Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 đến tuần 30

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 đến tuần 30

Tập đọc

NGHĨA THẦY TRÒ

I. Mục tiêu:

 - Ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ chép đoạn 1.

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra: ? Học sinh đọc lòng bài thơ Cửa sông

 3. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

doc 114 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày tháng năm 200
Tập đọc
nghĩa thầy trò
I. Mục tiêu:
	- ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chép đoạn 1.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra: ? Học sinh đọc lòng bài thơ Cửa sông
	3. Bài mới:	Giới thiệu bài.
a) Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài.
? Các môn sinh của cụ giáo chu đến nhà thầy để làm gì?
? Tìm những chi tiết cho they học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
? Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ, rồi hỏi.
? Những thành, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
? Em tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào có nội dung tương tự?
? ý nghĩa:
c) Luyện đọc:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn, rèn đọc đúng, đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 học sinh đọc trước lớp.
- Lớp theo dõi.
-  để mừng thọ thầy: thể hiện lòng yêu quý kính trọng thầy- người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
- Từ sáng sớm các môn sinh đã tế trận trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy  theo sau thầy”
- Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy từ thuở vỡ lòng.
- Thầy mời học trò cùng tới thăm một ngời mà thầy mang ơn rất nặng. Thầy chắp tay kính vái cụ đồ  tạ ơn thầy.
- Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy; Kính thầy, yêu bạn 
- Học sinh nối tiếp nêu.
- Học sinh đọc nối tiếp để củng cố.
- Học sinh theo dõi.
- 1 học sinh đọc lại
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
	4. Củng cố: 	- Nội dung bài.
	- Liên hệ - nhận xét.
	5. Dặn dò:	Đọc lại bài.
Toán
Nhân số đo thời gian với một số
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
	- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
	- Học sinh chăm chỉ học Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra: ? Bài tập 4
	3. Bài mới:	Giới thiệu bài.
a) Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
? Học sinh đọc ví dụ 1.
? Học sinh nêu phép tính tương ứng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính- Tính
Kết luận:
Vậy 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
? Ví dụ 2: Học sinh đọc ví dụ 2
? Học sinh nêu phép tính tương ứng.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi.
- Nhận xét kết quả viết gọn hơn. 
(Đổi 75 phút = 1 giờ 15 phút)
- Kết luận: Khi nhân số đo thời gian với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo tong đơn vị đo với số đó. Nếu phân số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
b) Thực hành:
bài 1: ? Học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2: ? Học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên chấm, chữa.
Học sinh đọc đề
1 giờ 10 phút x 3 = ?
3 giờ 15 phút x 5 = ?
- Ta có 75 phút = 1 giờ 15 phút.
Vậy 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút.
- Học sinh nối tiếp nhắc lại.
- Học sinh tự làm, trình bày.
- Học sinh làm cá nhân, đổi vở soát, chữa. 
Thời gian bé Lan ngồi trên đu là:
1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây
Đáp số: 4 phút 15 giây
	4. Củng cố:	- Hệ thống nội dung.
	- Liên hệ – nhận xét.
	5. Dặn dò:	Về học bài.
Lịch sử
chiến thắng “điện biên phủ trên không”
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết từ ngày 18 đến ngày 30/12/1972, để quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.
	- Quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng làm nên một “ĐiệnBbiên Phủ trên không”
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ thành phố Hà Nội.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra: ? Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu Thân 1968 có tác động thế nào đối với nước Mĩ.
	3. Bài mới:	Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội.
? Nêu những điều em biết về máy bay B52?
? Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52?
* Hoạt dộng 2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận.
? Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
? Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?
? Kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
? Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội.
* Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
? Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện BIên phủ trên không?
- Bài học: sgk
2 học sinh đọc.
- Học sinh đọc sgk- suy nghĩ trả lời.
- Máy bay B52 là loại máy bay ném bom hiện địa nhất thời ấy, có thể bay cao 16 km  còn được gọi là “Pháo đài bay”
-  Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta  kí hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ.
- Học sinh thảo luận nhóm- trình bày.
- Cuộc chiến đấu bắt đầu khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972. Kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30/12/1972
- Mĩ dùng máy bay B52  cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe, 
- Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52 , Ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52 và 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.
- Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đạp tan; 81  Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt  “Điện Biên phủ trên không”
- Học sinh trao đổi cặp- trình bày.
-  vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên phủ năm 1954.
- Học sinh nối tiếp đọc
- Học sinh nhẩm thuộc.
	4. Củng cố: 	- Hệ thống nội dung.
	- Liên hệ- nhận xét.	
	5. Dặn dò:	Về học bài.
Kỹ thuật
Lắp xe chở hàng (T2)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết lựa chọn, đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.
	- Lắp được xe chở hàng, đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn luyện tính cẩn then và đảm bảo an toàn khi lắp ghép.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu xe chở hàng.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra: ? Ghi nhớ (T1)
	3. Bài mới:	Giới thiệu bài.
? Học sinh nêu quy trình lắp xe chở hàng.
a) Chọn chi tiết
? Học sinh lưa chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
- Hướng dẫn học sinh lắp từng bộ phận theo đúng quy trình.
c) Lắp ráp xe chở hàng.
- Hướng dẫn học sinh thực hành lắp.
Kết luận: Đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên quan sát, biểu dương.
- Học sinh nối tiếp quy trình
- Học sinh lựa chọn đúng và đủ các chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp theo hướng dẫn sgk (73)
- Học sinh thực hành lắp theo đúng quy trình.
- Giữ trật tự, đảm bảo an toàn khi lắp.
- Lưu ý: Khi lắp sàn ca bin cần chú ý vị trí các lỗ của chữ L, thanh thẳng 7 lỗ.
- Học sinh thao tác lắp ráp:
+ Lắp thành sau, thành bên và mui xe vào thing.
+ Lắp ca bin vào sàn ca bin và thing xe.
+ Lắp các trục  các bánh xe còn lại.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí.
- Bình chọn người có sản phẩm tốt.
	4. Củng cố: 	- Nội dung.
	- Liên hệ- nhận xét.
	5. Dặn dò:	- Về học bài
Thứ ba ngày tháng năm 200
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết viết các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
	- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II. Chuẩn bị:
	- 4 tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
	- Một số dụng cụ để sắm vai diễn kịch: áo dài, khăn quàng cho phu nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Một số học sinh đọc màn kịch: “Xin Thái sư tha cho!” đã được viết lại
	- Bốn học sinh phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trên.
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hoạt động 1: Bài 1
3.3. Hoạt động 2: Bài 2
- Cho lớp đọc thầm toàn bộ bài.
- Cho học sinh tự hình thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 5 em)
- Cho lớp tự bình chọn nhóm soạn kịch hay.
3.4. Hoạt động 3: Bài 3
- Cho từng nhóm học sinh nối tiếp nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
- Đọc yêu cầu bài.
Lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện.
- HS1: Đọc yêu cầu bài 2.
- HS2: Đọc gợi ý về lời đối thoại.
- HS3: Đọc đoạn đối thoại.
+ Trao đổi, viết tiếp lời thoại, hoàn chỉnh đối thoại, hoành chỉnh màn kịch.
+ Đại diện các nhóm (đứng tại chỗ) tiếp nối nhau đọc lời đối thoại 
- Đọc yêu cầu bài 3.
+ Mỗi nhóm tự phân vai; vào vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. Em học sinh làm người dẫn chuyện sẽ giới thiệu tên màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
+ Bình chọn nhóm diễn hay nhất.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
Toán
Chia số đo thời gian với một số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
	- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 	
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
a) Ví dụ 1: Đọc bài 1
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép chia.
b) Ví dụ 2: Nêu ví dụ 2
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép chia.
3.4. Hoạt động 2: Làm bảng
- Gọi 4 học sinnh lên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, cho điểm 
3.4. Hoạt động 3: Làm phiếu cá nhân.
- Phát phiếu cá nhân
- Chấm 10 phiếu.
- Nhận xét.
- Học sinh thực hiện phép tính tương ứng:
42 phút 30 giây : 3 = ?
Vậy 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây
- Học sinh thực hiện phép tính tương ứng:
7 giờ 40 phút : 4 = ?
Vậy 7 giờ 40 phút = 1 giờ 55 phút
Đọc yêu cầu bài 1.
- Đọc yêu cầu bài 2:
Bài giải
Thời gian 1 người thợ làm 3 dụng cụ là:
12 g ... ng bài.
- Nhắc chú ý từ dễ sai.
in-tơ-nét (từ mượn tiếng nước ngoài)
ốt-xtrây-li-a (tên riêng nước ngoài)
Nghị viện thanh niên (tên tổ chức)
- Giáo viên đọc chậm.
- Giáo viên đọc chậm.
- chấm, chữa bài.
3.3. Hoạt động 2: Làm phiếu cá nhân.
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau lên bảng.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- Trao đổi phiếu làm kiểm tra.
3.4. Hoạt động 3: Làm vở
- Học sinh theo dõi trong sgk.
+ Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
- Học sinh đọc thầm bài chính tả.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát lỗi.
- Đọc yêu cầu bài 2.
+ Anh hùng lao động.
+ Anh hùng lực lượng vũ trang.
+ Huân chương Sao vàng.
+ Huân chương Độc lập hạng Ba.
+ Huân chương lao động hạng Nhất.
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất.
- Đọc yêu cầu bài 3.
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b) Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c) Huân chương lao động là huân chương dành cho những tập thể cá nhân lập thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. 
- Chuẩn bị bài sau.
Khoa
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu.
II. Chuẩn bị:
	Thông tin và hình trang 122, 123 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
? Kể tên một số loài thú sinh 1 lứa 1 con và 1 lứa nhiều con.
- Nhận xét, cho điểm.
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
? Hổ sinh con vào mùa nào?
? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
? Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
- Đại diện lên trình bày.
3.3. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi.
? Hươu ăn gì để sống?
? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
? Hươu con mới sinh ra biết làm gì?
- Cho học sinh nối tiếp đứng lên phát biểu.
- Nhận xét, cho điểm.
3.4. Hoạt động 3: Trò chơi:
- 1 nhóm tìm hiểu về hổ, 1 nhóm tìm hiểu về hươu.
- Cách chơi: các nhóm đều học về cách “săn mồi” của hổ hoặc chạy trốn kẻ thù.
- Nhận xét nhóm nào chơi hay hơn.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
+ Vì lúc mới sinh hổ con rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ.
+ Khi hổ con được 2 tháng tuổi.
+ Từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tuổi.
+ Hươu ăn cỏ, lá cây, sống theo bầy, đàn.
+ Đẻ mỗi lứa 1 con
+ Hươu con vừa mới sinh đã biết đi và bú sữa.
“Thú săn mồi và con mồi”
+ Mỗi nhóm cử 1 bạn đóng hổ mẹ và 1 bạn đóng hổ con (Hươu mẹ và hươu con)
+ Còn lại cổ vũ.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn – trò chơi “trao tín gậy”
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai). Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Chơi trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Chuẩn bị:
	- Sân bãi.	
	- Mỗi tổ 3- 5 quả bóng rổ số 5.
	- 3- 4 tín gậy để tổ choc trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài:
- Khởi động:
- Kiểm tra bài cũ.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu của bài.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo hàng dọc.
- Đi vòng tròn, hít thở sâu.
	2. Phần cơ bản: 	
a) Môn thể thao tự chọn.
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng 1 tay (trên vai)
+ Giáo viên quan sát.
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng 2 tay (trước ngực)
+ Giáo viên nêu tên động tác- làm mẫu.
b) Trò chơi “Trao tín gậy”
Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị
Ném bóng
- Học sinh tập theo nhóm 2- 4 học sinh cùng ném bóng vào 1 rổ hay chia tổ tập luyện.
- Học sinh tập theo.
- Học sinh tập luyện theo tổ.
	3. Phần kết thúc:	
- Thả lỏng.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn về nhà tập luyện- tập ném bóng trúng đích.
- Hít thở sâu.
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (T1)
I. Mục tiêu: Học sinh biết:
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
	- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
	- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. Tài liệu và phương tiện: 
	- Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc các cảnh phá rừng.
III. Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ:	3. Bài mới: 
	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (sgk trang 44)
- Giáo viên chi nhóm.	- Học sinh đọc thông tin trong bài.
- Học sinh thảo luận theo nhóm Ư đại diện lên trình bày.
- Lớp bổ xung ý kiến.
- Giáo viên kết luận.
	- Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
* Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 1: Làm cá nhân.	- Học sinh đọc yêu cầu bài.
	- Học sinh làm Ư trình bày và bổ sung.
Kết luận: - Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên.
- TNTN được sử dụng hợp lí là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống mọi người.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
Bài 3: Làm nhóm	- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm.	- Từng nhóm thảo luận.
	- Đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên kết luận:	+ ý kiến (b) (c) là đúng.
	+ ý kiến (a) là sai.
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà học bài.
Tập làm văn
Tả con vật (Kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, học sinh viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh 
II. Tài liệu và phương tiện: 
	Tranh vẽ hoặc ảnh một số con vật.
III. Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới: 
	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
- Giáp viên chép đề lên bảng:
Đề bài:
- Học sinh đọc đề và gợi ý trong sgk.
- Giáo viên nhắc: Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật mà các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
	- Học sinh làm bài.
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Thu bài.
- Nhận xét tiết học.
Toán
phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Học sinh củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải toán.
II. Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
	3. Bài mới: 	
a) Giới thiệu bài.
b) Giảng bài.
- Giáo viên viết phép tính lên bảng Ư hỏi để học sinh trả lời.
- Nêu các tính chất của phép cộng? Và viết công thức tổng quát. 
Bài 1: Làm cá nhân.
	 Tổng
a 	 + b = c
Số hạng
+ Tính chất giao hoán.
+ Tính chất kết hợp.
+ Cộng với O
- Học sinh đọc yêu cầu bài Ư làm
c) 3 x = + = = 
- Nêu cách làm?
Bài 2: Giáo viên chữa một phần.
a) (689 + 875) + 125
 = 689 + (875 + 125)
 = 689 + 1000 = 1689
b) 
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 
 = 5,87 + 4,13 + 28,69
 = 10,0 + 28,69 = 38,69
Bài 3: Làm cá nhân.
a) x + 9,68 = 9,68
 x = 0 (vì 0 + 9,68 = 9,68)
Bài 4: Giáo viên tóm tắt đề và hướng dẫn.
- Học sinh đọc yêu cầu bài Ưlàm cặp đôi.
 581 + (878 + 419)
= (581 + 419) + 878
= 1000 + 878 = 1878
 83,75 + 46,98 + 6,25
= 83,75 + 6,25 = 46,98
= 90,0 + 46,98 = 136,98
- Học sinh đọc yêu cầu bài Ư chữa bài.
b) + x = 
x = 0 (vì = ta có + 0 = = )
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- Học sinh đọc đề bài Ư làm nhóm.
Giải
Mỗi giờ cả 2 vòi cùng chảy được:
 (thể tích bể)
= 50% (thể tích bể)
	Đáp số: 50% thể tích bể.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét.
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà học bài và làm bài.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
	- Hiểu và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh, ảnh, báo,  viết về nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	Kể một đoạn văn của câu chuyện lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện?
	3. Bài mới:	a) Giới thiệu bài:
	b) Giáo viên kể:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
Đề bài: Kể hcuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
- Giáo viên gạch chân những từ trọng tâm.
	- Học sinh yêu cầu đề Ư đọc gợi ý trong sgk.
	- Học sinh đọc thầm ý 1.
- Giáo viên nhắc: Các em nên kể chuyện về những nữ anh hùng hoặc những phụ nữ có tài qua những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài nhà trườn.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- 1 học sinh đọc lại gợi ý 2.
	- Học sinh làm dàn ý nhanh ra nháp.
	- Kể nhóm đôi Ư trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhắc: Kể tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động.
	- Học sinh thi kể trước lớp.
	+ Từng nhóm cử đại diện kể- nêu ý nghĩa câu 
	chuyện.
	+ Lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
	- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Xem đề bài trước.
Sinh hoạt
Vui văn nghệ
I. Mục tiêu:
	- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình, của lớp trong tuần 30 và tổ choc hoạt động văn nghệ cho học sinh.
	- Kích thích học sinh hứng thú học tập.
II. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Sinh hoạt:	
a) Nhận xét ưu khuyết điểm tuần 17.
	- Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động 
	của lớp.
	- Tổ thảo luận và kiểm điểm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và nêu phương hướng tuần 31.
b) Vui văn nghệ:
- Giáo viên cho lớp hát tập thể.
- Chia lớp thành 2 đội Ư thi hátt	- Học sinh thi hát trước lớp.
	- Lớp nhận xét, bình chọn đội hát hay nhất.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị tốt cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26,27,28,29,30.doc