Năm học 2008-2009 được chọn là năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học tại nhiều địa phương trên cả nước. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với hầu hết giáo viên, nhưng qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả thầy và trò không gian mới với nhiều hứng thú trong lớp học.
Ứng dụng CNTT đã tạo nên một bước đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có môn Tiếng Việt ở tiểu học. Đây là một môn học đặc thù, không chỉ đòi hỏi giao tiếp giữa thầy và trò mà nó còn bao hàm một lượng kiến thức rộng lớn mà giáo viên cần phải truyền tải tới cho học sinh. Đó là những nội dung về đất nước, con người mà nếu bằng phương pháp truyền thống viết bảng hoặc tranh minh họa thì sẽ không thể khiến học sinh “cảm” được hình ảnh đất nước, con người qua sự phong phú, trong sáng của Tiếng việt. Những tiết dạy bằng bài giảng trình chiếu có thể được xây dựng thành một bộ phim có hình ảnh âm thanh sống động được lồng ghép các câu hỏi kiểm tra kiến thức học sinh. Cùng với người giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tổ chức cho học sinh tự tìm ra kiến thức khiến cho các em thích thú từ đó dễ dàng lôi cuốn và thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc dạy học môn Tiếng việt trong trường tiểu học đạt được hiệu quả cao .
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2008-2009 được chọn là năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học tại nhiều địa phương trên cả nước. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với hầu hết giáo viên, nhưng qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả thầy và trò không gian mới với nhiều hứng thú trong lớp học. Ứng dụng CNTT đã tạo nên một bước đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có môn Tiếng Việt ở tiểu học. Đây là một môn học đặc thù, không chỉ đòi hỏi giao tiếp giữa thầy và trò mà nó còn bao hàm một lượng kiến thức rộng lớn mà giáo viên cần phải truyền tải tới cho học sinh. Đó là những nội dung về đất nước, con người mà nếu bằng phương pháp truyền thống viết bảng hoặc tranh minh họa thì sẽ không thể khiến học sinh “cảm” được hình ảnh đất nước, con người qua sự phong phú, trong sáng của Tiếng việt. Những tiết dạy bằng bài giảng trình chiếu có thể được xây dựng thành một bộ phim có hình ảnh âm thanh sống động được lồng ghép các câu hỏi kiểm tra kiến thức học sinh. Cùng với người giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tổ chức cho học sinh tự tìm ra kiến thức khiến cho các em thích thú từ đó dễ dàng lôi cuốn và thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc dạy học môn Tiếng việt trong trường tiểu học đạt được hiệu quả cao . Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt ở lớp 1 được đông đảo giáo viên sử dụng bài giảng trình chiếu vào giảng dạy. Tuy nhiên, nội dung viết mẫu của giáo viên vẫn là vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo. Trong bộ môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học, việc viết mẫu chữ của giáo viên là một phương pháp dạy học trực quan đã được áp dụng bấy lâu nay trong các nhà trường. Từ việc quan sát giáo viên viết chữ mẫu, học sinh nắm được cấu tạo của các nét chữ, nắm được quy trình viết từng chữ cái và thực hành bắt chước viết theo. Nét chữ của giáo viên thường để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí học sinh. Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: cách đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Điểm đặt bút, điểm dừng bút ở đâu? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách đặt dấu phụ và dấu thanh, vị trí các dấu. Qua thực tế làm công tác quản lý chuyên môn ở trường tiểu học tôi nhận thấy rằng: trong chương trình môn tiếng Việt lớp 1 Tiểu học, phần kiến thức tập viết chữ Việt là rất khó và phức tạp đối với giáo viên. Bài học tập viết các chữ cái và số theo đúng bài bản là rất phức tạp. Giáo viên sẽ phải hướng dẫn và giảng giải từng nét bút, điểm bắt đầu, điểm kết thúc, ... với rất nhiều khái niệm, thuật ngữ lạ kèm theo. Phần tập viết chũ và từ của các bài học chính theo sách giáo khoa tiếng Việt mới thực sự là điều khó dạy nhất đối với giáo viên. Thời gian thiếu, giáo viên rất khó có thể biểu diễn việc viết chữ nhiều lần trên bảng. Mặt khác khi giáo viên viết chữ mẫu trên bảng HS sẽ bị che khuất và không thể quan sát liên tục được. Trong những năm qua, bằng vốn kiến thức về CNTT của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi đã tập trung nghiên cứu để tạo tư liệu dạy học mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên trong giờ dạy môn Tiếng Việt lớp 1. Giải pháp Mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên trong giờ dạy môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường tiểu học là bộ tư liệu giúp cho giáo viên chủ động đưa nội dung viết mẫu vào bài giảng trình chiếu. Quá trình nghiên cứu và thực hiện xây dựng bộ tư liệu bao gồm các công đoạn: - Tìm ý tưởng để tạo tư liệu mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên; - Mô tả ý tưởng bằng thuật toán và tìm phần mềm tương ứng để hình thành tư liệu mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên; - Thực hiện xây dựng bộ tư liệu mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên; - Thử nghiệm đưa tư liệu vào giờ dạy học môn Tiếng Việt lớp 1; - Hoàn chỉnh bộ tư liệu và đưa vào áp dụng đại trà. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Để tạo được một tư liệu mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên trong giờ dạy môn Tiếng Việt lớp 1 cần thực hiện các công đoạn: Tạo lưới ô vuông; tạo mẫu chữ tập viết; xoá lùi từng nét chữ rồi tái hiện lại tiến trình; bổ sung ngòi bút chạy theo từng nét chữ; tạo các nút lệnh thi hành. 1. Tạo lưới ô vuông Lưới ô vuông là thành phần tạo nên đường kẻ ô ly giúp học sinh xác định được vị trí diểm bắt đầu, điểm kết thúc và đường đi của từng nét chữ. Lưới ô vuông có thể tạo ra bằng nhiều công cụ. Ở đây tôi tạo ngay trong word rồi đưa vào Photoshop để lưu lại dưới dạng ảnh (với định dạng .jpg hoặc .png). Các bạn quan sát hình ảnh của lưới ô vuông đã tạo qua hình sau: 2. Tạo mẫu chữ tập viết Đây là công đoạn tương đối khó vì các font chữ thường dùng có sẵn trong máy tính. Để giải quyết khó khăn này, chúng ta cần cài bổ sung vào máy tính bộ font chữ tập viết dùng cho học sinh trường tiểu học (HP001, UNI). Tuy nhiên, khi đã cài thành công các font chữ nói trên rồi, việc tạo mẫu chữ tập viết vẫn còn gặp phải trở ngại. Việc nối nét các con chữ ở một số vần không thể liền nét vì điểm bắt đầu và điểm kết thúc ở một số con chữ có sự khác biệt (chẳng hạn điểm bắt đầu của con chữ e thấp hơn bình thường, điểm kết thúc của con chữ b cao, nối các con chữ o, ô, ơ với các con chữ khác). Để khắc phục khó khăn này, tôi đã học hỏi kinh nghiệm của nhiều đồng nghiệp, tìm nhiều công cụ hỗ trợ Lúc đầu tôi đưa các vần khó nối nét vào photoshop để chỉnh sửa nhưng kết quả không được như ý (nét nối không trơn, không liền mạch). Sau một thời gian tôi tìm được cách khắc phục nhờ sự hỗ trợ của chuyển mã của website: hpdesignvn.com. Việc tạo mẫu chữ tập viết thành công giúp tôi hăng hái hơn trong việc hoàn thành bộ tư liệu. Hình ảnh mẫu chữ tập viết của bài 61 trong chương trình Tiếng Việt lớp 1. 3. Xoá lùi từng nét chữ rồi tái hiện lại tiến trình Sau khi đã tạo được lưới ô vuông cùng với mẫu chữ tập viết, vấn đề đặt ra là làm sao để có hình ảnh các nét chữ xuất hiện dần dần giống như học sinh đang đưa từng nét bút để có dòng chữ. Ý tưởng xoá lùi từng nét chữ rồi tái hiện lại tiến trình phải mất khá nhiều thời gian mới thực hiện được. Có rất nhiều công cụ có thể giúp chúng ta thực hiện ý tưởng trên: photoshop, các phần mềm tạo ảnh động, các phần mềm tạo flash Sau khi thử dùng nhiều công cụ khác nhau, tôi quyết định sử dụng phần mềm Flash 8 để tạo bộ tư liệu. Ngay trong năm học 2009-2010, tôi đã có sản phẩm đầu tiên mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên trong giờ dạy môn Tiếng Việt ở lớp 1 và được một số giáo viên đưa vào bài giảng trình chiếu để dùng thử. Sản phẩm đầu tay tuy chưa đẹp và chưa hoàn chỉnh nhưng đã được giáo viên và học sinh đón nhận một cách hào hứng. 4. Bổ sung ngòi bút chạy theo từng nét chữ Để tư liệu mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên thêm phần sinh động, tôi đã bổ sung ngòi bút chạy theo từng nét chữ. Đầu tiên phải tạo hình ảnh ngòi bút có nền trong suốt để nó không che khuất chữ và ô ly phía dưới. Hình ảnh ngòi bút như thế được tôi tạo trong photoshop rồi lưu lại với định dạng .PNG. Việc tiếp theo là đưa ngòi bút vào sản phẩm đã có và cho dịch chuyển dần theo đường đi của từng nét chữ. Hình ảnh ngòi bút chạy theo từng nét chữ trong bài 61 Tiếng Việt lớp 1 5. Bổ sung các nút lệnh Để việc sử dụng tư liệu mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên trong giờ dạy được thuận tiện, cần phải tạo ra các nút lệnh. Các nút lệnh tôi đã dùng là: viết, dừng, quay lại. Nhờ các nút lệnh này, giáo viên sẽ chủ động hơn khi sử dụng: lúc nào cần bắt đầu viết, lúc cần dừng lại để hướng dẫn, cần cho viết lại toàn bài để học sinh quan sát. Việc tạo ra các nút lệnh đòi hỏi phải hiểu khá sâu về phần mềm flash 8, cách viết các đoạn mã để đưa vào code của nút lệnh. Vì thế ở đây tôi không trình bày căn kẻ việc tạo các nút lệnh. Đến đây việc tạo tư liệu mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên đã hoàn chỉnh. C. KẾT LUẬN Sau khi thực hiện thành công bộ tư liệu “Mô phỏng viết chữ mẫu của giáo viên trong giờ dạy môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường tiểu học”, bộ tư liệu đã được đưa ra ứng dụng trong phần dạy tập viết, dạy viết âm, vần, tiếng, từ, câu cho học sinh lớp 1. Bộ tư liệu là phần mềm góp một phần qua trọng trong việc đổi mới phương pháp. Giáo viên khi có phần mềm này thì không còn vất vả với việc viết mẫu cho học sinh, còn đối với học sinh khi được tiếp cận với phần mềm thì cảm thấy hứng thú hơn trong mỗi tiết học. Chính vì lẽ đó hiệu quả trong giờ Tập đọc, Tập viết ngày càng tăng. Phần mềm còn giúp cho học sinh định dạng đúng vị trí con chữ, cách viết các con chữ, các nét nối, khoảng cách giữa các con chữ giúp các em viết đúng, viết chuẩn xác con chữ. Đây cũng là nền tảng “viết chữ đẹp” cho học sinh sau này. Phần mềm vừa là ý tưởng, vừa là công sức của bản thân tôi nghiên cứu, thực hiện. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Quang Phú, tháng 11 năm 2011 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN HĐKH NHÀ TRƯỜNG Đinh Bá Quang
Tài liệu đính kèm: