chữ. Chỉ sau một số làn luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng em thì các em mới chép lại đúng mẫu. 3. Chú ý Khả năng tập trung của các em còn chưa cao, tư duy chưa phát triển đều, các thao tác trí tuệ của các em chưa hoàn chỉnh. Vì thế trong quá trình giảng bài, phân tích chữ mẫu Giáo viên phải phân tích rõ ràng, dễ hiểu, chính xác. Tóm lại: Nắm được đặc điểm này nên trong quá trình dạy tập viết chúng tôi thường quan tâm tư thế ngồi học, tốc độ viết và số lượng bài viết vừa sức với các em. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN * Thực tế dạy chữ viết ở trường tiểu học Tân Liên 1. Thuận lợi - Học sinh lớp 1 mới đi nên các em rất thích học, ham học, ham viết. - Phụ huynh cho con đến trường ở đầu năm cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Môi trường giao tiếp, bố mẹ, phương tiện thông tin đại chúng, cô giáo... đều biết Tiếng Việt. - Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất: Bộ chữ mẫu của Giáo viên, những bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ) cho học sinh quan sát. - Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết của các em ngay từ lớp 1. 2. Khó khăn Qua khảo sát các em vào đầu năm chúng tôi nhận thấy các em học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn. - Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo)vào lớp 1 nên chữ chưa thống nhất. Có em không biết viết, hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng kẻ, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mãi chơi, nghịch. - Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dùng bút khi viết chữ. - Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ. - Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu. - Viết nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đẹp. - Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết. - Phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ mới để hướng dẫn con em mình luyện viết đúng đẹp ở nhà. B. PHẦN NỘI DUNG I. NỘI DUNG - Học sinh viết các chữ cái cỡ vừa, viết các vần, tiếng, từ ứng dụng cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Tô các chữ hoa và viết các chữ số cỡ vừa - Biết viết đúng và rõ ràng các chữ thường, ghi dấu thanh đúng vị trí II. VỞ TẬP VIẾT LỚP 1 Gồm 2 tập 1. Phần học vần: Học sinh viết chữ cỡ vừa (mỗi đơn vị cao 2 li) theo nội dung từng bài học âm vần trong SGK Tiếng Việt 1 tập 1 và tập 2 và theo yêu cầu của tiết tập viết ở từng tuần học, cụ thể: + Từ bài 1 đến bài 27: Học sinh tập viết chữ cái ngay trong giờ ... để học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và dửa kịp thời. Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết, giáo viên hướng dẫn các em viết qua hai giai đoạn. + Giai đoạn quan sát mẫu trên bảng và viết ra bảng con: giáo viên cho các em quan sát kĩ chữ mẫu trên bảng. Qua phân tích, giảng giải các em nắm được cấu tạo chữ viết và nắm được quy trình viết. Sau đó giáo viên cho các em viết trên bảng con. Giai đoạn đầu khi các em mới viết, giáo viên hướng dẫn trực tiếp rên bảng con hoặc có chữ mẫu đã trình bày sẵn trên bảng con để học sinh nhìn vào đó mà viết theo. Giai đoạn sau các em quan sát và tự viết vào bảng con dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên ở trên bảng lớn. Sau đó giao viên kiểm tra và sửa chữa lỗi sau cho các em trực tiếp ở bảng con. Giáo viên lưu ý sửa cho các em học sinh về độ cao, độ rộng. khoảng cách các con chữ đã đúng mẫu chưa. VD: Dạy bài 47: en, ên - Sau khi cho học sinh quan sát chữ mẫu và phân tích, so sánh chữ mẫu (như phần phương pháp trực quan) - GV hướng dẫn quy trình viết từng chữ. - Học sinh luyện viết bảng con: + Lần 1: en, ên + Lần 2: lá sen, con nhện. - Giáo viên quan sát sửa bài cho từng HS ngay trên bảng con - Cho nhận xét bài viết của bạn trên bảng, GV yêu cầu học sinh nhận xét: + Bạn viết đúng chữ chưa? + Đúng độ cao và khoảng cách chưa? Giai đoạn quan sát chữ mẫu và viết vào trong vở tập viết. Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ chữ mẫu đầu dòng xem chữ cần viết, từ cần viết cao bao nhiêu, khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách các chữ trong từ là bao nhiêu, sau đó mới đặt bút viết. VD: Dạy bài tô chữ hoa A (phần luyện tập tổng hợp) - Học sinh đọc nội dung bài, quan sát chữ mẫu đầu dòng. + Một dòng tô mấy chữ A? + Chữ ai viết rộng trong mấy ô ? (một ô) + vật một dòng viết được mấy chữ ai? (viết được 6 chữ ai) - Giáo viên nêu quy trình viết, cho học sinh quan sát vở mẫu rồi viết bảng. 7. Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút Đường kẻ ly (1,2,3,4,5) Đường kẻ dọc (6, 7,8) Điểm dừng bút Là vị trí kết thúc của chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ li. Điểm đặt bút Là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ li hoặc không nằm trên đường kẻ ly. VD: Khi hướng dẫn viết chữ an trong bài: Tô chữ hoa C, giáo viên nêu quy trình viết như sau: Đặt bút dưới đường kẻ ly hai viết con chữ a nối liền với con chữ n đều cao hai dòng ly, điểm dừng bút chạm đường ly hai. 8. Xác định khoảng cách Qua các giờ tập viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng: Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là nửa thân con chữ, các nét chữ trong một chữ phải viết liền nét. Khoảng cách giữa các chữ trong một từ là cách nhau một thân con chữ. VD: Bài 93: Oan, Oăn (tiết 1) - Khi hướng dẫn viết từ: Giàn khoan, GV nêu câu hỏi + Nêu khoảng cách giữa các con chữ trong từ giàn khoan? + Khoảng cách giữa hai chữ trong từ giàn khoan là bao nhiêu? Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình viết liền mạch bằng cách li bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau. Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá. VD: Bài 91: oa, oe (tiết 1) - Khi hướng dẫn viết từ: hoạ sĩ, giáo viên nêu câu hỏi Nhận xét vị trí thanh nặng (.) và thanh ngã (~) trong từ họa sĩ? (thanh nặng viết dưới con chữ a, thanh ngã viết trên con chữ i). 9. Giáo viên phối hợp với phụ huynh: Để thống nhất cách hướng dẫn đọc và luyện viết ở nhà. Phụ huynh luôn nhắc nhở các em khi luyện viết ở nhà cũng như giữ vở sạch khi ở nhà 10. Động viên, khen thưởng Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở sạch chữ đẹp giáo viên có nhận xét và động viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến độ về chữ viết, học sinh viết đẹp giữ vở sạch... C. PHẦN KẾT LUẬN I. KHẢO SÁT - KẾT QUẢ Qua nghiên cứu, thực nghiệm chuyên đề chúng tôi nhận thấy chữ viết của học sinh đã có nhiều tiến bộ, chữ viết của các em rõ ràng, đúng độ cao, đủ nét, viết đúng khoảng cách giữa các con chữ, giữa các từ, đã xác định được điểm đặt bút và điểm dừng bút, các em luôn có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch... Cụ thể kết quả từ 15tháng 10 đến 15 tháng 2 thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Tháng Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm 3, 4 1A 21 Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4 2 3 5 9 6 7 10 8 8 7 4 3 5 4 2 1 Ngoài những kết quả đã đạt được như thống kê ở trên việc rèn luyện chữ viết còn có tác dụng đem lại hứng thú học tập cho các em . Nhiều em bắt đầu cố gắng nổ lực và có tính kiên trì chịu khó cao Tuy thời gian nghiên cứu lí luận và khảo sát không dài nhưng cũng giúp tôi nhận ra được vai trò của việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1. Nhận thức được điều đó tôi đã áp dụng các biện pháp trên và đã thu lại kết quả khá mĩ mãn .Và từ đó tôi cũng nhận ra rằng : Mọi hoạt động muốn thu lại kết quả đều dựa vào chủ thể học sinh rất nhiều Giáo viên chỉ là người hướng dẫn , định hướng nhưng cũng có vai trò không kém phần quan trọng . Sự rèn luyện của giáo viên không chỉ giúp học sinh hình thành kỹ năng mà còn rèn luyện phẩm chất đạo đức cho các em II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong suốt thời gian giảng dạy lớp 1 buổi chiều , qua việc nghiên cứu lí luận , tìm hiểu thực tế và tiến hành các biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1.bản thân tôi đã rút ra được nhiều bài học bổ ích Để trở thành giáo viên giỏi không phải là dễ nhưng như vậy không có nghĩa là không làm được .Mỗi một giáo viên muốn thực hiện điều mong muốn của mình trong nghề nghiệp trước hết phải có lòng yêu nghề , ý chí quyết tâm và có năng lực sư phạm vững chắc Trong việc đầu tiên mà người giáo viên phải hoàn thành đó là cần tìm hiểu , gần gũi học sinh , phải nâng cao ý thức tinh thần tìm hiểu , xâm nhập thực tế . Trước hết một giờ lên lớp người giáo viên phải chuẩn bị hết sức chu đáo về mọi nặt như là đồ dùng dạy học , kế hoạch dạy học và xâm nhập kỹ bài dạy của mình một tâm thêt chủ động Khi lên lớp giáo viên phải giữ cho mình một phong thái tự tin và bình tĩnh . Có như vậy bài dạy mới có “ hồn” mới khơi dậy tính tò mò của học sinh . Đồng thời người giáo viên phải có nghệ thuật vận dụng kiến thức , phương pháp , kỹ năng sư phạm để dẫn dắt học sinh vào quá trình học tập và rèn luyện Đó là yêu cầu đặt ra với bất kỳ giáo viên nào 1. Bài học về công tác giảng dạy - Bản thân người giáo viên phải tận tâm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, kiên trì bền bỉ trong hướng dẫn học sinh luyện viết. - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để trau dồi kiến thức. - Giáo viên quan tâm, kèm cặp, uốn nắn học sinh khi viết. - Phối hợp cùng với học sinh rèn viế bài ở nhà trong ngày nghỉ - Tích cực tham gia phong trào "Vở sạch chữ đẹp" 2. Bài học riêng cho khối 1 - Dạy học sinh nắm được những nét cơ bản ngay từ đầu năm lớp 1. - Học sinh cần nắm được từ thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở cách giữ sở sạch, xác nhận được đường kẻ, dòng li, khoảng cách giữa các chữ trong từ... - Dạy học sinh viết chữ theo trình tự từ thấp đến cao. - Cần chuẩn bị đầy đủ sách vở để học viết: Bảng, bút, vở tập viết, vở ô li, bộ chữ mẫu... III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Về phía giáo viên -Mỗi giáo viên phải biết sử dụng và lựa chọn linh hoạt các phương pháp , hình thức tổ chức dạy học - Có kỹ năng truyền đạt - Có đồ dùng trực quan đẹp , phù hợp , biết cách sử dụng - Tôn trọng sự phát triển tự do của học sinh , định hướng cách học cho các em - Thường xuyên quan tâm , thương yêu , ân cần dạy bảo và có biện pháp giáo dục phù hợp với các em Thường xuyên tự rèn luyện chữ viết của bản thân 2. Về phía nhà trường -Thường xuyên quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học. -Hàng năm nên tổ chức hội thảo và dạy chuyên đề ở tiết tập viết -Thường xuyên kiểm tra nội bộ trường học phát hiện những sai sót để sửa chữa kịp thời Trên đây là: "Một số biện pháp để rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1" mà chúng tôi rút ra ra được trong quá trình dạy học. Rất phong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để chuyên đề có hiệu quả hơn! Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Tân Liên ngày 12 tháng 5 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Huế Giáo án minh hoạ: BÀI 47: EN - ÊN (tiết 2) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - H đọc và viết được: en, ên, lá sen, con nhện. - Đọc được từ câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. B. CHUẨN BỊ Giáo viên: Giáo án điện tử C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Hoạt động 1: Luyện đọc (8 - 10') a. Đọc bảng - Gọi H đọc bài ở tiết 1 - Nhiều em - Màn hình ® giới thiệu câu ứng dụng - Quan sát, nhận xét + Hướng dẫn đọc và đọc mẫu - Theo dõi + Gọi học sinh đọc và tìm tiếng có vần mới học - 3 - 5 học sinh - Đọc cả bài b. Đọc SGK - Theo dõi - Đọc mẫu 2 trang - Đọc từng phần, từng trang, cả bài. * Hoạt động 2: Luyện viết vở (15 - 17) - Dòng 1: en - Đọc nội dung bài viết + Nêu lại quy trình viết và hướng dẫn khoảng cách. - Đọc: en + Quan sát màn hình và nhận xét số lượng chữ trong 1 dòng. - Chỉ tay chữ mẫu. + Nhắc nhửo HS tư thế ngồi, cách cầm bút + Theo dõi, giúp đỡ học sinh - Các dòng còn lại (tương tự) - Chấm điểm, nhận xét * Hoạt động 3: Luyện nói (5') - Nêu chủ đề luyện nói? - Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. - Cho học sinh quan sát tranh. - Quan sát và trả lời câu hỏi. + Trong tranh vẽ gì? + Bên phải cái bàn là cái gì? - Học sinh trả lời + Bên trên cái bàn là con gì? + Trong lớp bên phải em là bạn nào? - Thảo luận theo cặp + Ra xếp hàng, đứng trước và đứng sau em là những bạn nào? - 2 - 3 cặp trình bày - 1- 2 học sinh trình bày + Em viết bằng tay nào? * Củng cố - dặn dò (2 - 3') - Đọc lại bài ở bảng - 1 - 2 em đọc - Tìm tiếng, từ và câu chứa tiếng có vần en, ên? - Nhiều em - Về nhà: Đọc lại bài và xem trước bài 48. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: