Câu1: ( 3điểm) Điền vào chỗ trống các từ trái nghĩa với các từ sau:
a) đẹp /. b) béo/. c) sáng/.
d) đen/. e) thấp/. d) xấu/.
Câu 2 : ( 1điểm) Đánh dấu X vào trước câu hỏi tương ứng với câu văn sau :
Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
a) Trên bờ sông, rùa đang cố sức tập chạy ở đâu?
b) Rùa đang cố sức tập chạy ở đâu ?
Câu 3: ( 5 điểm) Cho đoạn văn sau :
Đã sang tháng tám. Mùa thu về, vùng cao không mưa nữa, trời xanh trong. Những dãy núi dài, xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi, con vàng, con đen. Đàn dê chạy lên, chạy xuống. Nương ngô vàng mượt. Nương lúa vàng óng.
a) Tìm các từ chỉ màu sắc có trong đoạn văn.
b) Đặt 2 câu với 2 từ tìm được ở câu a.
đề thi học sinh giỏi lớp 2 Môn Tiếng Việt Năm học : 2006-2007 Thời gian làm bài 60 phút không kêt thời gian chép đề Câu1: ( 3điểm) Điền vào chỗ trống các từ trái nghĩa với các từ sau: a) đẹp /...... b) béo/....... c) sáng/........... d) đen/...... e) thấp/...... d) xấu/............ Câu 2 : ( 1điểm) Đánh dấu X vào trước câu hỏi tương ứng với câu văn sau : Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. a) Trên bờ sông, rùa đang cố sức tập chạy ở đâu? b) Rùa đang cố sức tập chạy ở đâu ? Câu 3: ( 5 điểm) Cho đoạn văn sau : Đã sang tháng tám. Mùa thu về, vùng cao không mưa nữa, trời xanh trong. Những dãy núi dài, xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi, con vàng, con đen. Đàn dê chạy lên, chạy xuống. Nương ngô vàng mượt. Nương lúa vàng óng. a) Tìm các từ chỉ màu sắc có trong đoạn văn. b) Đặt 2 câu với 2 từ tìm được ở câu a. Câu 4: ( 3 điểm ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ghế ghỗ gồ gề gồ ghề ghi chép nhà ga ghi nhớ Câu 5: ( 7 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) kể về người thân yêu nhất của em. Hướng dẫn chấm môn Tiếng việt lớp 2 Câu 1: ( 3 điểm) Tìm đúng mỗi cặp từ cho 0,5 điểm. Câu 2 : ( 1 điểm) Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng cho 1 điểm. ( câu b) Câu 3 ( 5 điểm) a) Tìm đúng 6 từ chỉ mà sắc cho 3 điểm, mỗi từ tìm đúng cho 0,5 điểm : xanh trong, xanh biếc, vàng, đen, vàng mượt, vàng óng. b) Đặt đúng mỗi câu có từ tìm được ở câu a cho 1 điểm. Câu 4 ( 3 điểm) Làm đúng mỗi từ cho 0,5 điểm. Câu 5 ( 7 điểm ) Học sinh kể được liền mạch 5 đến 7 câu về một người thân yêu nhất, biết dùng từ đặt câu chính xác. */ Bài làm rõ ràng, trình bày sạch đẹp cho 1 điểm. đề thi học sinh giỏi lớp 2 Môn toán Năm học : 2006-2007 Thời gian làm bài 60 phút không kêt thời gian chép đề Câu 1:( 2 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào a) 45 b) 65 + - 56 28 81 37 c) 4 x 8 + 2 = 35 d) 45 : 5 – 3 = 6 Câu 2: ( 3 điểm) Tìm X a) X + 17 = 42 b) X x 5 = 45 c) x : 4 = 20 : 4 Câu 3 ( 3 điểm) Điền số thích hợp vào a) 8 + 7 > > 9 + 3 b) 68 – 54 < < 93 - 77 Câu 4 ( 4 điểm) Tính nhanh các dãy tính sau a) 12 + 14 + 16 + 18 b) 51 + 52 + 53 + 54 - 21 - 22 - 23 - 34 Câu 5 : ( 4 điểm) Đông có số bi bằng giá trị số lớn nhất có 1 chữ số. Nam có số bi bằng giá trị số nhỏ nhất có 2 chữ số. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi? Câu 6: (4 điểm) a) Hình bên có bao nhiêu hình tam giác, hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. A. Có 6 hình tam giác. B. Có 5 hình tam giác C. Có 4 hình tam giác b) Tìm trên hình vẽ bên có bao nhiêu hình tứ giác, hãy chỉ ra các hình đó? Hướng dẫn chấm môn toán lớp 2 Câu 1( 2 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0.5 điểm a) 45 b) 65 Đ + - S 56 28 S Đ 81 37 c) 4 x 8 + 2 = 35 d) 45 : 5 – 3 = 6 Câu 2: ( 3 điểm) Tìm X a) x + 17 = 42 b) x x 5 = 45 c) x : 4 = 20 : 4 x = 42 -17 x = 45 : 5 x : 4 = 5 x = 25 x = 9 x = 5 x4 x = 20 - Mỗi bài tính đúng cho 1.0 điểm. - Nếu chỉ đúng kết quả thì cho 0.5 điểm/ bài Câu 3 ( 3 điểm) Điền số thích hợp vào a) Có thể điền vào các số 13 hoặc 14 b) Số cần điền vào là số 15 - Mỗi bài tính đúng cho 1.5 điểm. - Mỗi bài chỉ điền đúng số cho 0.5 điểm Câu 4 ( 4 điểm) Tính nhanh các dãy tính sau a) 12 + 14 + 16 + 18 = 12 + 18 + 14 + 16 = 30 + 30 = 60 b) 51 + 52 + 53 + 54 - 21 - 22 - 23 – 34 = 51 – 21 + 52 – 22 + 53 – 23 + 54 -24 = 30 + 30 + 30 + 30 = 120 - Câu a : Tính đúng các cặp và đúng kết quả cho 2.0 điểm - Câu b : Tính đúng các cặp và đúng kết quả cho 2.0 điểm Nếu chỉ nêu đúng kết quả cho mỗi bài 1.0 điểm. Câu 5 ( 4 điểm) Số lớn nhất có 1 chữ số là số 9 Số bé nhất có 2 chữ số là số 10 Biện luận đúng cho 1.5 điểm Vậy số bi của Đông là : 9 Số bi của Nam là : 10 Số bi của cả hai bạn là : 9 + 10 = 19 ( viên bi) Lời giải đúng được 1.0 điểm Phép tính đúng được 1.0 điểm Đáp số : 19 viên bi Đáp số đúng được 0.5 điểm 1 2 Câu 6 ( 4 điểm) Đáp án đúng là Số điểm tối đa a) A- có 6 hình tam giác 2.0 điểm b) Có 3 hình tứ giác là : H1, H2, H(1+2) 1.5 điểm đề thi học sinh giỏi lớp 3 Môn Tiếng Việt Năm học : 2006-2007 Thời gian làm bài 60 phút không kêt thời gian chép đề Câu 1 ( 4 điểm) a) Đánh dấu x vào ô trống trước những từ viêt s đúng chính tả. 1 Ki- ép 1 lúc-xăm-bua 1 mô-na-cô 1 Lô-mô-nô-xốp 1 Va-ti- căng b) Trong các từ nêu trên, từ nào viết sai lỗi chính tả, hãy sửa lại cho đúng. Câu 2 ( 3 điểm) Tìm thêm tiếng mới để ghép với tiếng đã cho tạo thành từ chỉ màu da con người. - Đen....... - Trắng............ - Hồng....... - Xanh..... - Xám......... - Vàng....... Câu 3 ( 6 điểm) Đọc khổ thơ sau: Ba sẽ là cánh chim Cho con bay thật xa Mẹ sẽ là nhành hoa Cho con cài lên ngực Ba mẹ là lá chắn Che chở suốt đời con... ( Phạm Trọng Cầu) a) Tìm từ theo mẫu Ai là gì? b) Tìm những từ ngữ trong khổ thơ trên để điền vào chỗ trốngcho phù hợp. Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2 Câu 4 ( 6 điểm) Từ lời bài hát trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của mình khi nghĩ về cha mẹ. Hướng dẫn chấm môn Tiếng việt lớp 3 Đáp án Số điểm Câu 1( 4 điểm) 1a/ 1 Ki- ép 1 Lô-mô-nô-xốp 1 Va-ti- căng 0.5 0.5 0.5 1b/ 1 lúc-xăm-bua 1 mô-na-cô Sửa lại: Lúc-xăm-bua Mô-na-cô 0.25 0.25 1.0 1.0 Câu 2( 3.0 điểm) Đen xạm Trắng trẻo( trắng hồng) Hồng hào Xanh xao Xám xịt Vàng vọt 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 3 ( 6 điểm) 3a/ Câu theo mẫu Ai là ai? - Ba sẽ là cánh chim. - Mẹ sẽ là cành hoa - Ba mẹ là lá chắn 1.0 1.0 1.0 Câu 3b/ Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2 Điểm Ba Mẹ Ba mẹ là là là cánh chim nhành hoa lá chắn 1.0 1.0 1.0 Câu 4 ( 6 điểm) - Học sinh viết được đoạn văn ngắn có nội dung đúng với yêu cầu của đề ( Học sinh có thể nêu những suy nghĩ của mình về công ơn to lớn của cha mẹ. Cha mẹ đã nuôi em khôn lớn, chắp cánh cho những ước mơ của em như thế nào? Công ơn đó được em ghi nhớ ra sao? Em làm gì để đền đáp công ơn đó? Em mong ước điều gì cho cha mẹ?) ( 3.0 điểm) - Đoạn văn có sự liên kết, các câu được sắp xếp hợp lí, đúng ngữ pháp, có hình ảnh. ( 2.0 điểm) */ Bài làm rõ ràng, trình bày sạch đẹp cho 1 điểm. đề thi học sinh giỏi lớp 3 Môn toán Năm học : 2006-2007 Thời gian làm bài 60 phút không kêt thời gian chép đề Câu 1 ( 1 điểm) Điền dấu x vào 1 trước câu trả lời đúng. Một số chia cho 8 có số dư là 7. hỏi số đó chia cho 4 có số dư bằng bao nhiêu? 1 dư 1 1 dư 2 1 dư 3 Câu 2 (2 điểm) Ghi Đ vào 1 trước câu trả lời đúng, ghi S vào 1 trước câu trả lời sai. Năm 2004là năm nhuận. Hỏi năm nhuận liền sau năm 2004 là năm nào? 1 Năm 2007 1 Năm 2008 1 Năm 2009 Câu 3 ( 3 điểm) Tìm hai số biết tổng của hai số đó bằng 45 và tích của hai số đó bằng 0. Câu 4 ( 4 điểm) Tìm x a) x x 5 + 139 = 1139 b) x : 7 = 12 ( dư 3) Câu 5 ( 5 điểm) Hiện nay bố 36 tuổi và gấp 4 lần tuổi Việt. Hỏi 6 năm trước tuổi bố gấp mấy lần tuổi Việt? Câu 6 ( 5 điểm ) Hình vẽ bên có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác Hướng dẫn chấm môn Toán lớp 3 Năm học 2006 – 2007 Đáp án Cho điểm Câu 1( 1 điểm) 1 dư 3 1.0 điểm S Câu 2 (2 điểm) Năm 2007 Đ Năm 2008 S Năm 2009 0.5 1.0 0.5 Câu 3 ( 3 điểm) Hai số có tích bằng 0 vậy ít nhất 1 trong 2 thừa số phải bằng 0 Ta có 45 = 45 + 0. Vậy thừa số còn lại là 45 Vậy 2 số cần tìm là 45 và 0. 1.0 1.0 1.0 Câu 4 ( 4 điểm) a) x x 5 + 139 = 1139 x x 5 = 1139 – 139 x x 5 = 1000 x = 100 : 5 x = 200 b) x : 7 = 12 ( dư 7) x = 12 x 7 + 3 x = 87 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0 Câu 5 ( 5 điểm) Bài giải Tuổi Việt hiện nay là : 36 : 4 = 9 (tuổi) Sáu năm trước tuổi Việt là : 9 – 6 = 3 ( tuổi) Sáu năm trước tuổi bố là: 36 – 6 = 30 ( tuổi) Sáu năm trước tuổi bố gấp tuổi Việt số lần là: 30 : 3 = 10 ( lần) Đáp số : 10 lần 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1 4 6 5 Câu 6 ( 5 điểm ) - - Có 12 hình tam giác ( 1.0 điểm) Các hình tam giác là : 2 3 H1,H2,H3,H4,H5,H6,H(2+3) H(5+6), H(2+3+4),H(1+6+5), H(4+5+6),H(1+2+3) (1.5 điểm) - Có 7 hình tứ giác ( 1.0 điểm) Các hình tứ giác đó là : H(1+6), H(4+5), H(1+2),H(3+4), H(6+1+2), H(3+4+5), H(1+2+3+4+5+6) ( 1.5 điểm) đề thi học sinh giỏi lớp 4 Môn Tiếng Việt Năm học : 2006-2007 Thời gian làm bài 90 phút không kêt thời gian chép đề Phần I : Trắc nghiệm Với những câu hỏi, em hãy chọn câu trả lời đúng ( bằng cách khoanh vào các chữ cái A,B,C,D) để điền vào chỗ chấm. Câu 1: ( 2 điểm) A. Sum suê B. Xum xuê C. Sum xuê D. Xum suê ..........xoài biếc cam vàng Dừa nghiêng, cau thẳng hàng hàng nắng soi. Câu 2 : ( 2 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “dũng cảm”? A. Can đảm B. Khiếp đảm C. Khiếp nhược D. Hèn nhát Câu : ( 2 điểm) Cho biết câu văn sau thuộc loại câu nào dưới đây? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? “ Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch” Phần II : Tự luận Câu 1 ( 3 điểm) Cho câu văn sau: “ Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến” a) Xác định từ loại danh từ, tính từ trong câu văn trên. b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn trên. c) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả trái sầu riêng. Câu 2 : ( 4 điểm) Em hiểu thế nào về hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.” Câu 3 : ( 6 điểm) Trong vườn nhà em có rất nhiều loại trái cây. Em yêu thích cây nào nhất? Hãy tả lại cây đó. Hướng dẫn chấm môn Tiếng việt lớp 4 Năm học 2006-2007 Phần thi Nội dung - đáp án Biểu điểm Phần trắc nghiệm ( 6 điểm) Câu 1 : Đáp án B Câu 2 : Đáp án A Câu 3 : Đáp án B 2.0 2.0 2.0 Phần tự luận ( 13 điểm) Câu 1a) DT: trái sầu riêng, tổ kiến TT : lủng lẳng Câu 1b) CN : Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành VN : trông giống những tổ kiến Câu 1c) Biện pháp nghệ thuật so sánh. 1.0 ( Mỗi ý đúng cho 0.3 điểm) 1.0 ( Mỗi ý đúng cho 0.5 điểm) 1.0 Câu 2 : HS nêu được hai hình ảnh mặt trời khác nhau từ hình ảnh mặt tròi thật để nói lên sự quan trọng của con đối với mẹ và tình yêu thương mẹ dành ... t thời gian chép đề I. Phần trắc nghiệm: Cho đoạn văn sau đây : “.... Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới . Những hạt mưa nhỏ bé, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đạu xuống cây ổi còng mọc lả xuống bờ ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đát trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhành lá, mầm non. Và, cây trả nghĩa lại cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt....” ( Nguyễn Thị Như Trang) Đọc đoạn văn và trả lời những câu hỏi sau : Câu 1. Trong đoạn văn này, sự vật nào được nhân hoá? a - Chỉ có mưa b – Chỉ có mặt đất c - Cả mưa và mặt đất d- Mùa xuân Câu 2. Biện pháp nhân hoá trong đoạn văn trên góp phần nhấn mạnh điều gì? a- Nhấn mạnh giá trị to lớn và đẹp đẽ của những cơn mưa mùa xuân đầy sức sống. b- Thấy được vẻ đẹp nên thơ của những cơn mưa mùa xuân. c- Thấy được sự khác biệt của cơn mưa mùa xuân với các cơn mưa khác. d- Thấy được giá trị của cơn mưa đem lại niềm vui cho mọi người. Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ toàn những từ láy? a- Xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót, nhỏ bé. b- Xôn xao, phơi phới, mềm mại, ấm áp, nhảy nhót. c- Xôn xao, phơi phới, mềm mại, trong lành. d- Xôn xao, phơi phới, mềm mại, bờ ao, ấm áp, nhảy nhót. Câu 4. Trong các câu dưới đây, từ mầm non nào được dùng với nghĩa gốc. a- Bé Na đang học ở trường mầm non. b- Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước. c- Mưa mùa xuân đã giúp cho cây mọc ra những mầm non mơn mởn. Câu 5. Hãy chỉ ra từ đồng nghĩa với từ siêng năng trong số các từ dưới đây. a- cần mẫn b- chăm chỉ c- chuyên cần d- tần tảo Câu 6. Câu “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới ” thuộc kiểu câu: a- Ai là gì b- Ai thế nào c- Ai làm gì Câu 7. Đoạn văn trên có mấy câu ghép : a- Một câu ghép b- Hai câu ghép c- Ba câu ghép d- Không có câu ghép nào Câu 8. Nếu đặt tên cho đoạn văn, em sẽ chọn tên nào sau đây: a- Mưa mùa xuân b- Mưa c- Mùa xuân d- Mưa và mùa xuân II. Phần tự luận Câu 1. Đặt câu với mỗi từ sau : nhỏ bé, nhỏ nhen Hãy cho biết hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu em vừa đặt không? Vì sao? Câu 2. Xác định bộ phận TN, CN, VN của mỗi câu sau. a- Mùi thơm của hoa làm ngây ngất các loài ong bướm. b- Trên cao, lấp lánh một vầng trăng. c- Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu. d- Tiếng bầy ve cất lên trang nghiêm và súc động. e- ở mảnh đất ấy, tháng giêng tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép, tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Câu 3. Hãy chỉ ra cái hay của sự so sánh trong câu thơ sau : Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan. Câu 4. Tả lại cánh đồng quê em vào buổi trưa hè. Hướng dẫn chấm môn Tiếng việt lớp 5 Năm học 2006-2007 Phần thi Nội dung - Đáp án Biểu điểm I. Phần trắc nghiệm 5.0 điểm Câu 1: b – Chỉ có mặt đất Câu 2. a- Nhấn mạnh giá trị to lớn và đẹp đẽ của những cơn mưa mùa xuân đầy sức sống. Câu 3 : b- b- Xôn xao, phơi phới, mềm mại, ấm áp, nhảy nhót. Câu 4 : c- Mưa mùa xuân đã giúp cho cây mọc ra những mầm non mơn mởn. Câu 5 : a – cần mẫn Câu 6 : b – Ai thế nào? Câu 7 : d – Không có câu ghép nào. Câu 8 : a- Mưa mùa xuân 0.5 điểm 1.0 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 1.0 điểm 0.5 điểm II. Phần tự luận 14 điểm Câu 1 : - Mỗi câu đặt đúng cho 0.5 điểm - Hai từ trên không thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng khác nhau. + Nhỏ bé : Thường dùng để chỉ về kích thước, hình dáng. + Nhỏ nhen : Thường dùng để chỉ về tính chất của người hẹp hòi, ích kỷ. Câu 2 : a- Mùi thơm của hoa/ làm ngây ngất các loài ong bướm. CN VN b- Trên cao, lấp lánh/một vầng trăng. TN VN CN c- Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một CN chú dế rúc rích / cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt VN nhanh xuống hố sâu . d- Tiếng bầy ve cất lên / trang nghiêm và súc động. CN VN e- ở mảnh đất ấy,/ tháng giêng/ tôi / đi đốt bãi, đào ổ chuột; TN TN CN VN VN tháng tám nước lên, tôi / đánh giậm, úp cá, đơm tép, tháng TN CN VN VN VN chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông TN VN Câu 3 : - Gợi lên sự liên tưởng về trẻ em : đầy sức sống, non tơ, chứa chan hi vọng... Câu 4 : - Làm đúng thể loại văn miêu tả, đúng phương pháp, đủ bố cục. - Tả nổi bật những chi tiết, hình ảnh tạo nên vẻ đẹp của đồng lúa vào buổi trưa hè, bộc lộ được suy nghĩ, tìnhcảm của bản thân. - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý, gây ấn tượng. Câu đúng ngữ pháp, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác. 1.0 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.75 điểm 0.5 điểm 0.75 điểm 3.0 điểm 1.0 điểm 4.0 điểm 1.0 điểm */ Bài làm rõ ràng, trình bày sạch đẹp cho 1 điểm. đề thi học sinh giỏi lớp 5 Môn toán Năm học : 2006-2007 Thời gian làm bài 90 phút không kêt thời gian chép đề Bài 1: ( 1 điểm) Rút gọn phân số sau : a) 21 b) 1863 24 2025 Bài 2 : ( 2 điểm) Tính nhanh : a) 241,324 x 9999 + 241,324 b) 35 x 259,67 + 740,33 x 35 Bài 3 : ( 2 điểm) Không thực hiện phép tính, hãy tìm n ( có giải thích) ( n + 5) : 100 = ( 12555 + 5) : 100 Bài 4 : ( 3 điểm) Tìm số tự nhiên có ba chữ số. Biết rằng số đó chia hết cho 45 và 2. Bài 5: ( 3 điểm) a) Tìm số tự nhiên m nhỏ nhất để : 21,6 x m > 82,76 b) Không thực hiện phép tính chia cho 12. Hãy chứng tỏ số 12121212 chia hết cho 12. Bài 6: ( 5 điểm) Một người thợ hàn một cái thùng không nắp bằng thép trắng. Thùng có dạng hình hộp chữ nhật, chiều dài1,5m, chiều rộng 0,9m và chiều cao bằng 1 tổng của chiều dài và chiều rộng. 2 a) Tính diện tích thép trắng để làm thùng ( không tính mép hàn). b) Hỏi số thép trắng dùng để làm thùng nặng bao nhiêu ki-lô-gam, biết rằng mỗi đê-xi-met vuông thép nặng 0,45hg Bài 7: ( 4 điểm) Một hình thang có đáy bé dài 12 dm, đáy lớn bằng 4 đáy bé. Khi 3 kéo dài đáy lớn thêm 5dm thì diện tích hình thang tăng thêm 20dm2 . Tính diện tích hình thang được hình thành sau khi kéo dài đáy lớn. Hướng dẫn chấm môn toán lớp 5 Năm học 2006-2007 Đáp án Biểu điểm ( điểm) Bài 1a) 21 = 21:3 = 7 24 24: 3 8 1b) 1863 = 1863 : 9 = 207 ; 2025 2025 : 9 225 207 = 207:9 = 23 225 225:9 25 0.5 0.5 Bài 2: Tính nhanh: a) 241,324 x 9999 + 241,324 = 241,324 x (9999 +1) = 241,324 x 10000 = 2413240 b) 35 x 259,67 + 740,33 x 35 = 35 x ( 259,67 + 740,33) = 35 x 1000 = 35000 1.0 1.0 Bài 3: ( n + 5) : 100 = ( 12555 + 5) : 100 Vì hai thương bằng nhau và hai số chia bằng nhau nên hai số bị chia bằng nhau. n + 5 = 12555 + 5 Vì hai tổng bằng nhau và 5=5 nên n = 12555 1.0 1.0 Bài 4 : - HS nêu được cơ sở về dấu hiệu chia hết cho 9,5 và 2. - Các số cần tìm là: 180, 270, 360, 450, 540, 630, 720, 810, 900, 990. 1.0 2.0 Bài 5 : a) m = 4 Vì: - với m 82,76 b) Chứng tỏ số 12121212 chia hết cho 123: 12121212 = 12000000 + 1200000 + 120000 + 12000 +1200+ 120 + 12. Các số hạng trong tổng trên đều chia hết cho 12 nên: 12121212 chia hết cho 12. 1.0 1.0 1.0 Bài 6 : a) Chiều cao của cái thùng đó là : ( 1,5+0,9): 2 = 1,2 (m) Diện tích xung quanh của cái thùng là : ( 1,5+0,9) x 2 x 1,2 = 5,76 ( m2) Diện tích mặt đáy của cái thùng là : 1,5 x 0,9 = 1,35 ( m2) Diện tích thép trắng để làm cái thùng đó là : 5,76 + 1,35 = 7,11 (m2) b) Đổi 7,11m2 = 711dm2 Mảnh thắng trắng để làm chiếc thùng cân nặng là : 0,45 x 711 = 319,95 (hg) 319,95 (hg) = 31,955 (kg) Đáp số : a) 0.711m2 b) 31,955kg. 0.5 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Bài 6 : ( theo hình vẽ dưới đây) - Độ dài đáy DC là : 12: 3 x 4 = 16 (dm) - Chiều cao BH của tam giác BCE là: 20 x 2 : 5 = 8 ( dm) - Diện tích hình thang ABCD là : ( 16 + 12) x 8 : 2 = 112 ( dm2) - Diện tích hình thang ABED hay diện tích hình thang mới là : 112 + 20 = 132 ( dm2) Đáp số : 132 dm2 * Nếu học sinh có cách giải khác nhưng có kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 A B D E H C Phòng giáo dục ngọc lặc cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường TH ngọc khê 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản họp hội đồng THẩM ĐịNH Đề THI HọC SINH GiỏI NĂM HọC 2006 - 2007 (Trích) Tiến hành hồi 7 giờ ngày 05 tháng 4 năm 2007 Địa điểm : Văn phòng trờng Tiểu học Ngọc Khê 1 Chủ toạ : Đồng chí Lê Quốc Sử - Hiệu trưởng Thư ký : Đồng chí Nguyễn Thị Hằng - Thư ký Hội đồng Hội đồng thẩm định đề thi học sinh giỏi năm học 2006-2007 gồm các đồng chí: - Lê Thanh Hải Phó Hiệu trưởng - Lê Thị Cẩm Tú Giáo viên - Nguyễn Thị Lựu Giáo viên - Phạm Thị Mai Giáo viên - Trương Thị Quế Giáo viên Nội dung: 1. Đồng chí chủ tịch hội đồng nêu mục đích yêu cầu của công tác xây dựng và thẩm định đề thi học sinh giỏi. 2. Các tổ chuyên môn trình bày đề thi học sinh giỏi do tổ đề xuất. 3. Hội đồng thẩm định phân tích, đánh giá chất lượng đề của từng tổ chuyên môn: Hội đồng thẩm định nhất trí những nội dung sau: - Tất cả các đề thi do các tổ chuyên môn xây dựng và đề xuất đều có sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung chương trình. Đề thi đảm bảo tính chính xác, nội dung đề thi phù hợp với kiến thức học sinh đã được tiếp thu trong chương trình học đến thời điểm ra đề. - Tất cả các đề thi đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu chung của một đề thi học sinh giỏi. - Tư liệu sử dụng làm đề thi rõ ràng, chính xác và đúng với nguyên tác. - Hội đồng thẩm định đã đóng góp ý kiến cụ thể, tỷ mỉ và sát thực và đề xuất phương án sửa chữa bổ sung để đề thi của các khối lớp hoàn thiện hơn, các tổ chuyên môn đã tiến hành điều chỉnh đề theo góp ý của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định nhất trí đề xuất với phòng Giáo dục bộ đề thi học sinh giỏi từ lớp 2 đến lớp 5 và hướng dẫn chấm cụ thể. 4. Đồng chí chủ tịch hội đồng nêu ý kiến kết luận hội nghị. Thư ký hội đồng thông qua biên bản, tất cả thành viên hội đồng nhất trí 100%. Cuộc họp kết thúc hồi 11giờ 30 cùng ngày./. Thư ký Chủ toạ
Tài liệu đính kèm: