Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 1, 2

Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 1, 2

Môn: Toán

TCT1: ĐỌC ,VIẾT , SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I/ Mục tiêu

- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

II/ Chuẩn bị :

 Thước dài .

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 64 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 -2
Tuần :01
Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009.
Môn: Toán
TCT1: ĐỌC ,VIẾT , SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu 
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II/ Chuẩn bị :
 Thước dài .
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
aA/ Kiểm tra bài củ:
GV:Kiểm tra dụng cụ học tập như:SGK,VBT,bảng con .
1 . Giới thiệu bài : Hôm nay các em cùng thầy ôn tập qua bài :Đọc viết so sánh các số có 3 chữ số.
2 .Ôn tập về đọc viết số 
3.Thực hành.
Bài tập 1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 
- Ở bài tập này yêu cầu các em làm gì?
- Cho HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm. Hình thưc làm cá nhân.
- HS so sánh kết quả.
- GV yêu cầu đọc lại
Bài tập 2 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 
- Cho HS tự điền số vào ô trống 
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- GV “ Bài tập yêu cầu ta làm gì ?”
- Gọi HS lên bảng thực hiện , lớp làm vở .
- Cho HS nhận xét bài bạn 
-GV “ Tại sao điền được 303 < 330 ?”GV hỏi tương tự với các số còn lại 
Bài tập 4
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc số , cả lớp làm vở 
- Có thể cho HS giải thích 
- GV yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau
4. Củng cố , dặn dò 
-GV:gọi HS đọc lại các số GV đã ghi,710,631.232.171 .
-Các số này gồm có mấy chữ số ?
-GV:nhận xét giờ học.
-Xem bài :Luyện tập .
-HS nêu yêu cầu của bài :Viết theo mẫu
 Đọc số
Viết số
Một trăn sáu mươi
160
Một trăn sáu mươi mốt 
161
Ba trăn năm mươi bốn
354
Ba trăm linh bảy
307
Năm trăn năm mươi lăm
555
Sáu trăm linh một
601
 Đọc số
Viết số
Chín trăm
900
Chín trăm hai mươi hai
920
Chín trăn linh chín
909
Bảy trăm bảy mươi bảy
770
Ba trăm sáu mươi lăm
363
Một trăm mười một
111
- 1-3 HS lần lượt đọc lại.
- 1-2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS tự nêu.
- HS nêu yêu cầu của bài : Tìm số thích hợp điền vào các ô trống 
- 2 HS lên bảng làm
310 ; 311 ; 312 ; 313 ; 314 ; 315 ; 316 ; 317 ; 318 ; 319
400 ; 399 ; 398 ; 397 ; 396 ; 395 ; 394;
393 ; 392 ; 391
- HS nhận xét câu b “Các số giảm dần liên tiếp từ 400 đến 391 “
Môn: Đạo đức
TCT1:KÍNH YÊU BÁC HỒ (T1)
I/ Mục tiêu 
 - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đói với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II/ Chuẩn bị:
- Vở bài tập 
- Tranh minh họa bài: Kính yêu Bác Hồ.
III/ Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài củ:
- GV kiểm tra việc HS mua vở bài tập đạo đức.
- GV nhận xét 
B/ Bài mới:
1/ GT: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại có nhiều công lao to lớn đối với đất nước của chúng ta.Hôm nay các em học bài: Kính yêu Bác Hồ.
* Khởi động: 
- GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát
GV giới thiệu các em vừa hát một bài hát nói về ai?
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu 
- HS biết được : 
+ Bác Hồ là vụ lãnh tụ vĩ đại , có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam 
 + Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ 
*Cách tiến hành
- GV lớp thành 8 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức anhe trang 2.Vở bài tập đạo đức tìm hiểu nội dung và tên phù hợp cho từng bức ảnh đó.
- Cho các nhóm thảo luận 
- Yêu cầu đại diện nhóm giới thiệu về một ảnh .
- Cho lớp trao đổi .
GV hỏi thêm : “ Em còn biết gì thêm về Bác Hồ ? “
 Bác sinh ngày, tháng, năm, nào ?
- Quê Bác ở đâu ?
- Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như nào ?
* GV kết luận ngắn gọn về tiểu sử của Bác Hồ, tình cảm của nhân dân ta đối với Bác .Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, Đặt biệt là các cháu thiếu nhi Bác Hồ cũng luôn quan tâm .
Hoạt động 2 : Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác 
* Mục tiêu : HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ .
*Cách tiến hành 
- GV kể chuyện 
- Cho HS thảo luận 
+ Qua câu chuyện , em thấy tình cảm giữa Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào ? + Tình cảm Thiếu nhi đối với với Bác Hồ như thế nào ?
*GV kết luận: Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác Hồ .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên ,nhi đồng .
* Mục tiêu : HS hiểu , ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng .
* Cách tiến hành 
- Yêu cầu mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên ,nhi đồng . 
- GV ghi nhanh lên bảng 
- Hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi và yêu cầu thảo luận : ghi lại những biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng .
- Gọi đại diện trình bày , cả lớp trao đổi .
- GV củng cố 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng 
* GV hướng dẫn thực hành 
- HS phải luôn ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng .
- Sưu tầm các bài thơ , bài hát , truyện , tranh ảnh ..về Bác Hồ và tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi .
- Sưu tầm gương Cháu ngoan Bác Hồ .
- Nhận xét tiết học
IV/ Củng cố dặn dò :
-GV:gọi 1-2HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy 
-GV nhận xét giờ học
Xem phần sau: Kính yêu Bác Hồ (T2) .
HS thực hiện bài 
- Các nhóm thảo luận : Quan sát các bức ảnh , tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh 
- Đại diện nhóm giới thiệu về một ảnh 
- Aûnh 1:Nội dung Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi vào thăm Phủ Chủ Tịch .
- Aûnh 2:Nội dung Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát .
- Aûnh 3:Nội dung Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi.
- Aûnh 4:Nội dung Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi .
- Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi .
- Lớp trao đổi .
- 19-5-1890
- Làng sen
-Rất là yêu thương các cháu thiếu nhi .
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
+ Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi 
 + Thiếu nhi rất kính yêu Bác Hồ
- Mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên ,nhi đồng.
- HS làm việc cặp đôi và thảo luận : ghi lại những biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng .
Đại diện trình bày , cả lớp trao đổi .
- 1HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy 
Môn : Thủ công
TCT1:GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (T1)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách gấp tàu thủy hai ống khói .
- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đối.
II / Chuẩn bị :
GV: Mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy.
Bút màu kéo thủ công.
III / Hoạt động dạy-học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài củ:
- GV:kiểm tra dụng cụ học tập của HS
B/Giảng bài:
1/ giới thiệu bài: Ở lớp 2 các em làm quen vơí kĩ thuật :gấp máy bayHôm nay các em học gấp : Tàu thủy hai ống khói.
2/ Giảng bài mới
*Hoạt động 1:
- HD cho HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan để rút ra nhận xét trả lời.
- Những đặc điểm của tàu thủy hai ống khói ?
- Hình dáng của tàu thủy?
- GV: Giải thích hình mẫu đồ chơi được gấp. Trong thực tế tàu thủy được làm bằng sắt, thép có cấu tạo phức tạp. GV liên hệ thực tế tác dụng của tàu thủy.
- GV gọi1-2 HS lên bảng mở dần tàu thủy sau đó gấp trở lại.
*Hoạt động2
Hướng dẫn mẫu
+ B1gấp cắt tờ giấy hình vuông GV gợi ý để HS nhớ lại cách gấp.
+ B2:Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông gấp tờ giấy hình vuông 4 phần để lấy tâm và 2 đường dấu gấp.
 + B3: gấp thành tàu thủy hai ống khói 
Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông sao cho 4 điểm của hình vuông vào tâm.
- Lật ra mặt sau và gấp lần lượt 4 đỉnh vào tâm sau đó lật lại, cho ngón trỏ vào khe giữa của mmột ô vuông đối diện được 2 ống khói của tau thủy, lồng 2 ngón tay trỏ vào phía dưới của 2 ô vuông còn lại kéo sang 2 phía.Đồng thời dùng 2 ngón tay ép vào được tàu thủy 2 ống khói.
- GV gọi 1-3 HS lên bảng thao lại các bước gấp tàu thủy hai ống khói.
* GV quan sát sửa chửa uốn nắm những thao tác HS thực hiện chưa đúng.
- GV tổ chức cho HS tự gấp tàu thủy 2 ống khói bằng giấy.
IV/ Nhận xét dặn dò:
GV nhận xét tinh thần,thái độ học tập của HS
Dặn HS giờ sau mang giấy thủ công,bút chì, để thực hiện bài: Gấp tàu thủy 2 ống khói.
- HS giấy màu,kéo. 
1 Quan sát nhận xét
- HS quan sát nhận xét .
- Có màu đỏ
- Có 2 ống khói giống nhau ở tàu, mổi bên thành 2 tàu có hai hình tam giác giống nhau ,mũi tàu thẳng đứng
- HS lắng nghe ghi nhớ.
- 1-2 HS lên bảng thực
- HS còn lại quan sát. 
2. Quan sát
- HS nhớ lại và HS thực hiện nếp gấp,cắt hình 
- HS chú ý quan sát
- HS quan sát
- 1-3 HS thực hành gấp tàu thủy 2 ống khói bằng giấy
Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009.
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
TCT1-2: CẬU BÉ THÔNG MINH
/ Mục tiêu :
A. Tập đọc 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ, bước đầu biết đọc phân ... /gạch 2 bộ phận trả lời câu hỏi
‘ là gì ?’
-a/ Thiếu nhi :là năng non của đất nước.
-b/ Chúng em:là học sinh tiểu học.
-c/ Chích bông:là bạn của trẻ em.
-HS theo dõi nhận xét.
2-3 HS đọc lại.
-Ai (cái gì?con gì?)
 Bằng cách in đậm bộ phận trong câu 
-3HS thực hiện bảng lớp,HS còn lại làm vở.
+ Cái gì là hình ảnh thân thuộc của 
 làng quê Việt Nam ?
 + Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ Quốc ?
 + Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?
HS theo dõi nhận xét
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009.
Môn: Tập làm văn
TCT2:VIẾT ĐƠN
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu viết được đơn xin vào đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr. 9).
II/ Đồ dùng dạy – học 
Giấy rời để HS viết đơn hoặc vở bài tập
GV: chuẩn bị một lá đơn.
III/ Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ 
- Tiết trước học bài gì?
GV kiểm tra vở của 5 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách .
- Kiểm tra bài tập1
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài , ghi tên bài:Viết đơn
2.GV:nêu yêu càu giờ học:
3.Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập : Cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết Tập đọc nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu .
 + Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu , phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu ? Vì sao ?
*Tập nói theo nội dung đơn:
-GV:gọi 1-3HS tập nói trước lớp về lá đơn của mình các nội dung đã ghi bảng .
-GV: nhận xét chỉnh sửa .
*Thực hành viết đơn:
Yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở bài tập .
-HD cho HS viết phải đúng mẫu nhưng cần cụ thể.
-GV:gọi một số HS đọc lại trước lớp 
- GV hướng dẫn nhận xét cho điểm
4. Củng cố , dặn dò 
- 1HS đọc lại toàn bộ lá đơn,
- Lá đơn viết gồm mấy phần ?
- Đơn dùng để làm gì?
- Nhận xét giờ học.
Dặn HS về viết lại cho hoàn chỉnh lá đơn hoặc sửa chữa chỗ sai .
- Xem bài: Bài 3.
-
 HS đọc yêu cầu của bài tập : Viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .
+ Mẫu đơn phải viết tên Đội .
+ Địa điểm , ngày , tháng , năm viết đơn 
+ Tên của đơn : Đơn xin 
+ Tên của người hoặc tổ chức nhận đơn 
+ Họ , tên và ngày , tháng , năm sinh của người viết đơn 
+ Trình bày lí do viết đơn 
+ Lời hứa của người viết đơn 
+ Chữ kí và họ, tên của người viết đơn 
- HS thực hành nói trước lớp.
- 2HS đính nội dung đơn lên bảng và đọc đơn trước lớp 
- HS đổi vở cho nhau 
- HS nhận xét bài bạn 
- Một số HS đọc đơn trước lớp 
Môn:Toán
TCT10: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu 
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân). 
II/ Chuẩn bị:
- 8 hình tam giác.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ 
-GV:yêu cầu nêu quả các phép tính sau 
2.Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài 
b.Hướng dẫn HS thực hành
3.Thực hành .
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Bài này yêu cầu các em làm gì?
Gọi HS lên bảng thực hiện , lớp làm bảng con 
- GV nhận xét cho điểm 
Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời 
 + Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con vịt ? Vì sao ?
 + Đã khoanh vào một phần mấy số con vịt ở phần b? 
- GV nhận xét và cho điểm 
Bài tập 3
- Gọi HS đọc đề bài toán 
- GV giúp HS nắm yêu cầu bài tập 
- Cho HS tự làm bài vào vở 
- Gọi HS lên bảng làm , lớp làm vở 
- GV nhận xét 
4. Củng cố , dặn dò 
-GV:gọi HS nhắc nhở cách tính giá trị của thức.
-Gọi 1-2 HS đọc lại bảng nhân 4.
-GV: nhận xét giờ học
Xem bài:Oân tập hình học.
- HS:thực hiện
- 2x6=12 21:3=7
 32:4=8 5x9=45
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1: tính giá trị của biểu thức .
- Tính giá trị của biểu thức.
3HS lên bảng , lớp làm bảng con 
5 x 3 + 132 = 15 + 132 
 = 147
32 : 4 + 106 = 8 + 106 
 = 114
20 x 3 : 2 = 60 : 2
 = 30
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS quan sát hình vẽ và trả lời 
+ Đã khoanh vào một phần tư số con vịt ở hình a. Vì có 4 cột , hoanh vào một cột 
+ Đã khoanh vào một phần ba số con vịt ở phần b 
- HS đọc đề bài tập 
- HS tự làm bài vào vở 
- 1HS giải , cả lớp làm bài vào vở 
 Giải 
Số học sinh ở bốn bàn là :
x 4= 8 ( học sinh )
 Đáp số : 8 học sinh
Môn: hính tả(nghe viết)
TCT 4:CÔ GIÁO TÍ HON
I / Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy – học 
- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2b
- Vở bài tập 
III/ Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS viết bảng lớp và bảng con . 
 GV:nhận xét 
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài , ghi tên bài:Cô giáo tí hon. 
2.Hướng dẫn HS nghe- viết 
 a.HD HS chuẩn bị 
- GV đọc đoạn viết chính tả 
- GV giúp HS nắm được hình thức đoạn văn :
+ Đoạn văncó mấy câu ?
+ Chữ đầu các câu viết như thế nào ?.
 + Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?.
 + Tìm tên riêng trong đoạn văn .
- Cho HS tập viết bảng con 
-GV:chỉnh sủa nếu có.
-GV:gọi HS đọc lại các từ vừa viết.
B.Viết chính tả:
-GV:đọc mẫu lần 2
- Gọi HS nói lại cách trình bài.
- GV đọc thong thả cho HS ghi bài.
- GV :đọc cho HS soát lại
3.Chấm và chữa bài 
GV: thu vở HS chấm điểm5-6 bài
- GV chấm bài và nhận xét 
4. HD HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu : Phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho .Viết đúng chính tả những tiếng đó .
- GV cầu HS thực hiện.
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập 
- GV nhận xét 
4.Củng cố dặn dò 
1-2 HS đọc lại bài viết
-GV nhận xét giờ học.
- Về viết lại những chữ đã viết sai 
-Xem bài:Tập làm văn.
- HS viết bảng lớp và bảng con : nguệch ngoạc , khuỷu tay , vắng mặt , nói vắn tắt 
 1 – HS đọc lại bài viết 
+ 5 câu 
+ Viết hoa chữ cái đầu 
+ Viết lùi vào một chữ 
+ Bé 
-HS viết vào bảng con : nhánh trâm bầu,đám học trò,mắt nhìn. .
-HS: so sánh cách viết
-HS: thực hiện.
- HS viết bài vào vở
-1-2 thực hiện 
HS chữa bài bằng bút chì đổi vở cho nhau soát lổi.(SGK)
- HS nêu , cả lớp theo dõi 
- 1-2 HS bài làm lên bảng,HS còn lại làm vào vở BT.
 + gắn : gắn bó , hàn gắn , gắng công ,
 + cố gắng , gắng sức 
 + khăn : khó khăn , khăn tay ,..
 + khăng : khăng khăng , khăng khít
Môn: Sinh hoạt
Tuần: 2
I/ Yêu cầu:
- Đánh giá toàn bộ các mặt hoạt động học tập trong tuần 2.
- Nêu phương hướng hoạt động học tập ở tuần 3.
II/ Tiến hành:
Các báo cáo tình hình học tập trong tuần.
Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 4 Tổ 6
.............................................................................................................................
1/ Chuyên cần:
- Phần đông là các em học đúng giờ .
- Bên cạnh đó còn một số em đi học chưa có đúng giờ đó là em .
2/ Học tập:
* Về bài củ:
- Ưu điểm: nhìn chung là các em có làm tốt việc học thuộc bài, làm đầy đủ các loại bài tập ở nhà.
- Có nhiều em làm tốt công việc ở nhà đó là em................................................
..
*Khuyết điểm: Tuy nhiên bên cạnh đó còn em chưa hiện tốt việc học ở nhà, còn vài đến lớp không có thuộc bài em.
* Bài mới:
Ưu điểm: Phần đông các em đến lớp tích cực tham gia chủ động học tập có rất có rất nhiều em xung phong phát biểu bài đó là các em:
+ KĐ: Một số chưa tham lam chỉ động tham gia học tập vào lớp gây mất trật tự, nói chuyện riêng các em: .. . .. .  .
2/ Đồ dùng:
+ ƯĐ: Phần đông các em có đồ dùng là đầy đủ.
+ KĐ: Là các em bỏ quên ở nhà đó là các em: 
4/ Đạo đức – Tác phong :
+ ƯĐ: Nói năng lễ phép với cô thầy giáo, người lớn tuổi.
- Thực hiện tốt 10 điều nội quy của nhà trường đề ra.
5/ Vệ sinh:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
6/ Tóm tắt tình hình học tập trong tuần:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
7/ Biện pháp:
- Đến lớp phải đúng giờ.
- Phải mua đầy đủ dụng cụ để sử dụng trong việc học tập.
- Bao bọc sách vở cẩn thận, luyện viết chữ đẹp thường xuyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 2(1).doc