Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 31

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 31

TẬP ĐỌC

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.

3. Thái độ: - Cảm phục một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ HS: Xem trước bài.

 

doc 35 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
17.04
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
Công việc đầu tiên 
Phép trừ 
Ôn tập
Oân tập 
Thứ 3
18.04
L.từ và câu
Toán 
Khoa học 
 MRVT : Nam và nữ
Luyện tập 
Ôn tập: Thực vật, Động vật.
Thứ 4
19.04
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Địa lí 
 Bầm ơi 
Phép nhân 
Oân tập về tả cảnh
Oân tập 
Thứ 5
20.04
Chính tả
Toán
Kể chuyện 
 Ôn tập về quy tắc viết hoa.
Luyện tập 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ 6
21.04
L.từ và câu 
Toán 
 Khoa học
Làm văn 
 Ôn tập về dấu câu (dấư phẩy ).
Phép chia 
Môi trường.
Oân tập tả cảnh (Lập dàn ý, làm văn miệng)
Tiết 61 : TẬP ĐỌC 	
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.
3. Thái độ:	- Cảm phục một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 Giáo viên kiểm tra 2 – 3 bài” Tà áo dài VN”, trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Trong giờ học hôm nay, bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đaọn hồi kí của bà – kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu bài văn.
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó).
Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì?
1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
Vì sao muốn được thoát li?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn.
Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
Út có dám rải truyền đơn không?// 
Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: //
Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! //
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh nhắc: // 
Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. //
Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
v	Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa bài văn.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Chuẩn bị: “Bầm ơi.”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu.
Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn.
Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài.
Học sinh chia đoạn.
1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li)
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh làm việc theo nhóm, nhóm khác báo cáo.
Rải truyền đơn.
Cả lớp đọc thầm lại.
Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Vì út đã quen việc, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng.
Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng.
Nhiều học sinh luyện đọc.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
Bài văn là một đoạn hồi tưởng lại công việc đầu tiên bà Định làm cho cách mạng. Qua bài văn, ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 62 : TẬP ĐỌC 	
BẦM ƠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc diễn cảm, lưu toàn bài.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện tình cảm yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
3. Thái độ: 	- Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem lại bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
32’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc lại bài “Công việc đầu tiên” và trả lời câu hỏi về bài đọc.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Giới thiệu bài mới: “Bầm ơi.”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc cả bài thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng cảm động, trầm lắng – giọng của người con yêu thương mẹ, thầm nói chuyện với mẹ.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Giáo viên : Mùa đông mưa phùn gió bấc – thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa.
Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi 2.
Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?
Yêu cầu học sinh đọc thầm lại cả bài thơ, trả lời câu hỏi: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
Giáo viên yêu cầu học sinh nói nội dung bài thơ.
Giáo viên chốt: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu tình yâu thương con nơi quê nhà.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm bài thơ.
Giọng đọc của bài phải là giọng xúc động, trầm lắng.
Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng các khổ thơ.
Giáo viên đọc mẫu 2 khổ thơ.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên hướng dẫn thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ, đọc trước bài Công việc đầu tiên chuẩn bị cho tiết học mở đầu tuần 30.
Chuẩn bị: Uùt Vịnh
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
Học sinh đọc thầm các từ chú giải sau bài.
1 em đọc lại thành tiếng.
1 học sinh đọc lại cả bài.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh cả lớp trao đổi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ.
Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
Con đi trăm núi ngàn khe.
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Con đi đánh giặc mười năm.
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi).
Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu.
Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con .
Dự kiến: 
Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần tảo, giàu tình yêu thương con.
4 bài thơ ca ngợi người chiến sĩ biết yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm bài thơ, đọc từng khổ, cả bài.
Học sinh thi  ... UNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 153 : TOÁN 	
PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng tính nhẩm, giải bài toán.
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh kĩ năng tính nhân, nhanh chính xác.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, câu hỏi.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
GV nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài: “Phép nhân”.
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Hệ thống các tính chất phép nhân.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên hỏi học sinh trả lời, lớp nhận xét.
Giáo viên ghi bảng.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Học sinh nhắc lại quy tắc nhân phân số, nhân số thập phân.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành.
Bài 2: Tính nhẩm
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10 ; 100 ; 1000 và giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
Bài 3: Tính nhanh
Học sinh đọc đề.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở và sửa bảng lớp.
Bài 4: Giải toán
GV yêu cầu học sinh đọc đề.
v Hoạt động 3: Củng cố.
	5. Tổng kết – dặn dò:
Ôn lại kiến thức nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
Học sinh sửa bài tập 5/ 72.
Học sinh nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Tính chất giao hoán
	a ´ b = b ´ a
Tính chất kết hợp
	(a ´ b) ´ c = a ´ (b ´ c)
Nhân 1 tổng với 1 số
	(a + b) ´ c = a ´ c + b ´ c
Phép nhân có thừa số bằng 1
	1 ´ a = a ´ 1 = a
Phép nhân có thừa số bằng 0
	0 ´ a = a ´ 0 = 0
Hoạt động cá nhân
Học sinh đọc đề.
3 em nhắc lại.
Học sinh thực hành làm bảng con.
Học sinh nhắc lại.
	3,25 ´ 10 = 32,5
	3,25 ´ 0,1 = 0,325
	417,56 ´ 100 = 41756
	417,56 ´ 0,01 = 4,1756
Học sinh vận dụng các tính chất đã học để giải bài tập 3.
a/	2,5 ´ 7,8 ´ 4
	= 	2,5 ´ 4 ´ 7,8
	= 	 10 ´ 7,8 
	= 	 78
b/	8,35 ´ 7,9 + 7,9 ´ 1,7
	= 	7,9 ´ (8,3 + 1,7)
	= 	7,9 ´ 10,0 
	=	 79
Học sinh đọc đề.
Học sinh xác định dạng toán và giải.
	Tổng 2 vận tốc:
	48,5 + 33,5 = 82 (km/giờ)
	Quãng đường AB dài:
	1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
	82 ´ 1,5 = 123 (km)
	ĐS: 123 km
Hoạt động cá nhân
Thi đua giải nhanh.
Tìm x biết: 	x ´ 9,85 = x
	x ´ 7,99 = 7,99
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 154 : TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tìm giá trị của biểu thức và giải bài toán tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kỹ năng tính đúng.
3. Thái độ: 	- Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: Xem trước bài ở nhà, SGK, bảng con.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Phép nhân
3. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: 
Giáo viên yêu cầu ôn lại cách chuyển phép cộng nhiều số hạng giống nhau thành phép nhân.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành.
Bài 1 : 
Bài 2
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các quy tắc thực hiện tính giá trị biểu thức.
Bài 4
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Học sinh nhắc lại công thức chuyển động thuyền.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà ôn lại các kiến thức vừa thực hành.
Chuẩn bị: Phép chia.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh thực hành làm vở.
Học sinh sửa bài.
a/	6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg
	= 	6,75 kg ´ 3 
	= 20,25 kg
b/	7,14 m2 + 7,14 m2 + 7,14 m2 ´ 3
	= 7,14 m2 ´ (2 + 3)
	= 7,14 m2 ´ 5
	= 20,70 m2
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu lại quy tắc.
Thực hành làm vở.
Học sinh nhận xét.
Học sinh đọc đề.
* Vthuyền đi xuôi dòng 
= Vthực của thuyền + Vdòng nước
* Vthuyền đi ngược dòng 
= Vthực của thuyền – Vdòng nước
Giải
Vận tốc thuyền máy đi xuôi dòng:
	22,6 + 2,2 = 24,8 (km/g)
Quãng sông AB dài:
	1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
	24,8 ´ 1,25 = 31 (km)
Hoạt động nhóm
4 nhóm thi đua tiếp sức.
a/	x ´ x = 
	x ´ x = x
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 155 : TOÁN 
PHÉP CHIA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhẩm, trong giải bài toán.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Thẻ từ để học sinh thi đua.
+ HS: Bảng con.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
25’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Sửa bài 4 / SGK.
Giáo viên chấm một số vở
GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài: “Ôn tập về phép chia”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập.
Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
Nêu các tính chất cơ bản của phép chia ? Cho ví dụ.
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính chia (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép chia phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
Bài 3:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
Ở bài này các em đã vận dụng quy tắc nào để tính nhanh?
Yêu cầu học sinh giải vào vở
Bài 4:
Nêu cách làm.
Yêu cầu học sinh nêu tính chất đã vận dụng?
v Hoạt động 2: Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
-	Thi đua ai nhanh hơn?
-	Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm)
Đề bài :
1) 72 : 45 có kết quả là:
A. 1,6	C. 1,006
B. 1,06	D. 16
2) : có kết quả là:
A. 	C. 
B. 	D. 
3) 12 : 0,5 có kết quả là:
A. 6	C. 120
B. 24	D. 240
	5. Tổng kết – dặn dò:
- làm bài 4/ SGK 164
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
Học sinh sửa bài.
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm đôi.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh làm.
Nhận xét.
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải từng bài.
Học sinh trả lời, nhân nhẩm, chia nhẩm.
Học sinh giải + sửa bài.
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Một tổng chia cho 1 số.
Một hiệu chia cho 1 số.
Học sinh nêu.
Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất.
 A
 C
 B
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 62 : KHOA HỌC 
MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Hình thành khái niệm ban đầu về môi trường.
 2. Kĩ năng: 	- Liên hệ thực tế về môi trường địa phương nơi học sinh sống.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Hình vẽ trong SGK trang 128, 129.
HSø: - SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
12’
12’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập: Thực vật, động vật.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Môi trường.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
+ Nhóm 1 và 2: Quan sát hình 1, 2 và trả lời các câu hỏi trang 128 / SGK.
+ Nhóm 3 và 4: Quan sát hình 3, 4 và trả lời các câu hỏi trang 129 /SGK.
Phiếu học tập
Hình
Phân loại môi trường
Các thành phần của môi trường
1
Môi trường rừng
Thực vật, động vật (sống trên cạn và dưới nước)
Đất
Nước
Không khí
Ánh sáng
2
Môi trường hồ nước
Thực vật và động vật sống ở dưới nước.
Nước 
Đất 
Không khí
Ánh sáng
3
Môi trường làng quê
Con người, thực vật, động vật
Nhà cửa, máy móc, các phương tiện giao thông,
Ruộng đất, sông, hồ
Không khí
Ánh sáng
4
Môi trường đô thị
Con người, cây cối
Nhà cao tầng, đường phố, nhà máy, các phương tiện giao thông
Đất
Nước
Không khí
Ánh sáng
Môi trường là gì?
® Giáo viên kết luận:
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này.
 v Hoạt động 2: Thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận.
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy liệt kê các thành phần của môi trường tự nhiên và nhân tạo có ở nơi bạn đang sống.
® Giáo viên kết luận (SGV)
 v Hoạt động 3: Củng cố.
Thế nào là môi trường?
Kể các loại môi trường?
Đọc lại nội dung ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Tài nguyên thiên nhiên”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển làm việc.
Địa diện nhóm trính bày.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
KÍ DUYỆT TUẦN 31:
Khối trưởng 
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 31.doc