Giáo án bài học Tuần 6 - Lớp 4

Giáo án bài học Tuần 6 - Lớp 4

Môn : ĐẠO ĐỨC

Bài: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TT)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

 - Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.

 2. Thái độ:

 - Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.

 3. Hành vi:

 - Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ.

 - Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi tình huống

- Bìa 2 mặt xanh - đỏ

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 6 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 10/10/2005	
Môn : ĐẠO ĐỨC
Bài: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TT)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
	- Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
	2. Thái độ: 
	- Ýù thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
	3. Hành vi:
	- Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ.
	- Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi tình huống
- Bìa 2 mặt xanh - đỏ
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì?
- Nêu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó?
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Trò chơi “có – không”
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm
GV đưa ra các tình huống SGK
- GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
Em sẽ nói như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
+ Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận cách giải quyết một tình huống trong số các tình huống 
- GV tổ chức làm việc cả lớp
+ Yêu cầu các nhóm lần lượt lên thể hiện
+ Yêu cầu các nhóm nhận xét
+ Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
+ Hãy kể một tình huống trong đó em đã nêu ý kiến của mình
+ Khi nêu ý kiến đó em có thái độ thế nào?
Trò chơi “phỏng vấn”
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi
+ Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề:
- GV cho HS làm việc cả lớp
+ Gọi một số cặp HS lên trước lớp thực hành phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi
2HS lên bảng nêu 
- HS ngồi thành nhóm
- Nhóm nhận miếng bìa
- Nhóm HS sau khi nghe GV đọc tình huống phải thảo luận xem câu đó là có hay không – sau hiệu lệnh sẽ giơ biển: mặt xanh: không (hoặc sai), mặt đỏ (có) hoặc đúng.
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm tự chọn 1 trong 4 tình huống mà GV đưa ra, sau đó cùng thảo luận để đưa ra các ý kiến,
- Các nhóm đóng vai
Tình huống 1, 2, 3 : Vai bố mẹ và con
Tình huống 4: Vai em HS và bác tổ trưởng tổ dân phố/bác chủ tịch/bác trưởng thôn
- Phải lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn
- 2 – 3 HS nêu
- Em lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn
- HS làm việc theo đôi: lần lượt HS này là phóng viên – HS kia là người được phỏng vấn 
- HS thực hành, các nhóm khác theo dõi
5
Củng cố, dặn dò:
- Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
- Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
- Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác, để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất.
- GV nhận xét tiết học.
MÔN : TẬP ĐỌC
	BÀI : NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA	 
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-Đrây-Ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
	Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-Đrây-Ca thể hiện phẩm chất đáng quí – tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.
- 1 HS nhận xét về tính cách của hai nhân vật Gà Trống và Cáo.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý:
 + Phát âm đúng An-Đrây-Ca.
 + Nghỉ hơi đúng ơ một số û câu 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu các nhóm 
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi : 
 + Khi câu chuyện xảy ra, An-Đrây-Ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
 + Em bảo An-Đrây-Ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-Đrây-Ca thế nào?
 + An-Đrây-Ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi : 
 + Chuyện gì xảy ra khi An-Đrây-Ca mang thuốc về nhà?
 + An-Đrây-Ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho thấy An-Đrây-Ca là một cậu bé như thế nào?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn : 
 + Nghỉ hơi đúng sau các cụm từ , đọc đúng giọng ở các câu hỏi, câu cảm, chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ dầu cho đến mang về nhà.
 + Đoạn 2 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS đọc thầm và trả lời : 
 + An-Đrây-Ca lúc đó mới chín tuổi, em sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng.
 + An-Đrây-Ca nhanh nhẹn đi ngay.
 + An-Đrây-Ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc, mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + An-Đrây-Ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
 + HS nêu 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 1 đoạn củabài theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
 - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
- Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩ của truyện?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
- Chuẩn bị bài: Chị em tôi.
- Nhận xét tiết học.
	MÔN : TOÁN	
	BÀI : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
	- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các biểu đồ trong bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS sửa bài tập 5b.
GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2 mét vải hoa và 1 mét vải trắng, đúng hay sai? vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400 mét vải đúng hay sai? vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất đúng hay sai? vì sao?
+ Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét? 
+ Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
+ Nêu ý kiến của em về ý thứ năm.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- Yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
- Gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét
- GV nhận xét khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
1 HS lên bảng làm 
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trăng đã bán trong tháng 9.
- Dùng bút chì làm bài vao SGK.
+ Sai vì tuần 1 cửa hàng bán được 200 m vải hoa và 100 m vải trắng.
+ Đúng vì 100 m 4 = 400 m.
+ Đúng, vì tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán được 300 m, tuần 3 bán được 400m, tuần 4 bán được 200m. So sánh ta có 400m > 300m > 200m.
+ Tuần 2 bán được 100 m 3 = 300 m vải hoa. Tuần 1 bán được 100 m 2 = 200 m vải hoa. Vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300m - 200m = 100m vải hoa.
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
- Là các tháng 7, 8, 9.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS theo dõi bài là của bạn để nhận xét.
- Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
-1 em lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng bút chì vẽ vào SGK.
3
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập xem biểu đồ và vẽ biểu đồ.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 11/10/2005
	MÔN : TOÁN	
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh củng cố về:
- Viết số liền trước, số liền sau của một số.
- Giá trị của các chữ số trong số tự nhiên.
- So sánh số tự nhiên.
- Đọc biểu đồ hình cột.
- Xác định năm, thế kỉ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2, 3 tiết 26, đồng thời kiểm tra vở ba ... ch đoạn nhạc do từng loại nhạc cụ diễn tấu.
- GV hỏi HS âm sắc từng lọai nhạc cụ
- HS làm việc cả lớp
- HS luyện tập cao độ: Đô – Rê – Mi – Son – La 
+ HS nói tên nốt trên khuông theo tay chỉ của GV
+ HS lắng nghe
+ HS đọc đúng cao độ
+ HS vỗ tay, gõ thanh phách:
Tùng tùng tùng
Tùng rinh rinh tùng
- HS làm quen với bài TĐN Số 1 – Son La Son
+ Nói tên nốt
+ Gõ tiết tấu
+ Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu
+ Ghép lời ca
- HS tập đọc
- HS quan sát, nhận biết về sự khác nhau giữa các loại đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà
- HS lắng nghe, phân biệt âm sắc từng lọai nhạc cụ
- HS trả lời:
3
Củng cố, dặn dò
- Hát lời và gõ đệm bài TĐN Số 1 – Son La Son
- Về nhà tập chép nhạc bài TĐN Số 1
- Nhận xét tiết học
 Thứ sáu ngày 14/10/2005
MÔN : TOÁN
BÀI : PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
	- Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
	- Luyện vẽ hình theo mẫu.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Đặt tính rồi tính : 12458 + 98756 ; 67894 + 1201 ; 7895 + 145621
HS 2: Tìm x biết : x – 1245 = 14587 ;
 7894 + x = 789546
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Củng cố kĩ năng làm tính
- GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 -450237 và 647253- 285749 và yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
- GV nhận xét 
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả bài làm trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 Bài giải
 Số cây năm ngoái trồng được là:
 214800 - 80600 = 134200 (cây)
 Số cây cả hai năm trồng được là:
 134200 + 214800 = 349000 (cây)
 Đáp số: 349000 cây
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- HS kiểm tra bài làm của bạn và nêu nhận xét.
- HS 1 nêu về phép tính 865279 -450237.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính theo yêu cầu của GV.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc đề bài, sau đó 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
4
Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách thực hiện phép trừ các số có nhiều chữ số.
- Chuẩn bị bài: luyện tập
- Nhận xét tiết học.
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : 
	Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện Ba lưỡi rìu.
	Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật, đặc điểm của các sự vật.
	Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện.
	Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo trong văn miêu tả.
	Nhận xét, đánh giá được lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.
2.
1. Bài cũ:
Em hãy đọc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như trong SGK lên bảng. Yêu cầu học sinhquan sát đọc thầm lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- Nhận xét tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV làm mẩu tranh một.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rùi của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng một nội dung.
- Gọi hai nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình. GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
- Nhận xét cho điểm HS.
Gọi 2 học sinh kể lại phần thân đoạn.
Gọi 1 học sinh kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh monh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (tiên ông).
- Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
- Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- 6 học sinh nối nhau đọc, mỗi học sinh một bức tranh.
- 3 đến 5 học sinh kể cốt truyện.
- 2 HS nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
- Quan sát đọc thầm.
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
- Chàng nói: “ cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
- Chàng trai nghèo ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
- Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- Hai HS kể đoạn 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
- Hoạt động trong nhóm. Một HS hỏi câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời, 
- Đọc phần trả lời câu hỏi.
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
- 2-3 HS kể toàn truyện.
3
Củng cố, dặên dò :
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích học sinh về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp.
MÔN : KHOA HỌC
	PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa trang 26, 27 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Phiếu học tập cá nhân.
Quần, áo, mũ, các dụng cụ y tế (nếu có) để đóng vai bác sĩ.
HS chuẩn bị tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của nội dung bài 11.
2. Bài mới:	
Giới thiệu bài:
Quan sát phát hiện bệnh
* 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
- GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 26 SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi:
1) Người trong hình bị bệnh gì?
2) Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
+ Gọi nối tiếp các HS trả lời
- Hoạt động cả lớp.
+ Quan sát các hình minh họa trong SGK và tranh ảnh mà mình hoặc bạn bên cạnh chuẩn bị. Câu trả lời đúng là:
* Em bé ở hình 1 trang 26 bị bệnh suy dinh dưỡng, cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ.
* Cô ở hình 2 trang 26 bị bệnh bướu cổ, cổ cô bị lồi to.
3
Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất bột đường
- Phát phiếu học tập cho HS.
+ Yêu cầu HS đọc kĩ và hoàn thành phiếu của mình trong 5 phút.
+ Gọi HS chữa phiếu học tập.
+ Gọi các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
+ Nhận xét, kết luận về phiếu đúng.
- Nhận phiếu học tập.
+ Hoàn tnành phiếu học tập.
+ 2 HS chữa phiếu học tập.
+ Bổ sung, các HS khác chữa vào phiếu của mình (nếu sai).
4
Trò chơi “Em tập làm Bác Sĩ”
+ Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng?
+ Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không?
- Nhận xét, cho điểm HS trả lời đúng.
5
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em bé phải ăn đủ chất, phòng và chống các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
SINH HOẠT LỚP
I/- Nhận xét các hoạt động trong tuần 6
- Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tuần 5
- Giáo viên nhận xét : Nhìn chung các em đi học đúng giờ
- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.
- Giữ vệ sinh chung : Trường lớp sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân : Còn nhiều em học sinh nam còn để tóc dài.
- Nề nếp ra vào lớp thực hiện tốt.
II/- Kế hoạch tuần 7
- Nề nếp : Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường đề ra 
- Học tập : Phát động phong trào đôi bạn giúp nhau cùng tiến.
- Thu một số quỹ của trường đề ra.
- Thăm một số gia đình học sinh : K’ Hà, K’ Thuỳ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc