Đề tài Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 1 theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học

Đề tài Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 1 theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học

 Như Bác Hồ đã viết trong bức thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945 “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập ở các cháu .”

 Chính vì lẽ đó mà giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Đứa trẻ ngày hôm nay và mai sau trở thành những người như thế nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào cấp tiểu học các em được học những gì.

 

doc 9 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 1 theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG NHẰM THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ NĂM HỌC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Như Bác Hồ đã viết trong bức thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945 “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập ở các cháu ....” 
 Chính vì lẽ đó mà giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Đứa trẻ ngày hôm nay và mai sau trở thành những người như thế nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào cấp tiểu học các em được học những gì.
 Trong thời gian này xã hội đang nói rất nhiều về giáo dục, về chất lượng học sinh lên lớp, về những học sinh ngồi nhầm lớp từ khi có cuộc vận động “ hai không” và 4 nội dung của Bộ trưởng Bộ giáo dục. Là những người trực tiếp giảng dạy các em lớp 1 như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để “sản phẩm” của mình phải có chất lượng, những lí do trên đã thôi thúc tôi cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể góp phần đưa chất lượng học sinh lớp mình phụ trách đạt hiệu quả tốt.Đã nhiều năm được phân công giảng dạy lớp đầu cấp nên tôi ý thức được trách nhiệm của mình vì lớp Một là lớp rất quan trọng ở tiểu học, nếu các em không đọc thông viết thạo thì các em làm toán cũng rất khó khăn và học các môn học khác cũng rất chậm, như vậy các em học lên các lớp trên sẽ bị hổng kiến thức. Từ thực tế của những năm qua tôi đã chọn việc làm mới trong năm học này là :Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 1 theo Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng
II.NHỮNG KHÓ KHĂN:
 Qua quá trình giảng dạy lớp 1 tôi nhận thấy chất lượng học tập của lớp 1 đạt hiệu quả chưa cao có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu mà một số học sinh lớp Một đến cuối năm đọc, viết , tính toán vẫn còn chậm tập trung vào những nguyên nhân sau đây:
1.	Đối với giáo viên: Vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt tình giúp đỡ học sinh.
2.	Đối với học sinh: Bị bệnh lý bẩm sinh, học hay quên; lười học; do hoàn cảnh gia đình.
3.	Đối với phụ huynh: Một số gia đình không quan tâm đến con em mình, phó mặc khoán trắng cho nhà trường.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN:
 Học sinh lớp Một khi mới vào trường tiểu học các em còn rất bỡ ngỡ và mọi thứ còn rất mới lạ, trong thời gian đầu các em được học những gì và được dạy gì phụ thuộc phần lớn vào thầy cô ở trường nên để dạy cho các em các môn học có hiệu quả ngay từ năm đầu cấp đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm hiểu và nghiên cứu những phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, hiểu được hoàn cảnh của các em, hiểu được tâm lý các em và đòi hỏi phải có sự nhiệt tình tâm huyết của người giáo viên , hãy xem mình như là người mẹ thứ hai của các em .
 Chính vì những lý do đó mà ngay từ đầu năm học tôi tìm hiểu thông qua giáo viên phụ trách lớp mầm non phân loại học sinh bắt đầu từ cuối tháng 9 cụ thể như sau
*Tổng số học sinh cả lớp : 26 em / 14 nữ
Học sinh đọc, viết , tính toán theo chuẩn: 8 em
Học sinh đọc, viết chậm so với chuẩn: 9 em 
Học sinh chưa đọc, viết được, một số em chưa biết cầm bút: 9 em 
 Từ những số liệu về tình hình học sinh mà các giáo viên mầm non và phụ huynh cung cấp và qua khảo sát của mình tôi đã đề ra những giải pháp cụ thể và tiến hành ngay để làm sao nâng dần chất lượng học tập cho các em học sinh lớp Một.
1.Giải pháp thứ nhất: Tìm hiểu nghiên cứu , vận dụng linh hoạt phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh; giáo viên cần nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ học sinh.
1.1Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng:
 - Qua tìm hiểu tôi phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:
Nhóm 1: Gồm những học sinh chậm, yếu ( Văn Tiến , Quỳnh , Xoan , Vân Ngân , Như Nguyệt , Thúy , Hồng Vỹ ,Minh Liên , Nhung : Trong đó có ba em khuyết tật : Văn Tiến , Nhung , Quỳnh )
Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình (Viết Quốc , Thiên , Chí Đạt , Như Ái , Anh Thư , Thơ , Minh Tiến ,Long, Kim Anh)
Nhóm 3: Gồm những học sinh khá ( Minh Hiển , Đức Việt , Hoài Vi, Phương Ly )
Nhóm 4: Gồm những học sinh giỏi ( Ngọc Ánh , Công Lý , Anh Quốc , Như Ý )
 - Trong quá trình dạy tôi thường giao nhiệm vụ với 4 mức kiến thức khác nhau trong cùng một giờ học.
Ví dụ: Nhóm 1 các em đọc nhiều lần hơn, viết ít hơn so với nhóm 3 và 4. Các dạng bài đọc và viết về vần đều có thể vận dụng phương này. Chẳng hạn bài 46 vần ÔN, ƠN các em chỉ cần viết ôn, ơn, con chồn, sơn ca, mỗi vần, mỗi từ chỉ một dòng, trong khi đó các em ở nhóm 3, 4 viết nhiều hơn mỗi loại như trên từ 2 đến 3 dòng. Các em ở nhóm 2 chỉ cần viết theo yêu cầu chuẩn. 
 - Trong tiết học tôi thường khuyến khích các em học yếu phát biểu dù chỉ nói đúng một ý tôi vẫn yêu cầu cả lớp tuyên dương kết hợp ghi điểm cho em này . 1.2	Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật thật.cho học sinh học chậm.
 -Ở lứa tuổi học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một khả năng tư duy trừu tượng kém, phần lớn các em phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy trong các giờ học việc yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là không thể thiếu kể cả đồ dùng do giáo viên tự làm, đồ dùng dạy học là phương tiện chuyển tải thông tin và là nội dung truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán vì thế đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy các môn cho học sinh , nhất là các em học sinh học chậm.
Ví dụ: Ở những bài học về vần. Chẳng hạn như Bài 41 trang 86 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Tập 1: Dùng trang vẽ ( hoặc vật thật) trái lựu; Tranh con hươu sao để học sinh quan sát và tìm ra từ khoá sau khi các em đã nhận diện vần ưu và ươu ở phần đầu tiết học. Từ những hình ảnh như thế các em sẽ dễ nhớ và nhớ chính xác hơn các vần và các từ được học bởi các em có sự liên tưởng từ vật thật đến vần của bài học.
Ví dụ : Ở những bài học TNXH :Cây rau , Cây hoa , Cây gỗ : Cần hướng dẫn cho các em về nhà tự tìm hiểu và đem đến lớp các vật thật rất gần gũi với các em như cây khoai lang , cây cải , cây hoa hồng , cây hoa cúc , cây hoa dâm bụt , cây hoa sim , cây hoa mua , cây mít , cây bạch đàn , cây tràm , cây bàng , cây phượng vĩ......Thông qua tiết học nên tăng cường cho các em quan sát vật thật như bài Con cá : Trong tiết học này các em sẽ tự phát hiện ra được bộ phận bên ngoài của con cá ( Đầu , mình , các vây , đuôi ), cá sống dưới nước , các thở bằng mang , cá di chuyển được nhờ đuôi và các vây .Có như vậy các em sẽ rất hứng thú trong học tập , và sẽ phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
Ví dụ : Ở những tiết học toán việc dùng tranh, ảnh, vật thật trong các giờ học giúp học sinh nhớ các kiến theo chuẩn KTKN tốt hơn như học sinh sẽ biết được hình vuông có 4 cạnh , hình tam giác có 3 cạnh , 1 chục que tính là 10 que tính , quan sat tranh vẽ nêu được bài toán ( Trong giải toán có lời văn )
 -Ngoài ra dùng tranh, ảnh có vai trò rất lớn trong phần kể chuyện và phần luyện nói ở các tiết tập đọc môn Tiếng Việt lớp 1 .
Ví dụ: Bài Chuyện ở lớp – Trang 100 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập II – Phần luyện nói: Tìm tiếng ngoài bài: Có vần uôc. Giáo viên treo tranh một người đang tuốt lúa – Giáo viên hỏi nội dung bức tranh, sau đó cho các em nói câu có vần uôt, động viên các em học chậm nói trước, nhìn vào tranh tự các em có thể nói được như: Mẹ (cô, chị, dì) đang tuốt lúa hoặc là máy tuốt lúa. Dùng tranh, ảnh trong các phần này tôi nghĩ rằng có tác dụng rất lớn đối với các em học chậm, các em vừa nói được câu có vần cần tìm và còn hiểu được nghĩa của câu đó. Tuy nhiên các em học sinh khá, giỏi nói các câu khác cũng có vần uôt như con chuột, sáng suốt mà không cần dựa vào tranh.
 Như vậy rõ ràng trong cùng một giờ học giáo viên biết vận dụng khéo léo tranh, ảnh thì vừa phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh khá giỏi lại vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh học chậm.
 1.3Phương pháp sử dụng CNTT vào trong các tiết học
 Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ 
1.4Người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh.
 Tôi luôn giải thích cho giáo viên dạy khối Một hiểu rằng các em học sinh lớp Một mới từ mẫu giáo chuyển lên nên việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức: Học mà chơi, chơi mà học, giáo viên phải nhẹ nhàng ân cần dạy bảo các em luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học, một lời nhận xét động viên các em giúp các em thấy tự tin và phấn khởi, sự chỉ bảo ân cần là điều rất cần thiết, tránh quát mắng các em khi các em làm sai hay chưa làm được. Đặc biệt không được ngồi một chỗ bảo các em đọc đi, viết đi mà giáo viên phải đi xuống bên học sinh xem em nào đã làm được còn em nào làm chưa được nhắc nhở các em, chỉ cụ thể cho các em nhất là với các em học chậm cần nhắc lại hay bắt tay các em để các em viết cho đúng. Làm sao để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. Giáo viên phải gần gũi với học sinh thì mới hiểu được về học sinh của mình, để hình ảnh ân cần của cô luôn là hình ảnh đẹp trong ánh mắt của các em, bản thân các em cũng thấy cô giáo như người thân trong gia đình sẵn sàng kể cho cô nghe những niềm vui hoặc những khó khăn của mình trong học tập hay trong sinh hoạ ... học giỏi, khá tự làm các yêu cầu giáo viên giao và các em ngồi cùng bàn theo dõi lẫn nhau, khi đó giáo viên phải quan tâm đặc biệt tới những em học chậm theo dõi sát khi các em đọc, viết, cho các em đọc nhiều hơn, động viên các em mỗi khi các em đọc tốt. Vào các tiết học đàn có thể cho các em này ngồi tại lớp để hướng dẫn các em viết cho đúng và đẹp cũng như luyện cho các em đọc nhiều lần. 
Để kiểm tra điều này tôi thường xuyên kiểm tra các đôi bạn học tập , các Sao nhi đồng để nghe báo cáo sự tiến bộ của các bạn nhóm trưởng và các bạn sao trưởng, tôi thường xuyên động viên các đôi bạn điểm 10 , các Sao nhi đồng ngoan để kích thích việc học của các em một cách tự nhiên không gò ép. 
2.2	Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình như mồ côi, cha mẹ bất hoà, cuộc sống khó khăn.
 -Nguyên nhân này cũng là yếu tố làm giảm chất lượng học sinh, trong quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy nhiều em đến lớp không viết bài, ngồi ngơ ngác có khi còn ngủ gật, không chú ý cô giảng bàiĐối tượng học sinh này cần được quan tâm nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy muốn các học sinh này học tốt giáo viên phải nắm được hoàn cảnh thực tế của các em từ đó mới có biện pháp cụ thể để dạy các em.
-Để giúp giáo viên về biện pháp dạy và tạo điều kiện tốt cho các em học tập, tôi bàn với Ban giám hiệu trường chủ động tham mưu với hội phụ huynh học sinh, các cơ quan đóng trên địa bàn giúp đỡ về vật chất như tập, đồ dùng, quần áo.
Như: Tặng cho các em sách vở, quần áo, đồ dùng học tập. Cần động viên các em trong mọi hoạt động nhất là với những em mồ côi, gần gũi quan tâm các em khi các em bệnh, ốm, tạo không khí thoải mái trong học tập, để các em thấy cô giáo là người mẹ thứ hai của mình, các em không còn thấy cô đơn khi tới trường.
Ví dụ: Có em Xoan cha mẹ em đều đi làm ăn xa ở nhà với bà nội , nên em hay nghỉ học, đến lớp ngồi một mình không tham gia hoạt động cùng với các bạn, em học kém, hay quên và thiếu đồ dùng học tập. Tôi luôn luôn gần gũi với em , động viên em, khi thấy em nghỉ học không lí do tôi đến nhà gặp gia đình của em, giúp em cùng chơi và hoà nhập với các bạn. Đồng thời giáo viên cho em để một số sách vở ở lớp để em khỏi quên như vở hát, tự nhiên xã hội, vở bài tập các loại. Một vài lần kiểm tra, tôi thấy em Xoan cũng đã tiến bộ nhiều, em vui hơn khi tham gia chơi cùng bạn bè và không còn ngồi buồn nữa.
*Tóm lại: Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, động viên các em giúp các em tự tin trong học tập và hoà nhập với cộng đồng, cần giúp đỡ các em cả vật chất và tinh thần , hãy luôn vừa là cô , vừa là mẹ ,vừa là bạn tốt của các em .
3.	Giải pháp thứ 3: Làm thế nào để phụ huynh quan tâm tới con em mình không khoán trắng cho nhà trường và thấy được sự phối hợp giữa nhà trường và gia dình là rất cần thiết.
 Từ thực tế cho thấy nhiều cha mẹ học sinh cho con đến trường là xong nhiệm vụ còn trách nhiệm dạy, giáo dục con mình là phần thầy cô giáo, có những em bị bệnh nhưng cha mẹ không hề biết vẫn cho con đi học có khi các em đi học cả buổi mà vẫn chưa ăn gì, ngay cả khi các em bị ốm mà phụ huynh cũng không quan tâm tới các em. Với các trường hợp này đòi hỏi giáo viên cần phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh để họ hiểu rằng kết quả học tập của các em có tốt là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường. Yêu cầu quan tâm tối thiểu như cha mẹ các em cần kiểm tra bài vở của các em sau mỗi buổi học ở trường xem con mình đã học những môn nào, các em có ghi chép đủ không, giúp các em soạn sách vở trong thời gian đầu và theo dõi kiểm tra nhắc nhở các em việc soạn sách vở khi cho các em đã tự làm, hướng dẫn các em đọc bài nhiều lần ở nhà, chuẩn bị cho bài mới. Còn giáo viên ngoài họp phụ huynh theo kế hoạch chỉ đạo định kì chung 3 lần/ năm học, phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh bằng phiếu liên lạc hay trực tiếp trao đổi với phụ huynh khi cần thiết. Bên cạnh đó giáo viên cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp nhờ hội trưởng của lớp giúp đỡ.
Ví dụ: Có các em Vân Ngân , Văn Tiến , Thúy , Nguyệt .....thường xuyên quên mang đồ dùng học tập , không học bài ở nhà, lần họp phụ huynh đầu tiên cha mẹ của các em không đi. Tôi đã trực tiếp liên lạc với phụ huynh, đến tận nhà thông báo tình hình học tập của các em và nhờ phụ huynh cùng với cô giáo và nhà trường, bản thân tôi gặp trực tiếp nhiều lần trao đổi với bố mẹ của các em đó để phụ huynh hiểu được vai trò của gia đình trong việc dạy các em là rất quan trọng, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình không thể tách rời nhau. Thời gian sau cha mẹ 4 em đó đã quan tâm tới các em hơn và thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, kì họp phụ huynh lần hai cha mẹ các em đi đầy đủ. Sau một thời gian giáo viên báo lại 4 học sinh đó có tiến bộ rõ rệt, cho đến nay cả 4 em đều học khá tốt.
*Tóm lại: Giáo viên cần giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, cần nhiệt tình, mềm dẻo trước những phụ huynh khó tính, phải thường xuyên trao đổi và cả tư vấn cho phụ huynh hiểu được quá trình học tập của các em tốt phải có sự hỗ trợ quan tâm từ phía gia đình.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau gần một năm học với nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp 1A trong quá trình dạy học , tôi nhận thấy chất lượng học tập và kĩ năng giao tiếp , kĩ năng sống của các em lớp 1A đã được nâng lên , qua kết quả của các lần kiểm tra định kì và các lần thanh kiểm tra của nhà trường và ghi nhận của các đồng nghiệp trong hội đồng sư phạm . kết quả kiểm tra giữa kì II( cuối tháng 3/2010), cụ thể như sau:
Phân loại học sinh
Học kì I
Giữa học kì II
Tổng số học sinh
Tổng số học sinh
26
26
Học sinh đạt chuẩn khá giỏi
15
18
Học sinh đạt theo chuẩn
 7
 6
Học sinh đạt chậm so với chuẩn
 3
 2
Học sinh chưa đạt được theo chuẩn 
 1
0
 & Học sinh có sự chuyển biến tích cực trong học tập, tự giác học và có rất nhiều cố gắng nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt, các em có bệnh lí đồng thời các em còn cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương của thầy cô, biết hoà đồng cùng các bạn, biết chia sẻ những vui, buồn, khó khăn với bạn bè, thầy cô. Các em tự tin trong học tập và thực sự thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
 & Làm nền móng tốt cho các em học lên lớp trên, tạo đà để chất lượng học tập ngày một tốt hơn.
 &Một số phụ huynh nhận thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục con em mình, nhiệt tình chỉ bảo, quan tâm tới các em nhiều hơn, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường, hiểu được tầm quan trọng của sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Với kết quả đạt được ở trên, bản thân tôi rút ra bài học sau:
 & Giáo viên biết vận dụng khéo léo và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. 
 & Tìm hiểu rõ được nguyên nhân và hoàn cảnh của các em, giáo viên chủ động bàn bạc với Ban giám hiệu nhà trường với các thành viên trong tổ khối tìm giải pháp hợp lí, sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ các em .
 & Người quản lí trong nhà trường phải chuyên tâm, say sưa, nhiệt tình trong công việc, không ngừng học tập để nâng cao kiến thức và năng lực lãnh đạo trong việc quản lí các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
 &Đoàn kết, thống nhất từ Ban giám hiệu , tổ chuyên môn cho đến các giáo viên.
 & Có kế hoạch thường xuyên tìm hiểu trau dồi chuyên môn thông qua đồng chí , đồng nghiệp , tăng cường công tác tự học và vận dụng công nghệ thông tin vào trong tiết học để tạo hứng thú cho học sinh giúp học sinh học tập tích cực và tự giác hơn . 
 &Có kiểm tra theo dõi, đánh giá rút kinh nghiệm sau từng đợt kiểm tra.
 &Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
 &Cần mềm mỏng, khéo léo, động viên khuyến khích kịp thời học sinh trong quá giảng dạy.
 &Biết lắng nghe và thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh tạo cho các em một cảm giác thân thiện gần gũi trong quá trình học tập của các em học sinh với giáo viên .Tạo mối quan hệ mật thiết Thầy – Trò ; Trò – Trò ; Trò – Thầy 
 &Giữ mối liên hệ tốt giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
V.KẾT LUẬN:
Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo con người cho ngày hôm nay và cho mai sau là làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, muốn thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng phải chú trọng đặc biệt ngay ở khối lớp Một bởi vì lớp Một là lớp quan trọng nhất ở khối tiểu học, hết lớp Một các em phải đọc, viết thành thạo thì các em mới làm tính nhanh và học lên lớp trên có chất lượng. Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của nhà trường, để mục đích cuối cùng tạo một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về văn hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ này người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi và có biện pháp cụ thể trong quá trình dạy học , tìm ra giải pháp hợp lí, vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho các em học sinh lớp 1, tạo tiền đề tốt cho các em học lên các lớp trên.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình dạy học nâng cao chất lượng học tập cho các em lớp 1. Tôi hy vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé nâng dần chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một tốt hơn.
Việc làm mới này được hoàn thành, tôi xin cảm ơn sự phối hợp thống nhất và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí , đồng nghiệp , các tổ chức trong nhà trường , hội cha mẹ học sinh ....
Rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của các đồng chí đồng nghiệp để bản thân tôi có nhiều kết quả hơn nữa trong sự nghiệp trồng người của mình .
Cam Tuyền ngày 4 tháng 4 năm 2010
 Người thực hiện
 Hồ Trần Thị Loan
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN KIÊN LƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIÊN LƯƠNG1
	SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	
Tên đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN KHỐI 1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT
 Người thực hiện: Lê Thị Xuân Huệ
Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1
 Kiên Lương, tháng 5 năm 2

Tài liệu đính kèm:

  • docBao cao viec lam moi trong nam hoc 20092010.doc