Giáo án Đạo đức 4 học kì I

Giáo án Đạo đức 4 học kì I

TUẦN 1

 Bài 1

 Tiết 1 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

 I.MỤC TIÊU:

 - Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.

 - Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

doc 30 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Bài 1 
 Tiết 1 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP 
 I.MỤC TIÊU:
 - Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
 - Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Ổn định:
- Yêu cầu quản ca bắt nhịp, cả lớp hát một bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
2.Giảng bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:Xử lý tình huống(SGK/3)
- GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
 * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 - GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.
 - GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
 - GV nêu yêu cầu bài tập.
+Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
- GV kết luận:
 +Việc b, d, g là trung thực trong học tập.
 +Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4)
- GV nêu từng ý trong bài tập.
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- GV kết luận:
 +Ý b, c là đúng.
 +Ý a là sai.
D.Củng cố - Dặn dò:
 - Gọi HS đọc ghi nhớ. 
- Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
- Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4.
- Cả lớp thực hiện.
- HS chuẩn bị.
- HS nghe.
- HS xem tranh trong SGK.
- HS đọc nội dung tình huống. 
- HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long
- HS giơ tay chọn các cách.
- HS thảo luận nhóm :+Tại sao chọn cách giải quyết đó?
- 2 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
- HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau.
- HS lắng nghe.
- HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
- HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
TUẦN 2
 Tiết 2 Bài 1 
 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP 
 I.MỤC TIÊU:
 - Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
 - Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Ổn định:
- Yêu cầu quản ca bắt nhịp, cả lớp hát một bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu ghi nhớ về trung thực trong học tập.
- GV nhận xét.
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập(Tiết 2)
2.Giảng bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 2 (Bài tập 3- SGK trang 4)
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
ịNhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
ịNhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
ịNhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/.Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng.
c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4- SGK trang 4)
- GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
- GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
* Bài tập 5- SGK trang 4 : Bỏ
 D.Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS nêu lại ghi nhớ chung.
- Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : Vượt khó trong học tập. - Nhận xét` tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- 2 HS nêu.
- HS nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp góp ý trao đổi.
- HS kể trước lớp.
- Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe.
- Đại diện HS trình bày ý kiến ,suy nghĩ của mình trước lớp .
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện.
Tuần 3
 Tiết 3 Bài 2
 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
 - Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.
 - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
 - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
 - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Ổn định:
- Yêu cầu quản ca bắt nhịp, cả lớp hát một bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
+ Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- GV nhận xét.
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”
2.Giảng bài
* Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.
- GV giới thiệu : Như SGV/20.
- GV kể chuyện.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6)
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
ịNhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
ịNhóm 2 : Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
- GV kết luận : Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6)
- GV nêu yêu cầu câu 3:
+ Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
- GV ghi tóm tắt lên bảng 
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7).
- GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
- GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
- GV hỏi:
 Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
D.Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
- Thực hiện các hoạt động:
+ Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
+ Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
- Cả lớp thực hiện.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lặp lại.
- HS lắng nghe.
 - Cả lớp nghe.1 HS tóm tắt lại câu chuyện.
- Các nhóm thảo luận.Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
- HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
- HS làm bài tập 1
- HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
- HS phát biểu
- 2 HS câu ghi nhớ trong SGK/6
- Cả lớp chuẩn bị.
- HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hành.
Tuần 4
 Tiết 4 Bài 2
 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
 - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
 - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
 - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Ổn định:
- Yêu cầu quản ca bắt nhịp, cả lớp hát một bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Vượt khó trong học tập”
+ Kể một mẩu chuyện, tấm gương về vượt khó trong học tập.
- GV nhận xét.
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Vượt khó trong học tập( Tiết 2)
2.Giảng bài
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 7)
- GV chia nhóm và gi ... øm việc riêng trong giờ học.
d/. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
đ/. Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
e/. Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.
g/. Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn.
- GV kết luận:
 Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
 Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.
D.Củng cố - Dặn dò:
- Qua bài học này em rút điều gì ?
- Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4- SGK/23) – Chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ  ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (Bài tập 5- SGK/23)
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn.
- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.
- 2 HS đọc.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên chữa bài tập, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
-Từng nhóm lên dán băng chữ theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận.
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện.
TUẦN 15
 Tiết 15 Bài 7	
 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 - Hiểu:
 + Công lao của các thầy giáo, cố giáo đối với HS.
 + HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
 - Có thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động day
Hoạt động học
A.Ổn định:
- Yêu cầu HS trật tự để chuẩn bị học tập.
B.Kiểm tra bài cũ :
+ Nhắc lại ghi nhớ của bài “Biết ơn thầy giáo cô giáo”
+ Hãy nêu những việc làm của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy giáo cô giáo.
- GV nhận xét.
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
- Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( tiết 2 )
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2.Giảng bài 
* Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 4, 5- SGK/23) : Hoạt động cá nhân.
- GV mời một số HS trình bày, giới thiệu.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
- GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS.
- GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
- GV kết luận chung:
+ Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
+ Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
D.Củng cố - Dặn dò:
- Hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhắc lại.
- HS trình bày, giới thiệu.
- Cả lớp nhận xét, bình luận.
- HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.
- Cả lớp thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS kể.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TUẦN 16
Tiết 16 Bài 8 
 YÊU LAO ĐỘNG
I.MỤC TIÊU:
 - Học xong bài này, HS nhận thức được giá trị của lao động.
 - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động day
Hoạt động học
A.Ổn định:
- Yêu cầu HS trật tự để chuẩn bị học tập.
B.Kiểm tra bài cũ :
+ Nhắc lại ghi nhớ của bài “Biết ơn thầy giáo cô giáo”
+ Hãy nêu những việc làm của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy giáo cô giáo.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
- Yêu lao động.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2.Giảng bài 
* Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê- chi- a”
- GV đọc truyện lần thứ nhất.
- GV gọi HS đọc lại truyện lần thứ hai.
- GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi (SGK/25)
+ Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện.
+ Theo em, Pê-chi-a, sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
+ Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? Vì sao?
- GV kết luận về giá trị của lao động:
 Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* Rút ra ghi nhớ : 
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1-SGK/25)
- GV chia 2 nhóm và giải thích yêu cầu làm việc.
+ Nhóm 1 :Tìm những biểu hiện của yêu lao động.
+ Nhóm 2 : Tìm những biểu hiện của lười lao động.
- GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
* Hoạt động 3: Đóng vai (Bài tập 2- SGK/26)
- GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống:
+ Nhóm 1 :
a/. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó?
+ Nhóm 2 : 
b/. Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn cùng với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được chứ sao ”
 Theo em, Lương sẽ ứng xử thế nào?
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
D.Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
- Làm đúng theo những gì đã học.
- Chuẩn bị trước bài tập 3, 4, 5, 6- SGK/26.
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhắc lại.
- 1 HS đọc lại truyện.
- HS cả lớp thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS cả lớp trao đổi, tranh luận.
- HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Mỗi nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày các cách ứng xử.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện.
TUẦN 17
Tiết 16 Bài 8 
 YÊU LAO ĐỘNG ( Tiếp theo )
I.MỤC TIÊU:
 - Học xong bài này, HS nhận thức được giá trị của lao động.
 - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động day
Hoạt động học
A.Ổn định:
- Yêu cầu HS trật tự để chuẩn bị học tập.
B.Kiểm tra bài cũ :
+ Nhắc lại ghi nhớ của bài “Yêu lao động” + Hãy nêu những công việc lao động ở lớp, ở trường.
- GV nhận xét 
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
- Yêu lao động.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2.Giảng bài 
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 5- SGK/26)
- GV nêu yêu cầu bài tập 5.
* Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?
- GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
* Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 3, 4, 6- SGK/26)
- GV nêu yêu cầu từng bài tập 3, 4, 6.
 Bài tập 3 : Hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các Anh hùng lao động, của các bạn HS trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.
 Bài tập 4 : Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 Bài tập 6 : Hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc mà em yêu thích.
 GV kết luận chung:
+ Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân
* Kết luận chung :
 Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
D.Củng cố - Dặn dò:
- Thực hiện tốt các việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
- Về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhắc lại.
- HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
- Lớp thảo luận.
-Vài HS trình bày kết quả .
- HS trình bày.
- HS kể các tấm gương lao động.
- HS nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã sưu tầm.-HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docD-D-HKI.doc