Giáo án An toàn giao thông 1 - Trường tiểu học Cái Keo

Giáo án An toàn giao thông 1 - Trường tiểu học Cái Keo

An toàn và nguy hiểm

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức

 - Học sinh nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.

 2. Kĩ năng

 - Nhớ, kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn không an toàn.

 3.Thái độ

 - Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi.

 - Chơi những trò chơi an toàn ( ở những nơi an toàn ).

 II. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG

 - Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố.

 - Ô tô, xe máy và các loại xe đang chạy có thể gây nguy hiểm.

 - Chơi, chạy dưới lòng đường, vỉa hè là nguy hiểm.

 

doc 27 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1210Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án An toàn giao thông 1 - Trường tiểu học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2012
Môn: An toàn giao thông
Bài1
An toàn và nguy hiểm 
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức
 - Học sinh nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
 2. Kĩ năng
 - Nhớ, kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn không an toàn.
 3.Thái độ
 - Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi.
 - Chơi những trò chơi an toàn ( ở những nơi an toàn ).
 II. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG
 - Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố.
 - Ô tô, xe máy và các loại xe đang chạy có thể gây nguy hiểm.
 - Chơi, chạy dưới lòng đường, vỉa hè là nguy hiểm.
 - Đi bộ qua đường nắm tay người lớn là an toàn.
 III. CHUẨN BỊ
 Giáo viên
 - Chuẩn bị các bức tranh: Giống như tranh trong SGK
Hoạt động 1: Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn
 a. Mục tiêu:
 Học sinh có khả năng nhận biết các tình huống an toàn và không an toàn.
 b. Cách tiến hành:
 Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ.
Tranh 1: Em chơi với búp bê là đúng hay sai ?
 - Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau và chảy máu không ?
 - Giáo viên: Em và các bạn chơi với búp bê là đúng, sẽ không bị làm sao cả. Như vậy là an toàn 
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi 
 - Học sinh trình bày ý kiến
 + Chơi với búp bê là đúng
 + Chơi với búp bê không làm em chảy máu
+ Cầm kéo dọa nhau là sai
+ Có thể gây nguy hiểm cho bạn
+ Em và các bạn không được cầm kéo dọa nhau .
 + Học sinh quan sát tranh 3 và thảo luận cá nhân.
+ Chơi nhảy dây ở sân trường là an toàn.
+ Khi thấy cành cây bị gẫy em nên tránh xa và nhắc nhở các bạn tránh xa cành cây bị gẫy là an toàn.
+ Em không nên chơi đá bóng ở lòng đường vì đá bóng ở lòng là nguy hiểm.
+ Học sinh tự kể
+ Học sinh tự trả lời
+ Cặp thứ nhất: Em đóng vai người lớn hai tay đều không xách túi, em kia nắm tay và hai em đi lại trong lớp.
 + Cặp thứ hai: Em đóng vai người lớn xách túi ở một tay , em kia nắm vào tay không xách túi . 2 em đi lại trong lớp .
 + Cặp thứ ba : Em đóng vai người lớn xách túi ở cả hai tay , em kia nắm vào vạt áo . 2 em đi lại trong lớp .
Ghi nhớ:
Chơi các trò chơi an toàn, ở những nơi an toàn.
Khi ra đường đi cùng và nắm tay người lớn.
Tránh những hành động gây nguy hiểm ở nhà, ở trường,
 Tranh 2
 - Cầm kéo dọa nhau là đúng hay sai 
 - Có thể gặp nguy hiểm gì ?- Em và các bạn có được cầm kéo dọa nhau không ?
Giáo viên: Em cầm kéo cắt thủ công là đúng, nhưng cầm kéo dọa bạn là sai vì có thể gây nguy hiểm cho bạn
Tranh 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh 3,4,5
- Chơi nhảy dây ở sân trường có an toàn không? 
- Khi thấy cành cây bị gẫy em nên làm gì?
- Các em có nên chơi đá bóng ở lòng đường không?
*Kết luận:
 Ô tô, xe máy chạy trên đường, dùng kéo dọa nhau, trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dắt, đứng gần cây có cành bị gẫy có thể làm cho ta bị đau, bị thương. Như thế là nguy hiểm.
 Tránh những tình huống nguy hiểm nói trên là an toàn cho mình và những người xung quanh
 Hoạt động 2: Kể chuyện 
 a. Mục tiêu:
 Học sinh nhớ và kể lại các tình huống mà em đau ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường.
 b. Cách tiến hành:
 - Giáo viên gọi một số học sinh lên kể chuyện của mình trước lớp.
 - Giáo viên bổ sung câu hỏi
 + Vật nào đã làm em bị đau ? Lỗi đó do ai ? Như thế là an toàn hay nguy hiểm ?
Kết luận
 Khi đi chơi , ở trường, hay lúc đi đường, các em có thể gặp một số nguy hiểm. Ta cần tránh tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn
Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai
 a. Mục tiêu:
 Học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc nắm tay người lớn để đảm bảo an toàn khi đi trên hè phố và khi qua đường.
 b. Cách tiến hành
 - Giáo viên cho học sinh chơi sắm vai
 - Giáo viên nêu nhiệm vụ
 - Giáo viên và học sinh nhận xét .
* Kết luận : 
 Khi đi bộ trên đường , các em phải nắm tay người lớn , nếu tay người lớn bận xách đồ em phải nắm vào vạt áo người lớn
Giáo viên đọc cho học sinh đọc theo
 V. CỦNG CỐ : 
 - Để đảm bảo an toàn cho bản thân , các em cần :
 + Không chơi các trò chơi nguy hiểm .
 + Không đi bộ một mình trên đường , không lại gần xe gắn máy , ô tô vì có thể gây nguy hiểm cho các em . 
 + Không chạy, chơi dưới lòng đường .
 + Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường.
 Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2012
Môn: An toàn giao thông
Bài2
Tìm hiểu đường phố
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Nhớ tên dường phố nơi em ở và đường phố gần trường học.
 - Nêu đặc điểm của các đường phố này.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè: hiểu lòng đường dành cho xe cộ đi lại, vỉa hè dành cho người đi bộ.
 2. Kĩ năng
 - Mô tả con đường em ở.
 - Phân biệt các âm thanh trên đường phố.
 - Quan sát và phân biệt hướng xe đi tới.
 3. Thái độ
 - Không chơi trên đường phố và đi bộ dưới lòng đường.
 II. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG
 Một số đặc điểm của đường phố là:
 - Đường phố có tên gọi .
 - Mặt đường trải nhựa hoạc bê tông
 - Có lòng đường ( dành cho các loại xe ) vỉa hè ( dành cho người đi bộ ).
 - Có đường các loại xe đi một chiều và đường các loại xe đi hai chiều
 - Đường phố có ( hoặc chưa có ) đèn tín hiệu giao thông ở ngã ba ngã tư.
 - Đường phố có đèn chiếu sáng về ban đêm.
 Khái niệm bên trái. - bên phải
 III. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Tranh ảnh giống như SGK về các đường phố
 2. Học sinh
 - Quan sát con đường ở gần nhà và con đường trên đường đi học.
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
* Hoạt động 1: Giới thiệu đường phố
 a. Mục tiêu
 - Học sinh nhớ tên đường phố nơi em sống và nơi trường đóng.
 - Nêu một số đặc điểm của đường nơi em ở.
 - Các em nhận được những âm thanh gì trên đường phố 
 b. Cách tiến hành:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại những gì em quan sát được trên đường phố theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Đường phố nơi em ở rộng hay hẹp ?
- Con đường có nhiều xe hay ít xe ?
- Con đường đó có vỉa hè không ?
- Con đường đó có đèn tín hiệu không ?
- Chơi đùa trên đường phố có được không ? 
* Kết luận 
 Mỗi đường phố đều có tên. Có đường phố rộng, có đường phố hẹp, có đường phố đông người và các loại xe qua lại, có đường phố ít xe, đường phố có vỉa hè đường phố không có vỉa hè.
*Hoạt động 2: Quan sát tranh
 a. Mục tiêu
 - Học sinh nắm được đặc điểm chung của đường phố.
- Học sinh tập quan sát và nhận biết được hướng xe đi.
 b. Cách tiến hành
- Giáo viên treo tranh để học sinh quan sát
- Đường trong tranh là loại đường gì? Đường phố để làm gì?
- Hai bên đường em thấy những gì ?
- Tiếng còi xe báo hiệu điều gì ?
- Các em thấy dền gì đặt ở ngã ba, ngã tư đường phố.
- Ở đường phố còn có gì dành cho người đi bộ? 
* Kết luận
 Đường phố có đặc điểm chung là:
Hai bên đường có nhà ở, cửa hàng, có cây xanh, có vỉa hè, lòng đường thường được trải nhựa hoạc đổ bê tông  có đèn chiếu sáng về ban đêm, có thể có( hoặc không có ) đèn tín hiệu. Trên đường có nhiều xe đi lại. Nếu xe đi tới từ cả hai phía thì đó là đường hai chiềuNgoài ra đường phố còn có tên phố, tên ngõ.
*Hoạt động 3: Vẽ tranh
 a. Mục tiêu
- Học sinh hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè.
 - Hiểu: vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho các loại xe đi lại.
 b. Cách tiến hành
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ một đường phố, tô màu vàng phần vỉa hè dành cho người đi bộ và tô màu xanh vào phần lòng đường dành cho xe cộ .
- Giáo viên chọn vài bức tranh đẹp và cho học sinh nhận xét.
 * Hoạt động 4: Trò chơi hỏi đường
- Học sinh biết cách hỏi thăm đường .
- Học sinh nhớ tên phố và biết cách mô tả sơ lược đường phố nhà em. 
* Kết luận: 
 Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc có thể hỏi thăm đường về nhà khi em không nhớ đường
+ Học sinh trả lời những gì em đã quan sát 
 + Không được, vì đường phố để cho xe cộ đi lại nếu chơi đùa trên đường phố dễ xảy ra tai nạn.
 Học sinh quan sát và trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV
 + Trải nhựa; Bê tông ; Đá ; Đất
 + Vỉa hè , nhà cửa , đàn chiếu sáng, có hoặc không có đèn tín hiệu.
+ Học sinh nhìn hình vẽ trả lời
+ Đường, phố trong tranh là đường trãi nhựa. Đường phố là nơi mọi ngườ và xe cộ đi lại.
+ Báo hiệu có xe ta phải tránh vào trong vỉa hè
+ Ở ngã ba, ngã tư đường phố em thấy có đèn tín hiệu giao thông.
.
+ Đường phố có vỉa hè dành cho người đi bộ.
 - Học sinh vẽ và tô màu trong vòng 5 phút
+ Các em vẽ và tô màu đúng yêu cầu đề ra.
đi.
V. Củng cố:
 a. Tổng kết lại bài học 
 + Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường dành cho các loại xe.
 + Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đương không an toàn cho người đi bộ.
 + Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà.
 b. Dặn dò :
 + Khi đi trên đường em nhớ đi sát lề phải của mình.
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2012
Môn: An toàn giao thông
Bài 3
Đèn tín hiệu giao thông
I/ MỤC TIÊU
 1. kiến thức
 - Biết tác dụng, ý nghĩ hiệu lệnh của các tín hiệu đèn giao thông.
 - Biết nơi có tín hiệu đèn giao thông.
 2. Kĩ năng
 - Có phản ứng đúng với tín hiệu đèn giao thông.
 Xác định vị trí của đèn tín hiệu giao thông ở những phố giao nhau, gần ngã ba, ngã tư.
 3. Thái độ
 Đi theo đúng tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn.
II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG
 - Đèn tín hiệu là hiệu lệnh chỉ huy giao thông, điều khiển các loại xe đi lại.
 - Có hai loại đèn tín hiệu : đèn tín hiệu cho các loại xe, đèn tín hiệu cho người đi bộ.
 - Đèn tín hiệu cho các loại xe có 3 màu : đỏ, vàng, xanh.
 - Đèn tín hiệu cho người đi bộ có hình người màu đỏ và màu xanh.
 - Đèn tín hiệu đặt gần đường giao nhau phía tay phải người đi đường.
II/ CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - 3 tấm bìa có vẽ sẵn tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng (loại dành cho các loại xe) và một tấm bìa có hình người màu đỏ, một tấm bìa có hình người màu xanh (loại dành cho người đi bộ).
	- Anh chụp (tranh vẽ) 2 góc phố có đèn tín hiệu.
 2. Học sinh
	Quan sát các vị trí các cột đèn tín hiệu, các tín hiệu đèn và thứ tự sắp xếp trên đèn tín hiệu.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
* Hoạt động I: Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông
 a) Mục tiêu
- H ... .......................................................................................................................................................................................
 Ngày ....tháng.....năm 2012
 Phó hiệu trưởng
 Đạo đức địa phương – Lớp 1
 Giữ gìn vệ sinh trường lớp ( 2 tiết )
 I. Mục tiêu:
 1. HS hiểu:
 - Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ vệ sinh trường lớp.
 - Lý do vì sao cần phải giữ vệ sinh trường lớp.
 2. HS biết làm một số công việc cụ thể để giữ vệ sinh trường lớp.
 3. HS có thái độ đồng tình với những việc làm đúng để giữ vệ sinh trường lớp. 
 II. Đồ dùng và phương tiện:
 - Bài hát “Em yêu trường em”, nhạc và lời Hoàng Văn.
 - Thùng rác, chổi, đồ hốc rác.
 - GV ghi sẵn những tờ bìa với nội dung “ Những quy định giữ vệ sinh trường lớp”.
 III. Hoạt động dạy học: 
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 * Khởi động: Cả lớp hát bài “Em yêu trường em” lời một
 - GV hỏi:
 + Bài hát nói lên điều gì?
 + Em phải làm gì để thể hiện tình cảm của mình với ngôi trường?
 - Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp phải làm những công việc gì? Các em sẽ biết được điều đó qua bài học ngày hôm nay: “ Giữ vệ sinh trường lớp”.
 1.Hoạt động 1: Thu thập thông tin.( Hoạt động cả lớp)
* Mục tiêu: Biết một số biểu hiện cụ thể việc giữ vệ sinh trường lớp.
 - GV yêu cầu HS hãy nêu lên một số việc làm để giữ vệ sinh trường lớp.
 - GV gọi HS nhận xét, bổ sung
* Kết luận:
 Các em cần có những hành vi đúng để giữ vệ sinh trường lớp.
 2. Hoạt động 2: Thảo luận
 * Mục tiêu: Hiểu vì sao phải giữ vệ sinh trường lớp.
 * Cách tiến hành:
 - GV hỏi: Vì sao các em phải giữ vệ sinh trường lớp?
 - GV mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- Liên hệ bản thân HS: Ở lớp ta em nào đã thực hiện được việc giữ vệ sinh trường lớp?
 - GV nhận xét khen ngợi.
 * Kết luận:
 Các em cần phải giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ để các em được học tập trong môi trường trong lành.
 3. Hoạt dộng 3: Thực hành vệ sinh lớp học ( hoạt động cả lớp).
 * Mục tiêu: Biết cách giữ vệ sinh trường lớp.
 * Cách tiến hành:
 a. GV cho HS quan sát nhận xét vệ sinh lớp học của mình.
- GV hỏi lớp học của mình có sạch sẽ không? Vì sao?
 - GV nhận xét bổ sung.
 b. GV hướng dẫn HS thực hành dọn vệ sinh lớp học:
 - GV theo dõi và nhắc nhở HS khi thu dọn phải trật tự không ồn ào, thu dọn xong phải rửa tay cho sạch.
 - GV khen ngợi những em làm tốt
 * Kết luận:
 Mỗi học sinh cần tham gia làm các công việc vừa với sức của mình để giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
4. Hoạt động nối tiếp: 
+ Bài hát nói lên tình cảm của HS đối với ngôi trường của mình.
+ Yêu trường, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Hoạt động cá nhân
- HS nêu những việc làm để giữ vệ sinh trường lớp.
- Không khạc nhổ, không vức rác bừa bãi, tiêu tiểu đúng chỗ, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế
 - HS thảo luận nhóm đôi. 
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+VD: giữ vệ sinh trường lớp giúp cho không khí trong lành.
- Môi trường sạch, đẹp giúp chúng ta khỏe mạnh và học tập tốt
- HS kể cá nhân từ 5 -> 7 em
- HS quan sát thực tế vị trí HS đang ngồi học, mặt bàn, ghế, hộc bàn, dưới chân, xung quanh lớp học.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS thu dọn rác tại chỗ ngồi của mình và đem bỏ vào sọt rác
- HS luôn giữ vệ sinh trường lớp.
Tiết 2
 5. Hoạt động 1: Lập bảng quy định vệ sinh trường lớp
 * Mục tiêu: Nắm vững cách thực hiện vệ sinh trường lớp.
 * Cách tiến hành: 
 - GV cho HS thảo luận theo yêu cầu sau:
 + Em hãy nêu việc làm cụ thể để giữ gìn vệ sinh trường lớp.
 - GV theo dõi và nêu gợi ý cho các em thảo luận.
 - GV mời đại diện nhóm lên trình bày.
 - HS các nhóm nêu đến đâu GV đính các tấm bìa mà GV đã ghi sẵn các nội dung về những quy định vệ sinh trường lớp.
 - GV sắp xếp những việc làm HS vữa nêu để lập bảng quy định về vệ sinh trường lớp.
* Kết luận:
 + Bỏ rác đúng nơi quy định. Tiêu tiểu đúng chỗ, trong nhà vệ sinh.
 + Không khạc nhổ xuống nền phòng học.
 + Không bôi bẩn lên bàn ghế.
 + Không vẽ bậy lên tường
 + Đỗ rác vào hố rác
 + Hằng ngày phải quyét dọn, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 6. Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Biết xử lý khi gặp bạn có hành vi chưa đúng trong việc giữ vệ sinh trường lớp.
 * Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm và giao tình huống cho các nhóm HS.
 - Nếu em có mặt ở đó thì em sẽ giải quyết thế nào để bạn không vứt rác bừa bãi?
 - Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
 - GV rút ra kết luận:
 Ở trường, ở lớp, vức rác, khạc nhổ, vẽ bậy, Đi tiểu không đúng nơi đúng chỗ, sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường học tập. vì vậy, các em nhớ giữ vệ sinh trường lớp bằng cách bỏ rác vào thùng đựng rác, không khạc nhổ bừa bãi. Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định.
 7. Hoạt động 3: Tự liên hệ
 * Mục tiêu: HS biết làm những việc đúng để giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch, đẹp.
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS tự liên hệ bản thân.
 - GV khen những HS đã thực hiện tốt và nhắc nhở những em chưa thực hiện.
 - GV hướng dẫn HS đọc hai câu thơ.
 * Kết luận chung:
 Biết giữ vệ sinh trường lớp là việc làm của những người trò ngoan, thực hiện tốt “ 5 điều Bác Hồ dạy”.
 8. Hoạt động nối tiếp: 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS thảo luận nhóm (5 phút)
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
+ Không vẽ bậy lên bàn ghế, lên tường.
+ Không vứt rác bừa bãi ra lớp học , ra sân trường.
+ Không khạc nhổ xuống nền lớp học.
+ Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định
+ Bỏ rác vào sọt rác. 
+ Đỗ rác vào hố rác.
+ Hằng ngày phải quyét dọn, vệ sinh lớp học.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Nhóm 1 và nhóm 2: Một bạn cầm bánh ăn và vứt giấy gói bánh ngay dưới chân.
+ Nhóm 3 và nhóm 4: một bạn dùng phấn và bút màu vẽ lên bàn ghế và lên tường phòng học.
- Từng nhóm HS thảo luận về cách giải quyết. 
+ Em sẽ nhắc bạn nên bỏ rác vào sọt rác để giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
+ Nếu là em em sẽ nhắc bạn bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Em sẽ nhắc bạn không được vẽ lên tường, lên bàn, ghế vì vẽ như vậy sẽ làm bẩn tường và bàn ghế.
+ Nhóm 5 và 6: Một bạn đi tiểu không đúng quy định.
+ Em sẽ nhắc bạn vào tiểu trong nhà vệ sinh để bảo đảm vệ sinh môi trường.
- HS tự trả lời 
- HS tự liên hệ: Những việc đã làm và khắc phục.
- HS đọc hai câu thơ:
“ Vệ sinh trường lớp bạn ơi,
Giúp môi trường học ngày càng tốt hơn”
Tập thói quen giữ vệ sinh môi trường mọi lúc, mọi nơi
 Thích rèn chữ đẹp
(1 tiết)
 I. Mục tiêu:
 - HS bước đầu biết một số yêu cầu của chữ viết đẹp ( viết đúng mẫu chữ, viết đúng nét, rõ ràng, ngay ngắn, sạch sẽ). Biết ích lợi của việc viết chữ đẹp.
 - HS bước đầu biết rèn chữ đẹp.
 - HS thích viết chữ đẹp và có tính cẩn thận, nghiêm túc khi viết. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
 II. Đồ dùng và phương tiện:
 GV:- Bảng mẫu chữ viết trong trường tiểu học số 31/2002 QĐ BGD – ĐT
 - Một số bài viết chữ đẹp của HS.
 HS:- Vở tập viết.
 III. Hoạt động dạy học:
 * Khởi động: Hát vỗ tay bài “ Tập tầm vông”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
 * Mục tiêu: Bước đầu HS biết một số yêu cầu của chữ viết đẹp và ích lợi của chữ viết đẹp.
 * Cách tiến hành:
 a. GV giới thiệu cho HS biết mẫu chữ viết trong trường tiểu học.
 - Hỏi: Các nét cơ bản thường gặp trong cấu tạo chữ viết tiếng Việt là những nét nào?
 GV kết luận: 
 Các nét cơ bản thường gặp trong cấu tạo chữ viết tiếng Việt là: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, nét cong kín, nét thắtngoài ra còn một số nét bổ sung như: nét chấm( chữ i), nét gãy trong dấu phụ chữ ă, â, thanh hỏi, ngã.
 - GV: chữ viết giúp cho người đọc hiểu được điều ta muốn nói nên các em phải viết cho đúng mẫu chữ và viết đúng nét.
 b. GV: cho HS quan sát một số bài viết chữ đẹp.
+ Chữ trong bài viết của bạn có đẹp không?
+ Viết chữ như thế nào là đẹp?
+ Viết chữ đẹp có cần thiết không? Vì sao?
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
* Kết luận: 
 Chữ viết đúng mẫu, viết đúng nét, rõ ràng, ngay ngắn, thẳng hàng, không tẩy xóa giúp người đọc hiểu rõ nội dung bài viết. Viết chữ đẹp sẽ học tốt sẽ được thầy ( cô) yêu và bạn bè yêu mến, mọi người đều khen ngợi.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi đua viết chữ đẹp”.
* Mục tiêu: Rèn đức tính cẩn thận, kiên trì, nghiêm túc và các thao tác nhanh trong khi viết.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu cách chơi trò chơi “Thi đua viết chữ đẹp”.
+ GV chia lớp làm 7 nhóm, mỗi nhóm có 5 em, có 1 nhóm 7 là 6 em. Mỗi nhóm cử đại diện một em lên tham gia chơi. Mỗi đợt chơi là 3 em. GV đọc bất kì tiếng, từ. Ba HS cùng thi đua viết trên bảng lớp với yêu cầu viết đúng nét, rõ ràng, nhanh và sạch, đẹp. 
 b. GV tổ chức cho HS chơi 4 lượt
 * Kết luận: 
 Muốn viết chữ đẹp, các em phải viết cẩn thận, chính xác, cân đối và phải viết nối nét để viết được nhanh, đảm bảo thời gian quy định.
 3. Hoạt động 3: Bình chọn
 * Mục tiêu: HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
 * Cách tiến hành:
 - GV tổ chức nhóm, yêu cầu HS nhìn vào vở tập viết của mình của bạn rồi cùng nhau bình chọn vở viết chữ đẹp nhất và vở viết sạch nhất.
- GV nhận xét 
* Kết luận: Giữ vở sạch
 Luyện chữ đẹp
Rèn tính nết
Ai cũng yêu!
“ Chữ đẹp là tính nết, của những người trò ngoan” 
* Kết luận chung:
 Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ góp phần giúp em học tốt và được thầy( cô) yêu, bạn mến, mọi người khen ngợi.
4. Hoạt động tiếp nối: thi đua cùng các bạn luyện viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
- HS: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, nét cong kín, nét thắt
- HS lắng nghe
- HS quan sát và thảo luận nhóm 4 theo các ý sau:
+ Chữ viết của bạn rất đẹp
+ Viết đúng mẫu, thẳng dòng, đúng độ cao, khoảng cách của con chữ
+ Viết chữ đẹp là rất cần thiết,vì khi thấy chữ đẹp ai cũng thích
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Đại diện nhóm lên chơi – cả lớp nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe
- HS đại diện nhóm giơ cao vở được bình chọn trước lớp và trình bày cho cả lớp thấy bạn đã viết chữ và giữ vở ở mức độ nào.
( khoảng 2 – 3 lượt )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an an toan giao thong.doc