Giải pháp hữu ích Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập đọc

Giải pháp hữu ích Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập đọc

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm

 Trong giai đoạn mới hiện nay, Đảng ta đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đó là nhiệm hàng đầu bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững (Theo nghị quyết hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ưng Đảng khoá VIII). Mục tiêu phát triển giáo dục bậc tiểu học từ nay đến 2020 , nghị quyết Trung ương 2 cũng chỉ rõ : “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học”. Thế kỉ 21 là thế kỉ của tư duy, của tài năng khoa học. Việc điều khiển xã hội, phát triển kinh tế ở trình độ cao không có con đường nào khác là con đường học vấn. Trong đó môn Tiếng Việt đặc biệt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với học sinh. Môn tiếng việt giúp các em biết đọc, biết viết, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống.

Môn tiếng việt ở tiểu học nói chung và môn tiếng việt ở lớp 2 nói riêng được chia làm 6 phân môn. Các phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau, giúp học sinh có cơ sở vững chắc để học tốt môn tiếng việt cũng như các môn học khác. Môn tập đọc là một phân môn rất quan trọng nó chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình tiểu học. Phân môn này góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng quan trọng giúp học sinh học tốt các môn học khác, là chìa khoá tiếp cận với kho tri thức loài người. Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần phải hướng dẫn kĩ năng đọc cho học sinh. Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Bởi vì đọc là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Vậy muốn đọc tốt, phần quan trọng không thể thiếu được là phải rèn cho học sinh đọc thông qua các giờ tập đọc , học thuộc lòng.

 

doc 14 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hữu ích Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất: Mở đầu
1. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm
 Trong giai đoạn mới hiện nay, Đảng ta đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đó là nhiệm hàng đầu bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững (Theo nghị quyết hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ưng Đảng khoá VIII). Mục tiêu phát triển giáo dục bậc tiểu học từ nay đến 2020 , nghị quyết Trung ương 2 cũng chỉ rõ : “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học”. Thế kỉ 21 là thế kỉ của tư duy, của tài năng khoa học. Việc điều khiển xã hội, phát triển kinh tế ở trình độ cao không có con đường nào khác là con đường học vấn. Trong đó môn Tiếng Việt đặc biệt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với học sinh. Môn tiếng việt giúp các em biết đọc, biết viết, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống.
Môn tiếng việt ở tiểu học nói chung và môn tiếng việt ở lớp 2 nói riêng được chia làm 6 phân môn. Các phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau, giúp học sinh có cơ sở vững chắc để học tốt môn tiếng việt cũng như các môn học khác. Môn tập đọc là một phân môn rất quan trọng nó chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình tiểu học. Phân môn này góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng quan trọng giúp học sinh học tốt các môn học khác, là chìa khoá tiếp cận với kho tri thức loài người. Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần phải hướng dẫn kĩ năng đọc cho học sinh. Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Bởi vì đọc là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Vậy muốn đọc tốt, phần quan trọng không thể thiếu được là phải rèn cho học sinh đọc thông qua các
giờ tập đọc , học thuộc lòng.
 Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đang thực hiện việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Nhất là học sinh lớp 2, việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt được nhiều thành công và cũng đã có không ít kinh nghiệm hay song bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Đặc biệt trong những năm gần đây thì việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngày càng được coi trọng hơn. Song thực tế ở các lớp, việc rẽn kĩ năng đọc cho học sinh chưa được thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc. Giáo viên cũng đã tuân thủ đầy đủ các bước trong tiến trình giờ dạy như luyện đọc từ, luyện đọc câu, luyện đọc đoạn, bài, .... Song chất lượng mỗi bước đó thực sự chưa đạt hiệu quả như ý muốn. 
 Một trong những nguyên nhân chất lượng rèn đọc chưa cao, đó là giáo viên luôn lo đảm bảo đủ thời gian cho một tiết dạy, đảm bảo đủ, kịp các bước trong tiến trình giờ dạy nên chưa có nhiều thời gian chú ý rèn luyện, uốn nắn cho học sinh những kĩ năng cần thiết.
 Xuất phát từ việc nhận thức về tầm quan trọng của phân môn và qua việc tìm hiểu kĩ năng đọc của học sinh, tôi đã tìm ra cho mình một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập đọc.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu thực trạng việc dạy đọc cho học sinh lớp 2 và tìm ra những biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả để giúp học sinh học tốt hơn môn tập đọc. Qua đó nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẫm mĩ, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ đó đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo điều kiên cho học sinh có môi trường rèn luyện.
Phần thứ hai: nội dung
1. Thực trạng
1.1. Cơ sở lí luận
 Tôi còn nhớ có một nhà văn đã từng nhắc nhở chúng ta: “Ngôi trường Tiểu học, người thầy giáo Tiểu học là những hình ảnh thân thiết sẽ theo suốt cuộc đời mỗi con người như một thứ hành trang tinh thần có sức dìu đỡ, động viên để vượt khó khăn và sống cho xứng đáng. Trình độ văn hoá của chúng ta có thể bộc lộ rõ và phổ biến ở các ngôi trường Tiểu học, hãy chăm lo tỉ mỉ và chu đáo hơn nữa cho con người ngay từ tuổi thơ. Hãy bắt đầu từ trường Tiểu học. Ta muốn khắc sâu trong tâm trí những người dân Việt Nam về sự giàu có, về rừng vàng, biển bạc của đất nước.” Có lẽ khởi nguồn của lời nhắc nhở này chính bởi bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên, xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức thực tiễn. Bên cạnh đó nó còn bồi dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người trong tương lai. Các môn học ở Tiểu học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng vào bậc nhất trong tất cả các môn học ở Tiểu học. thống tiếng nói và chữ viết Tiếng Việt. Học tốt phân môn Tập đọc sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc - nghe - nói - viết và còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Sự thay đổi, nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ, vẻ đẹp của đất nước, con người và nền văn hoá dân tộc mình cũng như trên thế giới. Từ đó, các em có vốn sống, vốn tri thức vững chắc để tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
Bước đầu hình thành phương pháp học của phân môn tập đọc, tìm hiểu nội dung nghệ
 thuật, cảm thụ văn học, luyện đọc. Từ việc cảm nhận được nét đẹp của đất nước và con người qua các bài Tập đọc, khơi dậy trong các em lòng ham hiểu biết, ham học hỏi tiếng mẹ đẻ, biết vận dụng ứng xử trong cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
 Qua phân môn Tập đọc còn giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, yêu tiếng mẹ đẻ và có ý thức bảo vệ, giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt ngày càng phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc.
	1.1.2. Cơ sở thực tiễn: 
 Trong chương trình thay sách giáo khoa mới ở Tiểu học thì việc đổi mới phương pháp dạy học đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể trong việc dạy và học ở tất cả các môn học, trong đó có phân môn Tập đọc. Tuy nhiên nhiều chuyên đề về Tập đọc được mở ra. Điều đó đã giúp chúng tôi hiểu được phần nào những điều còn để ngỏ. Song ở mỗi khoá học, mỗi vùng, mỗi trường, mỗi đối tượng học sinh khác nhau lại có một khả năng khác nhau.
 Thực ra, phân môn Tập đọc đã có từ lâu song việc dạy nó như thế nào để học sinh lớp 2 nói riêng đọc bài trơn tru, rành rọt, nắm được nội dung văn bản tiến tới đọc hay văn bản một cách có ý thức là một việc làm khó khăn.
 Tuy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học của chương trình SGK mới đã đẩy cao hơn chất lượng của môn học nhưng không hẳn là không tồn tại những học sinh rất hạn chế về kĩ năng đọc (nhất là đọc những văn bản ngoài luồng tiếp xúc). Từ việc đọc văn bản không rõ ràng, mạch lạc kéo theo hàng loạt các môn học khác của các em kém đi.
 Ví dụ: ở những em đọc yếu, đọc ngọng thì khi viết Chính tả, các em sẽ viết sai lỗi rất nhiều. Nếu học sinh phát âm không chuẩn, không phân biệt đúng các phụ âm đầu như: l/n; ch/tr; s/xthì khi nhớ lại để viết hoặc nghe thầy, cô giáo đọc để viết, các
em sẽ viết sai rất nhiều. Hoặc ở bài toán có lời văn, nếu một học sinh đọc đúng, đọc rõ ràng thì sẽ nắm được nội dung dữ kiện, phát hiện ra ẩn số cần tìm nhanh hơn học sinh 
đọc yếu.
 1. 2. Thực trạng: 
ở bậc Tiểu học, môn Toán và môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và khả năng học tập của HS. Đặc biệt, Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt. Ví dụ: Học đến giữa lớp 2, thậm chí cuối lớp 2 vẫn còn có HS nếu lần đầu tiên tiếp xúc với văn bản mới thì đọc chậm, chưa đúng tốc độ, thậm chí nhiều tiếng còn phải dừng lại để đánh vần hoặc có HS còn đọc sai tiếng kéo theo sai cả nội dung văn bản. Đặc biệt, nằm ở vùng có phương ngữ lệch chuẩn nên việc ngọng các tiếng có chứa vần oe / eo, iên / iêng còn khá phổ biến.
 Chẳng hạn, khi đọc bài: “Bé nhìn biển” (Tiếng việt 2 tập 2 trang 65) ở khổ thơ cuối là: Nghìn con sóngkhoẻ
 Lon ta lon ton
 Biển to lớn thế
 Vẫn là trẻ con
Thì có học sinh lại đọc: Nghìn con sóng khẻo 
 Lon ta lon ton
 Biểng to lớn thế
 Vẫn là trẻ con
Ngoài ra cũng chưa kể hết việc HS đọc ngọng các cặp phụ âm khác như ch/tr; s/x hoặc thanh (~) sắc (?), đọc ngọng sai các vần: ang, ác, ăn, ưn, ân, ich,Chẳng hạn, ngay như HS lớp tôi khảo sát, khi đọc bài “ Gọi bạn” ( Tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 28) có dòng thơ: Lang thang quên đường về Thì một HS đọc sai từ “ quên” thành “ quyên”. Tôi cho em đó dừng lại để đánh vần thì em đó vẫn đánh vần thành“quờ - uyên - quyên” như vậy là sai hoàn toàn vần.
Như vậy chúng ta có thể thấy ngay rằng việc đọc sai sẽ dẫn đến nhiều tác hại như làm sai lệch nội dung của văn bản, viết sai, hiểu sai ý định biểu đạt của văn bản. Bên cạnh đó, do chưa hiểu rõ bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc, do thói quen thành phần giảng văn mà chưa quan tâm đến yêu cầu cơ bản của tiết Tập đọc là rèn kĩ năng đọc.
 ở lớp 2, các thể loại văn bản ở các bài tập đọc được biên soạn theo các chủ đề với nội dung rất phong phú, đa dạng. Không chỉ với mục đích rèn đọc mà nó còn giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, giáo dục đạo đức lối sống, giúp HS tiếp cận với những thông tin thời sự cập nhật qua các văn bản hành chính, giúp HS có kĩ năng ứng xử giao tiếp trong cuộc sống Chính lẽ đó mà thông qua bài Tập đọc GV cần liên hệ thực tế và giúp các em rút ra những bài học sâu sắc nhất thì có GV lại còn vô tình quên việc này.
 Với HS lớp 2 tôi áp dụng sáng kiến, qua giảng dạy và khảo sát đầu năm, có một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi: Hầu hết các em thích môn Tiếng Việt mà phân môn Tập đọc có tới trên
 90% các em thích. Trong đó các em thích đọc những mẩu chuyện, những bài thơ chiếm phần  ...  nhiều khi giáo viên bỏ qua hoặc chưa chú trọng lắm mà theo tôi cũng không kém phần quan trọng. Đó là việc cần cho học sinh đọc phần chú giải trong giờ tập đọc. Các văn bản đọc trong sách TV2 có phần giải nghĩa những từ ngữ khó với học sinh lớp 2. Ta nên quan niệm phần chú giải là một bộ phận cần đọc. Đọc để HS hiểu nghĩa từ, hiểu nghĩa câu và hiểu hoàn toàn văn bản. Đọc để học sinh ghi nhớ từ mới, tăng thêm vốn từ cho học sinh. Đọc để biết cách giải thích nghĩa từ khi cần thiết. Đọc để biết cách tiếp cận các loại văn bản trong sách báo. Vì vậy, trong giờ dạy tập đọc phải tổ chức cho học sinh đọc phần chú giải sao cho hợp lý. Khi học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm là lúc giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp phần chú giải để hiểu nghĩa từ khó trong bài. Thời điểm này có thể có các tình huống, học sinh đọc chú giải nhưng chưa hiểu hết nghĩa từ hoặc có thêm thắc mắc. Giáo viên cần tập trung cơ hội này để giảng kỹ hơn nghĩa
từ học sinh chưa hiểu hoặc mở rộng thêm vốn từ cho học sinh. Ví dụ: Đọc chú giải bài “Trên chiếc bè” có học sinh thắc mắc : “Em chưa thấy bèo sen, chỉ mới thấy bèo cái thôi ạ!” , “Em hay nghe mẹ nói dưa có váng, thế váng ấy có to không ạ?”. Nếu GV không chuẩn bị trước đồ dùng dạy học (Hình ảnh các loại bèo) hoặc không trang bị cho mình một vốn từ liên quan đến từ chú giải, chắc chắn sẽ lúng túng trước những câu hỏi hồn nhiên ấy. Sau khi học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm sẽ đến hoạt động đọc trước lớp. Đây là lúc giáo viên vừa luyện cách đọc câu dài, vừa giảng từ
mới. Giáo viên có thể hỏi học sinh nghĩa những từ có trong chú giải. Nếu học sinh chưa nắm vững mới phải giảng thêm.
 Như vậy ta thấy từ ngữ được chú giải trong các bài tập đọc là một phần từ vựng cung cấp cho HS lớp 2 theo yêu cầu của chương trình tiếng việt. Nếu khi dạy học tập đọc, ta không lưu ý cho học sinh đọc, hiểu, vốn từ của HS sẽ giảm thiểu đáng tiếc.
	2.3. Phần luyện đọc hiểu:
 Đọc hiểu phải gắn liền việc đọc với việc tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài, gắn việc đọc với việc tìm hiểu nội dung bài. Để tăng hiệu quả của phần này, giáo viên nên sử dụng nhiều hình thức đọc thầm. Đọc thầm là hình thức đọc không mấp máy môi, đọc trong óc, mắt lướt trên hàng chữ mà vẫn nhận biết được nội dung câu vừa đọc. Để tránh học sinh đọc nhầm một cách hình thức, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc hiểu. Nhiệm vụ giao cho học sinh phải rõ ràng và có thể kiểm soát được như đọc câu nào, đoạn nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì?
 Trong việc đọc để hiểu nghĩa từ ngữ trong bài thì những từ ngữ khó đối với học sinh bao gồm cả từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen. Đối với loại từ ngữ này, nếu SGK có chú giải thì cho học sinh đọc chú giải, nếu SGK không có chú giải thì cho học sinh biết được nội dung ý nghĩa của từ ngữ trong văn cảnh. Có thể dùng các biện pháp:
	+ Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa
	+ Tìm từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa 
	+ Tìm từ có nghĩa giống với từ cần giải nghĩa
	+ Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.
 Đối với từ thực có thể dùng hiện vật, tranh ảnh, mô hình để học sinh nắm nghĩa từ ngữ. Còn đối với từ ngữ đóng vai trò chìa khoá để hiểu nội dung bài đọc thì loại từ ngữ này, nhiều khi là những từ ngữ rất bình thường, HS đều có thể hiểu nghĩa, nhưng khi được dùng trong văn cảnh, từ ngữ mang đến cho người đọc những ý nghĩa sâu sắc. Giảng loại từ ngữ này chủ yếu là giảng cách dùng từ ngữ của tác giả và hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ đặc sắc đó trong bài. Trong việc đọc để tìm hiểu nội dung bài
thì trước hết cần nắm vững được nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm) tình tiết của câu chuyện, những nội dung dễ nhận ra ở các câu văn thơ. Sau đó là nắm ý nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ.
 Để tìm hiểu nội dung bài, tôi thường dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK. Tôi tổ chức cho HS trao đổi để tìm ra nội dung bài. Trong phần đọc hiểu, ta cần quan tâm đến việc gắn giáo dục, liên hệ vào cuộc sống thực tại của các em. Thao tác này có tác dụng rất lớn, tác động trực tiếp tới tâm tư, tình cảm, mơ ước...của các em, giúp các em có những tình cảm, cách nhìn và việc làm thực tế hơn trong cuộc sống đời thường. Ví dụ: khi dạy bài “ Chim sơn ca và bông cúc trắng”, qua liên hệ giáo dục, học sinh chắc chắn sẽ nhìn thấy được tác hại của việc bắt chim, hái hoa, từ đó các em sẽ không vô tình làm những việc như thế nữa. Hoặc khi dạy bài: “ Cây đa quê hương” từ hình ảnh cây đa - một vẻ đẹp hiện hữu của quê hương tác giả, giáo viên cho học sinh liên hệ tới việc những hình ảnh đẹp ở quê hương. Từ những hình ảnh các em cho là đẹp đó sẽ kéo các em gần gũi , yêu quý quê hương của mình hơn.
	2.4. Luyện đọc nâng cao :
 ở phần này với những văn bản văn xuôi thì GV nên quan tâm đến việc rèn cho học sinh đọc hay bắt đầu từ việc hướng dẫn học sinh nhấn giọng vào các từ ngữ gợi cảm. Rèn được việc này đồng nghĩa với việc học sinh có khả năng đọc biểu cảm nội dung của bài. Từ việc học sinh cảm nhận mình đọc hay hơn sẽ khích lệ các em ham thích đọc bài hơn. Ví dụ đọc bài “ Sông Hương” HS phải biết đọc nhấn giọng ở các từ diễn tả các sắc độ 
của màu sắc như xanh thẳm, xanh biếc, xanh non, ửng hồng.
 Ngoài ra với những mẩu chuyện thì tôi sử dụng nhiều hình thức đọc phân vai bởi tôi thấy hình thức này tạo hứng thú học tập cho HS thật bất ngờ. Có những bài đọc mà tôi không thể ngờ được là HS lại có thể thể hiện được như thế. Nhưng để đạt được điều này: Tôi cho rằng GV không thể đứng ngoài trò chơi sắm vai của HS được mà bắt buộc phải hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc của từng nhân vật có như vậy hiệu quả đọc mới có thể cao.
 Bên cạnh đó cũng nên tổ chức cho HS thi đọc thật hay một đoạn mà em thích nhất. Việc này cũng khích lệ đáng kể trong việc thể hiện những kiến thức mà các em đã tiếp thu được của tiết Tập đọc vào phần đọc bài của mình.
 Với những văn bản thơ thì yêu cầu ở phần này là phải rèn học thuộc lòng. ở những bài tập đọc kiểu này, GV nên tạo chỗ dựa trí nhớ cho HS bằng cách hoạt động nhẩm thuộc nhóm đôi. Hoạt động này cũng giúp HS có khả năng tự giúp nhau thuộc bài và cuối cùng là thi đọc thuộc lòng theo hình thức cá nhân, nhóm, dãy bàn,...
 Tuy nhiên GV phải quan tâm đến tính vừa sức ở các đối tượng HS. Với đối tượng khá giỏi có thể yêu cầu học thuộc lòng cả bài hoặc ít hơn một chút. Còn với HS trung bình thì chỉ yêu cầu HS đọc thuộc lòng một khổ thơ hoặc vài dòng thơ.
	2.5. Phần củng- cố dặn dò
 Nhiều GV thực hiện các phần trên rất tốt nhưng đến phần này thì lại để ngỏ mà chưa khép lại được vấn đề. Theo tôi, chí ít phần này ta phải có được những nhận xét về quá trình hoạt động cả tiết học hoặc đúc rút lại những nội dung cơ bản, ý nghĩa của bài học để khép lại vấn đề đã nêu ra ở phần mở bài. Sau đó có thể dặn dò HS về nhà đọc, đọc cho người thân nghe và có thể kể cho gia đình biết hôm nay, trong giờ học này, cô khen con hay khen lớp điều gì. Như vậy việc đọc lại bài học và chuẩn bị bài sau sẽ có tác dụng hơn.
Phần thứ ba: Kết quả
 1. Những kết quả đạt được:
 Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi có được thông qua thực tế chỉ đạo chuyên môn và giảng dạy. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên trao đổi phương pháp giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp.Thực ra điều làm tôi vỡ vạc được nhiều nhất ở phân môn Tập đọc này là ở các chuyên đề của Phòng GD tổ chức, ở các tiết dự giờ đồng nghiệp. Thông qua những tiết dự giờ như vậy, tôi học được rất nhiều. Hơn thế nữa việc học hỏi kinh nghiệm trong sách báo cũng không thể bỏ qua, nhất là tạp chí “Thế giới trong ta”, mạng Internet bởi thông qua những bài viết, những tiết tham
dự “Giáo án hay, giờ học tốt” có những nét sáng tạo rất đáng kể mà ta nên áp dụng. Bên cạnh đó, tôi thấy việc kết hợp kiểm tra hướng dẫn với khích lệ việc học phân môn Tập đọc ở nhà sẽ giúp các em đọc đúng, đọc diễn cảm.... nhằm học các môn học khác tốt hơn.
 Cho tới hiện nay, hầu như HS lớp 2A đã phát âm chuẩn, ít khi đọc ngọng các tiếng có phụ âm, vần dễ lẫn như ở trên tôi đã nêu. Các em biết ngắt nghỉ hơi hợp lý, cường độ cũng như tốc độ đọc vừa phải, hầu như các em không đọc quá to hay quá bé, không còn ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng, đạt yêu cầu tối thiểu khoảng 50 tiếng/phút, tình trạng HS đọc trung bình, yếu đã giảm đáng kể.
2. Bài học kinh nghiệm:
 Qua quá trình chỉ đạo và dạy các môn học ở Tiểu học, tôi thấy: Để đạt được hiệu quả và chất lượng cao ở mỗi môn học không phải là việc dễ làm. Hơn nữa “sản phẩm” của chúng ta là những “sản phẩm” không được phép có phế phẩm. HS tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng rất hiếu động song lại có tâm lý thích bắt chước. Chính vì vậy những lời nói, cử chỉ, thao tác của GV được coi là mẫu cần phải hết sức chuẩn chỉ. Trong tiết học Tập đọc, thao tác mẫu của GV được coi là quan trọng nhất là việc đọc mẫu của GV. Khi đọc mẫu, tối thiểu nhất GV phải làm được là đọc đúng, chính xác, rõ ràng và thể hiện được ý nghĩa biểu cảm của văn bản.
- Luôn tạo cho HS những tâm thế học tập tốt, khích lệ HS đúng lúc, kịp thời, tuyệt đối không tiết kiệm lời khen. Điều đó giúp HS có hứng thú học tập tốt.
- Quan tâm chỉnh sửa kịp thời những lỗi sai của HS, giúp HS tự đánh giá được kết quả đọc của mình và biết so sánh với kết quả đọc của bạn. Từ đó các em sẽ cố gắng vươn lên để đọc được tốt hơn.
- Tổ chức tốt các trò chơi luyện đọc, giúp HS ham thích môn học, có những cách thể hiện tốt.
- Liên hệ giáo dục phải sát hợp với thực tế của lớp, trường, địa phương và cuộc sống thực của các em.
 3. Kết luận.
 Việc dạy cho học sinh kỹ năng đọc tốt không phải là việc làm một sớm một chiều. Song thông qua tất cả các môn học trong trường Tiểu học, GV đều có thể rèn đọc cho HS ở mọi lúc, mọi nơi. Phân môn Tập đọc có tác dụng và vai trò quan trọng đối với HS Tiểu 
học, là nền móng để các em đi vào kho tàng tri thức bằng ngôn ngữ của mình.
Việc nghiên cứu, viết bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn không chỉ
 riêng tôi mà mọi GV Tiểu học đều sẽ hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc trong bộ môn Tiếng Việt để trong quá trình giảng dạy, rèn tốt cho HS kỹ năng đọc và khả năng cảm thụ học của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAI PHAP HUU ICH.doc