Học vần (Tiết 209+210):
BÀI 100 : UÂN – UYÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Biết đọc và viết đúng: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền, từ và đoạn thơ ứng dụng.
2. Kĩ năng: - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: “Em thích đọc truyện"
3. Thái độ: - GD học sinh tự giác, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:
- GV: Tranh SGK, bảng phụ.
- HS : Bảng con, SGK, vở tập viết
Tuần 24 Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2011 Hoạt động tập thể: Chào cờ Học vần (Tiết 209+210): Bài 100 : uân – uyên I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Biết đọc và viết đúng: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền, từ và đoạn thơ ứng dụng. 2. Kĩ năng: - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: “Em thích đọc truyện" 3. Thái độ: - GD học sinh tự giác, tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy -học: - GV: Tranh SGK, bảng phụ. - HS : Bảng con, SGK, vở tập viết III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc: uơ, uya, thuở xưa, huơ tay, giấy - pơ - luya - Viết bảng con: quở trách, trời khuya 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Học 2 vần: uân - uyên 2. Nôị dung bài: * Dạy vần: uân - Giới thiệu ghi bảng: uân - Hướng dẫn nhận diện vần + Vần “uân”được cấu tạo bởi những con chữ nào? + So sánh “uân” với “uya”? -Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn vần - Yêu cầu HS viết vần - Yêu cầu viết tiếng - Yêu cầu HS phân tích tiếng: xuân - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK - Giới thiệu từ khóa: mùa xuân * Dạy vần: uyên (Dạy tương tự vầ uân) + So sánh “uân” với “uyên”? - Cho HS đọc lại bài, ghi đầu bài Nghỉ giữa tiết 3. Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: - Gắn các từ ứng dụng ( SGK) lên bảng: - Giải thích từ: huân chương, chim khuyên tuần lễ, kể chuyện - Đọc mẫu. - Gọi HS đọc lại cả 4 từ ( đọc đảo trật tự từ) - Nghe uân - Quan sát. Nêu cấu tạo - So sánh - Đánh vần, đọc trơn vần, (cá nhân, nối tiếp, nhóm, lớp). - HS viết vần: uân - Viết tiếng: xuân - Phân tích tiếng - Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nối tiếp, nhóm, lớp). - Quan sát, nhận xét tranh - HS đọc từ: mùa xuân uyên - So sánh uyên chuyền bóng chuyền - HS đọc lại bài, ghi đầu bài huân chương chim khuyên tuần lễ kể chuyện - Đọc thầm, tìm tiếng chứa vần mới - Đọc tiếng chứa vần, đọc từ - Nghe - HS đọc từ. Tiết 2 4. Luyện đọc: * Hướng dẫn đọc bài trên bảng * Đọc câu ứng dụng + Yêu cầu HS quan sát tranh SGK + Gắn câu ứng dụng + Đọc mẫu, nêu ND câu ứng dụng. - HD đọc bài trong sách 5. Luyện viết: - Hướng dẫn viết vào vở - Theo dõi, giúp HS viết đúng, đẹp. 6. Luyện nói: - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK - Nêu câu hỏi gợi ý - Gọi HS trình bày - Nhận xét, đánh giá, (khen động viên) - Đọc cá nhân, nhóm, lớp - Quan sát, nhận xét Chim én đi đâu Hôm nay mở hội Lượn bay như dẫn lối Rủ mùa xuân cùng về - Đọc thầm, tìm tiếng chứa vần mới; đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. - HS nghe. - Một số em đọc lại - Đọc thầm cá nhân, nhóm, lớp - Viết từng dòng vào vở tập viết - Quan sát, nêu chủ đề: Em thích đọc truyện - Thảo luận nhóm đôi - Một số cặp trình bày - Nghe 4. Củng cố:- Trò chơi chọn đúng từ: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm một bảng phụ, ghi từ có chứa vần mới học, nhóm nào ghi đúng được nhiều từ là thắng cuộc 5. Dặn dò:- HS đọc kỹ lại bài, luyện viết thêm cho đẹp, chuẩn bị bài 101. Toán (Tiết 93): Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục, bước đầu phân biệt cấu tạo số tròn chục (40 gồm 4 chục và 0 đơn vị) 2. Kĩ năng: - Vận dụng hoàn thành các bài tập 1, 2, 3 (128) 3. Thái độ: - GD học sinh tự giác, tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy -học: - GV: SGK, bảng phụ, phiếu học tập. - HS : SGK, bảng con, que tính, vở ô li. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng điền dấu: > ; < ; = vào chỗ chấm 10 < 20 60 = 60 50 < 90 50 > 30 70 60 70 > 40 40 > 30 90 > 80 3. Bài mới: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Luyện tập. 2. Nội dung bài: * Hướng dẫn thực hành *GV nêu bài số 1 - Giải thích yêu cầu của bài Tám mươi - Tổ chức học tập theo nhóm 2 Tám mươi - Yêu cầu 1HS làm bài vào bảng phụ. Chín mươi - Cho đại diện nhóm báo cáo GV chữa bài, nhận xét đánh giá. Năm mươi * GV nêu bài số 2: - Giải thích yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài vào SGK, một HS lên bảng. - GV chữa bài, , nhận xét. * Củng cố về cấu tạo số tròn chục * GV nêu bài số 3 - Giải thích yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng. - GV chữa bài, nhận xét đánh giá * GV nêu bài số 4: - Giải thích yêu cầu của bài - Yêu cầu tự so sánh rồi viết các số vào ô trống - SGK - Cho 2 HS lên bảng, lớp đổi bài, nhận xét. - GV chữa bài, nhận xét đánh giá Bài số:( Bài 1 (128): Nối ( Theo mẫu) Ba mươi 80 60 10 30 90 Sáu mươi Mười Bài 2 (128): Viết ( Theo mẫu) a- Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị b- Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị c- Số 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị d- Số 80 gồm 8 chục và 0 đơn vị Bài số 3 (128) 20 a- Khoanh vào số bé nhất 70 ; 40 ; 50 ; 30 ; 90 ;; b. Khoanh vào số lớn nhất 10 ; 80 ; 60 ; ; 70 Bài số 4 (128): a- Viết theo thứ tự từ bé đến lớn 90 80 20 70 50 20 50 70 80 90 b- Viết theo thứ tự từ lớn đến bé 10 ; 40 ; 60 ; 80 ; 30 80 60 40 30 10 4. Củng cố: - GV nhắc lại cấu tạo , cách đọc, cách viết các số tròn chục - GV nhận xét đánh giá giờ học tuyên dương HS học tập tích cực 5. Dặn dò: - HS xem kĩ lại bài. Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011 Âm nhạc: GV bộ môn dạy Toán (Tiết 94) Cộng các số tròn chục I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục; cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90, giải được bài toán có phép cộng. 2. Kĩ năng: - Vận dụng hoàn thành các bài tập 1, 2, 3 (129) 3. Thái độ: - GD học sinh tự giác, tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, các thẻ 1 chục, que tính. - HS : SGK, bảng con, bộ học toán lớp 1 III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc các số sau: 20 : Hai mươi 30 : Ba mươi 40 : Bốn mươi 70 : Bảy mươi 3. Bài mới: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Cộng các số tròn chục 2. Nội dungbài: a. Cách cộng các số tròn chục - Yêu cầu thao tác trên que tính - GV vừa làm thao tác vừa nói cho HS làm theo - Lấy 3 bó que tính - Lấy tiếp 2 bó que tính - Gộp lại, đếm, nêu kết quả, yêu cầu vài HS nêu kết quả? - Hướng dẫn làm tính cộng: - Hướng dẫn tính 30 + 20 - Hướng dẫn tính từ phải sang trái - Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng b. Thực hành * Giáo viên nêu bài số 1 - Giải thích yêu cầu của bài - Cho HS thực hiện tính trên bảng con - GV chữa bài - Nhận xét, đánh giá - Gọi HS nêu yêu cầu bài 2. - Giải thích yêu cầu của bài - Yêu cầu HS nêu cách nhẩm - Yêu cầu HS nhẩm rồi nêu miệng kết quả. - GV chữa bài, nhận xét, đánh giá * GV nêu bài số 3 - Yêu cầu HS đọc lại bài * Bài toán cho biết gì? hỏi gì? - *Y/cầu HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng. - GV chấm, chữa bài. Nhận xét. - HS lấy 30 que tính ( 3 bó que tính) - HS lấy tiếp 20 que tính ( 2 bó, mỗi bó chục que tính) xếp dưới 3 bó que tính. - HS gộp lại và nêu: được 5 bó và 0 que tính rời Chục Đơn vị 5 0 3 0 2 0 0 * HS thực hiện làm tính cộng theo 2 bước (Trường hợp 30+ 20) * Đặt tính: - Viết 30 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị - Viết dấu cộng ( dấu +) - Kẻ vạch ngang dưới hai số * Tính từ phải sang trái. 30 * 0 cộng 0 bằng 0, viết 0 20 * 2 cộng 3 bằng 5, viết 5 50 Vậy: 30 + 20 = 50 - Một số HS nhắc lại cách cộng Bài số 1(129): Tính - HS thực hiện tính trên bảng con 40 50 30 10 20 60 + + + + + + 30 40 30 70 50 20 70 90 60 80 70 80 Bài số 2(129): Tính nhẩm - Cách nhẩm: 20 + 30 = ? Nhẩm: 2 chục + 3 chục = 5 chục Vậy 20 + 30 = 50 50 +10 = 60 40 + 30 = 70 50 + 40 = 90 20 +20 = 40 20 + 60 = 80 40 + 50 = 90 30 +50 = 80 70 + 20 = 90 20 + 70 = 90 Bài số 3(129): Tóm t ắt: Thùng thứ nhất : 20 gói bánh Thùng thứ hai : 30 gói bánh Cả hai thùng : ... gói bánh? Bài giải: Cả hai thùng có số gói bánh là: 20 + 30 = 50 (gói bánh) Đáp số: 50 gói bánh 4. Củng cố:- Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện, phép tính cộng các số tròn chục. 5. Dặn dò:- HS ôn lại bài, làm tiếp vở bài tập. Học vần (Tiết 211+212): Bài 101: uât - uyêt I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết đọc và viết đúng: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh, từ và đoạn thơ ứng dụng. 2. Kĩ năng: - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: “Đất nước ta tuyệt đẹp" 3. Thái độ: - GD học sinh tự giác, tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy -học: - GV: Tranh ảnh (SGK), bảng phụ, phấn màu - HS : Bảng con , SGK, vở tập viết III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc: Huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện - Viết bảng con: quở trách, trời khuya 3. Bài mới: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: - Bài 101: uât và uyêt 2. Nội dung bài: * Dạy vần: uân - Giới thiệu ghi bảng: uât - Hướng dẫn nhận diện vần +Vần“uât”được tạo bởi những con chữ nào? + So sánh “uât” với “uân”? -Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn vần - Yêu cầu HS viết vần - Yêu cầu viết tiếng - Yêu cầu HS phân tích tiếng: xuất - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK - Giới thiệu từ khóa: mùa xuân * Dạy vần: uyêt (Dạy tương tự vầ uât) + So sánh “uân” với “uyên”? - Cho HS đọc lại bài, ghi đầu bài Nghỉ giữa tiết 3. Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: - Gắn các từ ứng dụng ( SGK) lên bảng: - Giải thích từ: - Đọc mẫu. - Gọi HS đọc lại cả 4 từ ( đọc đảo trật tự từ) - Nghe uât - Quan sát. Nêu cấu tạo - So sánh - Đánh vần, đọc trơn vần, (cá nhân, nối tiếp, nhóm, lớp). - HS viết vần: uât - Viết tiếng: xuất - Phân tích tiếng - Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nối tiếp, nhóm, lớp). - Quan sát, nhận xét tranh - HS đọc từ: sản xuất uyêt - So sánh uyêt duyệt duyệt binh - HS đọc lại bài, ghi đầu bài luật giao thông băng tuyết nghệ thuật tuyệt đẹp - Đọc thầm, tìm tiếng chứa vần mới - Đọc tiếng chứa vần, đọc từ - Nghe - HS đọc từ. Tiết 2 4. Luyện đọc: * Hướng dẫn đọc bài trên bảng * Đọc câu ứng dụng + Yêu cầu HS quan sát tranh SGK + Gắn câu ứng dụng + Đọc mẫu, nêu ND câu ứng dụng. - HD đọc bài trong sách 5. Luyện viết: - Hướng dẫn viết vào vở - Theo dõi, giúp HS viết đúng, đẹp. 6. Luyện nói: ... g dẫn HS luyện đọc các câu - GV kiểm tra đọc câu ứng dụng - HS quan sát nhận diện: uê, uy - HS nêu cấu tạo của mỗi vần uê gồm u và ê (u đứng trước ê sau) uy gồm u và y (u đứng trước y sau) - HS so sánh uê với uy: Giống nhau bắt đầu bằng u Khác nhau: uê kết thúc bằng ê uy kết thúc bằng y - HS luyện đánh vần, đọc trơn vần: u - ê - uê/ uê u - y - uy/ uy - HS theo dõi, đọc thầm các từ ngữ: xum xuê tàu thủy cây vạn tuế khuy áo hoa huệ múa chuỳ - HS tìm tiếng mới: - Có chứa vần uê: xuê, tuế, huệ - Có chưa vần uy: thuỷ, khuy, chuỳ - HS đọc tiếng mới - HS đọc trơn từ ngữ - HS đọc cá nhân – nghe giải thích - HS theo dõi đọc thầm các câu ứng dụng Những bông hoa huệ trắng muốt Tàu thuỷ chở khách ra đảo Luỹ tre làng toả bóng mát - Tiếng mới có trong các câu ứng dụng: huệ, thuỷ, luỹ. - HS đọc tiếng mới - HS tập đọc từng câu ứng dụng - HS luyện đọc các câu ứng dụng - HS đọc cá nhân: 5 em 4. Củng cố: - Tổ chức trò chơi: Tìm tiếng, từ mới “ Tiếp sức”. Sau 1 phút dãy nào viết đúng được nhiều tiếng từ là thắng cuộc. 5. Dặn dò: - HS đọc lại bài , tự tìm chữ có vần vừa ôn Tự học (Luyện viết): Xum xuê, tàu thuỷ, cây vạn tuế, khuy áo, hoa huệ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS biết viết đúng mẫu, cỡ các chữ: Xum xuê, tàu thuỷ, cây vạn tuế, khuy áo, hoa huệ. 2. Kĩ năng: - Luyện đúng kiểu chữ đứng, nét đều, biết viết đúng quy trình chữ, nối các nét đẹp và trình bầy bài viết khoa học. 3. Thái độ: - GD học sinh tự giác, tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy -học: - GV: Bảng kẻ ô ly, phấn màu. - HS : Bảng con, vở kẻ ô ly, bút mực III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc trong SGK - Viết bảng con: trí tuệ, huy hiệu 3. Bài mới: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Luyện viết từ gồm hai hoặc ba chữ. 2.Nội dung bài. a. Hướng dẫn phân tích chữ - GV đọc từng từ cho HS viết vào bảng con - Yêu cầu HS nhìn vào bài viết của mình để phân tích chữ ( phân tích cả hai chữ trong một từ). - Yêu cầu HS nêu rõ vị trí đặt dấu thanh - GV giúp đỡ để HS phân tích đúng - Yêu cầu HS nêu rõ độ cao của từng chữ. b- Hướng dẫn luyện viết: - GV viết mẫu - Hướng dẫn viết - Yêu cầu HS tập viết - Theo dõi, gúp HS viết đúng, đẹp - GV chấm 6 bài, nhận xét, chữa bài. - HS nghe đọc, viết từng từ vào bảng con. - HS nhìn vào bài viết của mình để phân tích chữ. - xum xuê: xum : x + um xuê : x + uê - tàu thuỷ: tàu: t + au + dấu huyền trên au thuỷ: th + uy + dấu hỏi trên uy - cây vạn tuế: cây: c + ây vạn: v + an + dấu nặng dưới an tuế: t + uê + dấu sắc trên uê - khuy áo: khuy: kh + uy áo: ao + dấu sắc trên ao hoa huệ hoa: h + oa huệ: h + uê + dấu nặng dưới uê - HS nêu độ cao của các chữ và các vần. - HS quan sát, nhận xét chữ mẫu - HS theo dõi quy trình viết từng chữ, cách nối nét và vị trí đặt dấu thanh xum xuờ ; tàu thuỷ cõy vạn tuế khuy ỏo ; hoa huệ - HS viết bài vào vở ô li( mỗi từ viết 1 dòng) 4. Củng cố: - GV nhắc lại cách trình bày bài khi viết 2 từ hoặc ba chữ. 5. Dặn dò: - HS luyện viết thường xuyên cho đẹp Thứ sáu ngày 25 tháng 02 năm 2011 Tự nhiên và xã hội (Tiết 24): Cây gỗ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS biết, kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ 2. Kĩ năng: - Nói được lợi ích của việc trồng gỗ. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá II. Đồ dùng dạy -học: - GV: SGK, một số cây gỗ nhỏ, Sử dụng tranh minh hoạ bài 24 SGK - HS : SGK, VBT III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tên các loài hoa mà em biết - Hoa được sử dụng để làm gì 3. Bài mới: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài: Cây lấy gỗ. 2. Nội dung bài: a. Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ - Tổ chức cho HS ra sân quan sát chỉ và nói tên cây lấy gỗ chỉ các bộ phận của một cây gỗ - Nêu đặc điểm của cây * Kết luận: Giống như các cây đã học cây lấy gỗ cũng có rễ thân lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá, cây làm thành tán toả bóng mát. b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Cho HS quan sát tranh SGK bài 24 đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi - Cây gỗ được trồng ở đâu? - Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở địa phương? - Kể tên những đồ dùng được làm bằng gỗ? - Nêu lợi ích của cây lấy gỗ? * Kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và làm nhiều việc khác. Cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao. Có tác dụng giữ đất, chắn gió, toả bóng mát. Vì vậy cây gỗ thường được trồng ở những khu đô thị để có bóng mát làm cho không khí trong lành. - HS đi xung quanh trường chỉ cây gỗ và nói tên cây gỗ đó, đứng lại một cây gỗ quan sát, trả lời: + Tên cây gỗ + Chỉ thân và lá của cây + Rễ có nhìn thấy không? + Nêu đặc điểm của thân cây, cây cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm, so với cây rau, cây hoa đã học. - HS nghe - Quan sát tranh SGK bài 24 đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi - Cây gỗ được trồng xuống đất ngoài vườn, trong rừng. - VD : Cây xoan, cây keo, cây bàng, cây lát, cây xà cừ, cây bạch đàn, cây mỡ... - Những đồ dùng được làm bằng gỗ như: Giường, tủ, bàn ghế... - Cây gỗ cho ta bóng mát, cho gỗ để đóng đồ, cho không khí trong lành - HS nghe. 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tích cực. 5. Dặn dò: - HS sưu tầm tranh ảnh về cây lấy gỗ. Đạo đức (Tiết 24): Đi bộ đúng quy định ( Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:-Tiếp tục giúp HS hiểu: Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường phía tay phải. Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định. 2. Kĩ năng: - HS thực hành đi bộ đúng quy định. 3. Thái độ: - GD học sinh đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, 3 đèn hiệu làm bằng bìa màu đỏ, vàng, xanh - HS: Vở bài tập đạo đức 1 III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Đi bộ phải đi ở đâu? - Đọc ghi nhớ của bài? 3. Bài mới: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Đi bộ đúng quy định. 2. Nội dung bài: * Hoạt động 1: Làm bài tập 3 - Yêu cầu quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi * Các bạn nhỏ trong tranh đi bộ có đúng quy định không? * Điều gì có thể xâỷ ra? Vì sao? * Em sẽ làm gì khi thấy các bạn mình như thế ? - Yêu cầu thẩo luận theo nhóm đôi rồi trình bày trước lớp. - GV kết luận: Đi bộ dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. * Hoạt động 2: Làm bài tập 4 - GV giải thích yêu cầu bài tập. - Yêu cầu tô màu vào tranh đi bộ đúng quy định rối nối với mặt cười. - GV kết luận: Tranh 1, 2, 3, 4, 6 đi bộ đúng quy định. Tranh 5 ,7 , 8 đi sai quy định. Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác *Hoạt động 3: Chơi trò chơi: “Đèn xanh, đèn đỏ” - GV hướng dẫn tham gia chơi trò chơi: “Đèn xanh, đèn đỏ” *Yêu cầu: Lớp trưởng làm người điều khiển cho cả lớp chơi. - GV chia lớp thành hai đội để chơi - GV làm trọng tài. - Sau các lượt chơi đội nào còn lại nhiều người là thắng cuộc. - Quan sát tranh trong VBT và trả lời câu hỏi * Các bạn nhỏ trong tranh đi bộ dưới lòng đường là không đúng quy định - Đi bộ dưới lòng đường sẽ gây ra tai nạn giao thông vì đi sai quy định. * Em sẽ kéo bạn đi lên vỉa hè phía tay phải. - HS thảo luận theo nhóm đôi - Một số nhóm trình bày trước lớp về kết quả thảo luận. - HS nghe. - HS thực hiện đi bộ đúng quy định - Xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bảo yêu cầu đi bộ an toàn. - Nối những bức tranh đã tô màu với bộ mặt cười. - HS nghe. - HS đứng thành hàng ngang, đội nọ đối diện với đội kia cách nhau 5 bước, người điều khiển cầm đèn tín hiệu đúng ở giữa cách đều hai hàng và đọc Đèn hiệu lên màu đỏ Dừng lại chớ có đi Màu vàng là chuẩn bị Đợi màu xanh ta đi ( Đi nhanh! đi nhanh! nhanh! nhanh! nhanh!) - HS đọc đồng thanh những lời đặt trong ngoặc đơn. - Người điều khiển đưa: - Đèn xanh: Lớp đi đều bứơc tại chỗ - Đèn vàng: Lớp đứng vỗ tay - Đèn đỏ: Lớp đứng yên - Ai nhầm phải ra khỏi hàng 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học tuyên dương những HS thực hành đúng. HS đọc ghi nhớ ở trang 37 SGK 5. Dặn dò: - HS thực hành đi bộ đúng quy định Toán (Tiết 91): Luyện tập chung I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Đọc, viết, đếm các số đến 20. Kĩ năng cộng trừ nhẩm, phép cộng trong phạm vi các số đến 20. Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học 2. Kĩ năng: - Vận dụng hoàn thành các bài tập 1, 2 , 3 (22) 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS tính độc lập, kiên trì khi làm toán. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ, SGK, phấn màu - HS: Bảng con, SGK, vở ô ly III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng Vẽ đoạn thẳng AO có độ dài 3 cm, rồi vẽ đoạn thẳng OB có độ dài 5 cm để có đoạn thẳng AB dài 8 cm. A 3cm O 5 cm B 3. Bài mới: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: - Luyện tập chung 2 .Nội dung bài: * Hướng dẫn thực hành * GV nêu bài số 1 Giải thích yêu cầu của bài - Cho HS nêu miệng. - GV chữa bài Nhận xét, đánh giá * Gv nêu bài số 2 - Giải thích yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài vào VBT theo nhóm đôi. - GV nhận xét, đánh giá * GV nêu bài số 3 Giải thích yêu cầu của bài - Yêu cầu HS thực hành đo trong vở bài tập. - GV chấm, chữa bài, nhận xét, đánh giá. Bài số 1(22- VBT): Tính - HS tính rồi nêu miệng kết quả: a. 11 + 8 = 19 7+ 3 = 10 19 – 8 = 11 10 – 3 = 7 14 + 2 = 16 12 + 5 = 17 16 – 2 = 14 17 – 5 = 12 b. 12 + 3 - 2 = 13 18 – 4 –1 = 13 Bài số 2(22- VBT): a. Khoanh vào số bé nhất 10 16 12 18 b. Khoanh vào số lớn nhất 17 15 11 14 Bài số 3(22- VBT): Đo độ dài của đoạn thẳng AC A 3cm B 4 cm C ? cm Độ dài đoạn thẳng AC = 7 cm 4. Củng cố: - GV nhắc lại cách đọc, viết, đếm và cách thực hiện phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20 5. Dặn dò: - HS xem kĩ lại các bài đã chữa.
Tài liệu đính kèm: