Đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu ở phân môn Tiếng Việt

Đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu ở phân môn Tiếng Việt

Phương pháp dạy học (PPDH) là gì? PPDH là hoạt động dạy của Thầy và học của Trò trong sự phối hợp thống nhất, đồng thời có sự kết hợp của phương tiện dạy học và hình thức tổ chức hoạt động của học sinh. Trên cơ sở nắm vững nội dung, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách một cách nhuẫn nhuyễn để kích thích mọi hoạt động của học sinh.

Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo.

 

doc 27 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1069Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu ở phân môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN SÁNG KIẾN: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH YẾU Ở PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT.
NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN HỒNG HÀ
CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG, HUYỆN XUYÊN MỘC, BRVT
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học (PPDH) là gì? PPDH là hoạt động dạy của Thầy và học của Trò trong sự phối hợp thống nhất, đồng thời có sự kết hợp của phương tiện dạy học và hình thức tổ chức hoạt động của học sinh. Trên cơ sở nắm vững nội dung, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách một cách nhuẫn nhuyễn để kích thích mọi hoạt động của học sinh.
Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Vậy đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu phân môn Tiếng Việt là đưa các PPDH mới vào dạy học trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học sinh yếu kém, giúp các em học tập có hiệu quả... nắm bắt được kiến thức, kĩ năng kịp với chương trình, mục tiêu từng cấp học.
Trong khi học phân môn Tiếng Việt có rất nhiều em không có tiến bộ và trở thành học sinh yếu kém. Nguyên do có thể là do học sinh không có ham thích trong học tập. Có thể do các em bị mất kiến thức và không theo kịp bài, dẫn đến càng học càng không biết gì. Một khi đã bị mất kiến thức dẫn đến không hiểu bài thì học sinh không có hứng thú học tập, sẽ không có khả năng học tập tốt và trở thành học sinh yếu kém. 
Giúp đỡ cho học sinh yếu phân môn Tiếng Việt là giáo viên phải bổ xung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa) để giành lại kiến thức mà các em chưa còn thiếu theo chương trình. Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp.
Giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ hơn là giáo viên phải tạo được sự hứng thú học tập ở các em.
Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học ngày càng phổ biến. Cấp học càng cao tỷ lệ học sinh bỏ học càng lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em học tập yếu kém nên không thích đi học, không thích đến trường. 
Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu được kiến thức kĩ năng, kĩ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất cả đều là sản phẩm của nhà trường, do không quan tâm đến học sinh, không có biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu kém mà đặc biệt là học sinh yếu phân môn Tiếng Việt. 
Hiện nay ở một số trường đặc biệt là các trường vùng nông thôn và các trường ở vùng sâu người làm công tác giáo dục còn bế tắc trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt. Có nhiều giáo viên vẫn biết một số phương pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ nhưng lại thực hiện không tới nơi tới chốn. Ban giám hiệu lại không quan tâm, vận động giáo viên thực hiện, hoặc chỉ thực hiện trên lí thuyết. Cho nên nhiều gia đình có kinh tế cao sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con mình đến trường, cho con mình học tới nơi, tới chốn nhưng cũng bất lực nhìn con mình ngày ngày lêu lỏng ngoài đường, vào tiệm internet, chơi với bạn xấu bị lôi cuốn dẫn đến học tập yếu kém và bỏ học. 
Qua nhiều năm công tác ở trường, và tìm hiểu ở các trường khác tôi thấy rằng để học sinh học tập tốt phân môn Tiếng Việt thì cần có sự ham thích học tập, ham thích đến trường. Khi đã ham thích việc học các em tiếp thu bài nhanh hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế luôn linh động và sáng tạo. 
Trong những năm gần đây ngành giáo dục tăng cường kỷ cương, nề nếp, thực hiện nghiêm túc hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm phẩm chất đạo đức nhà giáo và việc học sinh không đủ tiêu chuẩn lên lớp”. Việc dạy thật, thi thật, không chạy theo thành tích thực hiện không đúng cách đã đẩy cho nhiều học sinh yếu phải bỏ học. Cũng là yếu tố thúc đẩy chúng ta cần tạo ra một trường học không có học sinh yếu kém.
Qua những lý do trên tôi thấy việc Đổi mới phương pháp trong việc dạy học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt trong nhà trường là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay.
B : PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận :
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học :
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em sẽ ít tập trung chú ý, nhất là học tập phân môn Tiếng Việt với những bài tập làm văn khả năng dùng từ, diễn ý chưa được tốt. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học (vì đi học được cô khen, được điểm 10, được chơi cùng bạn vv). Do đó ý thức tự giác học tập của các em chưa có (với những em đi học vì sự bắt buộc của gia đình) nên các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học yếu, chán học và bỏ học
 Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em. Từ đó các em học tập có tiến bộ.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong các tiết học Tiếng Việt các em được hoạt động nhóm, được thảo luận, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ học tập có tiến bộ hơn. 
1. Cơ sở thực tiễn :
Hiện nay xu hướng của giáo dục là: “Dạy thật – Học thật” không chạy theo thành tích. Muốn thế học sinh phải hiểu bài, làm được bài, tức là các em không phải là học sinh yếu kém. Muốn vậy thầy cô phải có sự đổi mới không ngừng về phương pháp cũng như hình thức dạy học. Giáo viên phải luôn làm mới mình trước học sinh. Việc dạy học các phân môn Tiếng Việt hiện nay không phải cung cấp kiến thức cho học sinh một cách rập khuôn nhàm chán, mà cung cấp cho học sinh các phương pháp học tập để học sinh tự tìm ra kiến thức một cách tích cực. 
Đối với học sinh yếu phân môn Tiếng Việt thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn đề rất quan trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em học cho có hiệu quả cao, phát huy hết năng lực vốn có của mình. Hiện nay nhiều trường hay nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng các hình thức học thêm, học hai buổi... Đưa ra rất nhiều phương pháp giảng dạy mà quên đi việc bồi lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu. 
Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của môi trường cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó trong nhà trường cần có những biện pháp, những hoạt động, những cải tạo về trường, lớp, về tác phong sư phạm của giáo viên nhằm tạo cho học sinh một môi trường thân thiện, gần gũi từ đó giúp học sinh ham thích học tập, để học tập càng có tiến bộ. 
 Tóm lại, việc giúp đỡ học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt học tập có tiến bộ là một giải pháp rất chính đáng, thực sự cần thiết và cần được đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy, cần mở rộng trong tất cả các môn học dưới sự giúp đỡ của nhà trường và sự đồng tình ủng hộ của các giáo viên khác trong và ngoài nhà trường. 
CHƯƠNG II : ĐỀ XUẤT NHỮNG ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích : 
- Nhằm đánh giá lại chất lượng giảng dạy học sinh yếu kém ở các trường tiểu học trong những năm qua và hiện nay. 
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc hiện nay ở các trường còn có rất nhiều học sinh yếu kém, và hiện tượng học sinh bỏ học vì học yếu vẫn còn.
- Đánh giá lại kết quả của việc cải tiến và đổi mới phương pháp phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém trong những năm gần đây. Việc phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém có tác dụng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ hơn, giúp học sinh ham thích học tập. Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh hơn nữa.
2. Phương pháp :
+ Phương pháp lấy tư liệu :
Trong quá trình nghiên cứu cần rất nhiều ý kiến, thông tin, tư liệu. Các ý kiến từ giáo viên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng, phụ huynh học sinh vvTrong quá trình làm công tác giảng dạy nhiều năm đã đúc kết được một số kinh nghiệm từ đồng nghiệp là nền tảng giúp tôi nghiên cứu đề tài này.
+ Phương pháp học mà chơi, chơi mà học :
Đây là phương pháp giúp học sinh tham gia nhiều vào các hoạt động nhóm và tập thể, giúp các em có hứng thú trong học tập, từ đó bớt rụt rè, e thẹn và có thêm tự tin.
+ Phương pháp đàm thoại :
Đây là phương pháp nhằm tiếp thu ý kiến của phụ huynh, học sinh, của giáo viên chủ nhiệm. Đối với học sinh khi chúng ta trò chuyện trực tiếp với các em tạo cho các em sự gần gũi, thương yêu, Từ đó các em nói lên tâm tư tình cảm của mình về sự học tập, từ đó hiểu được nguyên nhân vì sao các em học yếu. Sàng lọc học sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh yếu kém.
+ Phương pháp xử lý thông tin :
Hàn ... ì cũng không nên quá chán nản, mà nên tìm ra nguyên nhân để lần sau cố gắng làm bài tốt hơn.
Giáo viên thường xuyên thông tin cho phụ huynh có con em học yếu kém để phụ huynh biết. Trao đổi các biện pháp giúp học sinh học ở nhà.
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG	
Qua việc thực hiện các biện pháp trên để giúp đỡ học sinh yếu kém. Kết quả cho thấy học sinh ham học hơn, học tập có tiến bộ, năng động trong học tập cũng như sinh hoạt vui chơi. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng vì học yếu, vì chán học không có. Từ đầu năm học số học sinh yếu kém môn tiếng việt là 17.2%, môn toán là 8.3% thì cuối học kì một vừa qua đã giảm xuống môn tiếng việt còn 3.1%, môn toán 3.4%.
Trong công việc giúp đỡ học sinh học yếu kém học tập có tiến bộ muốn thành công hay không thì khi tổ chức, nên thực hiện đến nơi, đến chốn. Không nên đầu voi, đuôi chuột để rồi không có kết quả. Khi thực hiện Ban giám hiệu phải thường xuyên theo dõi kiểm tra các các phong trào đưa ra, kiểm tra các thành viên thực hiện để kịp thời điều chỉnh khi có sự chệch hướng.
Những gì viết trong bài này có thể ứng dụng riêng đối với từng cá nhân giáo viên đứng lớp trong từng tiết dạy, cũng như giáo viên bộ môn. Đối với ban giám hiệu có thể áp dụng nội dung bài viết trong nhà trường để thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học không có học sinh yếu kém”, qua đó tạo sự ham thích học tập, ham thích đến trường ở học sinh nhằm giảm thiểu số học sinh bỏ học giữa chừng. Điều cần thiết là nên tổ chức thành buổi chuyên đề, hay tập huấn cho giáo viên những nội dung trên để giáo viên định được hướng đi trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém. Tất nhiên nội dung bài viết chưa được sâu, và còn nhiều mặt chưa được đề cập đến việc thực hiện với thời gian còn ngắn. Nên khi vận dụng cần cố gắng rút thêm kinh nghiệm từ thực tế trường mình vì mỗi trường có một điều kiện khác nhau để công việc đạt kết quả hơn.
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
Khi học sinh học yếu kém không những các em mất đi kiến thức mà các em còn mất đi sự tự tin, tính năng động... và điều này ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này của các em. Nhiều em vì học yếu mà bỏ học... sau này sẽ không có công ăn việc làm tốt đẹp, năng suất lao động thấp kém ảnh hưởng đến đời sống gia đình... Do đó giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một công việc rất quan trọng ở nhà trường...
Đổi mới phương pháp giáo dục học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một trong những nhiệm vụ quan trong hiện nay. Nó đáp ứng được việc “học thật thi thật”, việc “chạy theo thành tích” mà ngành giáo dục đang thực hiện.
Thật ra bất cứ hoạt động nào nhà trường cũng đều giáo dục cao, đều giúp cho học sinh ham thích học tập và học tập có tiến bộ. Trong một tiết dạy, trong buổi lao động, buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều cung cấp kiến thức cho học sinh, đều có thể giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ hơn. Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để giúp đỡ học sinh yếu kém hay không? Theo tôi phương pháp hay nhất là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm trước. Việc giúp đõ học sinh kém học tập có tiến bộ là một công việc lâu dài và tiến hành thường xuyên. Nếu chúng ta chú trọng đến nó sẽ mạng lại lớp ích rất lớn cho công tác giáo dục.
II. Bài học kinh nghiệm hướng phát triển	
Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau:
1. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em.
2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới. Một số phương pháp, biện pháp có thể sử dụng là:
- Xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém;
- Phương pháp dạy học bằng tình thương;
- Phương pháp giúp học sinh yếu học tích cực ;
- Phương pháp giao việc cho cho học sinh yếu kém; 
- Phương pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng;
- Phương pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu;
- Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh;
- Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp :
- Phương pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học;
3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên).
III. Đề xuất :
- BGH các trường cần quan tâm đến việc rèn luyện học sinh yếu kém và các cấp cần tổ chức thảo luận chuyên đề về học sinh yếu kém.
- Hiện nay các trường gần như không có phòng để phụ đạo học sinh yếu kém. Cần đầu tư xây dựng thêm phòng học, hoặc sắp xếp để giáo viên có điều kiện tổ chức dạy phụ đạo.
- Các cấp cần biên soạn tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém tập hợp thành tài liệu phổ biến cho các giáo viên. 
Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong việc đổi mới phương pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ trong trường tiểu học Xuyên Mộc năm 2009-2010 và từ đầu năm 2010-2011.
Xuyên mộc, ngày 01 tháng 10 năm 2012
Người viết
 Nguyễn Hồng Hà
ĐÁNH GIÁ CỦA CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO TRƯỜNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
ĐÁNH GIÁ CỦA CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docKINH NGHIEM REN HOC SINH YEU MON TIENG VIET.doc