Ngày soạn: Ngày dạy:
TUẦN: 01 MÔN: ÂM NHẠC
Tiết: 01 BÀI: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1
NGHE QUỐC CA.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Kể được tên một vài bài hát đã học ở lớp 1.
Kĩ năng:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1.
- Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
Thái độ:
- Biết tôn kính không khí trang nghiêm khi chào cờ
II. Chuẩn bị
- Tập các bài hát của lớp 1.
- Băng nhạc (các bài hát lớp 1 và bài Quốc ca)
- Nhạc cụ quen dùng và một vài nhạc cụ gõ đơn giản (song loan, thanh phách, xúc xắc, trống nhỏ, )
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: GV giới thiệu
Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 01 MÔN: ÂM NHẠC Tiết: 01 BÀI: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1 NGHE QUỐC CA. I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Kể được tên một vài bài hát đã học ở lớp 1. Kĩ năng: - Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1. - Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. Thái độ: - Biết tôn kính không khí trang nghiêm khi chào cờ II. Chuẩn bị - Tập các bài hát của lớp 1. - Băng nhạc (các bài hát lớp 1 và bài Quốc ca) - Nhạc cụ quen dùng và một vài nhạc cụ gõ đơn giản (song loan, thanh phách, xúc xắc, trống nhỏ, ) III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: GV giới thiệu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Ôn tập các bài hát đã học - Cả lớp tập hát lại một số bài. Tuỳ theo mỗi bài có thể hát và kết hợp vỗ tai hay dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. - Chọn một vài bài cho các em biểu diễn trước lớp (đơn ca, tốp ca). - Khi hát, cần kết hợp vận động phụ hoạ hoặc múa đơn giản, có bài kết hợp trò chơi hoặc hát đối đáp (Tập tầm vông, Quả, ) b. Nghe Quốc ca: - Cho HS nghe băng nhạc trình bày bài Quốc ca (hoặc GV có thể hát cho các em nghe) - Đặt câu hỏi cho các em trả lời: + Quốc ca được hát khi nào? (Khi chào cờ) + Khi chào cờ, các em phải đứng như thế nào? (Đứng nghiêm trang, không cười đùa) - Tập đứng chào cờ, nghe hát Quốc ca (GV hô ”Nghiêm” và tất cả HS đứng nghiêm trang lắng nghe Quốc ca) - HS trả lời. - HS thực hiện. - HS trả lời. - HS ghi nhớ và thực hiện. Giáo viên quan sát phát hiện hs có năng khếu âm nhạc. 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức, kĩ năng bài. - Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát. - Cho HS xung phong lên trình bày bài hát. - GV cho HS trả lời câu hỏi 1 trong bài. 5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau học bài hát Thật là hay. - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 02 MÔN: ÂM NHẠC TIẾT: 02 BÀI: HỌC HÁT: BÀI THẬT LÀ HAY I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. Kĩ năng: - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - HS năng khiếu : Biết gõ đệm theo phách. Thái độ: - Yêu quý các loài chim II. Chuẩn bị – Máy nghe, băng nhạc, nhạc cụ, tranh vẽ những con chim đậu trên cành cây. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn đĩnh: 2. Phần mở đầu: GV giới thiệu: Nhiều loại chim có giọng hót rất hay, chúng thường thi nhau hót ríu rít. Tiếng hót hoà quyện với nhau nghe thật vui tai. Bài hát Thật là hay của nhạc sĩ Hoàng Lân sẽ kể về điều đó. 3. Phần hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Học hát bài Thật là hay - Cho HS đọc lời ca. - Mở máy cho HS nghe bài hát. - Cho HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. - GV dạy hát theo 4 câu: + Câu 1: Nghe véo von .chim oanh + Câu 2: Hai chú chim.. .vang lừng + Câu 3: Vui rất vui hót theo + Câu 4: Li lí li hay hay hay. - GV cho HS nghe mỗi câu 2 - 3 lần, rồi bắt nhịp 2 - 1 cho HS tập hát theo. b. Tập trình bày bài hát - GV cho HS trình bày cả bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. - Đọc đồng thanh, cá nhân - Cả lớp lắng nghe bài hát - Cá nhân nêu cảm nhận - HS nghe GV hát - HS tập hát từng câu theo băng nhạc. - Cả lớp hát, nhóm hát, cá nhân hát - HS hát kết hợp gõ đệm HS năng khiếu 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát.- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát. - GV cho HS trả lời câu hỏi 1 trong bài. 5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau ôn tập. - GV nhận xét tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 03 MÔN: ÂM NHẠC TIẾT: 03 BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Kĩ năng: - Biết hát kết hợp động tác phụ hoạ đơn giản. - HS năng khiếu : Thuộc lời ca. Thái độ: - Yêu quý các loài chim II. Chuẩn bị - Một số nhạc cụ gõ (song loan, mõ, thanh phách, trống ) và tập đệm theo bài hát. - Nhạc cụ quen dùng. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Hát 2. Bài cũ: Kiểm tra nhạc cụ do HS tự tạo (ống sỏi, )- Kiểm tra một vài HS hát bài Thật là hay. - Cho HS nói về cảm nhận đối với bài hát 3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung tiết học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Phần hoạt động: a. Ôn tập bài hát Thật là hay - GV bắt giọng cho HS hát hoặc mở băng nhạc cho HS hát theo: + Lần đầu: tốc độ vừa phải. + Lần sau: tốc độ nhanh hơn. b. Hướng dẫn đánh nhịp - Hướng dẫn cách dánh nhịp: một phách mạnh, một phách nhẹ. - Cho HS tập đánh nhịp, sau đó vừa hát vừa đánh nhịp. - Lần lượt gọi một vài em lân điều khiển cho cà lớp hát. c. Hướng dẫn gõ đệm: - GV thực hiện mẫu cách gõ nhịp theo tiết tấu sau: ] e e q l e e q l e e e e l q Ỵ } - Cho từng nhóm 4 HS sử dụng nhạc cụ gõ: song loan – trống con – thanh phách – mõ. - Tập biểu diễn từng nhóm 4 em. - Đọc đồng thanh, cá nhân - HS tập thực hiện theo hướng dẫn. - HS thực hiện yêu cầu. - HS theo dõi và tập theo. - Từng nhóm thực hiện gõ nhịp, cả lớp cùng hát hoặc múa phụ hoạ theo. HS năng khiếu 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát. - Cho từng nhóm 4 HS xung phong lên trình bày bài hát. 5. Dặn dò: Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau học bài Xoè hoa. - GV nhận xét tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 04 MÔN: ÂM NHẠC TIẾT: 04 BÀI: HỌC HÁT: BÀI XOÈ HOA. I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết đây là bài dân ca. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. Kĩ năng: - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. + HS năng khiếu : Biết đây là bài hát dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. Thái độ: - Yêu quý làn diệu dân ca. II. Chuẩn bị - Hát chuẩn xác bài Xoè hoa. - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc. - Một số tranh ảnh về dân tộc Thái. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: GV giới thiệu: Xoè hoa là một trong những bài dân ca hay của dân tộc Thái. Xoè, tiếng Thái là múa, xoè hoa là múa hoa. Bài hát được hình thành ở giọng Fa 5 âm: Fa Sol La Đô Rê. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Học hát bài Xoè hoa: - GV hát mẫu hoặc cho HS nghe băng. - Cho HS đọc lời ca. - GV dạy hát theo 4 câu: + Câu 1: Bùng boong .vang vang + Câu 2: Nghe tiếng chiêng.. . rộn ràng + Câu 3: Theo tiếng vang lừng + Câu 4: Tay nắm tay xoè hoa. - GV cho HS nghe mỗi câu 2 - 3 lần, rồi bắt nhịp 2 - 1 cho HS tập hát theo. b. Hát kết hợp gõ đệm - Vừa hát vừa gõ theo phách: Bùng boong, bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang x x x x x x x - Vừa hát vừa gõ theo nhịp: Bùng boong, bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang x x x x - Vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca: Bùng boong, bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang x x x x x x x x x x - HS lắng nghe. - HS đọc theo. - Tập hát theo. - HS tập gõ đệm theo phách. - HS tập gõ đệm theo nhịp. - HS tập gõ đệm theo tiết tấu lời ca.. HS khá giỏi 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức, kĩ năng bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát. - Cho HS xung phong lên trình bày bài hát. - GV cho HS trả lời câu hỏi 1 trong bài. 5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau ôn tập. - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh bổ sung:
Tài liệu đính kèm: