I- Mục tiêu:
1- Đọc: - HS đọc đúng, nhanh đựơc cả bài Cây bàng.
- Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
2- Ôn các vần oang, oac.
- Tìm được tiếng trong bài có vần oang
- Tìm được tiếng bên ngoài có vần oac.
- Nói được câu có tiếng chứa vần oang, oac.
3- Hiểu: - HS hiểu các từ ngữ trong bài.
HS hiểu được nội dung bài: Cây bàng rất thân thiết với HS. Mỗi mùa cây bàng có một đặc điểm riêng: mùa đông: cành trơ trụi, khẳng khiu; mùa xuân: lộc non xanh mơn mởn; mùa hè: tán lá xanh um; mùa thu: quả chín vàng.
- Giáo dục bảo vệ môi trường để học sinh luôn yêu tường
TUẦN 33 Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011 TẬP ĐỌC: CÂY BÀNG I- Mục tiêu: 1- Đọc: - HS đọc đúng, nhanh đựơc cả bài Cây bàng. - Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. - Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. 2- Ôn các vần oang, oac. - Tìm được tiếng trong bài có vần oang - Tìm được tiếng bên ngoài có vần oac. - Nói được câu có tiếng chứa vần oang, oac. 3- Hiểu: - HS hiểu các từ ngữ trong bài. HS hiểu được nội dung bài: Cây bàng rất thân thiết với HS. Mỗi mùa cây bàng có một đặc điểm riêng: mùa đông: cành trơ trụi, khẳng khiu; mùa xuân: lộc non xanh mơn mởn; mùa hè: tán lá xanh um; mùa thu: quả chín vàng. - Giáo dục bảo vệ môi trường để học sinh luôn yêu tường lớp. II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ. III- Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1- Bài cũ:3’ - HS đọc bài “Sau cơn mưa” 2.1- Giới thiệu bài: Thuyết trình. 2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc:25’. a- Đọc mẫu: Giọng đọc chậm, thiết tha, trìu mến. b- Luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. - HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh từ ngữ. - GV yêu cầu HS phân tích những tiếng khó. GV cùng HS giải nghĩa các từ trên. * Luyện đọc câu: - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. HS đọc các câu nối tiếp theo nhóm. * Luyện đọc đoạn, bài. - GV cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. - HS đọc từng đoạn theo nhóm, theo cá nhân, lớp đồng thanh. HS đọc, cá nhân cả bài. Lớp đồng thanh cả bài. 2.3- Ôn các vần oang, oac. - GV: Hãy tìm tiếng trong bài có vần oang. HS đó là tiếng: khoảng. - GV: Ngoài tiếng trong em còn tìm được tiếng nào có chứa vần oang hãy đọc to tiếng đó? - HS nối tiếp nhau đọc các tiếng có vần oang - GV: Hãy tìm cho cô những tiếng có vần oac - HS nối tiếp nhau đọc các tiếng có vần oac - GV yêu cầu HS nghĩ và nói một câu có tiếng chứa hai vần trên. HS nối tiếp nhau nói câu có chứa tiếng có vần trên. Tiết 2 2.4- Tìm hiểu bài và luyện nói. a- Tìm hiểu bài: - GV đọc mẫu cả bài một lần nữa và hỏi HS trả lời câu hỏi : -Bài văn tả về cây gì? - Vào mùa đông cây bàng thây đổi như thế nào? - Thế còn về mùa xuân, cây bàng có đặc điểm gì? - Còn mùa hè cây bàng có gì thay đổi? - Ai có thể tả cho cô cây bàng về mùa thu? - Theo em cây bàng đẹp nhất về mùa nào? - Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào? b- Luyện nói: Đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em. - GV chia HS thành nhóm, 2 HS thành một nhóm. Cho HS quan sát tranh. Yêu cầu HS thảo luận nhóm với câu hỏi: Đó là cây gì? Cây có đặc điểm gì? ích lợi của nó? - Gọi các nhóm trình bày: 1 HS hỏi và 1 HS trả lời từng câu. - Các nhóm hỏi nhau câu hỏi 2 dựa vào thực tế hằng ngày của mình. - Để những cây ở sân trường xanh tốt chúng ta nên làm gì? *Củng cố - dặn dò: - 1HS đọc lại toàn bài. - Có thể hỏi thêm về đặc điểm của cây bàng để HS nói. - Chuẩn bị bài sau. ĐẠO ĐỨC: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG Mục tiêu Cung cấp cho HS biết một số hiểu biết về vấn đề an ninh ở thôn xóm, địa bàn dân cư. Các hoạt động dạy học Hoạt động1:15’ Thảo luận cả lớp Em sẽ làm gì khi thấy các anh chi lớp trên lấy cắp đồ của người khác? Tự lấy đồ của người khác là một hành vi tốt hay xấu? Cho các em thảo luận trao đổi sau đó giáo viên nhắc nhở các em và bồi dưỡng cho các em đức tính trung thực, thật thà. Hoạt động 2?15’ Học sinh tự liên hệ bản thân GV cho học sinh liên hệ bàn thân: Em đã bao giờ lấy trộm đồ của người khác chưa? GV lưu ý HS những vật nhỏ như cái kẹo, viên phấn ... nếu mà lấy trộ cũng là điều không nên Liên hệ vấn đề an ninh ở địa bàn. Thứ ba ngày 26 tháng 4năm 2011 TẬP VIẾT: TÔ CHỮ HOA: U, Ư, V I- Mục tiêu: - Biết tô các chữ hoa U, Ư, V. - Viết các vần oang, oac,ăn, ăng các từ ngữ: khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non. - Viết đúng, viết đẹp cỡ chữ thường, viết đều nét đúng quy trình, dãn đúng khoảng cách giữa các chữ theo mẫu. II- Đồ dùng: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy - học: 1- Bài cũ:5’ HS viết bảng các từ ngữ: tiếng chim, con yểng. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Thuyết trình. 2.2- Hướng dẫn tô chữ hoa: U, Ư, V:7’. - GV cho HS quan sát mẫu chữ U hoa và cấu tạo chữ U gồm 1 nét móc hai đầu có đầu trên to, hơi xoắn, móc dưới rộng và một nét móc phải. - Gv nêu quy trình viết, vừa nói vừa tô chữ trong mẫu. - GV yêu cầu HS nhìn theo tay của mình và viết theo trong không khí. - HS viết vào bảng con. * Quy trình dạy tô chữ Ư, V tương tự như chữ U. 2.3- Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ ứng dụng:5’. - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc các vần, từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ. - HS đọc: oang, oac, ăn, ăng. - Cả lớp đọc đồng thanh các vần và từ ngữ ứng dụng trên. - GV hướng dẫn HS cách nối giữa các con chữ, khoảng cách giữa các chữ khi viết bài. 2.4- HD học sinh viết vào vở:20’ - GV gọi một HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS tô chữ và viết bài vào vở TV - GV thu vở chấm và chữa một số bài. - Nhận xét bài viết của HS. 3- Củng cố - dặn dò: - GV tổng kết giờ học. Dặn dò HS luyện viết trong vở tập viết. CHÍNH TẢ: CÂY BÀNG I- Mục tiêu: - HS chép đúng và đẹp đoạn cuối bài Cây bàng từ "Xuân sang" đến hết bài. - Điền đúng vần oang hay oac, chữ g hay gh. - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp. II- Đồ dùng: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy - học: 1- Bài cũ:5’ - HS làm bài tập 2 của tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Thuyết trình. 2.2- Hướng dẫn HS nghe, viết.20’ - GV treo bảng phụ và gọi HS đọc bài. - 3 - 5 HS đọc đoạn văn trên bảng phụ. Tìm tiếng khó viết. - GV gọi 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con- nhận xét. - Yêu cầu HS chép bài chính tả vào vở. - GV chấm tại lớp một số vở. GV nhận xét, cho điểm. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:10’ a- Điền oang hay oac? - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. Sau đó, treo bảng phụ đã viết nội dung của bài. - HS nêu yêu cầu của bài, 4 HS lên bảng làm bài. GV cho HS đọc lại toàn bài. GV nhận xét và cho điểm HS. b- Điền g hay gh. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập. - Cho HS quan sát bức tranh và nói lại nội dung bức tranh. - Gọi HS lên bảng điền g hay gh. - HS dưới lớp làm vào vở tập viết. Chữa bài và nhận xét. * Cũng cố quy tắc viết chữ g, gh. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. Khen các em viết đẹp, có tiến bộ. -Dăn HS nhớ các qui tắc chính tả vừa viết. TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 I- Mục tiêu: - Biết làm tính cộng với các số trong phạm vi 10. - Tìm 1 thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ bằng cách ghi nhớ bảng cộng, bảng trừ, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Kĩ năng vẽ hình vuông, hình tam giác bằng cách nối các điểm cho sẵn. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: 1- Bài cũ:5’ - 2 HS lên bảng làm bài tập. Viết các số 6, 4, 9, 2 theo thứ tự. a- Từ bé đến lớn. b- Từ lớn đến bé. - HS đứng tại chỗ đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10, từ 10 đến 0. - GV cho nhận xét từng HS rồi cho điểm. 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Thuyết trình. b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài: Tính. - GV gợi ý HS nhớ lại các bảng cộng sau đó ghi kết quả của các phép cộng. HS làm bài cá nhân. Chữa bài: + Gọi HS lần lượt đọc phép tính và kết quả của các phép tíng trong mỗi bảng cộng. Gọi HS nhận xét. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài: Tính. HS làm bài cá nhân. * Chữa bài: một số em lên bảng chữa bài- GV chỉ vào từng cột của bài a để HS nhận ra tính chất của phép cộng. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập:số? - HS tự làm bài cá nhân, sau đó 3 em lên bảng thi với nhau- nhận xét. Bài 4: HS đọc yêu cầu. HS dùng thước và bút nối các điểm trong sách giáo khoa- GV kiểm tra toàn lớp. Gọi 2 học sinh lên bảng nối các điểm mà GV đã chấm sẵn trên bảng. Cho HS nhận xét bài, nhận xét cách vẽ. * Củng cố cách vẽ đoạn thẳng. HĐ nối tiếp - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT I- Mục tiêu: - Nhận biết trời nóng hay trời rét. - HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét. - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng, rét. II- Đồ dùng: một số tấm bìa vẽ các trang phục theo mùa. III- Các hoạt động dạy - học: * Giới thiệu bài: Thuyết trình. HĐ1: Làm việc với các tranh trong SGK:15’. MT: HS biết phân biệt các tranh, ảnh mô tả cảnh trời nóng với các tranh, ảnh mô tả cảnh trời rét. - Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét. B1: Chia HS trong lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận,phân loại những tranh vẽ cảnh trời nóng, trời rét. B2: GV yêu cầu đại diện vài nhóm nêu trước lớp. - GV kết luận: Trời nóng quá, thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi... Người ta thường mặc áo ngắn tay, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm giảm nhiệt độ trong phòng. - Trời rét quá có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai ốc. Người ta cần phải mặc nhiều quần áo và quần áo được may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm. Những nơi rét quá cần phải dùng lò sưởi hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm tăng nhiệt độ trong phòng. HĐ2: Trò chơi "Trời nóng, trời rét":10. MT: HS hình thành thói quen mặc phù hợp thời tiết. B1: GV nêu cách chơi. + Cử một bạn hô "Trời nóng". Các bạn tham gia chơi sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng. B2: GV tổ chức cho HS chơi theo chỉ định đại diện của các nhóm lên chơi - GV kết luận: Trang phục phù hợp thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống được một số bệnh như: cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi... HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. Thứ tư ngày 27 tháng 4năm 2011 TẬP ĐỌC: ĐI HỌC I- Mục tiêu: 1- Đọc: - HS đọc đúng, nhanh được cả bài Đi học. - Đọc đúng các từ ngữ: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối. - Đọc đúng giọng thể thơ 5 chữ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ 3/2 hoặc 2/3. 2- Ôn các vần ăn, ăng. - HS tìm được tiếng có vần ăng trong bài. - Phân biệt được vần ăn hoặc oăng. 3- Hiểu: - HS hiểu được nội dung bài: Không có mẹ dắt tay, bạn nhỏ tự đến trường một mình. Đườn ... ô nhanh hơn. b.Chuyền cầu theo nhóm hai người: 10’ - Tổ chức cho HS chơi theo 3 nhóm. - Tổ chớc thi theo nhóm 2 người. - Tổ chức thi tâng cầu cá nhân. C- Phần kết thúc:5’ - Ôn hai động tác vươn thở và điều hoà. - Hệ thống bài, nhận xét giờ học Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2011 CHÍNH TẢ: ĐI HỌC I- Mục tiêu: - HS nghe, viết đúng và đẹp 2 khổ thơ đầu trong bài Đi học. - Trình bày đúng cách ghi thơ 5 chữ. - Điền đúng vần ăn hay ăng; chữ gh hoặc ngh. - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp. II- Đồ dùng: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy - học: 1- Bài cũ:5’ - 2 HS lên bảng viết: xuân sang, khoảng sân, chùm quả, lộc non. - HS dưới lớp viết vào bảng con. - Nhận xét, cho điểm. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Thuyết trình. 2.2- Hướng dẫn HS nghe, viết:25’. - Treo bảng phụ, gọi 2 em đọc đoạn cần viết. - GV: Hãy tìm trong bài các em vừa đọc những từ ngữ mà em dễ viết sai. HS trả lời - GV yêu cầu HS đánh vần rồi cho HS viết các tiếng vào bảng con. HS viết bài, GV chỉnh sửa lỗi cho HS. - Yêu cầu HS lấy vở, giáo viên hướng dẫn cách trình bày bài thơ sau đó đọc cho HS chép bài. -GV đọc để HS soát lỗi. -Thu vở chấm cho một số em. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:10’ a- Điền vần ăn hay ăng. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. Sau đó, treo bảng phụ đã viết nội dung của bài. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cho HS quan sát các bức tranh trong SGK. - HS: + 2 HS làm miệng. + 2 HS lên bảng điền. + HS dưới lớp làm vào vở BTTV. b- Điền chữ gh hay ngh. - HS quan sát bức tranh trong SGK và nói lại nội dung, 2 HS lên bảng điền, HS dưới lớp làm vào vở BTTV. - GV nhận xét, chữa bài. Chấm một số bài tập tại lớp. *HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. - Khen các em viết đẹp,có tiến bộ. - Dặn HS nhớ các qui tắc chính tả vừa viết. KỂ CHUYỆN: CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN I- Mục tiêu: - Ghi nhớ được nội dung câu chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ bị cô độc. - Cần sống gần gũi, chan hoà với các loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình. II- Đồ dùng: tranh kể chuyện. III- Các hoạt động dạy - học: 1- Bài cũ: 5’ - HS kể lại một đoạn trong câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên. - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - GV nhận xét, cho điểm. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Thuyết trình. 2.2- GV kể chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn. - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1: Giọng chậm rãi, nhấn giọng những chi tiết tả vẻ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hoá để đổi chác. - GV kể lần 2: Kết hợp đưa ra tranh minh hoạ để làm rõ các tình tiết cho HS ghi nhớ nội dung câu chuyện 2.3- Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh. Bức tranh 1: HS quan sát và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Vì sao cô bé đổi gà trống, lấy gà mái? Btranh 2: Cô bé đổi gà mái lấy con vật nào? Bức tranh 3: Vì sao cô bé lại đổi vịt lấy con chó? Bức tranh4:- kết thúc câu chuyện thế nào? (mỗi đoạn 2-3 em kể). 2.4- HS kể toàn bộ câu chuyện. - HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện. GV nhận xét, cho điểm. 2.5- Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: - Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? HS trả lời- GV rút bài học BVMT như phần mục tiêu. 3- Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 I- Mục tiêu: - Các bảng trừ từ 10 đến 1. - Làm tính trừ (trừ nhẩm) trong phạm vi các số đến 10. - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Giải bài toán có lời văn. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: 1- Bài cũ:5’ - GV nêu phép tính trong phạm vi 10, HS đọc nhanh kết quả. - Cho nhận xét từng HS và GV cho điểm. 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Thuyết trình. b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: HS nêu yêu cầu: Tính. HS làm bài miệng: nối tiếp nhau nêu phép tính, đọc kết quả để GV ghi lên bảng. * Củng cố ghi nhớ bảng trừ. Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Tính. - HS dựa vào bài tập 1 để làm bài tập 2. Chữa bài: - HS lần lượt đọc phép tính và kết quả tính theo cột. - Gọi HS nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 3: - HS nêu yêu cầu: Tính. - HS làm bài: Thực hiện liên tiếp các phép tính rồi ghi kết quả cuối cùng. - GV kiểm tra cả lớp. Gợi ý HS trừ 2 lần liên tiếp bằng cách gộp 2 lần trừ sau đó trừ đi tổng của 2 lần trừ. Chữa bài: + 3HS lên bảng chữa bài. + Gọi HS nhận xét. + GV nhận xét. Bài 4: 3-4 em đọc đề Hướng dẫn giải: - Cả gà và vịt có bao nhiêu con? Trong đó cho biết mấy con gà? Ta phải tìm số gà hay số vịt? Theo em bài toán này giải bằng phép tính gì? Cho HS tự giải- GV theo dõi HS yếu làm bài- gọi một em chữa bài * Lưu ý các em cách viết lời giải và danh số( dạng toán này hay sai danh số). HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài. - Chuẩn bị bài sau. THỦ CÔNG : CẮT DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ(T2) I.Mục tiêu - Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà. - Cắt dán và trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để trang trí ngôi nhà - Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng. II.Đồ dùng Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động1:7’ Học sinh quan sát và nhận xét cho HS xem bài mẫu Ngoài ngôi nhà thì bức tranh còn có những gì? -núi, mây, hoa, hàng rào. Các em thấy bức tranh có đẹp không? Các em có tin là mình có thể cắt, dán được bức tranh đẹp như vậy không? Hoạt động2:20’ Hướng dẫn học sinh thực hành Yêu cầu HS cắt các nan để làm hàng rào sau đó dán. Yêu cầu vẽ thêm mây, núi, hoa lá cho tranh thêm đẹp. * Yêu cầu HS lần lượt cắt và dán- gv bao quát lớp. Hoạt động3:5’ Đánh giá nhận xét -HS tham gia nhận xét bài bạn- GV bổ sung- khen ngợi. - Dặn dò tiết sau. Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011 TẬP ĐỌC: NÓI DỐI HẠI THẬN I- Mục tiêu: 1- Đọc: - HS đọc đúng, nhanh được cả bài Nói dối hại thận. - Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tối, hốt hoảng. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm. - Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân. II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ. III- Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1- Bài cũ: 5’ - GV cho HS đọc lại toàn bài Đi học và trả lời câu hỏi: + Trường của bạn nhỏ ở đâu? Cảnh đến trường có gì đẹp? 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Thuyết trình. 2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc:25’. a- Đọc mẫu: Giọng chú bé chăn cừu hốt hoảng. Đoạn kể các bác nông dân chạy đến cứu bé đọc gấp gáp. Đoạn chú bé gào xin mọi người cứu giúp: đọc nhanh, căng thẳng. b- Luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. - HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh từ ngữ. - GV yêu cầu HS phân tích những tiếng khó. GV cùng HS giải nghĩa các từ trên. * Luyện đọc câu. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. HS đọc các câu theo nhóm. * Luyện đọc đoạn, bài. - GV cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn(chia 3 đoạn). - HS đọc từng đoạn theo nhóm, theo cá nhân, lớp đồng thanh. HS đọc cá nhân cả bài, lớp đồng thanh cả bài . 2.3- Ôn các vần it, uyt:10’. - GV: Hãy tìm tiếng trong bài có vần it. HS đó là tiếng:thịt. - GV: Ngoài tiếng trên em còn tìm được tiếng nào có chứa vần it hãy đọc to tiếng đó? - HS nối tiếp nhau đọc các tiếng có vần it - GV: Hãy tìm cho cô những tiếng có vần uyt - HS nối tiếp nhau đọc các tiếng có vần uyt - GV yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần it, uyt vào chỗ chấm. Tiết 2 2.4- Tìm hiểu bài và luyện nói. a- Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc. - GV đọc mẫu cả bài một lần nữa và hỏi HS trả lời câu hỏi: -Cậu bé đang làm gì? - Lúc đó có sói đến không? - Không có ói tại sao cậu kêu cứu? - Cởu đã kêu cứu thế nào? - Khi đó ai chạy tới giúp? - Khi sói đến thật, chú bé kêu cứu có ai đến giúp không? Vì sao? - Câu chuyện khuyên chúng ta thế nào? b- Luyện nói: Đề tài: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu. - GV: Hãy nêu chủ đề của bài luyện nói. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc câu mẫu trong SGK. - GV gọi nhiều học sinh thực hành luyện nói. Nhận xét cho điểm những em nói tốt. *Củng cố - dặn dò: - 1HS đọc lại toàn bài. - Em có yêu chú bé không? vì sao? - Về nhà học lại bài. - Chuẩn bị bài sau. TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I- Mục tiêu: - Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. - Cấu tạo của các số có 2 chữ số. - Làm tính cộng, tính trừ trong phạm vi 100 (cộng, trừ không nhớ) II- Các hoạt động dạy - học: 1- Bài cũ:5’ - HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng các bảng trừ trong phạm vi 10. - Cho HS nhận xét, GV cho điểm. 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Thuyết trình. b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết các số. - HS làm bài bằng chì vào SGK. Chữa bài: + HS lần lượt đọc các số vừa viết, mỗi HS đọc một phần. + Gọi HS nhận xét. + GV nhận xét, lưu ý cách đọc các số của học sinh. Bài 2: HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào từng vạch của tia số. - HS làm vào SGK- GV kiểm tra cả lớp. Chữa bài: + 2 em lên bảng làm, nhận xét bài của 2 bạn trên bảng. + GV kiểm tra kết quả của tất cả HS. + Cho HS đọc các số tương ứng ở mỗi vạch tia số. Bài 3: - HS yêu cầu: Viết. - HS đọc mẫu: 3 = 30 + 5 - GV gợi ý để HS nhận ra mẫu viết 1 số có2 chữ số thành số chục cộng với số đơn vị. - HS làm bài cá nhân vào SGK - Gọi 3 em lên bảng chữa bài 3 cột. * Củng cố phân tích cấu tạo số. Bài 4: tính HS làm lần lượt cột 1,2,3,4 vào bảng con. * Củng cố cách thực hiện. HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. l Sinh hoạt tuần 33 I.Mục tiêu -HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để biết phát huy và khắc phục. II-.Lên lớp 1. GV nêu y/c giờ sinh hoạt. 2. Nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần. Ưu điểm: Khuyết điểm: - Cả lớp đi học chuyên cần. - Hạ, Lê Hương chậm học. - Làm bài tập ở nhà khá đầy đủ - Nhiều em chưa thuộc bài học. 3. Kế hoạch tuần sau: - Vệ sinh lớp chưa sạch. - Tổ 3 làm trực nhật. - Thi HS giỏi trường. - Tiếp tục thi đua chào mừng ngày19-5. 4. Cho HS tự do đọc các bài thơ mà em biết nói Bac Hồ.
Tài liệu đính kèm: