Giáo án bài học Tuần 5 - Lớp 4

Giáo án bài học Tuần 5 - Lớp 4

Tiết 9 Môn : Tập đọc

 Những hạt thóc giống

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hướng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 69 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 5 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9	Môn : Tập đọc	
	Những hạt thóc giống 	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hướng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tre Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.
- Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì của ai?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn truyện, trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi : 
 + Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
 + Thóc đã luộc chín còn nẩy mần được không?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi : 
 + Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao?
 + Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi : 
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi : Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quí?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn, nhắc nhở các em : toàn bài giọng đọc chậm rãi, lời Chôm, uốn nắn. tâu vua đọc giọng ngây thơ, lo lắng, lời nhà vua ôm tồn.
 - GV đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai 
- Thi đọc diễn cảm. 
-2 HS
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Ba dòng đầu. 
 + Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo. 
 + Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo. 
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.
- Sửa lỗi phát âm, đọc theo hướng dẫn của GV.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - Cả lớp đọc thầm và trả lời : Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn : ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
 + Bắt dân phải gieo trồng thóc đã luộc thứ thóc không thể nẩy mần được.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nẩy mần.
 + Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp nhà vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quì tâu : Tâu bệ hạ ! con không làm sao cho thóc của Người nẩy mần được.
 + Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
 - HS đọc thầm và trả lời : 
 + Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt.
- HS đọc thầm và trả lời : 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn củabài theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cách phân vai.
 - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? ( trung thực là đức tính quí nhất của con người. / cần sống trung thực, . . . )
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
- Chuẩn bị bài : Gà Trống và Cáo.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 5	Môn : Chính tả	
	Nghe – viết : Những hạt thóc giống
 Phân biệt : l/n ; en/eng	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Những hạt thóc giống (từ Lúc ấy . . . đến ông vua hiền minh)
	2. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (en/eng) dễ lẫn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2.
	Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
 3
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con : nghỉ chân, dân dâng, tiễn chân, vầng trăng.
 - Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
 2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc một lần đoạn viết.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn viết. 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó : luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi.
- GV nhắc nhở HS: Ghi tên đề bài vào giữa dòng, sau khi chấm xuống dòng chữ dầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô. Chú ý tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : 
- GV chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
Bài 3 :
- GV chọn cho HS làm phần b.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương những học sinh làm bài đúng. 
- 2HS
- Theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn viết.
+ Đoạn văn gồm 6 câu.
+ Chữ đầu câu, tên riêng : Chôm.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống l hay n.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Giải câu đố tên một con vật chứa tiếng bắt đầu bằng en hoặc eng.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
 Chim gì liệng tựa con thoi
Báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa.
 (Chim én)
- Một số em đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
4
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng đoạn văn?
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 
Tiết 21	Môn : Toán	
	Luyện tập	 
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.
	- Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
	- Biết củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
	- Củng cố bài toán về tỉm một phần mấy của một số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm.
7 thế kỉ = . . . . năm 1/5 thế kỉ = . . . năm
7 ngày = . . . . giờ 1/3 ngày = . . . giờ
240 phút = . . . giờ 360 giây = . . . phút
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1:
- Cho HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
?
- GV giới thiệu: Những năm tháng hai có 28 ngày gọi là năm thường. Những năm tháng hai có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận. Ví dụ: năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận . . . 
*Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi một số HS giải thích cách đổi của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
*Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay.
- GV yêu cầu HS tự làm phần b.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
.
*Bài 5:
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
- 8 giờ 40 phút còn gọi là mấy giờ?
- Yêu cầu HS tự làm phần b. 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
-2 HS
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài bạn - Những tháng có 30 ngày là: 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
- HS nghe GV giới thiệu sau đó làm tiếp phần b của bài tập.
- HS đọc đề bài.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào 
 a) Vua ... iệu quả kinh tế cao
+ Quy trình chế biến chè: Hái chè Phân loại chè Vò, sấy khô Các sản phẩm chè
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung
- HS làm việc cả lớp
- HS quan sát
- Trả lời các câu hỏi 
+ Ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi 
+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây công nghiệp lâu năm như keo, trẩu, sở  và cây ăn quả.
+ Dựa vào bảng số liệu, diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây tăng hàng năm 
- HS trả lời
5
Củng cố, dặn dò:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ?
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Nhận xét tiết học
Tiết:10 Môn : Tập làm văn Ngày 07 /10/2005
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : 
	HS hiểu thế nào là đoạn văn kể chuyện.
	Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp dẫn, sinh động phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ hai mẹ con và bà tiên.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.
2
3.
1. Bài cũ:
- Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện thường gồm những phần nào?
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Các em hiểu cốt truyện là gì. Bài học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng những đoạn văn kể chuyện dựa vào cốt truyện.
Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luậän và hoàn thành phiếu.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
a) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt giống là:
* Sự việc 1 được kể trong đoạn 1: nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn ; ai thu hoạch đuợc nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
* Sự việc 2 được kể trong đoạn 2: chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
* Sự việc 3 được kể trong đoạn 3: nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm nên đã truyền ngôi cho Chôm.
 Bài 2.
- Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
- Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?
- Trong khi viết văn những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thức đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luậän cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lởi câu hỏi HS khác bổ sung.
- Một bài văn kể chuyện có thể cónhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thảnh một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
Luyệïn tập
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Câu chuyện kể lại chuyện gì?
- Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
- Đoạn 1 kể sự việc gì?
- Đoạn 2 kể sự việc gì?
- Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
- Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS. 
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi hoàn thành phiếu trong nhóm
- Dán phiếu, nhận xét, bổsung. 
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
- Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn.
-Lắng nghe.
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Thảo luộn cặp đôi.
- Trả lời.
* Mổi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong một chuỗii sự việc làm nòng cốt của truyện.
* Đoạn văn được nhận ra nờ dấu chấm xuống dòng.
- Ba đếm năm HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu. 
- Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.
- Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
- Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảnh của hai mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
- Mẹ cô bé ốm nặng cô bé đi tìm thầy thuốc.
- Phần thân đoạn .
- Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơintúi tiền.
- Viết bài vào vở nháp.
- Đọc bài làm của mình.
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Tiết: 10	Kĩ thuật 	Ngày 07 / 10 / 2005
KHÂU ĐỘT MAU
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau
	- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu
	- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh quy trình khâu đột mau
	- Mẫu đường khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu ,mũi khâu dài 2 cm; một số sản phẩm có đường may bằng máy.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	 + Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm
	 + Len (hoặc sợi) khác màu vải
	 + Kim khâu len , thước kẻ, phấn vạch.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn khâu được các mũi khâu đột thưa thẳng và đều , em phải làm như thế nào?
- Khâu đột thưa thường được áp dụng khi nào?
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ HS chuẩn bị
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học cách KHÂU ĐỘT MAU.
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
+ GV giới thiệu mẫu đường khâu đột mau, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu trên mặt phải, mặt trái của mẫu và kết hợp với quan sát hình 1a, 1b (SGK) để trả lời câu hỏi về đặc điểm của mũi khâu đột mau
- GV giới thiệu đường may bằng máy
- GV giải thích thêm: Nếu chia chiều dài mũi khâu trước làm 2 phần bằng nhau, thì mũi khâu sau lấn lên 1 phần của mũi khâu trước.
- Vậy thế nào là khâu đột mau?
- GV cho HS quan sát mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột mau với đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Mũi khâu đột mau có tác dụng như thế nào?
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ GV treo tranh quy trình khâu đột mau và tranh quy trình khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) để nêu cách vạch dấu đường khâu đột mau
+ Hướng dẫn HS quan sát các hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột mau
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len
- Nêu cách kết thúc đường khâu đột mau
- GV hướng dẫn HS một số điểm lưu ý sau:
+ Khâu đột mau theo chiều từ phải sang trái
+ Khâu đột mau theo quy tắc “lùi 1, tiến 2
+ Khâu theo đúng đường vạch dấu
+ Không rút chỉ chặt quá để được đường khâu thẳng, phẳng
- HS quan sát các mũi khâu đột mau ở mặt phải, mặt trái của mẫu, kết hợp với quan sát hình 1a, 1b (SGK) nêu đặc điểm của các mũi khâu đột mau 
+ Đặc điểm mũi khâu đột thưa: Ở mặt phải các mũi khâu bằng nhau và nối tiếp nhau. Ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước liền kề
- HS quan sát so sánh sự giống, khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu (may) bằng máy khâu
+ Đường khâu đột mau và đường khâu (may) bằng máy khâu, giống nhau ở mặt phải, khác nhau ở mặt trái. Mặt trái của đường khâu (may) bằng máy khâu giống mặt phải.
- Khâu đột mau là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu bằng nhau và nối tiếp nhau ở mặt phải đường khâu. Ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước liền kề
- HS quan sát mẫu, rút ra nhận xét về độ khít, độ chắc chắn của đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột mau với đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Mũi khâu đột mau có tác dụng là khâu được đường khâu chắc, bền
- HS quan sát để rút ra điểm giống nhau, khác nhau trong quy trình và kĩ thuật khâu đột thưa, khâu đột mau
+ Giống nhau: là khâu mũi một và lùi lại 1 mũi để xuống kim
+ Khác nhau: về khoảng cách lên kim
- HS quan sát hình 2 (SGK) để nêu cách vạch dấu đường khâu đột mau: giống như cách vạch dấu đường khâu đột thưa
- HS đọc nội dung của mục 2, quan sát các hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK), trả lời cách khâu các mũi khâu đột mau: Khâu đột mau theo chiều từ phải sang trái và thực hiện theo quy tắc lùi 1 mũi, tiến 2 mũi trên đường dấu
- 1 – 2 HS dựa vào quan sát thao tác của GV và hướng dẫn trong SGK để thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột mau thứ ba, thứ tư
- 1 – 2 HS trả lời và thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu
- 2 – 3 HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ
3
Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là khâu đột mau?
- Nêu đặc điểm của các mũi khâu đột mau và so sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột mau với mũi khâu đột thưa?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để thực hành bài “ Khâu đột mau”

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5 - THANG 10.doc