Giáo án An toàn giao thông lớp 1 - Trường: Tiểu Học Lý Tự Trọng

Giáo án An toàn giao thông lớp 1 - Trường: Tiểu Học Lý Tự Trọng

Thø ba ngµy.24.th¸ng 8n¨m 2010

ATGT 1: GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG AN TOÀN VÀ KHÔNG AN TOÀN.

I) Yêu cầu :

Học sinh có khả năng nhận biết các tình huống an toàn và không an toàn .

II) Chuẩn bị :

Tranh ảnh .

Bài hát : " Đường em đi"

III) Tiến hành :

1) Khởi động : Hát bài "đường em đi" cả lớp

2) Các hoạt động :

 

doc 29 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án An toàn giao thông lớp 1 - Trường: Tiểu Học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH
DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG LỚP 1 NĂM 2010 -2011
TUẦN
TIẾT
ĐỀ BÀI
1
1
Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn
2
2
Kể chuyện an toàn
3
3
Trò chơi sắm vai
4
4
Giới thiệu đường phố
5
5
Quan sát tranh vẽ đường phố
6
6
Trò chơi hỏi đường
7
7
Giới thiệu tín hiệu an toàn giao thông
8
8
Quan sát tranh ảnh chụp, vẽ tín hiệu giao thông
9
9
Trò chơi " Đèn xanh, đèn đỏ - đợi - quan sát đi
10
10
Trò chơi " Đi trên sa bàn "
11
11
Trò chơi " Đóng vai " tổng kết
12
12
Luyện tập : " Thực hành " ( Bài 4 )
13
13
Quan sát đường phố
14
14
Thực hành qua đường
15
15
Luyện tập thực hành ( Bài 5 )
16
16
Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp, xe máy 
17
17
Thực hành tự lên, xuống xe máy
18
18
Thực hành đội mũ bảo hiểm
19
19
Kể chuyện : "Sách Pokémon cùng em học ATGT "
20
20
Xem đĩa " Pokémon cùng am học ATGT "
21
21
Trò chơi : " Đèn xanh - Đèn đỏ.
22
22
"Xem đĩa : " Pokémon cùng em học ATGT " ( Bài 2 )
23
23
Nêu tình huống + Thảo luận nhóm .
24
24
Giới thiệu vạch trắng dành cho người đi bộ .
25
25
Xem đĩa ( Bài 3 )
26
26
Đọc và tìm hiểu nội dung truyện bày tỏ ý kiến .
27
27
Trò chơi hổ trợ : Nên - Không nên "
28
28
Xem đĩa ( Bài 4 )
29
29
Giới thiệu bài học - Quan sát tranh trả lời câu hỏi .
30
30
Thực hành theo nhóm
31
31
Xem đĩa ( Bài 5 )
32
32
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi . Tổ chức trò chơi sắm vai .
33
33
Giứi thiệu bài học - Quan sát tranh + Trả lời câu hỏi.
34
34
Xem đĩa ( Bài 6 )
35
35
Thực hành theo nhóm các tình huống ( Bài 6 )
 TuÇn 1
Thø ba ngµy.24.th¸ng 8n¨m 2010
ATGT 1: GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG AN TOÀN VÀ KHÔNG AN TOÀN.
I) Yêu cầu :
Học sinh có khả năng nhận biết các tình huống an toàn và không an toàn .
II) Chuẩn bị :
Tranh ảnh .
Bài hát : " Đường em đi"
III) Tiến hành : 
1) Khởi động : Hát bài "đường em đi" cả lớp
2) Các hoạt động :
+Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ SGK
GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm quan sát tranh .
 Nhóm 1 : Tranh 1 và tranh 2 .
 Nhóm 2 : Tranh 3 và tranh 4. thảo luận nhóm 4
 Nhóm 3+5 : Tranh 5 và tranh 6 .
 Nhóm 4 +6 :Tranh 7 và tranh 8 .
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày 
Giáo viên và cả lớp nhận xét
+Hoạt động 2 : Thảo luận 
* Em chơi búp bê là đúng hay sai ?
* Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau hay chảy Thảo luận nhóm đôi .
máu không ?
GV : Em và các bạn chơi với búp bê là đúng sẽ 
không làm sao cả . Như vậy là an toàn .
* Bạn cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai?
* Có thể gây nguy hiểm gì?
* Em và các bạn có được cầm kéo doạ nhau không?
GV : Em cầm kéo cắt thủ công là được, nhưng Chú ý .
cầm kéo doạ bạn là sai . Vì có thể gây nguy hiểm
cho bạn . 
Kết luận : Ô tô, xe máy chạy trên đường, dùng kéo doạ nhau, trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dắt tay, đứng gần cây có cành bị gãy có thể làm cho ta bị đau, bị thương . Như thế là nguy hiểm . Tránh những tình huống nguy hiểm nói trên là đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người xung quanh .
+Hoạt động 3: Trò chơi .
 Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi " Ai nhanh, ai 
đúng
 Yêu cầu học sinh tìm những trò chơi nào an toàn và Chơi theo nhóm 3 .
trò chơi nào không an toàn .
 Nhóm nào tìm nhiều, nhanh, đúng sẽ thắng.
An toàn Không an toàn
 TuÇn 2
Thø ba ngµy 31 th¸ng 8 n¨m 2010
ATGT 2 : KỂ CHUYỆN " AN TOÀNVÀ KHÔNG AN TOÀN".
I) Yêu cầu :
Nhớ và kể lại các tình huống mà em bị đau ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường .
II) Tiến hành :
	1) Bài cũ :
 Hãy kể những trò chơi an toàn .
	2) Bài mới :
 *Hoạt động 1 : Thảo luận 
 GV yêu cầu các nhóm kể nhau nghe mình
đã từng bị đau như thế nào ? nhóm đôi .
 Vật gì đã làm em đau ?
 Lỗi do ai như thế là an toàn hay không ?
 *Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế .
 Yêu cầu học sinh kể về mình đã từng bị học sinh tự nhớ lại và kể .
đau cho cả lớp nghe 
 Em đã từng bị đau vào lúc nào ?
 Em có thể tránh đau bằng cách nào?
Gv : Khi đi chơi ở nhà, ở trường hay lúc đi
đường . Các em có thể gặp 1 số nguy hiểm ta chú ý 
cần tránh tình huống nguy hiểm để đảm bảo 
an toàn .
Dặn dò : Nên chơi những trò chơi an toàn ở những nơi an toàn .
------------------------------*****--------------------------------
 TuÇn 3
Thø ba ngµy 07 th¸ng 9 n¨m 2010 
ATGT 3 : TRÒ CHƠI SẮM VAI
I) Yêu cầu :
Học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc nắm tay người lớn để đảm bảo an toàn khi đi trên hè phố và khi qua đường .
II) Chuẩn bị :
Aó quần trang phục để sắm vai người lớn .
III) Tiến hành :
	1) Bài cũ :
	Hãy kể chuyện làm em bị đau .
	Vì sao lại xảy ra việc đó ?
	Và em đã làm gì để bớt đau ?
	2) Bài mới ;
	*Hoạt động 1: Thảo luận 
	Gv yêu cầu Hs thảo luận, phân vai
	Cặp 1 : Em đóng vai người lớn, hai nhóm 3
tay đều không xách túi, em kia nắm tay và
hai em đi đi lại lại trong lớp.
	Cặp 2 : Em đóng vai người lỡnách túi 
ở 1 tay, em kia nắm vào tay không xách túi .
Hai em đi đi lại trong lớp .
	Cặp 3 : Em đóng vai người lớn xách túi ở 2 
tay, em kia nắm vào vạy áo, 2 em đi tung tăng trong 
lớp .
	*Hoạt động 2 : Trò chơi " Sắm vai" .
	Giáo viên yêu cầu từng cặp lên diễn .
	Nếu cặp nào chưa đúng thì gọi Hs nhận xét và từng nhóm lên biểu diễn .
biểu diển lại .
Gv : Khi đi bộ trên đường, các em phải nắm tay người 
lớn, nếu tay người lớn bận xách đồ em phải nắm vào vạt
áo của người lớn .
	*Hoạt động 3 : Bài tập .
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác, em phiếu bài tập .
cần làm gì ?
¨ Đi bộ một mình qua đường .
¨ Nắm tay người lớn khi qua đường .
¨ Chạy chơi dưới lòng đường .
3) Củng cố - dặn dò :
Nhận xét giờ học . Thực hiện tốt các điều đã học .
----------------------*****-----------------------
 TuÇn 4
Thø ba ngµy 14 th¸ng 9 n¨m 2010 .
ATGT 4 : GIỚI THIỆU ĐƯỜNG PHỐ
I) Yêu cầu :
 Học sinh nhớ tên đương phố em sống và nơi trường đóng
 Nêu 1 số đặc điểm của đường phố .
 Các em nhận biết được những âm thanh trên đường phố .
II) Chuẩn bị :
 Tranh minh hoạ . 
III) Tiến hành :
 1) Bài cũ :
 Khi qua đường em cần làm gì ?
 2) Bài mới :
 Hoạt động 1 : Quan sát tranh .
 Gv cho quan sát nhiều tranh vẽ đường phố, nơi 1 số quan sát, thảo luận nhóm 4 .
 đặc điểm của đường phố mà em đã quan sát . 
 Đường phố trong tranh có tên là gì ?
 Đường phố đó rộng hay hẹp ?
 Con đường đó có vỉa hè không ? Có nhiều xe hay ít
 xe ?
 Người đi qua lại nhiều hay ít ?
 Em thấy xe gì đi trên đường ?
 Đường đó có tín hiệu giao thông không ?
 Hoạt động 2 : Liên hệ . 
 Hãy kể con đường gần nhà em ? Tự liên hệ và kể 
 Đường gần nhà em có tên là gì ? Rộng hay hẹp ?
 Đường gần nhà em có loại xe nào đi ?
 Em có nên chơi đùa trên đường không ?
 Đường trước trường học em có tên là gì ?
 Khi đi học qua đường, em cần làm gì ?
Gv : Mỗi đường phố đều có một tên, có đường phố rộng, có đường phố hẹp, có đường phố đông người và các loại xe cộ qua lại. Có đường phố ít xe, đường phố có vỉa hè và đường phố không cpó vỉa hè .
 Dặn dò : Tìm hiểu kỷ hơn về đường gần nhà em .
----------------------******-------------------------
 TuÇn5
Thø ba ngµy 21 th¸ng 9 n¨m 2010 .
ATGT 5 : QUAN SÁT TRANH VẼ TRANH VẼ ĐƯỜNG PHỐ .
I) Yêu cầu :
 Học sinh nắm được đặc điểm chung của đường phố .
 Học sinh tập quan sát và nhận biết được hướng đi của xe .
 Học sinh hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè .
 Hiểu : Vỉa hè dành cho người đi bộ ; lòng đường dành cho cá loại xe đi lại .
II)Chuẩn bị :
 Tranh minh hoạ .
III) Tiến hành :
 1) Bài cũ :
 Đường gần nhà em có tên gì ? .
 Đường đó có vỉa hè hay không ?
 Khi đi qua đường em lưu ý điều gì ?
 2) Bài mới :
 Hoạt động 1 :
 Quan sát tranh .
 Yêu cầu học sinh quan sát tranh và cho biết :
 Đường trong ảnh là loại đường nào ? ( trải nhựa, bê tông hay đất ) .
 Hai bên đường em thấy những gì ?
 Lòng đường rộng hay hẹp ?
 Xe cộ đi từ phía nào tới ? 
 Hoạt động 2 : Liên hệ 
 Đường gần nhà em thuộc loại đường nào ?
 Đường gần nhà em có gì giống và khác với đường trong ảnh ?
 Tiếng còi xe báo hiệu cho ta điều gì ?
 Đường trước trường em học thuộc loại đường nào ?
 Khi đi bộ trên đường, em thường đi ở đâu và đi phía nào và đi ở đâu của đường ?
 Gv : Đường phố có đặc điểm chung là : Hai bên đường có nhà ở, cửa hàng, có cây xanh, có vỉa hè, lòng đường thường được trải nhựa hay đổ bê tông ....
Có đèn tín hiệu sáng vào ban đêm, có thể có đèn tín hiệu .Trên đường có nhiều xe đi lại . Nếu xe đi tới từ hai phía đó là đường hai chiều .
 Hoạt động 3 : Vẽ tranh .
 Hướng dẫn học sinh vẻtanh theo nhóm.
 3) Củng cố dặn dò :
 Nhận xét tiết học :
 Về xem lại đường gần nhà em .
quan sát , thảo luận nhóm 6
Tự liên hệ rồi kể 
-------------------------*******---------------------------
 TuÇn 6
Thø ba ngµy 28 th¸ng 9 n¨m 2010.
ATGT 6 : TRÒ CHƠI HỎI ĐƯỜNG 
I) Yêu cầu :
 Học sinh biết cách hỏi thăm đường .
 Học sinh nhớ tên phố và biết cách mô tả sơ lược đường phố nhà em.
II) Chuẩn bị :
 Tranh ảnh minh hoạ .
III) Tiến hành :
 1) Bài cũ :
 Đường trước nhà em thuộc loại đường nào ?
 Hai bên đường có những gì ?
 Đường gần nhà em có tín hiệu giao thông không ?
 2) Bài mới :
 Hoạt động 1 : Quan sát tranh .
 Gv đưa ra nhiều đường,nhà có số .
 Yêu cầu học sinh chỉ tranh và nói .
 Tên phố nào là phố gì ?
 Biển đề tên phố để làm gì ?
 Số nhà để làm gì ?
 Hoạt động 2 : Liên hệ .
 Đường nhà bạn có tên gì ? 
 Đường hẹp hay rộng ? 
 Số nhà của bạn là số mấy ?
 Số nhà của bạn là số mấy ?
Gv : Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc có thể hỏỉ thăm đường về nhà khi em không nhớ đường đi 
 Hoạt động 3: Trò chơi : " Hỏi đường" .
 Gv giao cho mỗi nhóm các tranh ảnh vẽ về đường phố có ghi rõ: tên đường, số nhà ...
 Khi nghe giáo viên hô : " Hỏi đường - hỏi đường" .
 Hs trả lời lại : " Đường nào - đường nào ?" .
 Gv nói tên đường . Học sinh nào có tên đường thì đưa nhanh cho cả lớp cùng xem .
 Gv hỏi số nhà cũng tương tự như trên .
quan sát, trả lời cá nhân .
Tự liên hệ .
Hs chú ý .
chơi theo nhóm 4 .
--------------------------******-------------------------
Tuần 7 ( tiết 7 )
Thứ ba ngày 05 tháng 10  ... ghe nhìn nhà trường .
IV) Tiến hành :
1/ Bài cũ :
Em có nên chơi đá bóng ở vỉa hè không ? Vì sao ?
2/ Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Xem đĩa .
GV mở đĩa : " Po ké mon cùng em học ATGT "
Hoạt động 2 : Thảo luận .
Việc các bạn trong câu chuyện chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ?
Các em có chọn chỗ vui chơi đó không ?
GV kết luận : Không nên chọn cách chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông . Vì chơi như vậy rất nguy hiểm .
3/ Củng cố - dăn dò :
Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở SGK .
Thực hiện tốt các điều đã học .
Cả lớp 
Nhóm đôi .
Chú ý .
Cá nhân 
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 06 tháng 4 năm 2010 . TUẦN 29 
ATGT 29 : GIỚI THIỆU BÀI HỌC - QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI .
I) Yêu cầu :
Học sinh phải biết dải phân cách là nơi ngăn hai dòng xe trên đường giao thông .
Chơi gần dải phân cách, trèo qua dải phân cách là nguy hiểm dễ bị tai nạn giao thông .
II) Chuẩn bị :
Sách " Po ké mon cùng em học ATGT " .
II) Tiến hành :
1/ Bài cũ : 
Kể lại câu chuyện " Trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm " .
2/ Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học 
Nếu nhà em ở ven đường quốc lộ có dải phân cách, em có nên chơi đùa, trèo qua các dải phân cách không ?
Hành động đó sai hay đúng ? Vì sao ?
Chơi gần dải phân cách, trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm dễ bị tai nạn giao thông . Để biết thêm về điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay .
Hoạt động 2 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
Yêu cầu các nhóm qua sát trong sách Po ké mon và thảo luận :
Nhóm 1, 2, 3 : Bức tranh 1 .
Nhóm 4, 5, 6 : Bức tranh 2 .
Việc các bạn trong câu chuyện chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông là có nguy hiểm không ?
Nguy hiểm như thế nào ?
Các em có chọn chỗ vui chơi đó không ?
GV kết luận : Không chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông .
3/ Củng cố - dặn dò :
Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở sách .
Thực hiện tốt các điều đã học .
Tự trả lời .
Chú ý .
Quan sát thảo luận nhóm 6 .
Cá nhân .
Chú ý.
3 HS .
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010 . TUẦN 30 .
ATGT 30 : THỰC HÀNH THEO NHÓM .
I) Yêu cầu :
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống .
Nhận biết nên - không nên chơi và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông .
II) Chuẩn bị :
Các câu hỏi tình huống để thực hành .
III) Tiến hành :
1/ Bài cũ :
Có nên chơi và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông không ?
2/ Bài mới :
Hoạt dộng của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Thảo luận .
Yêu cầu HS thảo luận các tình huống mà giáo viên đưa ra .
Hoạt động 2 : Xử lý tình huống .
Tình huống 1 : Nhà Long ở gần trường học, chỉ đi ngang qua đường là tới . Nhưng lối qua các chú công nhân đã dựng lên 1 dải phân cách ngăn đôi đường . Vậy để đến trường bạn Long sẽ đi như thế nào ?
. Đi trên hè phố .
. Đi trên lề đường .
. Đi tới chỗ rẽ .
. Trèo qua dải phân cách .
Vậy các em chọn cách nào ?
Tình huống 2 : Tan học về, Long và Thành thấy giữa mặt đường các chú công nhân dựng lên một dải phân cách sơn màu xanh, màu đỏ thật đẹp .
a) Long rủ Thành đên sddos xem và chơi bằng cách trèo qua, trèo lại từ bên này sang bên kia .
b) Bạn Thành không đồng ý vì sợ ngã .
Các em sẽ đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
GV : Không nên chơi và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông .
3/ Củng cố - dặn dò :
Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở sách .
Thực hiện tốt các điều đã học . 
Nhóm đôi .
Từng cặp lên xử lý tình huống 
3 HS, lớp .
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010 TUẦN 31 .
ATGT 31 : XEM ĐĨA :" BÀI 5" 
I) Yêu cầu :
Giúp HS nhận thức được sự nguy hiểm khi chơi ở gần đường ray xe lửa ( đường sắt ) .
Tạo ý thức cho HS biết chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa các loại phương tiện giao thông ( ô tô, xe máy, xe lửa....) chạy qua .
II) Chuẩn bị :
GV đĩa " Po ké mon cùng em học ATGT " .
HS : truyện tranh : " Po ké mon cùng em học ATGT " .
II) Địa điểm :
Phòng nghe nhìn của nhà trường .
III) Tiến hành :
1/ Bài cũ :
Chơi đùa và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông nguy hiểm gì ? .
2/ Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Xem đĩa .
GV mở đĩa " Po ké mon cùng em học ATGT " .
Hoạt động 2 : Đàm thoại .
Câu chuyện kể về ai ? Hai bạn đang làm gì ?
Việc hai bạn Nam và Bo chơi thả diều ở gần đường rây xe lửa có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ?
Các em phải chọn chỗ nào để vui chơi an toàn ?
3/ Củng cố - dặn dò :
Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở sách .
Thực hiện tốt các điều đã học .
Cả lớp xem .
Thảo luận theo cặp .
Cá nhân, lớp .
________________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010 TUẦN 32 
ATGT 32 : QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI 
 TỔ CHỨC TRÒ CHƠI " SẮM VAI " .
I) Yêu cầu :
Học sinh biết được đường ray là nơi nguy hiểm đối với người đi bộ .
HS có ý thức không chơi đùa ở gần đường ray xe lửa .
HS đóng vai được các tình huống theo tranh và có ý thức thực hiện tốt .
II) Chuẩn bị :
Tranh phóng to trang 14, 15 sách Po ké mon .
Trang phục : mũ, khăn, áo, diều .
III) Tiến hành :
1/ Bài cũ :
GV nêu tình huống .
+ Khi thấy bạn đang chơi trên đường ray xe lửa, em sẽ làm gì ?
1 Chạy đến cùng chơi với bạn .
1 Khuyên ngăn bạn .
1 Mách với người lớn .
2/ Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh .
Hoạt động 1 : Quan sát tranh .
Yêu cầu HS quan sát tranh 14, 15 và trả lời .
Bức tranh vẽ gì ?
Trong tranh có ai ?
Bo nói với Nam điều gì ?
Vì sao Bo lại nói với Bo và Nam ? .
Hai bạn đã làm gì ?
Hoạt động 2 : Đóng vai theo tình huống .
Yêu cầu HS đóng vai theo nhóm .
Tranh 1 : - 1 bạn đóng vai Nam .
 - 1 bạn đóng vai Bo .
 - 1 bạn đóng vai bác An .
 - 10 bạn vòng tay nối đuôi nhau thành đoàn tàu
Tranh 2 : - 1 bạn đóng vai Nam .
 - 1 bạn đóng vai Bo .
 - 10 HS vòng tay nhau nối đuôi thành đoàn tàu 
3/ Củng cố - dặn dò :
Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ .
Thực hiện tốt các điều đã học .
Quan sát, thảo luận nhóm 6 .
Đóng vai theo nhóm .
3 HS .
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 04 tháng 5 năm 2010 . TUẦN 33 .
ATGT 33 : GIỚI THIỆU BÀI HỌC QUAN SÁT TRANH + TRẢ LỜI CÂU HỎI .
I)Yêu cầu :
Giúp HS nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa .
Giúp HS có ý thức không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là khi có các loại xe qua lại 
II) Chuẩn bị :
Tranh phóng to trang 16, 17 sách Po ké mon .
III) Tiến hành :
1/ Bài cũ :
Có nên chơi, thả diều gần đường ray xe lửa không ?
Các em phải chọn nơi nào để vui chơi an toàn ?
2/ Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học qua câu chuyện " Không chạy trên đường khi trời mưa "
Vậy hành động chạy tắm trên đường khi có xe cộ qua lại của các bạn trong câu chuyện cô vừa kể là sai hay đúng ? Vì sao ?
Hoạt động 2 : Quan sát tranh - Trả lời câu hỏi .
GV cho HS quan sát tranh (16, 17) trang 16, 17 .
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .
Nhóm 1, 2, 3 quan sát và nêu lên nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1, 2, 3 .
Nhóm 4 nêu lên nội dung của 3 bức tranh .
Ccá nhóm thảo luận về nội dung của các bức tranh rồi cử đại diện lên trình bày .
Hoạt động 3 : Đàm thoại .
Hành động của hai bạn Nam và Bo, ai sai ai đúng ?
Việc bạn Nam chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ?
Các em nên học tập bạn nào ?
GV : Không chạy trên đường khi trời mưa,nhất là những nơi có nhiều xe cộ qua lại .
Quan sát thảo luận nhóm 4 .
Cá nhân .
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010 . TUẦN 34 .
ATGT 34 : XEM ĐĨA BÀI 6 .
I) Yêu cầu :
Giúp HS nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa .
Gíup HS có ý thức không chạy trên đường khi trời mư, nhất là ở nơi có nhiều xe lại qua lại .
II) Chuẩn bị :
GV đĩa : " Po ké mon cùng em học ATGT " .
HS : truyện tranh " Po ké mon cùng em học ATGT" .
III) Tiến hành :
1/ Bài cũ :
Việc bạn chạy ra đường tắm có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ?
Em có nên làm như các bạn đó không ?
2/ Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Xem đĩa .
GV mở đĩa " Po ké mon cùng em học ATGT "
Hoạt động 2 : Đàm thoại .
Hành động của hai bạn Nam và Bo, ai sai ai đúng ?
Việc bạn Nam chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ?
Các em nên học tập bạn nào ?
3/ Củng cố - dặn dò :
Gọi HS đọc phần ghi nhớ :
Trời mưa, đường trơn !
Em ơi, đừng chạy 
Đi tìm chỗ trú
Hết mưa hãy về .
GV giáo dục HS không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở những nơi có nhiều xe qua lại .
Hỏi - đáp nhóm đôi .
Cá nhân, lớp .
 _______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 18 tháng năm 2010 TUẦN 35 
ATGT 35 : THỰC HÀNH THEO NHÓM CÁC TÌNH HUỐNG .
I) Yêu cầu :
Học sinh biết xử lý tình huống khi trời đổ mưa .
II) Chuẩn bị :
Các câu hỏi tình huống .
III) Tiến hành :
1/ Bài cũ :
Trời mưa to, em sẽ làm gì ?
1 Chạy vào nhà trú mưa .
1 Chạy ra đường chơi .
1 Tắm ở ngoài trời .
2/ Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
a/ Giáo viên giới thiệu bài :
b/ GV đưa tình huống - Cho HS thảo luận và xử lý :
Tình huống 1 : Nam và Bo đi chơi về, giữa đường trời đổ mưa to . Trên đoạn đường chỉ có 1 vài mái hiên . Bo rủ Nam vào trú mưa nhưng Nam nói : "Đằng nào cũng ướt; Thế thì chúng mình vừa tắm mưa, vừa chạy về nhà, thích hơn .
Các em chọn cách nào ?
Tình huống 2 : Nam và Bo đi chơi về, giữa đường trời đổ mưa to . Cả đoạn đường dài không có nơi nào có thể trú mưa được . Nam và Bo cần đi như thế nào để về nhà một cách an toàn .
3/ Củng cố - dặn dò :
Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ .
Thực hiện tốt các điều đã học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ATGT L1.doc