Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 22

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 22

TẬP ĐỌC

SẦU RIÊNG

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu giá trị và vẻ đẹp đặc sắc cây sầu.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh ảnh về cây sầu riêng.

III. Các hoạt động:

A. Kiểm tra bài cũ:

Hai em học thuộc lòng bài “Bè xuôi sông La” và trả lời câu hỏi 3, 4.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 35 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22:	Thứ hai ngày 05 tháng 02 năm 2007..
Tập đọc
Sầu riêng
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu giá trị và vẻ đẹp đặc sắc cây sầu.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh về cây sầu riêng.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Hai em học thuộc lòng bài “Bè xuôi sông La” và trả lời câu hỏi 3, 4.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 lượt).
- GV nghe kết hợp hướng dẫn quan sát tranh minh họa, sửa lỗi về cách đọc và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
1- 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng diễn cảm, chậm rãi.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc từng đoạn để trả lời câu hỏi.
? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào
- Của miền Nam.
? Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng quả sầu riêng và dáng cây sầu riêng.
* Hoa: Trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đầu thành từng chùm, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
* Quả: Lủng lẳng dưới cành vị ngọt đến đam mê.
* Dáng cây: Thân khẳng khiu, cao vút cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.
? Nêu những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng
HS: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam/ Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ/ Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kỳ lạ này / Vậy mà khi nghĩ đến trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.
GV hướng dẫn cả lớp luyện và thi đọc diễn - cảm 1 đoạn.
- Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
- Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số).
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: Rút gọn phân số.
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ tự làm bài và chữa bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài:
- 2 em lên bảng làm.
+ Bài 2: Rút gọn phân số.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài, nhận xét:
 không rút gọn được.
- Các phân số và đã rút gọn.
- Các phân số và bằng 
+ Bài 3:
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. và 
Ta có: 
b. và 
Ta có: 
Phần c, d làm tương tự, HS tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ trả lời miệng.
Nhóm 6 có số ngôi sao được tô màu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm vào vở bài tập.
đạo đức
Lịch sự với mọi người (tiết 2)
I.Mục tiêu:
1. HS hiểu thế nào là lịch sự với mọi người.
	- Vì sao cần lịch sự với mọi người.
2. Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
3. Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
- Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II. Đồ dùng:
- Tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- 1 số đồ dùng, đồ vật cho trò chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giảng bài:
a. HĐ1: Bày tỏ ý kiến (bài 2 SGK). Hoạt động cả lớp.
- GV nêu ra từng ý kiến.
HS: Suy nghĩ để giơ thẻ, nếu tán thành thì giơ thẻ màu đỏ. Không tán thành thì giơ thẻ màu xanh.
- GV kết luận:
	Các ý kiến c, d là đúng.
	Các ý kiến a, b, d là sai.
b. HĐ2: Đóng vai (bài 4 SGK).
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
HS: Các nhóm thảo luận chuẩn bị cho đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai, các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
- GV nhận xét chung.
- GV đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩa:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
Kỹ thuật
Trồng rau, hoa trong chậu 
I. Mục tiêu:
- HS biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu.
- Làm được công việc chuẩn bị chậu và trồng cây trong chậu.
- Ham thích trồng cây.
II. Chuẩn bị: 
1 chậu, cây hoa hoặc cây rau, đất, xới, 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
Tiết 2:
4. Hoạt động 3: HS thực hành trồng rau, hoa trong chậu.
HS: Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- GV kiểm tra dụng cụ thực hành của HS.
- Nêu yêu cầu thực hành:
HS: Thực hiện các bước trồng cây vào chậu đã chuẩn bị. Mỗi HS trồng 1 cây.
- GV lưu ý HS trồng đúng kỹ thuật để cây không bị nghiêng ngả.
HS: Thực hành trồng cây.
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho những HS trồng cây không đúng kỹ thuật.
5. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
HS: Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS theo những tiêu chuẩn đã nêu.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập trồng cây ở nhà.
Thứ ba ngày 06 tháng 02 năm 2007..
Kể chuyện
Con vịt xấu xí
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
- Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh họa trong SGK kể lại toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp với lời kể điệu bộ, nét mặt 1 cách tự nhiên.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: 
- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. Lắng nghe bạn kể chuyện. 
- Nhận xét đúng lời kể của bạn.	
II. Đồ dùng:
Bốn tranh minh họa truyện đọc SGK, ảnh thiên nga (nếu có).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 
Kiểm tra 1- 2 HS kể lại chuyện giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. GV kể chuyện (2- 3 lần):
- GV kể lần 1.
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 2, kể thêm lần 3.
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập:
a. Sắp xếp lại các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng.
- GV treo 4 tranh minh họa theo thứ tự sai lên bảng.
HS: 1- 2 em đọc yêu cầu của bài tập và tự sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
- 1 số HS phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt kết quả đúng 2- 1- 3 -4.
b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Đọc yêu cầu của bài tập 2, 3, 4.
- Kể theo nhóm.
- Thi kể trước lớp.
+ 1 vài tốp HS thi kể từng đoạn.
+ 1 vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Mỗi HS kể xong đều trả lời câu hỏi.
? Nhà văn An - đéc-xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này
- Khuyên các em phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
? Vì sao đàn vịt con đối xử không tốt với thiên nga
- Vì các bạn vịt thấy hình dáng thiên nga không giống như mình nên bắt nạt hắt hủi thiên nga.
- Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Toán
So sánh hai phân số cùng mẫu số
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.
II. Đồ dùng dạy- học: 
Hình vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV hướng dẫn HS so sánh 2 phân số cùng mẫu số:
VD: So sánh 2 phân số và 
Vẽ đoạn thẳng AB, chia đoạn thẳng AB làm 5 phần bằng nhau.
A
C
D
B
C
? Nhìn vào hình vẽ ta thấy độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB
? Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB
? Nhìn trên hình vẽ so sánh và 
HS: 	AC = AB
	AD = AB
- 	 
=> Nhận xét:
Trong 2 phân số cùng mẫu số:
+ Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
+ Nếu tử số bằng nhau thì 2 phân số đó bằng nhau.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu rồi làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- 4 HS lên bảng chữa bài:
	 và ta thấy < 
	 và ta thấy > 
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
< 1 ;	 < 1	; 	 1
> 1 	 ; 	 > 1	;	> 1
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV và cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng:
	 ; ; ; 
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập ở vở bài tập.
chính tả
sầu riêng
I. Mục tiêu:
	- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài “Sầu riêng”.
	- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn l/n, ut/uc.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe- viết:
HS: 1 em đọc đoạn văn cần viết.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài chính tả, những từ ngữ dễ viết sai.
- Cả lớp theo dõi trong SGK và đọc thầm lại đoạn văn cần viết.
VD: Trổ vào cuối năm, tỏa khắp khu vườn.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc từng câu và viết bài vào vở.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi, chấm bài cho HS.
- Đổi vở cho nhau soát lỗi chính tả.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu.
HS: Cả lớp đọc thầm từng dòng thơ làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- 2, 3 em đọc lại các dòng thơ đã hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. 	Nên bé nào thấy đau!
	Bé òa lên nức nở.
b. 	Con cò lá trúc qua sông.
Bút nghiêng lất phất hạt mưa.
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Cả lớp đọc đoạn văn và làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS lên bảng thi tiếp sức dùng bút gạch những chữ không thích hợp.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 vài HS đọc lại đoạn văn đúng.
- Nắng- trúc xanh- cúc- lóng lánh- nên- vút- náo nức.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Khoa học
âm thanh trong cuộc sống
I. Mục t ...  cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- ở nhiều nơi trong cả nước và xuất khẩu. 
b. HĐ2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo?
- Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
+ Kể tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ?
- Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt.
3. Nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước:
- GV giải thích từ “thủy sản”, “hải sản”.
c. HĐ3: Làm việc theo nhóm hoặc từng cặp.
HS: Các nhóm dựa vào SGK để trả lời câu hỏi:
+ Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thủy sản?
- Vùng biển có nhiều cá tôm, và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Kể tên 1 số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
- Cá tra, cá ba sa, tôm .
+ Thủy sản đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
- ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
=> Bài học (SGK).
HS: 3- 5 em đọc bài học.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
âm thanh trong cuộc sống (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được 1 số loại tiếng ồn.
- Nêu được 1 số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
- Có ý thức thực hiện 1 số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
II. Đồ dùng:
	Tranh ảnh về các loại tiếng ồn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Đọc bài học giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn:
- GV chia nhóm.
HS: Các nhóm quan sát hình 88 SGK bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường và nơi sinh sống.
- Các nhóm báo cáo thảo luận chung cả lớp.
- GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều cho con người gây ra.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống: 
HS: Đọc và quan sát các hình trang 88 SGK và tranh ảnh do các em sưu tầm.
- Thảo luận theo nhóm về tác hại và cách phòng chống tiếng ồn. Trả lời các câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV ghi bảng giúp HS ghi nhận 1 số biện pháp tránh tiếng ồn.
=> Kết luận (như mục “Bạn cần biết”) trang 88 SGK.
HS: 3- 4 em đọc mục “Bạn cần biết”.
4. Hoạt động 3: Nói về các việc nên, không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh:
HS: Các nhóm thảo luận về những việc nên và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà, ở nơi công cộng.
- Các nhóm trình bày, thảo luận chung cả lớp.
- GV nhận xét, bổ sung và cho điểm những nhóm có câu trả lời hay.
5. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Nhảy dây kiểu chụm hai chân
Trò chơi: đi qua cầu
I. Mục tiêu:
	- Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
	- Học trò chơi “Đi qua cầu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm- phương tiện:
	Sân trường, còi, dây.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Tập bài thể dục phát triển chung.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân.
- Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
2. Phần cơ bản: 
 - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
HS: Khởi động các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm 2 chân bật nhảy.
- Tập luyện theo tổ hoặc luân phiên từng nhóm thay nhau tập.
- Cả lớp nhảy dây đồng loạt theo nhịp hô.
- Trò chơi vận động:
+ Học trò chơi “Đi qua cầu”.
+ GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
HS: Chơi thử sau đó chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà.
- Chạy nhẹ nhàng, đứng tại chỗ tập 1 số động tác hồi tĩnh kết hợp hít thở sâu.
Thứ sáu ngày 9 tháng 02 năm 2007..
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục tiêu:
- Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở 1 số đoạn văn mẫu.
- Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
II. Đồ dùng:
Phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy -học:
A. Kiểm tra:
2- 3 em đọc kết quả quan sát một cây em thích trong trường.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập
+ Bài 1:
HS: Hai em nối nhau đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Đoạn tả lá bàng (Đoàn Giỏi)
- Tả rất sinh động, sự thay đổi màu sắc của lá theo thời gian 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
b. Đoạn tả cây sồi (Lép - tôn- xtôi)
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
- Hình ảnh so sánh: Nó như 1 con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Hình ảnh nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ chọn tả bộ phận lá, thân, hay gốc của cây mà em thích.
- Viết đoạn văn.
- 5 - 6 em đọc trước lớp.
- GV nghe, chọn 5 - 6 bài hay nhất để chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết lại bài cho hay.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Củng cố về so sánh hai phân số.
- Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
II. Các hoạt động dạy -học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu.
- 1 HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài:
a. 
b. và 
* Rút gọn: = = 
* Vì < nên < 
c. và => > 
d. và 
* = = 
* Vì < nên < 
+ Bài 2: GV có thể gợi ý các cách:
	Cách 1: Quy đồng.
	Cách 2: So sánh với 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
a. và 
Cách 1: Quy đồng (HS tự làm).
Cách 2: 
Ta có: > 1 ; < 1
Vậy > 
Phần b, c tương tự.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài.
a. Làm theo mẫu.
b. và 
Ta có: > 
 và 
Ta có: > 
=> Nhận xét: Hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
a. 	 < < 
b. Quy đồng mẫu số rồi mới so sánh và xếp theo thứ tự.
	 < < 
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập ở vở bài tập.
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: cái đẹp
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài 2 giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm trao đổi.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm. GV chốt lại:
a. đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, yểu điệu.
b. Thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, lịch sự, tế nhị, tươi tắn, chân thành, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, bộc trực, quả cảm, khảng khái.
+ Bài 2:
- GV đọc yêu cầu của đề bài.
HS: Cả lớp theo dõi làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, tính điểm:
a. Tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, mĩ lệ, diễm lệ, hùng vĩ, kỳ vĩ, hùng tráng, hoành tráng.
b. Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha,
+ Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Nối nhau đặt câu với các từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
- Mỗi em viết vào vở từ 1 đến 2 câu.
- GV nhận xét nhanh câu văn của từng HS.
VD: Chị gái em rất dịu dàng, thùy mị.
Mùa xuân tươi đẹp đã về.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 - 3 HS đọc lại bảng kết quả.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Nhảy dây 
TRò chơi: đi qua cầu
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Trò chơi “Đi qua cầu”. Yêu cầu nắm được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm- phương tiện:
Sân trường, dây, bàn ghế.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi “Kết bạn”.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc.
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB:
- Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Cả lớp đứng theo đội hình kiểm tra 2- 4 hàng.
- Mỗi lần 3- 4 em thực hiện đồng loạt một lượt nhảy.
- Đánh giá theo 3 mức:
	+ Hoàn thành tốt:
	+ Hoàn thành:
	+ Chưa hoàn thành:
đ Nhảy cơ bản đúng động tác từ 6 lần trở lên.
đ Nhảy cơ bản đúng từ 3- 5 lần.
đ Nhảy sai động tác hoặc nhảy < 2 lần.
- Thi xem ai nhảy được nhiều lần nhất.
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Đi qua cầu”.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
HS: Nghe GV phổ biến.
- Cả lớp tiến hành chơi. 
3. Phần kết thúc:
- Chạy chậm thả lỏng tích cực hít thở sâu.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu và nhược điểm của mình trong tuần để có hướng sửa chữa.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung:
	a. Ưu điểm:
	- Một số em có ý thức học tập tương đối tốt, chữ viết đẹp, sạch như: Nguyễn Trang, D Trang,Mạnh, ...
	- Đa số các em ngoan ngoãn, không đánh chửi nhau.
b. Khuyết điểm:
- Một số em hay nghỉ học, ảnh hưởng đến việc học tập.
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa sạch như: Chiến, Ngô Mạnh, thảo, 
2. Phương hướng: 
	Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.
GV thông báo kêt quả chấm vở sạch chữ đẹp tháng 01
Thu nộp các khoản tiền đầy đủ
Tiếp tục bồi dưỡng học sinh khá, phụ đạo học sinh yếu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc