ĐẠO ĐỨC
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người. :- Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân-Kỹ năng lắng nghe tích cực.-Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, về lớp, về thầy cô giáo, bạn bè
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-HS : Vở bài tập Đạo đức 1.-GV: Tranh minh họa, SGV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. BÀI CŨ.(5) Kiểm tra sách học sinh
B. BÀI MỚI (25)
TUẦN 1 Thứ HAI, ngày 22 tháng 8 năm 2011 ĐẠO ĐỨC Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. - Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người. :- Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân-Kỹ năng lắng nghe tích cực.-Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, về lớp, về thầy cô giáo, bạn bè II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -HS : Vở bài tập Đạo đức 1.-GV: Tranh minh họa, SGV III. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU: BÀI CŨ.(5’) Kiểm tra sách học sinh BÀI MỚI (25’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên bài học ” _ Mục đích: Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp; biết trẻ em có quyền có họ tên. GDKNS:- Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân. _ Cách chơi: GV phổ biến HS đứùng thành vòng tròn . Đầu tiên, em thứ nhất giới thiệu tên mình. Sau đó, em thứ hai giới thiệu tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu tên. _ Thảo luận: +Trò chơi giúp em điều gì? _ Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. * Hoạt động 2 HS tự giới thiệu về sở thích của mình GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người. -Kỹ năng lắng nghe tích cực. _GV nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bè bên cạnh những điều em thích _GV mời một số HS tự giới thiệu trước lớp. _ Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không? * Hoạt động 3 . GDKNS: -Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, về lớp, về thầy cô giáo, bạn bè. - GV nêu yêu cầu : HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (Bài tập 3 ) + Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào? + Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào? + Em có thấy vui khi đã là HS lớp Một không? Em có thích trường, lớp mới của mình không? _ HS tự giới thiệu họ và tên mình cho các bạn trong lớp biết. _HS bàn bạc trao đổi và trả lời. _ Tự giới thiệu trong nhóm hai người những điều em thích - HS tự giới thiệu. - HS trả lời có hoặc không. - HS kể trong nhóm nhỏ (2 - 4 em). _ Cá nhân kể HSkhá giỏi - Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tốt. - Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. C.Củng cố, dặn dị (5’) + Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một? Chuẩn bị : Tiết 2 Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 1 : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC Nội dung : 1.Hướng dẫn nề nếp : Trang phục theo qui định . Thực hiện các nề nếp chung : Xếp hàng ra vào lớp, TD,SHTT; tự quản Giữ VSMT, VSCN ; tiêu tiểu đúng nơi qui định 2. Học tập : - Trang bị đầy đủ sách vở. - Học bài, làm bài đầy đủ khi đi học . - Chuyên cần – chăm chỉ trong học tập. 3. Tổ chức lớp : - Lớp trưởng :Trần Thùy Dung - Lớp phó : Nguyễn Thị Yến Nhi - Tổ trưởng tổ 1 : Vũ - Tổ trưởng tổ 2 :.Nhật Anh - Tổ trưởng tổ 3 : Thanh 4. Phương hướng tuần 2 : - Tiếp tục xây dựng và thực hiện nề nếp đầu năm. TUẦN 2 Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011 ĐẠO ĐỨC – T2 Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. - Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người. -Kỹ năng lắng nghe tích cực. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:- HS : Vở bài tập Đạo đức 1. GV - Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em III. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU: A.BÀI CŨ. (5’) Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp 1 ( học chăm chỉ, vâng lời cô) BÀI MỚI (25’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (Bài tập 4) GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người. -Kỹ năng lắng nghe tích cực. - Mời HS kể chuyện trước lớp. - GV kể lại truyện, vừa kể, vừa chỉ vào từng tranh. Tranh 1: Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp Một. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học. Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp. Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bảo điều mới lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết tự làm toán nữa. Em sẽ tự đọc truyện, đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết được thư cho bố khi bố đi công tác xa Mai sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, cả bạn tray lain bạn gới. Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi đùa ở sân trường thật là vui. Tranh 5:Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn của em,Cả nhà điều vui: Mai đã là HS lớp Một rồi! * Hoạt động 2: Múa hát Kết luận chung _ Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. _ Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một. - HS kể chuyện theo nhóm. - 2- 3 HS kể trước lớp. HSKG: - Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tốt. - Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. HS múa, hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “ Trường em ” C. Củng cố- dặn dò: (5’) Em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 1? Dặn dò: Học bài 2: “Gọn gàng, sạch sẽ” _ Vở bài tập_Lược chải đầu Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011 TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN I.MỤC TIÊU: Giúp HS biết: - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân. _ Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn, đó là bình thường GDKNS: HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.KN tự nhận thức:Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV : Các hình trong bài 2 SGK_ Phiếu bài tập . HSVở bài tập TNXH 1 bài 2, nếu có) III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: BÀI CŨ (5’-7’) Kể tên bộ phận bên ngoài của cơ thể ?(mắt, mũi, tai) Cơ thể người gồm mấy phần?(3phần: đầu, mình, chân) Muốn cơ thể phát triển tốt ta phải làm gì ?( vận động) BÀI MỚI (25’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (1’) 2. Giới thiệu bài mới: (1’) Hoạt động 1:((15’) Làm việc với SGK. _Mục tiêu: GDKNS: HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. Bước 1: Làm việc theo cặp. GV hỏi: + Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn? Hãy chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn. Bước 2: - GV yêu cầu một số HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm. Kết luận: _Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động và sự hiểu biết . _ Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn Hoạt động 2: (12’) _Mục tiêu:+ So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. GDKNS: KN tự nhận thức:Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp. - Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không? - Điều đó có gì đáng lo không? Kết luận: - Các em cần chú ý ăn, uống điều độ; giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn. _Hai HS cùng quan sát các và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong hình. _Từng cặp HS làm việc với nhau, quan sát và trả lời các câu hỏi: HS khá giỏi :- Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết Hoạt động cả lớp. -HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm. Các HS khác bổ sung. __ Quan sát xem ai béo, ai gầy -HS phát biểu suy nghĩ cá nhân về những câu hỏi. C .Nhận xét- dặn dò: (3’) Nhận xét _Dặn dò: Chuẩn bị bài 3 “Nhận biết các vật xung quanh” Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 2 : SINH HOẠT LỚP – SINH HOẠT SAO TUẦN 3 Thứ BA , ngày 6 tháng 9 năm 2011 TỰ NHIÊN XÃ HỘI T3 BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết: - Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay, ( da) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh _ Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể -GDKNS: -Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng tự nhận thức- Phát triển kỹ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: _ Một số đồ vật như: Bông hoa hoặc xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả mít hoặc loạ ... ỏ. Gợi ý cách ứng xử của tranh 2: +Hùng không cho em mượn ô tô. +Đưa cho em mượn ô tô. +Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đổ chơi khỏi hỏng. *Nhận xét – dặn dò(5’)_ : Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. Có như vậy anh chị mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng _Dặn dò: Về nhà nhớ thực hiện tốt điều đã học Chuẩn bị “Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ” T2 _HS xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong bài tập. +Từng cặp HS trao đổi về nội dung mỗi bức tranh. +Cả lớp trao đổi, bổ sung. _Quan sát và nhận xét +Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà. + Tranh 2: Bạn Hùng có một chiếc ô tô đồ chơi. Nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi. _ HS nêu tất cả các cách giải quyết có thể có của Lan trong tình huống. HSKG- Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. - Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. _ HS thảo luận nhóm. +Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung. Thứ ba , ngày 18 tháng 10 năm 2011 TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 9: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI (GDBVMT:liên hệ) I. MỤC TIÊU: - Kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích, - Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ. _Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày GDBVMT : GDHS biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ GDKNS:Hình thành cho HS : -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.-Kĩ năng tự nhận thức.-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình trong bài 9 SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A/BÀI CŨ:(5’)GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS B/BÀI MỚI Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1(9’) Thảo luận theo cặp. _Mục tiêu: Nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khỏe. GDKNS: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghĩ ngơi thư giãn * Bước 1: _GV hướng dẫn: + Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi mà em chơi hằng ngày. * Bước 2: _GV mời một số em xung phong kể lại cho cả lớp nghe tên các trò chơi của nhóm mình. _ + Em nào cho cả lớp biết những hoạt động vừa nêu có lợi gì? (Hoặc có hại gì) cho sức khỏe? Kết luận: Hoạt động 2:(9’) Làm việc với SGk. _Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khỏe. * Bước 1:+ Hãy quan sát các hình ở trang 20 và 21 SGK. + Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng hình. + Nêu tác dụng của từng hoạt động. * Bước 2: _GV chỉ định một số HS nói lại những gì các em đã trao đổi trong nhóm] GDBVMT : GDHS biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻBiết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình, hình thành thói quen giữ VSTT,VSMTXQ Hoạt động 3:(9’) Quan sát theo nhóm nhỏ. _Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày. GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân * Bước 1:_GV hướng dẫn: + Quan sát các tư thế: Đi, đứng, ngồi trong các hình ở trang 21 SGK. + Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế? * Bước 2: _GV mời đại diện một vài nhóm phát biểu nhận xét, diễn lại tư thế của các bạn trong từng hình. _Cả lớp cùng quan sát và phân tích xem tư thế nào đúng, nên học tập, tư thế nào sai, nên tránh. Kết luận: _GV nhắc nhở HS nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hằng ngày. _ * Nhận xét- dặn dò:(3’) + Em nào cho cả lớp biết những hoạt động vừa nêu có lợi gì? (Hoặc có hại gì) cho sức khỏe? _Dặn dò:Nhớ thực hiện những điều đã học Chuẩn bị bài 10: Ôn tập con người và sức khoẻ +HS từng cặp cùng nhau trao đổi và kể các hoạt động hoặc trò chơi mà các em chơi hằng ngày. _HS phát biểu: + HS trao đổi trong nhóm hai người dựa vào các câu hỏi gợi ý của GV. +HS trao đổi trong nhóm nhỏ theo hướng dẫn của GV. HS biết tắm rừa sạch sẽ ,biết rủa tay sạch sau khi đi vệ sinh Không vứt rác bữa ,tiểu tiện đúng nơi quy định _HS đóng vai nói cảm giác của bản thân sau khi thực hiện động tác. HSKG:- Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK Thứ sáu ,ngày 21 tháng 10 năm 2011 AN TOÀN GIAO THÔNG Tiết 2 : KHI QUA ĐƯỜNG PHẢI ĐI TRÊN VẠCH TRẮNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ (Xem giáo án cũ) TUẦN 10 Thứ HAI, ngày 24 tháng 10 năm 2011 ĐẠO ĐỨC ( Tiết 10) Bài 5: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU:Biết: - Đối với anh chị cần phải lễ phép, đối với em nhỏ cần phải nhường nhịn. - Yêu quý anh chị em trong gia đình. - Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. GDKNS: -Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: HS : _Vở bài tập Đạo đưc1 – GV : Tranh minh hoạ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Bài cũ : (5’) – Anh chị em trong gia đình phải cư xử với nhau ntn? (thương yêu, giúp đỡ) - Làm anh(chị) phải đối xử với em ntn?( nhường nhịn) B.Bài mới : ( 27’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Làm bài tập 3 _ GV giải thích cách làm bài tập 3: +Em hãy nối các bức tranh với chữ Nên hoặc Không nên cho phù hợp. _GV mời một số em làm bài tập trước lớp. GV kết luận: _Tranh 1: Nối với chữ Không nên vì anh không cho em chơi chung. _Tranh 2: Nối với chữ Nên vì hai chị em đã biết bảo ban nhau cùng làm việc nhà. _Tranh 3: Nối với chữ Nên vì anh đã biết hướng dẫn em học. _Tranh 4: Nối với chữ Không nên vì chị tranh nhau với em quyển truyện là không biết nhường em. _Tranh 5: Nối với chữ Nên vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà. Hoạt động 2: Chơi đóng vai GDKNS: -Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. _ GV chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài tập 2 (mỗi nhóm đóng vai một tình huống) GV kết luận: + Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ. + Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị. Kết luận chung: Em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em; biết lễ phép với anh, chị và nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy, gia đình mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng. *Nhận xét- dặn dò: (3’) Tại sao phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị em, lễ phép với anh, chị, nhường nhịn em nhỏ? _Nhận xét tiết học_Dặn dò: Chuẩn bị bài 6 _HS làm bài tập 3: +HS làm việc cá nhân. _HS chơi đóng vai. _Các nhóm HS đóng vai._ _Cả lớp nhận xét HS tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. -HSKG Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. - Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2011 TIẾT 39: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: _- Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học ; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp - GDHS tính toán chính xác, yêu thích môn Toán II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: GV : bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1 – HS : Bộ học Toán - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Bài cũ: (5’) Miệng đọc công thức trừ trong phạm vi 4 – Bảng con : 4-2=? 4-1=? 4 4 - 3 - 1 B.Bài mới ((25’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1: _Cho HS nêu cách làm bài * Nhắc HS viết các số thật thẳng cột Bài 2:(dòng 1) Viết số_Cho HS nêu cách làm bài _GV hướng dẫn: lấy 4 – 1 = 3, viết 3 vào ô trống hình tròn(HSKG làm dòng 2) Bài 3: Tính _Hướng dẫn: Muốn tính 4 – 1 – 1, ta lấy 4 trừ 1 trước, được bao nhiêu trừ tiếp đi 1 Bài 4:(HSKG) _Yêu cầu: HS tính kết quả phép tính, so sánh hai kết quảrồi điền dấu thích hợp (> ,< , = ) vào chỗ chấm Chẳng hạn: 4 – 1 < 3 + 1 Bài 5(b):(HSKG làm phần a) _Cho HS xem tranh, nêu yêu cầu bài toán _Cho HS nêu từng bài toán viết phép tính Tranh a: Có 3 con vịt đang bơi, 1 con nữa chạy tới. Hỏi tất cả có mấy con vịt? Tranh b: Có 4 con vịt đang bơi, 1 con chạy lên bờ. Hỏi còn lại mấy con vịt? C.Nhận xét –dặn dò: (5’)_ Nhận xét tiết học _ Dặn dò: Chuẩn bị bài : Phép trừ trong phạm vi 5 _ Tính (theo cột dọc) _Làm bài và chữa bà _Viết số thích hợp vào ô trống _Làm bài vào vở HS nêu cách làm bài _Tính _HS làm bài và chữa bài HS nêu cách làm bài _Điền dấu thích hợp (> ,<, =) _Làm bài rồi chữa bài _Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh _Viết: 3 + 1 = 4 _Viết: 4 – 1 = 3 học nữa. Đừng bỏ phí thời gian, ông cha ta xưa kia đã nói: “Thì giờ là vàng bạc” Câu chuyện các em vừa được nghe, các em học tập ở Bác điều gì? -Kết luận : Qua câu chuyện, chúng ta thấy Bác là người có ý chí, ham học hỏi, Bác là tấm gương sáng về tấm gương học tập, chúng ta cần học tập và làm theo. -Cả lớp thảo luận và nêu trước lớp Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011 AN TOÀN GIAO THÔNG Tiết 3 : KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ (Xem giáo án cũ)
Tài liệu đính kèm: