Giáo án Âm nhạc lớp 2 - Tuần 5 đến 8

Giáo án Âm nhạc lớp 2 - Tuần 5 đến 8

Ngày soạn: Ngày dạy:

TUẦN: 05 MÔN: ÂM NHẠC 2

TIẾT: 05 BÀI: ôn tập bài hát: xoè hoa

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Biết hát kết hợp động tác phụ hoạ đơn giản.

- HS năng khiếu : Tập biểu diễn bài hát.

Thái độ:

- Yêu quý làn diệu dân ca.

II. Chuẩn bị

- Một vài động tác múa đơn giản.

- Nhạc cụ và băng nhạc.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra một vài HS hát bài Xoè hoa. - Cho HS nói về cảm nhận đối với bài hát

 

doc 8 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 2 - Tuần 5 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 05	MÔN: ÂM NHẠC 2
TIẾT: 05	BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT: XOÈ HOA
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp động tác phụ hoạ đơn giản.
- HS năng khiếu : Tập biểu diễn bài hát.
Thái độ:
- Yêu quý làn diệu dân ca.
II. Chuẩn bị
- Một vài động tác múa đơn giản.
- Nhạc cụ và băng nhạc. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra một vài HS hát bài Xoè hoa. - Cho HS nói về cảm nhận đối với bài hát 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu: 
a. Ôn tập bài hát bài Xoè hoa
- Hát luân phiên theo nhóm.
- Cho HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn cho HS biểu diễn trước lớp (đơn ca, tốp ca)
b. Hát kết hợp với trò chơi theo bài Xoè hoa
+ Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu, đoán câu hát trong bài.
x x
x x
x x
x
HS nhận biết đó là âm hình tiết tấu của 3 câu hát 2, 3, 4 trong bài Xoè hoa.
+ Trò chơi 2: Hát giai điệu của bài bằng các nguyên âm: o, a, u, i,  Câu hát:
Bùng
boong,
bính
boong
ngân
nga
tiếng
cồng
vang
vang
ò
o
ó
o
o
o
ó
ò
o
o
- GV cho HS biết các nguyên âm sẽ sử dụng. Khi hát, GV dùng tay làm kí hiệu chỉ các nguyên âm đó để HS hát theo. 
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- HS hát luân phiên trong nhóm theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ ý.
- Vài HS trình bày bài hát có kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS biểu diễn tự nhiên, chủ động.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
- HS theo dõi thao tác của GV để thực hiện đúng yêu cầu.
HS năng khiếu.
4. Củng cố: Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát.
- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
- GV cho HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung trong bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau học bài hát Múa vui.
- GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 06	MÔN: ÂM NHẠC 2
TIẾT: 06	BÀI: HỌC HÁT: BÀI MÚA VUI.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ HS năng khiếu : Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu bài ca.
Thái độ:
- Yêu quý làn diệu dân ca.
II. Chuẩn bị
- Học thuộc bài hát.
- Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe, thanh phách (hoặc bộ gõ tự tạo) tranh ảnh trẻ em múa hát. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra một vài HS hát bài Xoè hoa. - Cho HS nói về cảm nhận đối với bài hát 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm 1921, mất năm 1989; quê ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (Nam Bộ). Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng như: Lãnh tụ ca, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên,  và các bài hát thiếu nhi như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, 
- Bài hát Múa vui gồm 4 câu nhạc. Hai câu đầu có âm hình tiết tấu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác một chút về giai điệu. Hai câu nhạc sau cũng có âm hình tiết tấu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác một chút về giai điệu ở cuối câu.
a. Học hát bài Múa vui
- Hát mẫu hoặc cho nghe băng, có thể kết hợp đệm đàn.
- Đọc lời ca, HS đọc theo tốc độ vừa phải, chú ý phân chia chỗ ngắt.
- Dạy hát từng câu.
b. Hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc vỗ tay theo nhịp
- Vỗ tay theo phách:
Cùng
nhau
múa
xung
quanh
vòng
x
x
x
x
- Vỗ tay theo tiết tấu:
Cùng
nhau
múa
xung
quanh
vòng
x
x
x
x
x
x
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Dùng thanh phách đệm theo bài hát.
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo.
- Tập hát theo.
- HS tập gõ đệm theo phách.
- HS tập gõ đệm theo tiết tấu.
- Vài HS thực hiện.
- HS gõ đệm theo bài hát bằng thanh phách hoặc nhạc cụ tự tạo.
HS năng khiếu thực hiện được
4. Củng cố: Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát.- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau ôn tập.
- GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 07	MÔN: ÂM NHẠC 2
TIẾT: 07	BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT: MÚA VUI.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
+ HS năng khiếu : Thuộc lời ca.
Thái độ:
- Yêu thích bài hát sinh hoạt thiếu nhi.
II. Chuẩn bị 
- Một vài động tác múa đơn giản.
- Nhạc cụ và băng nhạc. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra một vài HS hát bài Múa vui. - Cho HS nói về cảm nhận đối với bài hát 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu: 
a. Ôn tập bài hát Múa vui
- HS ôn tập bài hát theo nhóm, GV mở băng nhạc.
- HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp.
- Vỗ tay theo phách:
Cùng
nhau
múa
xung
quanh
vòng
x
x
x
x
- Vỗ tay theo tiết tấu:
Cùng
nhau
múa
xung
quanh
vòng
x
x
x
x
x
x
b. Tập trình bày bài hát
- Hát với 2 tốc độ khác nhau: lần đầu với tốc độ vừa phải, lần thứ 2 với tốc độ nhanh hơn.
c. Tập biểu diễn
- Tổ chức từng nhóm 5 – 6 em đứng thành vòng tròn vừa hát vừa múa, tay cầm hoa. 
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- HS hát luân phiên trong nhóm theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ ý.
- HS tập gõ đệm theo phách.
- HS tập gõ đệm theo tiết tấu.
- HS tập hát thay đổi tốc độ dưới sự hướng dẫn của GV.
- Vài HS trình bày bài hát có kết hợp vận động phụ hoạ (nhảy chân sáo quanh các bạn)
HS năng khiếu thuộc lời ca.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát.
- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát. - GV cho HS trả lời câu hỏi 1 trong bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau ôn tập 3 bài hát.
- GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 08	MÔN: ÂM NHẠC 2
TIẾT: 08	BÀI: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY, XOÈ HOA, MÚA VUI.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
+ HS năng khiếu : Thuộc lời ca của bài hát. Tập biểu diễn bài hát.
Thái độ:
- Yêu thích các bài hát sinh hoạt thiếu nhi.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu của 1 trong 3 bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui.
- Gọi một vài nhóm biểu diễn bài hát
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu: 
a. Ôn tập 3 bài hát
+ Ôn tập bài hát Thật là hay
- Hát tập thể.
- Hát kết hợp múa hoặc vận động phụ hoạ.
- Hát kết hợp gõ đệm (lần lượt thực hiện đệm theo phách, đệm theo nhịp 2, đệm theo tiết tấu lời ca.
+ Ôn tập bài hát Xoè hoa
- Hát kết hợp động tác múa đơn giản.
- Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.
+ Ôn tập bài hát Múa vui
- Hát kết hợp với múa hoặc vận động phụ hoạ.
- GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát và đố HS nhận ra đó là câu nào trong bài. Khi thực hiện nội dung này, GV lưu ý hai câu 1 và 2 có chung một âm hình tiết tấu nên cách gõ giống nhau. Hai câu 3 và 4 cũng có chung một âm hình tiết tấu nên cách gõ cũng giống nhau.
Tiết tấu hai câu đầu của bài hát:
e	 e	e	 e 	l	q 	q	l	e	 e	 e	 e	l	q	Ỵ
Tiết tấu hai câu sau của bài hát:
e 	e	 q	l	e	 e	 q	l	e	 e	 e	 e	l	q	Ỵ
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày động tác phụ hoạ.
- HS lắng nghe, thảo luận nhóm đôi và trả lời. 
HS năng khiếu thuộc và biểu diễn được.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Cả lớp hát lại 1 trong 3 bài hát đã được ôn tập.- Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời các bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau Chúc mừng sinh nhật.
- GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Am nhac 5 - 8.doc