Giáo án 3 cột - Lớp 4 - Tuần 8 chuẩn KTKN

Giáo án 3 cột - Lớp 4 - Tuần 8 chuẩn KTKN

Tập đọc :

Tiết 15: Nếu Chúng minh có phép lạ

I- Mục tiêu

 * Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn

* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng hồn nhiên vui tươi,thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm

Hiểu các từ ngữ trong bài: phép lạ, trái bom

*Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để là cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.

-Trả lời được câu hỏi1,2,4 ;thuộc khổ thơ 1,2.

II- Đồ dùng dạy - học :

 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

 - HS : Sách vở môn học

III-Phương pháp:

- Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

 

doc 56 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 3 cột - Lớp 4 - Tuần 8 chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:
 Ngày soạn:9/10/2010
 Ngày giảng:Thứ2/11/10/2010
 Tập đọc : 
Tiết 15: Nếu Chúng minh có phép lạ
I- Mục tiêu
 * Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng hồn nhiên vui tươi,thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: phép lạ, trái bom
*Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để là cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
-Trả lời được câu hỏi1,2,4 ;thuộc khổ thơ 1,2.
II- Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
 - HS : Sách vở môn học
III-Phương pháp: 
- Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
ND-TG
1.Kiểm tra bài
cũ(3-5)
 2.Dạybàimới:
(30-32)
Hoạt động của thầy
Gọi 3 HS đọc bài : “ở Vương VươVVương quốc Tương Lai”
+ trả lời câu hỏi
GV nhận xét - ghi điểm cho HS
Hoạt động của trò
3 HS thực hiện yêu cầu
2.1Giớithiệubài 
2.2 HDL/đọc & tìm hiểu
a- Luyện đọc:
b.Tìm hiểu bài:
c.Luyệnđọc diễn cảm:
3.Củng cố dặn dò:(2-4)
Nêu mục tiêu bài học 
Ghi đầu bài lên bảng 
B1: Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 4 doạn
 B2: +Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
+Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải
 B3:Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 B4: Gọi (h) đọc toàn bài.
B5: GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài thơ + trả lời câu hỏi: 
 + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ đó nói lên điều gì ?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? 
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
Phép lạ: phép làm thay đổi được mọi vật như mong muốn
+ Em hiểu câu thơ : “ Mãi mãi không còn mùa đông” ý nói gì?+ Câu thơ : “ Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ? Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
GV ghi nội dung lên bảng
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra cách đọc hay.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng toàn bài.
 GV nhận xét chung.
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Đôi giày ba ta màu xanh”
HS ghi đầu bài vào vở
-1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS thực hiện y/c
- HS luyện đọc theo cặp.
-1-2(h) đọc -cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- Câu thơ: “ Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần bắt đầu một khổ thơ. Lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhở rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình tốt đẹp để trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. 
*Khổ 1: ước mơ cây mau lớn để cho quả ngọt.
*Khổ 2: Ước mơ trở thành người lớn để làm việc.
*Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
*Khổ 4: Ước mơ không còn chiến tranh.
- Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn Thiếu Nhi. Ước không có mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
- Ước thế giới hoà bình không còn bom đạn, chiến tranh.
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
- HS tự nêu theo ý mình
VD: Em thích ước mơ ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời. Vì em rất thích khám phá thế giới.
*ND. Bài thơ nói vè ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc một khổ thơ
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng, cả lớp bình chọn bạn đọc hay và thuộc nhất.
 ============================
Toán:
	 Tiết 36: Luyện tập. 
I. Mục tiêu:
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật ; giải bài toán có lời văn.
-Làm được các BT:1(b);2(dòng 1,2);4(a).
 - Khuyến khích (h) làm được tất cả các BT.
II. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III. Phương pháp:
 - Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	ND-TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:(3-5)
2.Dạy bài mới :
 (30-34)
 2.1-Giới thiệu bài 
2.2-Hướng dẫn LT
 Bài tập số 1 
Bài tập số 2 
Bài tập số 4.
3.Củngcố-dặn dò 
(3-4)
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
-Nêu MT YC giờ học.
- Ghi đầu bài lên bảng 
-HS nêu y/c bt
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
-Hãy nêu yêu cầu BT ?
+ Để tính được thuận tiện các phép tính ta vận dụng những tính chất nào ?
-Gọi 2 (H) làm BT trên bảng-lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
+Chấm 3-5 vở
+ GV nhận xét, chữa bài.
+ Tổng kết tiết học 
 Học kỹ cách tính chu vi hình chữ nhật và chuẩn bị bài sau.
 - Về làm bài trong vở bài tập.
- HS ghi đầu bài vào vở
-Đặt tính rồi tính tổng các số.
- 4 HS sinh lên bảng 
- Lớp làm vào vở.
 26 387 54 293
+ 61 934 + 14 075
 9 210 7652
 97531 69020
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
a) 96 + 78 + 4 =(96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 
 = 178
* 67 + 21+79 = 67 +(21+ 79 ) 
 = 67 + 100 
 = 167
b) 789 + 285 + 15
= 789 + (825 +15)
= 789 + 300 = 1 089
* 448 + 594 + 52 = 
 = (448 + 52) + 594 
 = 500 + 594 = 1 094
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 Bài giải :
 Số dân tăng thêm sau 2 năm là :
+ 71 = 150 (người)
 Số dân của xã sau 2 năm là :
 5256+150= 5406 (người)
Đápsố : 150 người ; 
 5 046 người
 ===========================
Đạo đức
 Tiết8: Tiết kiệm tiền của (tiết2)
I-Mục tiêu:
 -Nêu được VD về tiết kiệm tiền của.
 -HS cần nhận thức được như thế nào là tiết kiệm tiền của,vì sao phải tiết kiệm tiền của?
 -HS biết tiết kiệm và giữ gìn sách vở ĐDHT
II-Đồ dùng
 -GV:Đồ /dDH
 -HS:vở, SGK
III-Phương pháp
 - Đóng vai, T/luận,l/tập
IV-Các hoạt động dạy học
ND-TG
HĐ dạy
HĐ học
1,KTBC:(3-5)
2,Bài mới:(25-27)
 2.1 -Giới thiệu bài.
 2.2- ND bài
a)Hoạt động 1
 Bài tập 4
b)Hoạt động 2:
 Bài tâp 5
 (Đóng vai)
c)Hoạt động 3: Bài tập sgk
3,Củng cố dặn dò;
 (2-3)
Thế nào là tiết kiệm tiền của 
-GV NX- ghi điểm
*Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng để tạo vận dụng TK
+G chốt: Những bạn tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. Còn lại phải thực hiện tiết kiệm hơn
*Mục tiêu: Biết cách xử lý mỗi tình huống
 -Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé vở lấy giấy gấp đồ chơi.
 -Tuấn sẽ giải quyết như thế nào?
 -Tình huống2: Em của Tâm....Tâm sẽ nói gì với em?
 -Tình huống 3 Cường nhìn thấy...Cường sẽ nói gì với Hà?
-Cần phải tiết kiệm ntn?
-Tiết kiệm tiền của có t/d gì?
*Mục tiêu: Biết xây tương lai tiết kiệm.
 -Y/C H làm việc cá nhân.
-Nhận xét tiết học
 -Học bài và cb bài sau
2-3 HSTL
Làm việc cá nhân. Đọc y/c và làm bài “Em đã tiết kiệm chưa”
-Trong các việc làmtrên các việc thể hiện tiết
kiệm là câu a,b,g,h,k
-Những việc chưa thể tiết kiệm: c,d,đ,e,c
.
-Thảo luận nhóm bài 5 sgk. Đóng vai “Em xử lý như thế nào”
-Tuấn không xé vở mà khuyên Gằng chơi trò chơi khác”
-Tâm dỗ em chơi những đồ chơi đã có, như thế mới đúng là bé ngoan.
-Cường hỏi Hà xem có thể tận dụng được không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ TK hơn.
-Các nhóm nhận xét.
-Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lý không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.
-Giúp ta tiết kiệm công sức để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn.
Dự định tương lai
-Ví dụ:
-Sẽ giữ gìn sách vở đồ dùng
-Sẽ dùng hộp bút cũ nốt năm nay
 ============================ 
 Khoa học:
Bài 15 : Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ?
I - Mục tiêu: 
Sau bài học, học có biết:
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
- Có ý thức giữ gìn SK tránh bệnh tật.
II - Đồ dùng dạy học:
Hình trang 32 - 33 SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
 -N -PTNN-VĐ- QS
VI - Hoạt động dạy và học:
ND-TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:(3-5)
2. Bài mới:(25-27) 2.1-Giới thiệu bài 
2.2-Nd bài
Hoạt động1: C N
Hoạt động 2: “Trò chơi”
3.Củng cố - Dặn dò:(2-4)
 -Nêu 1 số bệnh lây qua đuường tiêu hoá?
-Cách phòng bệnh?
GV NX- ghi điểm
-Viết đầu bài
* Mụctiêu:Hãy nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh?
- Nhóm 2.
- Yêu cầu mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện: Mô tả khi Hùng bị đau răng, đau bụng thì Hùng cảm thấy thế nào?
- Liên hệ:
 + Kể tên một số bệnh em đã bị mắc?
 + Khi bị bệnh đó, em cảm thấy thế nào ?
 + Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Vì sao?
* Kết luận: (Mục bạn cần biết).
 * Mục tiêu: Học sinh biết nói với cha mẹ hoặc người lơn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn.
- Giáo viên nêu ví dụ.
 VD: Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường, em sẽ làm gì ?
 * Kết luận: ( ý 2 mục bạn cần biết SGK).
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 - Nhắc lại đầu bài.
- Hoạt động cá nhân: Mở SGK; quan sát và xắp xếp hình thành 3 câu chuyện.
- Kể lại cho bạn bên cạch nghe.
- Đại diện nhóm lên kể trước lớp.
- Ho, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt
- Em cảm thất khó chịu người m ... ặc câu từ chưa phù hợp.
 Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 15/10/2011
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày /16/10/2011
Tiết 1: Thể dục
$ 16: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY 
TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. Mục tiêu:
- Học 2 động tác vươn thở ,tay của bài thể dục tay không. ..Yêu cầu thục động tác thực hiện tương đối đúng nhanh nhẹn khẩn trương 
- Trò chơi nhanh lên bạn ơi. Yêu cầu chơi đúng luật,tập chung chú ý, quan sát, phản xạ nhanh, hứng thú trong khi chơi
II. Địa điểm –Phương tiện:
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gon gàng theo quy định .
 III . Nội dung – Phương pháp thể hiện:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
**************
**************
**************
Đội hình nhận lớp
3. Khởi động:
3 phút
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
2x8 nhịp
Đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Cơ bản
18-20 phút
1 . Bài thể dục
- Học động tác vươn thở:
+ N1 chân trái sang trái một bước rộng bằng vai đồng thời 2 tay đưa trước song song
+ N2 từ từ hạ tay thở ra
+ N3 2 tay đưa từ dưới lên cao 
+ N4 về tư thế chuẩn bị
2. Động tác tay
7 phút
GV làm mẫu phân tích động tác
GV nhận xét sửa sai cho h\s
Cho các tổ thi đua biểu diễn
*
************
************
************
3. Trò chơi vân động 
- chơi trò chơi ném bóng trúng đích
4. Củng cố: ĐHĐN
4-6 phút
2-3 phút
GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi 
h\s thực hiện
gv và hs hệ thống lại kiến thức
Kết thúc:
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà
5-7 phút
*
************
************
************
------------------------------------------------------------------------
Toán:
$39: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT.
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Biết dùng êke để nhận biết góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Làm được các bt:1,2(phần 1)
II. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Giáo án, SGK + Ê ke cho giáo viên, Hs. 
- HS : Sách vở, ê ke, thước thẳng...
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 ND-TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
(5')
2.Dạy bài mới(32')
2.1) Giới thiệu bài 
2.2)Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
a)Giới thiệu góc
nhọn :
b) Giới thiệu góc tù :
c) Giới thiệu góc bẹt :
d. Luyện tập 
* Bài 1 : Miệng
* Bài 2 :Vở
3.Củng cố dặn dò  (3')
- Kiểm tra vở BT ở nhà của HS.
- Chữa bài trong vở bài tập.
- GV giới thiệu, ghi đầu bài.
- Vẽ góc nhọn AOB
+ Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnhcủa góc này.
- G giới thiệu : Góc này là góc nhọn.
- Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông ?
- GV nêu : Góc nhọn bé hơn góc vuông
- GV vẽ góc tù MON
+ Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
+ Hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
- GV nêu : Góc tù lớn hơn góc vuông
- GV vẽ góc bẹt COD và y/c Hs đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
- Gv vừa vẽ vừa nêu : Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD ( thẳng hàng) - cùng nằm trên một đường thẳng - với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
+ Các điểm C, O, D của góc bẹt COD nhơ thế nào với nhau ?
- Y/ c Hs sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
- Y/c Hs dưới lớp nhận xét.
- Kiểm tra Hs đúng/ sai
- Hướng dẫn Hs dùng ê ke để kiểm tra góc của từng hiình tam giác.
- Y / cHs trả lời đó là các góc nào ?
- Nhận xét chữa bài.
 + Nhận xét giờ học.
 + Chuẩn bị bài sau.
- HS để vở trên bàn.
 - HS ghi đầu bài vào vở
- Hs vẽ vào vở.
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB
- Hs nêu : Góc nhọn AOB.
- 1 Hs lên bảng kiểm tra, sau đó lớp kiểm tra trong SGK.
- Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- 1 Hs dùng ê ke lên vẽ góc nhọn.
- Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM, ON.
- Góc tù MON lớn hơn góc vuông.
- 1 Hs dùng ê ke lên vẽ góc tù.
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC, OD.
 C
 C O 
+ Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau.
- Bằng 2 góc vuông.
- 1 Hs lên bảng vẽ, lớp viết ra nháp.
- 1 Hs nêu yêu cầu.
+ Các góc nhọn là : MAN, UDV
+ Góc vuông là ICK
+ Các góc tù là : PBQ, GOH
+ Góc bẹt là : XEY
- Hs thảo luận nhóm đôi ; báo cáo kêt quả.
+ Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
+ Hình tam giác DEG có 1 góc vuông.
+ Hình tam giác MNP có 1 góc tù.
- Hs nhận xét bổ sung.
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
$16: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I ) Mục tiêu:
- Nắm được phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian để kể lại ND đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian (qua BT 2,3).
II ) Đồ dùng dạy học:
Một tờ phiếu ghi ví dụ..
Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1 , 2.
III ) Phương pháp:
	- Kể chuyện, đàm thoại, thảo luân, luyện tập, thực hành.
IV ) Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	ND-TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ 
(5')
2-Dạy bài mới:
(27')
2.1- Giới thiệu bài 
2.2- Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: 
 *Bài tập 2:
 *Bài tập 3:
3.Củng cố dặn dò
(3')
 + Kể lại câu chuyện đã kể ở lớp hôm trước.
 + Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
 -NX ghi điểm
- Ghi đầu bài
+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
-Gọi HS kể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
 - Nhận xét, tuyên dương HS.
 - GV treo bảng phu chuyển lời thoại thành lời kể.
-YC (H) quan sát tranh SGK
 + Yêu cầu HS kể trong nhóm theo trình tự thời gian.
 - Tổ chức cho HS kể từng màn
 - Nhận xét cho điểm cho HS.
- Trong truyện: ở vương quốc Tương Lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không? 
+ Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
GVgiảng: Vừa rồi các em kể câu chuyện theo trình tự thời gian. Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Mi-tin và Tin-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh còn Tin-tin thăm khu vườn kỳ diệu( hoặc ngược lại ). 
- Gọi Hs nhận xét nội dung truyện theo dúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Nhận xét cho điểm.
 + Mở đầu đoạn 1:
 + Mở đầu đoạn 2:
 + Mở đầu đoạn 1:
 + Mở đầu đoạn 2:
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối hai đoạn?
+ Có những cách nào để phát triển câu chuyện ?
+ Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học.
- Về viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo hai cách vừa học.
+ Viết lại câu chuyện vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS Đọc yêu cầu của bài.
+ Câu chuyện tronh phân xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
+ Một hôm,Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé đang mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời: 
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
* Lời kể: .Tin-tin hỏi em đang làm gì. Em nói khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc.
- Hai HS đọc từng cách, lớp đọc thầm.
 - Quan sát tranh, kể trong nhóm 2.
- 3 - 5 HS thi kể. 
- 2 HS đọc yêu cầu.
+ Tin-tin và Mi-tin đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
+ Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
- Kể trong nhóm ( mỗi HS kể về một nhân vật Mi-tin hay Tin-tin ).
- 3 đến 5 HS thi kể.
- HS khác nhận xét bạn.
- Đọc yêu cầu của bài 
- Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi
* Kể theo trình tự thời gian:
->Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
->Rời công xưởng xanh Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu
* Kể theo trình tự không gian:
-> Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
->Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh
+ Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đến khu vườn kì diệu ( hoặc ngược lại).
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
-HSTL
- Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------
Âm nhạc
GV CHUYÊN SOẠN, GIẢNG.
Ngày soạn: Thứ năm, ngày 20/ 10 / 2011
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 21 / 10 /2011
SINH HOẠT TUẦN 8
I.Nhận xét chung 
1. Đạo đức, tác phong:
- Đa số các em đã có hành vi chuẩn mực đạo đức tốt ,ngoan ngoãn ,lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi 
- Đoàn kết, thân ái ,gíup đỡ bạn bè.
2.Học tập: 
- Nhìn chung các em đã có ý thức học tập tốt : chăm chỉ học tập, học bài làm bài trước khi đến lớp
- Ngồi trong lớp không mất trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Khánh, Tín, Quốc, Qúy, Thành, Hà. 
- Chưa tập trung, chú ý trong học tập và Nói chuyện trong giờ học: : Nhiên. Thái, Ngọc Đình, Hà.
- Nghỉ học tự do: Qúy
- Quên đồ dùng, sách vở: Không
- Không đeo khăn quàng: Duyên, Khố, Qúy.
3.Hoạt động khác: 
- Thể dục: Đa số các em đều có ý thức khi nghe tiếng trống thể dục, xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối đều và đúng động tác.
-Vệ sinh: Đa số các em dều có ý thức giữ gìn vệ sinh (vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng ) vệ sinh chung (trường, lớp sạch sẽ, đảm bảo).
 II. Phương hướng tuần tới 	 
1. Đạo đức:
Nhắc nhở học sinh có hành vi chuẩn mực đạo đức tốt: Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết thân ái giúp đỡ bạn bè; không đánh, cãi, chửi nhau.
2. Học tập:
- Học chương trình tuần 9.
- Thi đua Hoa điểm 10 chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/11.
Nhắc nhở học sinh có ý thức học tập tốt: đi học đều đúng giờ, ngồi trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; không nghỉ học tự do.
3. Các hoạt động khác: 
- Tham gia tập thể dục đầy đủ, đúng giờ.
- Vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
- Bảo vệ môi trường xung quanh trường lớp.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động GDNGLL.
- Tiếp tục đóng góp quỹ Hội phụ huynh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4tuan 8 3 cot cktknkns.doc