Giáo án bài học Tuần 25 - Lớp 4

Giáo án bài học Tuần 25 - Lớp 4

Tiết 49 Tập đọc Ngày6/3/2006

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biếtđọc diễn cảm bài văn – giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.

Hiểu ý nghĩa bài: ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 55 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 25 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49	Tập đọc	Ngày6/3/2006	
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biếtđọc diễn cảm bài văn – giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu ý nghĩa bài: ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
 4
 5
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?
+ Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
+ Nội dung bài thơ này là gì?
- GV Nhận xét và cho điểm từng HS.
Giới thiệu bài: Giới thiệu truyện Khuất phục tên cướp biển bằng tranh minh hoạ : các em quan sát tranh sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược – tên cướp biển hung hãn, dữ tợn nhưng cụp mặt xuống, ở thế thua. Oâng bác sĩ vẻ mặt hiền từ nhưng nghiêm nghị, cương quyết, đang ở thế thắng. Vì sao có cảnh tượng này, đọc truyện các em sẽ hiểu rõ.
Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các từ: trắng bệch, rút soạt, gườm gườm.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. GV giải thích thêm:
+ Hung hãn: sẵn sàng gây tai hoạ cho người khác bằng hành động tàn ác, thô bạo.
- Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng rõ ràng dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? 
+ Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
+ Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
+ Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?
- Truyện đọc trên giúp em hiểu điều gì?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Các câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa - Sóng đã cài then, đêm sập cửa - Mặt trời đội biển nhô màu mới – Mắt cá huy hoàng muôn đặm phơi.
+ HS nối tiếp nhau trả lời.
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển, vẻ đẹp của những người lao động trên biển.
- Theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu man rợ.
 + Đoạn 2 : Tiếp cho đếntôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 + Theo dõi.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc thầm từng đoạn gắn với mỗi câu hỏi và trả lời. Đại diện mỗi nhóm lên trả lời trước lớp.
+ Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im, thô bạo quát bác sĩ Ly “có câm mồm không?” rút soạt dao ra, lăm lăm chực dâm bác sĩ Ly.
+ Oâng là người rất nhân hậu, điềm đam nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
+ Một đằng thi đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
+ Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
- Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
 6
Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài này nói về điều gì?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài.
- Chuẩn bị bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 25	Chính tả	Ngày6/3/2006
 Nghe – viết : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
 Phân biệt : r / d / gi , ên / ênh
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển.
 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai (r/d/gi ; ên/ênh).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3
4
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng cả lớp viết vào bảng: nghỉ ngơi, nghĩ đến, tranh cãi, cải tiến.
 - Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
Bài mới:
 Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ Nghe - viết một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai (r/d/gi ; ên/ênh).
Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần nghe - viết. 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị.
+ Nêu cách trình bày bài viết.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : 
- GV chọn cho HS làm phần b.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi.
- HS theo dõi.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn gồm 6 câu.
+ Một đằng thi đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
+ Ghi tên đề bài vào giữa dòng, sau dấu chấm nhớ viết hoa, chú ý tư thế ngồi viết.
+ Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm Tay trái đè và giữ nhẹ mép vở. Tay phải viết bài
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở.
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
 Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra lăm lăm trực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:
 - Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới.
 Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống ên hay ênh.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
 Mẹ rằng: Quê ở Bảo Ninh 
Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền.
 Sớm chiều nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười.
Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ra ngay?
(là cái thang)
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
Tiết 121	Toán	Ngày06 /03/2006
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
1.Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách trừ hai phân số cùng (khác) mẫu số.
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 4/131.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS phát biểu cách cộng (trừ)ø hai phân số có cùng mẫu số.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 4:
- Đề bài yêu cầu cùng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn làm.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a. 
- ... sông Cửu Long là nơi sản xuất ra nhiều lúa gạo nhất cả nước, là vựa lúa lớn nhất cả nước. Để phục vụ cho sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng, TP Cần Thơ đã có các viện nghiên cứu, trường đào tạo đội ngũ cán bộ và cung cấp các máy nông nghiệp. TP Cần Thơ là trung tâm văn hóa, khoa học của vùng ĐB sông Cửu Long. TP Cần Thơ còn nổi tiếng là nơi có nhiều cảnh quan du lịch, người dân ở đây rất mến khách, hiền hòa. Thiên nhiên phong phú, dồi dào, sẵn sàng đón khách.
- Em có biết câu thơ nào nói về sự mến khách của vùng đất Cần Thơ không?
- HS theo dõi.
- HS lên bảng chỉ TP HCM trên lược đồ và nêu tên các tỉnh giáp với TP HCM.
- HS trả lời (nêu phần ghi nhớ trong SGK)
- HS theo dõi.
- Các HS tô màu vào lược đồ được phát theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát được lược đồ trên bảng và lược đồ của mình đã tô màu để trả lời: TP Cần Thơ nằm bên dòng sông Hậu, giáp với các Tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang.
- HS lên bảng chỉ lược đồ TP Cần Thơ và nêu tên các thành phố tiếp giáp với TP Cần Thơ. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời: Từ TP Cần Thơ có thể đi các tỉnh khách bằng đường ô tô, đường sông và đường hàng không.
- HS quan sát, sau đó thảo luận cặp đôi lần lượt trả lời các câu hỏi cho nhau nghe và trao đổi để được câu trả lời đúng.
1. Hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ chằng chịt, chia cắt thành phố ra nhiều phần.
2. Hệ thống này tạo điều kiện để thành phố Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng nông sản, thuỷ sản.
- HS lắng nghe và theo dõi GV minh họa trên lược đồ.
- HS tiếp tục thảo luận, đọc sách và trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi: Cần Thơ là trung tâm văn hoá khoa học.
+ Ở đây có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho đồng bằng sông Cửu Long.
+ Là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, tuốc trừ sâu.
+ Có trường Đại học Cần Thơ và nhiều trường Cao Đẳng, các trường dạy nghề đào tạo nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật có chuyên môn giỏi.
- Các HS trả lời, mỗi HS chỉ nêu một dẫn chứng, các em khác bổ sung.
+ HS trả lời: Các sản phẩm chủ yếu phục vụ ngành nông nghiệp.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS trả lời. Ví dụ:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai vô tới đó thì không muốn về.”
 4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về TP Cần Thơ.
- Yêu cầu HS chỉ TP Cần Thơ trên lược đồ và một số địa danh du lịch.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài tiếp theo: xem lại kiến thức, sưu tầm về những bài đã học: ĐBBB và ĐBNB.
- Nhận xét tiết học.
Tiết:50 Môn : Tập làm văn Ngày 10/3/2006
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU : 
	HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
	Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn miệu tả cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Tranh ảnh một vài cây để quan sát.
	Bảng phụ viết dàn ý quan sát.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
 2.
 3.
4.
 5.
 6. 
Kiểm tra bài cũ:
	HS1: Làm lại bài tập 2 ở tiết tập làm văn trước.
	HS2: Làm lại bài tập 3 ở tiết tập làm văn trước.
	GV nhận xét + cho điểm.
Giới thiệu bài: 
Các em đã được làm quen với 2 cách mở bài trong một bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối.
Làm bài tập 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 1.
- GV giao việc: Các em đọc hai cách mở bài a, b và so sánh 2 cách mở bài ấy có gì khác nhau.
- Cho học sinh làm bài. 
- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
* Cách 1: Mở bài trực tiếp – giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
* Cách 2: Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân, về các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
Làm bài tập 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 2.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ là viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. Mở bài không nhất thiết phải viết dài, có thể chỉ hai, ba câu.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét + cho điểm những học sinh viết đúng viết hay.
Làm bài tập 3:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 3.
- GV giao việc: Ở tiết tập làm văn trước cô đã dặn các em về nhà quan sát trước một cái cây. Bây giờ các em nhớ lại và trả lời các câu hỏi đề bài yêu cầu.
- Cho học sinh trình bày. GV đặt câu hỏi.
- GV nhận xét, góp ý.
Làm bài tập 4:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 4.
- GV giao việc: 
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét + cho điểm những học sinh viết đúng viết hay.
- 2 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- Theo dõi.
- Học sinh suy nghĩ làm bài. 
- Một số học sinh đọc trình bày kết quả làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Nhắc lại.
- 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- HS lần lượt trả lời 4 câu hỏia, b, c, d.
- HS lần lượt trình bày.
- 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- HS làm bài cá nhân, mỗi em viết một đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả + từng cặp trao đổi.
- Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết.
- Lớp nhận xét.
 7.
Củng cố, dặên dò :
- Yêu cầu về nhà viết lại đoạn mở bài.
- Đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới.
Tiết: 50	Kĩ thuật 	Ngày 10 / 3 / 2006
CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ 
CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
	- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp, tháo các chi tiết
	- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
Kiểm tra bài cũ: 
+ Nhận xét bài kiểm tra của học sinh, thông báo kết quả , điểm bài làm của học sinh
Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ 
CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ
+ Bộ lắp ghép có bao nhiêu loại chi tiết và dụng cụ? Được phân thành mấy nhóm chính?
- GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chính
- GV chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng các loại chi tiết đó
- Giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: Các loại chi tiết được xếp trong hộp có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2-3 loại khác nhau
GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít
+ Lắp vít:
GV hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước: 
* Khi lắp các chi tiết, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít, ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua-vít theo chiều kim đồng hồ
Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau (H.2 – SGK)
+ Tháo vít:
* Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua-vít ngược chiều kim đồng hồ
+ Lắp ghép một số chi tiết
GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS mở SGK
+ Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết và dụng cụ khác nhau, được phân thành 7 nhóm chính
- HS theo dõi, ghi nhớ
- HS tự gọi tên một vài nhóm chi tiết. Ví dụ: nhóm trục: ốc và vít; cờ- lê, tua-vít 
- HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H.1 – SGK)
- Các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ theo như hình 1 (SGK)
- HS theo dõi
- 2 – 3 HS lên bảng thao tác lắp vít, sau đó cả lớp tập lắp vít
- HS quan sát hướng dẫn của GV
- HS thực hành cách tháo vít
- HS gọi tên và số lượng của mối ghép
5
Củng cố, dặn dò
- HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng một số loại chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị tiết học sau thực hành.
Hoạt động ngoài giờ 
Chủ đề: Tìm hiểu các hoạt động thực hành về bảo vệ môi trường 
 I/ Mục tiêu 
- Giúp các em biềt các việc cần làm để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. 
- Học sinh biết tham gia tích cực vào các việc làm bảo vệ môi trường 
II/ Các hoạt động dạy học 
- Hoạt động nhóm 
Nêu các việc lên làm để bảo vệ môi trường 
Đại diện nhóm nêu 
Các nhóm khác bổ sung 
- Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp? 
+ Ở địa phương em môi trường đã sạch chưa? 
 Em cần làm gì để môi trường xung quanh ta được trong sạch ? 
GV nhận xét- chốt lại 
III/ Củng cố 
-Dáo dục học sinh tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc