Thiết kế bài học lớp 1 - Tuần học 28 năm 2012

Thiết kế bài học lớp 1 - Tuần học 28 năm 2012

Tiết 3,4:Tập đọc: NGÔI NHÀ

I.Mục tiêu:

-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, rạ, sân phơi,trước ngõ.

-Bước đầu biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.

-Hiểu từ ngữ: Thơm phức. lảnh lót

-Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà .

-Trả lời được các câu hỏi 1 (SGK).

II.Đồ dùng dạy học: Bảng ghi nội dung bài tập đọc

 

doc 46 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học lớp 1 - Tuần học 28 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28:
 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Mĩ thuật: (Cô Xanh dạy)
Tiết 3,4:Tập đọc: NGÔI NHÀ
I.Mục tiêu:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, rạ, sân phơi,trước ngõ.
-Bước đầu biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu từ ngữ: Thơm phức. lảnh lót
-Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà .
-Trả lời được các câu hỏi 1 (SGK).
II.Đồ dùng dạy học: Bảng ghi nội dung bài tập đọc
III.Các hoạt động dạy học :
A.Bài cũ:
-Gọi Hs đọc bài: Mưu chú Sẻ
B.Bài mới:
1.Giới thiêu bài: GV giới thiệu tranh, ghi bảng.
2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn. Tóm tắt nội dung bài:
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
-Cho HS luyện đọc từ khó: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, rạ, sân phơi,trước ngõ
Các em hiểu như thế nào là thơm phức ?
Lảnh lót là tiếng chim hót như thế nào ?
Luyện đọc câu:
-Cho HS đọc mỗi em 1 câu nối tiếp nhau
-Nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
Luyện đọc câu:
-Cho HS đọc mỗi em 1 câu nối tiếp nhau
-Nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn, theo 3 khổ thơ)
-Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi khổ thơ là một đoạn.
-Nhận xét, cho điểm
-Cho HS thi đọc
-Nhận xét, cho điểm và khen HS đọc tốt
-Cho HS đọc cả bài.
3.Ôn vần uôi, ươi
-Tìm tiếng trong bài có vần uôi
-Tìm tiếng ngoài bài:
+Có vần uôi:
+Có vần ươi
-Nói câu chứa tiếng có vần uôi, ươi
4.Củng cố tiết 1:
-Cho HS đọc toàn bài
Tiết 2
1.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
-Gọi HS đọc khổ thơ đầu
+Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nhìn thấy gì?
-Tương tự, lần lượt cho HS đọc khổ thơ 2:
+Hỏi: Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ:
-Nghe thấy gì?
-Ngửi thấy gì?
-Cho HS đọc khổ thơ 3
-Yêu cầu đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
-Nhận xét học sinh trả lời.
-Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài thơ.
*Luyện HTL.
-Tổ chức cho các em thi đọc thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích.
-Nhận xét, cho điểm, khen HS
2.Luyện nói:
-Gọi HS đọc yêu cầu luyện nói:
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu: Đây là tranh minh hoạ một số ngôi nhà: Đây là một ngôi nhà sàn thuộc vùng dân tộc thiểu số ở vùng núi. Đây là ngôi nhà trên sông của người dân đánh cá vùng sông nướcVậy em hãy giới thiệu về ngôi nhà mình đang ở và nói cho bạn biết mơ ước về ngôi nhà của mình sau này như thế nào? Hãy nói về ngôi nhà đó? 
-Cho HS nói theo nhóm đôi
-Gọi một số HS nói trước lớp
-Nhận xét, khen HS nói tự nhiên
-2HS đọc. Lớp nhận xét và đánh giá
-HS nhắc lại.
-Lắng nghe.
-5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. Đọc ĐT
+Thơm phức: Mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn.
-Tiếng chim hót nghe rất trong, rất hay.
-Học sinh lần lượt đọc nối tiếp (3 vòng)
-Học sinh lần lượt đọc nối tiếp (3 vòng)
-HS đọc nối tiếp 2-3 vòng
-Theo dõi và nhận xét bạn đọc.
-HS thi đọc đoạn, lớp đánh giá, cho điểm cho bạn
-2HS đọc. Lớp đồng thanh.
-buổi
+Muối dưa, tuổi thơ
+tươi cười, đười ươi, tưới rau
-HS đọc câu mẫu
-Thảo luận nhóm đôi và nêu câu theo yêu cầu.
-2 HS đọc toàn bài
-2 HS đọc
-3-4 HS đọc nối tiếp, lớp đọc thầm
-Nhìn thấy: Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm.
-2HS đọc
Nghe thấy: Tiếng chim đầu hồi lảnh lót.
Ngửi thấy: Mùi rơm rạ trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức.
-3 HS đọc, lớp đọc thầm
-Học sinh đọc: 
Em yêu ngôi nhà.
Gỗ tre mộc mạc
 Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
-HS lắng nghe
-3Học sinh đọc diễn cảm.
-HS đọc thầm khổ thơ
-Thi đọc thuộc khổ thơ mình chọn
-Nhận xét bạn đọc
-Nói về ngôi nhà em mơ ước.
-Lắng nghe.
-Học sinh luyện nói theo cặp
-Một số HS trình bày trước lớp
-Học sinh khác nhận xét
-Bình chọn bạn giới thiệu hay nhất
3.Củng cố:
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ hoặc khổ thơ mình thích
-Cho 1 HS đọc toàn bài thơ
-Chốt lại: bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình
-Nhắc nhở HS cần biết thường xuyên quét dọn nhà cửa sạch sẽ,ngăn nắp, trang trí đẹp để ngôi nhà mình thêm đẹp.
-Nhận xét chung tiết học và dặn dò: Học thuộc cả bài thơ và chuẩn bị trước bài: Quà của bố
Tiết 5:Âm nhạc
Tiết 6: Toán GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tiếp theo)
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Tìm hiểu bài toán có một phép trừ: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?
 -Biết trình bày bài giải gồm : Câu lời giải, phép tính, đáp số.
 -Rèn luyện tính tự giác và linh hoạt khi học toán
II.Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ như SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
A.KTBC: 
-Nhận xét bài KTĐKL3 và chữa bài
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải
*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán
-Gọi học sinh đọc đề toán, hỏi:
+Bài toán cho biết những gì?
+Bài toán hỏi gì?
-Giáo viên ghi tóm tắt bài toán lên bảng và cho học sinh đọc lại bài toán theo TT.
Tóm tắt:
Có 	: 9 con gà.
Bán 	: 3 con gà
Còn lại ? con gà
*Giáo viên hướng dẫn giải:
-Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm thế nào?
-Cho học sinh nêu câu giải, phép tính và kết quả, nhìn tranh kiểm tra lại kết quả và nêu lại câu trả lời: “Nhà An còn 6 con gà”
-Ghi bảng: Bài giải
Số gà còn lại là:
9 – 3 = 6 (con gà)
	Đáp số : 6 con gà.
-Giáo viên hỏi thêm: 
Bài giải gồm những gì?
3.Thực hành:
Bài 1: 
-Giáo viên gọi cho học sinh đọc đề toán và tự tìm hiểu bài toán.
-Bài toán đã cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
-Gọi học sinh nêu TT bài toán bằng cách điền số thích hợp và chỗ trống theo SGK.
-Cho HS viết phép tính và và đáp số vào bảng con.
-Nhận xét và cho HS đọc lại bài giải trên bảng lớp
Bài 2: 
-Cho HS đọc bài toán, tự trình bày bài giải.
-Nhận xét và sửa chữa
4.Củng cố, dặn dò:
-Nêu cách giải bài toán có lời văn
*Nhấn mạnh điểm khác nhau của bài toán có phép cộng, phép trừ.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
-2 học sinh đọc đề toán trên bảng
+Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà.
+Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
-Học sinh đọc đề toán theo TT trên bảng.
Lấy số gà nhà An có trừ đi số gà mẹ An đã bán.
-2 - 3 HS nhắc lại câu trả lời
-Bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
-2Học sinh đọc đề 
-Tìm hiểu bài toán
Tóm tắt
Có 	: 8 con chim
Bay đi 	: 2 con chim
Còn lại 	: ? con chim.
Bài giải 
Số chim còn lại là:
8 – 2 = 6 (con chim)
Đáp số: 6 con chim
-HS tự làm bài trong vở ô ly
-1 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét và bổ sung bài của bạn
Bài giải: 
Số bóng còn lại là:
8 – 3 = 5 (quả bóng)
	Đáp số : 5 quả bóng.
-HS nhắc lại
Tiết 6:Tập đọc: 
 LUYỆN ĐỌC BÀI: NGÔI NHÀ, QUYỂN VỞ CỦA EM 
I.Mục tiêu: 
1.HS đọc trơn toàn bài, đọc diễn cảm trong các bài: Ngôi nhà, Quyển vở của em
2. Ôn vần iêu, yêu
II. Các hoạt động dạy ,học : 
A. Luyện đọc bài: Quyển vở của em
-GV đọc mẫu toàn bài trong SGK
-Cho HS luyện đọc từ khó: Giấy trắng, mát rượi, sạch, sờ
- GV sửa cho học sinh .
* Luyện đọc câu :
- Cho học sinh đọc từng câu . 
- Nhận xét .
*Luyện đọc đoạn, bài
-Cho HS đọc nối tiếp mỗi em một khổ thơ
-Yêu cầu HS thi đọc đoạn
-Cho điểm và khen HS đọc tốt
-Cho HS thi đọc diễn cảm toàn bài
-Nhận xét cho điểm khuyến khích
B. Bài: Ngôi nhà
-Tương tự, cho HS luyện đọc từng khổ thơ, cả bài.
-GV và HS nhận xét, đánh giá.
-Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
C.Luyện tập : 
- Cho HS thi tìm tiếng , nói câu chứa tiếng có vần yêu, iêu
Bài tập 1: 
Đọc những dòng thơ có tiếng yêu ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu ?
Bài tập 3:
-Nói câu có chứa tiếng mang vần iêu ?
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
-Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
D.Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu lại nội dung bài .
- Hát 1 bài 
- 1 em khá đọc toàn bài trong SGK 
- Luyện đọc cá nhân, lớp
- Nối tiếp nhau đọc từng câu
- Nhận xét 
-HS đọc nối tiếp, nhận xét và sử lỗi phát âm cho bạn
-HS thi đọc đúng, diễn cảm 1 khổ thơ
- Nhận xét, cho điểm
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Nhận xét.
-Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ
-Thi đọc thuộc lòng
- Thi tìm tiếng , nói câu chứa tiếng có vần iêu, yêu
-Thảo luận nhóm đôi và trình bày
Em yêu nhà em.
Em yêu tiếng chim.
Em yêu ngôi nhà
-Ví dụ: buổi chiều, chiếu phim, chiêu đãi, kiêu căng  .
-Đọc mẫu câu trong bài (Bé được phiếu bé ngoan)
-Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức.
-Nhận xét
-Vài em nhắc lại nội dung bài 
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Tiết 1:Tập viết
TÔ CHỮ HOA: H,I,K
I.Mục tiêu:Giúp HS:
- Tô được chữ hoa H - I- K.
-Viết đúng các vần iêu, yêu, các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến – chữ thường, cỡ vừa.
* H khá giỏi viết đều nét, giãn đúng khoảng cachsvaf viết đủ số dòng, số chữ quy địnhtrong vở tập viết.
 II.Đồ dùng dạy học:
-Chữ hoa:H, I, K đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
III.Các hoạt động dạy học :
A.KTBC: 
-Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh
-Nhận xét bài cũ.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài.
2.Hướng dẫn tô chữ hoa:
-Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
-Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.
3.Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
-Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết).
4.Thực hành :
-Cho HS viết bài vào vở tập viết.
GV theo dõi, giúp đỡ cho HS viết đúng
-Thu vở chấm một số em.
-Nhận xét tuyên dương.
*Dặn dò: Viết bài trong vở THLVĐVĐ
-Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
-Học sinh quan sát chữ hoa K trên bảng phụ và trong vở tập viết, nêu quy trình viết
-HS tô khan chữ hoa
-Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
-Thực hành bài viết theo yêu cầu 
-HS nêu nội dung bài viết và quy trình tô chữ H, I, K.
-Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
 ________________________
Tiết 2: Chính tả NGÔI NHÀ
I.Mục tiêu:
	-HS chép lại đúng khổ 3 của bài: Ngôi nhà trong khoảng 10- 12 phút.
	-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần iêu hoặc yêu, chữ c hoặc k vào chỗ trống.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ... 
*Hướng dẫn cách tính : Tính từ phải sang trái 
-
 57 .7 trừ 3 bằng 4, viết 4
 23 . 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
 34
 57 trừ 23 bằng 34 (57 - 23 = 34)
2. Thực hành :
* Bài 1 (SGK/158): 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2: ( SGK/ 158)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu cách thực hiện
- GV hướng dẫn làm bài bắng cách dùng bảng chọn phương án Đ, S 
* Bài 3 (SGK/158)
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết Lan còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách ta làm phép tình gì ?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò :
- Em vừa học toán bài gì?
- HS nêu cách đặt và thực hiện phép tính.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.
- HS thao tác trên que tính
- HS: 57 que tính có 5 bó chục và 7 que tính rời.
-57 gồm 5 chục và 7 đơn vị
-HS thao tác trên que tính
- HS: tách ra 23 que tính 
-Số 23 có 2 chục và 3 đơn vị.
- HS quan sát.
-Còn lại 3 bó chục và 4 que tính rời
-Còn lại 34 que tính
- HS quan sát.
HS quan sát.
Nhắc lại cách thực hiện
a. Tính: HS lên bảng, cả lớp làm VBTT.
b. Đặt tính rồi tính:
- HS lên bảng, cả lớp làm BC.
* Bài 2: 
- HS dùng bảng chọn phương án đúng đưa bảng ( Đ) sai đưa bảng ( S)
- Nhận xét kết quả, tuyên dương theo dãy bàn.
- HS đọc bài toán.
- ... Quyển sách của Lan có 64 trang, Lan đọc được 24 trang.
- ... Lan còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách.
- ... phép cộng.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở 
- HS nêu
Tiết 5: Đạo đức: Cô Thủy dạy
Tiết 6: Toán: LUYỆN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 -Biết đặt tính và làm tính trừ( không nhớ) số có hai chữ số; biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số.
 II. Đồ dùng:Vở BT toán.
A.Bài cũ:
a/Nhắc lại cách đặt tính và làm tính trừ (Không nhớ trong phạm vi 100)
B.Luyện tập
*Hoàn thành vở bài tập toán.
-Cho HS đọc yêu cầu từng bài tập và tự làm vào vở
-GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ HS yếu làm bài
-Nhận xét chung và cho HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ trong phạm vi 100
Bài 1: Tính
a/ 3 HS nối tiếp lên thực hiện 
-HS nhắc lại cách trừ và lưu ý khi viết kết quả 
b/ Đặt tính rồi tính ( Theo mẫu)
-4 4 HS nối tiếp lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét bài trên bảng, củng cố cách trừ số có 2 chữ số
-Nhận xét bạn làm bài trên bảng. GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s
-Cho HS làm bài, sau đó gọi HS lên bảng làm bài và giải thích kết quả
-GV và HS nhận xét, bổ sung
Bài 3:Tính
-Yêu cầu 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 3 phép tính
-Hãy nhận xét các số trong 3 phép tính ( Các số đều giống nhau nhưng khác nhau về phép tính)
-Cho HS nhận thấy: Khi lấy kết quả của phép cộng trừ số này trong phép cộng thì được số kia.
Bài 4
-2HS đọc bài toán. Cho HS tìm hiều bài toán
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm trong VBTT.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
*Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học.
-Nêu lại cách thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
Tiết 7: HĐTT: SINH HOẠT LỚP TUẦN 29
I.Mục tiêu:
-Giúp HS nắm được những ưu và khuyết điểm rrong tuần qua để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
-Biết được kế hoạch tuần tới dẻ thực hiện.
II. Nhận xét tuần 28
*Ưu điểm:
-Đi học tương đối đều và đúng giờ.
-Vệ sinh, trực nhật sạch sẽ, lớp học được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp.
-Các nề nếp thực hiện nghiêm túc 
-Vắng giáo viên chủ nhiệm 2 ngày nhưng mọi nề nếp rất ổn định
*Tồn tại:
-Vẫn còn trường hợp nghỉ học do ốm nhưng không có giấy xin phép.
-Còn có HS không hcuaanr bị đồ dùng học tập và sách vở đầy đủ khi đến lớp.
III. Kế hoạch tuần tới:
-Tiếp tục lao động xẩy cỏ ở sau vườn keo( Lao động bổ sung)
-Chăm lo chữ viết để tiếp tục thi chọn lần 2.
-Nghỉ bù 10-3 vào thứ hai, thứ ba học cả ngày để bù chương trình.
TUẦN 30: Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng: (Dạy bài thứ hai)
Tiết 1: Mĩ thuật: Cô Xanh dạy
Tiết 2,3: Tập đọc:
CHUYỆN Ở LỚP
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: sáng, trêu, vuốt tóc, đứng dậy. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu từ: vuốt, trêu
 -Hiểu nội dung bài: bạn nhỏ kể chuyện ở lớp có nhiều bạn chưa ngoan nhưng mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan thế nào?
-Trả lời được câu hỏi 1,2 (sgk)
-Biết rút ra lời khuyên: Biết quan sát, nhận xét và đánh giá việc làm của người khác là rất giỏi nhưng đừng quên tự đánh giá bản thân mình
*Kĩ năng sống: Xác định giá trị; tự phê phán,; phản hồi
II. Chuẩn bị:Bộ tranh luyện nói
III/ Hoạt động dạy và học: Tiết 1
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài “ Chú công” 
-Lúc mới chào đời chú công trống có bộ lông màu gì? Chú đã biết làm động tác gì? 
- Sau hai, ba năm đuôi chú Công có màu sắc như thế nào?
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài : 
2. Luyện đọc trơn
-Giáo viên đọc mẫu với giọng đọc vui, hồn nhiên của bé, giọng âu yếm của mẹ
*Luyện đọc từ khó
- Gạch chân các từ: sáng, trêu, vuốt tóc, đứng dậy
-Giải nghĩa từ: trêu, vuốt
* Luyện đọc câu.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng câu 
- Hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm.
* Luyện đọc đoạn,bài.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
-Thi đọc toàn bài. GV đánh giá, cho điểm
-Đoc đồng thanh
3.Ôn tập vần uôc, uôt.
Bài 1: Tìm tiếng trong bài có vần uôt?
Bài 2: 
Tìm tiếng ngoài bài:
+Có vần uôt
+Có vần uôc
4.Củng cố tiết 1
Tiết 2:
1.Luyện đọc 
*Luyện đọc bài trên bảng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
* Luyện đọc bài trong sách giáo khoa 
-Gọi học sinh đọc cả bài.
-Yêu cầu đọc theo cặp
- Hướng dẫn học sinh đọc cả bài.
2.Tìm hiểu bài.
-Gọi học sinh đọc khổ thơ 1 và 2
- Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp ?
-Gọi học sinh đọc khổ thơ 3.
 - Mẹ nói gì với bạn nhỏ ?
-Gọi HS đọc toàn bài
*Vì sao mẹ muốn bé kể chuyện ngoan ngoãn?
3.Luyện đọc lại
-Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
-Yêu cầu thi đọc hay
-Nhận xét, cho điểm
4/ Củng cố, dặn dò. 
-Cho thảo luận nhóm: hãy nhận xét về tính cách của bạn nhỏ và người mẹ trong bài thơ!
*Liên hệ: Tìm những bạn giống các nhân vật nói trong bài thơ.
-Chốt lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện:(theo yêu cầu) 
-Nhận xét tiết học, dặn dò: Kể với cha mẹ hôm nay em đã ngoan như thế nào. Chuẩn bị đọc trước bài “Mèo con đi học”
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi
-nâu gạch và chú có động tác xòe cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt
-lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu.... hàng trăm viên ngọc lóng lánh
-Theo dõi
-đọc trơn, đánh vần, phân tích các tiếng trên (Cá nhân. Đồng thanh)
-Đọc nối tiếp mỗi HS một câu thơ
-Nhận xét và chỉnh sửa cho bạn
-Mỗi HS đọc 1 khổ thơ
-Đọc cá nhân (2HS đọc)
-3 HS đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét và cho điểm.
-Đọc đồng thanh 1 lần
-Nêu miệng và đọc trong, đánh vần: vuốt
*Thảo luận theo nhóm 4
+đại diện nhóm nêu, nhóm khác bổ sung
-uôt: tuốt lúa, sdáng suốt, lạnh buốt
-Uôc: ruốc, nhem nhuốc, cuộc vui
+HS đọc và phân tích tiếng có vần ôn 
-1 HS đọc toàn bài.
-Đọc nối tiếp cá nhân, đại diện nhóm
-1 học sinh đọc cả bài, lớp đọc thầm
-Đọc theo cặp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-2 nhóm thể hiện. Lớp nhận xét và cho điểm
-HS thi đọc bài. Lớp nhận xét và cho điểm 
 -2 HS đọc, lớp đọc thầm
+Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực.
-2 HS đọc
-Mẹ không nhớ bạn nhỏ kể. Mẹ muốn nghe bạn kể chuyện bạn đã ngoan như thế nào?
-2 HS đọc
*HS khá giỏi: Vì mẹ mong bé ngoan ngoãn
-3 HS đọc nối tiếp
-3 HS thi đọc. Lớp nhận xét và cho điểm, khen bạn đọc tốt nhất
*Thảo luận nhóm 4: 
+Bạn nhỏ biết quan sát, phân tích, đánh giá các hành vi chưa ngoan của các bạn trong lớp nhưng chưa biết đánh giá bản thân.
+Mẹ rất yêu con và luôn dạy con những điều tốt.
-HS nêu tên
Tiết 4:Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100(trừ không nhớ )- trang 159
I Mục tiêu: Bước đầu giúp HS :
-Biết đặt tính rồi làm tính trừ (không nhớ )trong phạm vi 100 (dạng 65-30 và 36 - 4).
-Củng cố kĩ năng tính nhẩm
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng Toán
III/ Hoạt động dạy và học:
A.Bài cũ: 
-Cho HS đặt tính rồi tính: 67 – 22 94 – 92
-Nhận xét bài cũ 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
-Lớp làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp
-Nhận xét, sửa chữa
2. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 65 –30 
-Viết phép tính lên bảng : 65 – 30
-Yêu cầu HS làm bảng con
-Nhận xét và củng cố cách thực hiện.
-Ở trường hợp này ta đã thực hiện phép trừ số có 2 chữ số cho số có 2 chữ số
-Làm bảng con
-1HS nêu lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện. Lớp nhận xét và bổ sung. 
3.Phép trừ dạng 36- 4 =
-Tiến hành tương tự, cho HS đặt tính vào bảng con và nêu cách đặt tính.
- Đặt tính và tính trên bảng con, 1 HS lên bảng thực hiện
- Chú ý cách đặt tính sao cho thẳng cột chục, cột đơn vị.
C.Luyện tập
Bài 1: Tính
-Gọi HS nêu yêu cầu của đề
- HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
-Cho HS làm bài trong SGK/trang 159
-Kiểm tra kĩ năng thực hiện của HS và lưu ý một số trường hợp xuất hiện số 0: 45 – 45; 
57 – 50; 99 – 9; 19 – 0để làm cơ sở cho tính nhẩm của bài 3
-Lớp làm bài trong SGK
-Nối tiếp 6 HS lên bảng chữa bài. 
- Lớp theo dõi và nhận xét.
-Nhận xét các trường hợp
Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s
-Gọi HS nêu yêu cầu 
-Cho HS nêu cách làm
-Cho HS làm bài trong sgk
-Yêu cầu giải thích cách làm
2 - 3 em nêu cầu
-Tính thử kết quả thấy đúng thì điền chữ đ, sai thì điền chữ s.
-Làm bài rồi chữa bài
-Một số HS giải thích kết quả
Bài 3: Tính nhẩm
-HD cách tính nhẩm: 66 – 60; 78 -50; 58 – 4; 58 - 8
-HS nêu cách tính nhẩm
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở ô ly lần lượt từng phần.
 -Giúp đỡ HS làm bài
-Gọi HS đọc kết quả
-HS làm bài và nêu kết quả lần lượt từng phần a, b
- Đọc các kết quả nối tiếp .
*Củng cố cách trừ nhẩm ở 2 trường hợp: Trừ số tròn chục và trừ số có một chữ số.
D.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học – Dặn dò về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 28298buoi.doc