Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27 - Trường tiểu học Cái Keo

Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27 - Trường tiểu học Cái Keo

Hoa ngọc lan

TCT: 13 -14

I.Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

 - Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK).

- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài hoa góp phần bảo vệ môi trường.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Hình nhành hoa ngọc lan.

 

doc 29 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27 - Trường tiểu học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thư hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tiết: 1 +2
Môn : Tập đọc
Bài: 
Hoa ngọc lan
TCT: 13 -14
I.Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn,Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
 - Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK).
- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài hoa góp phần bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình nhành hoa ngọc lan.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 1.Ổn dịnh tổ chức	
 2. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 - 3 em đọc lại bài tập đọc
- GV nêu câu hỏi HS trả lời:
 + Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
 + Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?	
- GV nhận xét sửa chữa và cho điểm.
 b. Bài mới
a)Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi tựa bài lên bảng,HS đọc tên bài
 b) Luyện đọc
- GV gắn bảng phụ lên bảng. 
- GV đọc mẫu, đọc diễn cảm.
+ Luyện đọc tiếng và từ khó .
- GV các em đọc nhẩm các tiếng cô gạch chân trong bài .( GV gạch chân các tiếng khó trên bảng)
- GV cho học sinh nối tiếp nhau vừa phân tích vừa đánh vần các tiếng có vần ăm – ăp, tiếng khó .( từ 1, 2 lần )
- GV theo dõi nhận xét sửa sai.
- Các em vừa đọc rất tốt , vậy cô mời cả lớp hãy đọc nhẩm các từ cô gạch chân nhé .
- GV gọi học sinh đọc trơn các từ.
- GV nêu từ và giải thích để HS hiểu:
+ Lấp ló: ló ra rồi lại khuất đi, khi ẩn khi hiện
+ Ngan ngát : mùi hương dễ chịu lan toả ra xa.
 - GV cho học sinh đọc lại từ lần 2
 - GV nhận xét sửa sai .
 * Luyện đọc câu
 + Bài chia làm mấy câu?
 - GV gọi 4 học sinh khá chia câu, đọc trơn từng câu. Đồng thời, GV đánh dấu câu .
- GV hướng dẫn đọc tử khó và đọc mẫu 
Hoa ngọc lan,/ vỏ bạc trắng,/ lá dày,/ lấp ló, / ngan ngát,/ khắp vườn.//
- GV gọi 2 học sinh đọc 1 câu, lần lượt đọc cho hết bài .
- GV theo dõi nhận xét sửa sai. 
- GV gọi học sinh nối tiếp nhau thi đọc câu 
- GV theo dõi nhận xét sửa sai, tuyên dương. 
+ Luyện đọc đoạn cả bài
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- GV đánh dấu doạn 
* Đoạn 1 : Từ “ Ở ngay xanh thẫm .”
* Đoạn 2: Từ “ Hoa lankhắp nhà ”.
* Đoạn 3: Từ “ Vào mùa  tóc em”.
- GV hướng dẫn đọc đoạn khó cách ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm , đấu phẩy .và gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 
- GV theo dõi nhận xét sửa sai. 
- GV gọi 3 HS thi đọc đoạn khó 
- GV đọc mẫu lần hai cả bài
- GV theo dõi nhận xét sửa sai, tuyên dương. 
- GV đọc mẫu lầm hai cả bài và gọi 3HS đọc cá nhân cả bài. 
- GV nhận xét ,sửa sai. 
- GV cho học sinh cả lớp đọc đồng thanh cả bài 
 NGHỈ 5 PHÚT
* Ôn các vần ăm, ăp
 - GV gọi 1 học sinh đọc cả bài và nêu câu hỏi: 
+ T ìm tiếng trong bài có vần ăp?
 - GV gọi HS đọc và phân tích các tiếng có vần ăp vừa tìm được .
 - GV nhận xét sửa sai
 - GV gọi học sinh đọc yêu cầu 2
GV giới thiệu tranh trong sach giáo khoa và hỏi :
+ Trong tranh vận động viên đang làm gì?
- GV nhận xét,rút ra câu mẫu gọi học sinh đọc trơn, tìm tiếng mang vần ăm phân tích , đọc trơn cả câu. 
- GV nhận xét sửa sai .
- GV hướng dẫn học sinh nói câu chứa tiếng có vần ăp tương tự 
- GV cho cả lớp đọc lại cả bài 
+ Qua bài này ta thấy được tình cảm của cô bé đối với cây hoa ngọc lan như thế nào? 
- GV nhận xét giáo dục học sinh 
+ Yêu quý các loài hoa để góp phần bảo vệ môi trường.
+ Những cây hoa rất đẹp chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ.
+ Các em cần học tập cô bé trong bài .
Luyện nói
- GV gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
Từng cặp hoặc bàn trao đổi nhanh về các loài hoa trong tranh, thi nói tên nhanh các loài hoa đó
Cả lớp và GV nhận xét
- GV nêu một số câu hỏi HS thảo luận trả lời.
- Hoa đồng tiền có hương thơm không?
- Hoa hồng thơm như thế nào?
4. Củng cố- Dặn dò
- GV cho HS nhìn SGK đọc to lại cả bài.
* Hoa ngọc lan là loài hoa đẹp vì vậy ta cần phải chăm sóc và bảo vệ
- GV giáo dục hs có ý thức bảo vệ các loài hoa góp phần bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài, xem trước bài: Ai dậy sớm. 
- HS đọc bài : Cái Bống
+ Bống khéo xảy, khéo sàng ..
+ Bống ra gánh đỡ mẹ 
- HS đọc tên bài :Hoa ngọc lan
- HS theo dõi GV đọc mẫu, chú ý cách phát âm của và cách ngắt nghỉ theo dấu câu của GV.
- HS đọc nhẩm : hoa, dày , lấp, ngát, xòe, 
- HS dọc cá nhân – nhóm – đồng thanh (dưới dạng đọc nối tiếp)
- HS đọc nhẩm: hoa lan ,lá dày , lấp ló, ngan ngát, khắp vườn , sáng sáng, xòe ra,..
- HS dọc cá nhân ( nối tiếp )
- HS: đọc nối tiếp cá nhân ,cả lớp.
+ Bài chia làm 4 câu
- HS 1 đoc câu 1
- HS 2 đọc câu 2	 
- HS 3 đọc câu 3
- HS 4 đọc câu 4
- HS dọc cá nhân – nhóm – đồng thanh (dưới dạng đọc nối tiếp)
- HS thi đọc cá nhân từng câu
+ Bài chia làm 3 đoạn
- HS theo dõi.
- HS 1 đọc đoạn 1
- HS 2 đọc đoạn 2	 
- HS 3 đọc đoạn 3
- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc.
- 3 HS đọc cả bài nối tiếp nhau đọc mỗi em đọc một lần .
- HS cả lớp đọc đồng thanh
- 1HS đọc cá nhân
+ tiếng trong bài có vần ăp: khắp
- HS đọc cá nhân ( nối tiếp)
+ Nói câu chứa tiếng có vần: ăm, ăp
+Vận động viên đang đứng ngắm bắn 
- HS đọc cá nhân
+ Bạn học sinh rất ngăn nắp.
- HS cả lớp đồng thanh đọc lại cả bài 
- HS đọc cá nhân nối tiếp 
- HS đọc cá nhân 
- 3 HS thi đọc cá nhân 
- Ta thấy cô bé rất yêu thích cây hoa ngọc 
Lan.
- 3 HS đọc cả bài , cả lớp theo dõi 
- HS đọc : +Nụ hoa lan màu gì?
- Nụ hoa lan xinh xinh trắng ngần.
 + Hương hoa lan thơm như thế nào?
- Hương lan thơm ngát toả khắp vườn, khắp nhà.
- HS : Gọi tên các loại hoa trong hình SGK 
+ Hoa đồng tiền
+ Hoa hồng
+ Hoa râm bụt
+ Hoa đào, hoa sen
- HS thảo luận trả lời
- HS đọc lại bài trong SGK.
Tiết: 3
Môn : Đạo đức
Bài: 
Cảm ơn và xin lỗi ( t2)
TCT: 27
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được khi nào cần nói cảm, ơn xin.
 - Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
* Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
II. Đồ dùng dạy và học.
 - GV và HS vở bài tập đạo đức1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
* Hoạt động I: HD HS làm bài tập 3.
- GV cho HS mở VBT, gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét
- GV Kết luận:
Tình huống 1: Nhặt hộp bút lên và nói lời xin lỗi là phù hợp..
Tình huống 2: Nói lời cảm ơn bạn là cách ứng xử phù hợp.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Hoạt động 2: HD HS đóng vai 
GV chia HS thành nhiều nhóm 2 và nêu yêu cầu:
- Em hãy cùng bạn đóng vai về chủ đề: Cảm ơn - Xin lỗi.
- GV theo dõi và giúp dỡ các nhóm còn lúng túng.
- GV mời các nhóm lên đóng vai trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Bông hoa cảm ơn – Bông hoa xin lỗi
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm một bông hoa và trên các cánh hoa đều có các tình huống khác nhau HS phải lựa chọn các cánh hoa có tình huống phù hợp với nhị hoa ghi lời xin lỗi –cảm ơn. 
- Trong thời gian 2 phút nhóm nào ghép được đúng và nhiều là thắng cuộc.
+ GV yêu cầu HS ghép hoa làm theo nhóm
- GV nhận xét khen nhóm nào làm tốt
* Hoạt động 4: Làm bài tập 6
- GV nêu yêu cầu của bài tập rồi cho HS tự làm bài vào VBT.
- GV gọi HS đọc các từ cần điền vào chỗ chấm.
- GV cùng HS nhận xét, sau đó gọi vài HS đọc lại bài khi đã điền đúng.
GV nêu kết luận chung: 
 Biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” là thể hiện tự trọng mình và trọng người khác.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Khi nào em cần nói lời cảm ơn ?
- GV nêu ý giáo dục HS và nhận xét tiết học.	
- Dặn các em về chuẩn bị cho bài sau: Chào hỏi và tạm biệt.
- HS: Hãy đánh dấu + vào ô trống trước cách ứng xử phù hợp.
HS làm bài tập 3 vào VBT
a) Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất:
- Bỏ đi, không nói gì.
- Chỉ nói lời xin lỗi bạn.
- Nhặt hộp bút lên trả bạn và xin lỗi. +
b) Em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo:
- Em im lặng.
- Nói lời cảm ơn bạn +. 
- HS các nhóm thảo luận và chọn tình huống đóng vai.
- Các nhóm đóng vai trước lớp. 
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm đóng vai hay nhất.
- HS các nhóm chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức
- Cánh nào có tình huống cần nói lời “cảm ơn” thì ghép vào nhị có từ “cảm ơn”, cánh nào có tình huống cần nói lời “xin lỗi” thì ghép vào nhị hoa có lời “xin lỗi”.
- HS làm bài tập 6 vào VBT
+ Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì dù nhỏ
 Cần nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác
- HS : Khi được người khác quan tâm giúp đỡ .
Tiết : 3
Môn : Thủ công
Bài: 
 Cắt, dán hình vuông
TCT: 27
I. MỤC TIÊU
 - HS biết cách kẻ, cắt, dán được hìmh vuông.
 - Kẻ, cắt, dán được hìmh vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dáng tương đối phẳng.
 - HS cắt, dán được hình vuông theo 2 cách.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Hình mẫu, tờ giấy màu có kẻ ô, kéo.
 - HS: Bút chì, thước kẻ,kéo, giấy màu có kẻ ô
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG BÀI DẠY
PHƯƠNG PHÁP
THỜI GIAN
* Hoạt động 1 : 
 GV đính hình vuông mẫu lên bảng và hướng dẫn HS quan sát
 GV gợi ý một số câu hỏi để các em quan sát
+ Hình vuông có mấy cạnh?
Hình vuông có 4 cạnh
+ Độ dài cácc cạnh như thế nào?
4 cạnh dài bằng nhau
* Hoạt động 2: GV thao tác mẫu
 1/ Hướng dẫn cách kẻ hình 
 - GV đính tờ giấy kẻ ô đã chuẩn bị lên bảng
+ Để kẻ được vuông ta phải làm thế nào?
 - Lấy một điếm A trên mặt giấy kẻ ô, từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ ta được điểm D
 - Từ A và D đếm sang phải 5 ô, theo đường kẻ ta được điểm B và C
 - Nối lần lượt các điểm A - >B
B -> C, C - > D, D -> A, ta được hình vuông ABCD
Từ những nhận xét trên vẽ hình vuông có cạnh 5 ô
 2/ GV cắt rời hình vuông ABCD và dán
	Cắt theo các cạnh AB, CD, BC, AD
	Bôi một lớp hồ mỏng và dán, đặt hình cho ngay ngắn, cân đối và dán cho phẳng
3/ Cách kẻ hình vuông đơn giản
	Kẻ 2 hình vuông như trên phải cắt 4 cạnh và thừa nhiều giấy vụn. Nếu như chỉ cắt 2 cạnh mà được hình vuông ta có cách sau, tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình vuông như vậy chỉ cắt 2 cạnh còn lại
- GV hướng dẫn cách lấy điểm A tại một góc tờ giấy
Cách kẻ:
 Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu lấy 1 cạnh 5 ô, và lấy 1 cạnh 5 ô ta được cạnh AB và AD, ...  GV: Bảng phụ ghi các bài tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi 2 em lên bảng làm còn lại làm vào bảng con.
- GV nhận xét cho điểm.
- 2 em lên bảng làm còn lại làm vào bảng con.
Viết số
Năm mươi sáu : 56
Bảy mươi hai : 72
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1
- GV gọi 3 HS nêu yêu cầu bài.
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
Bài 2 
+ Bài tập 2 yêu cầu gì?
+ Để viết đúng số liền trước, số liền sau ta làm thế nào? 
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa
 NGHỈ 5 PHÚT
 Bài 3:
- Bài 3 yêu cầu gì?
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
- Bài 4 yêu cầu gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng nối. 
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
4. Củng cố dặn dò
- GV cho HS đếm lại các số theo thứ tự từ 1 – 100.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
- HS nghe và nhắc lại tựa bài
 Bài 1: Viết số: 
- 3 em lên bảng làm bài.Cả làm vào bảng con.
- Ba mươi ba: 33
- Chín mươi: 90
- Chín mươi chín: 99 
- Năm mươi tám : 58
- Hai mươi mốt: 21
- Sáu mươi sáu: 66
- Một trăm: 100
Bài 2: Viết số: 
- Dựa vào bảng số từ 1 – 100
- 3 em lên bảng làm bài .Cả lớp làm vào vở.
a) - Số liền trước của 62 là: 61
 - Số liền trước của 61 là: 60
 - Số liền trước của 80 là: 79
 - Số liền trước của 79 là: 78
 - Số liền trước của 99 là: 98
 - Số liền trước của 100 là: 99
 b) - Số liền sau của 20 là: 21
 - Số liền sau của 75 là: 76
 - Số liền sau của 38 là: 39
 - Số liền sau của 99 là:100
c)
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
54
55
56
68
69
70
98
99
100
Viết các số từ 50 đến 60
- 3 em lên bảng làm bài .Cả lớp làm vào b/c
50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57,58, 59,60
- Viết các số từ 85 đến 100
85, 86, 87 ,88,89,90,91, 92, 93, 94, 95,96, 97, 98, 99, 100
 Bài 4 Nối các điểm thành 2 hình vuông
* Bài tập 4 dành cho HS khá giỏi.
- 1 HS lên bảng nối, cả lớp theo dõi.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Tiết: 2
Môn : Chính tả (tập chép)
Bài : 
Câu đố
TCT: 6
A. MỤC TIÊU
 - Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng bài nhà câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8 – 10 phút.
 - Điền đúng chữ ch, tr, v, d hoặc gi vào chỗ trống.
 - Bài tập (2), a hoặc b. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép. Bài tập 2a, 2b
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc 1 số từ khó cho HS viét vào bảng con: Rộng rãi, thoang thoảng, khắp vườn.
- GV nhận xét sữa chữa.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng: Tập chép bài. Câu đố.
b. Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV đính bảng phụ lên đọc 1 lần rồi cho 2 HS nối tiếp đọc lại .
+ Trong bài đố về con gì?
- GV cùng HS nhận xét.
- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
- GV cùng HS phân tích, nhận xét và sữa chữa.
- GV cho vài HS nối tiếp đọc lại các từ khó viết.
c. Hướng dẫn HS chép bài.
- GV cho HS mở vở chính tả và hướng dẫn HS cách trình bày tên bài, kẻ lỗi vào vở.
- GV lưu ý HS chữ đầu câu đố phải viết hoa chữ cái đầu câu.
- GV hướng dẫn các em tư thế ngồi viết hợp vệ sinh
- GV tổ chức cho HS chép bài vào vở.
- GV bao quát lớp nhắc nhở giúp đỡ HS.
* GV hướng dẫn HS soát lỗi
- GV lưu ý cho các em : Cầm bút chì trong tay, chuẩn bị chữa bài. GV đọc thong thả chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại GV dừng lại ở những chữ khó viết đánh vần lại tiếng đó. Sau mỗi câu hỏi HS có viết sai chữ nào không, hướng dẫn các em gạch châm chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- GV thu 8-10 vở chấm sữa lỗi chính trên bảng.
 NGHỈ 5 PHÚT
d) HD HS làm bài tập
* Bài 2
- GV cho HS mở SGK quan sát tranh và gọi 1 HS đọc to yêu cầu 2
+ Trong tranh vẽ gì?
- Vậy ta điền chữ gì vào trong từ thi ạy
+ GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV cho HS nhận xét sữa sai.
- Bài b GV hướng dẫn HS tương tự.
- GV cho HS đọc lại bài tập trên.
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét đánh giá chung về sự chuẩn bị , thái đôï học tập của HS.
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Ngôi nhà.
- HS viết vào bảng con: Rộng rãi, thoang thoảng, khắp vườn.
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài: Câu đố.
- 2 HS nối tiếp đọc lại .
- Đố về con ong.
- Suốt ngày, khắp vườn, gây mật.
+ Khắp: Kh + ăp + dấu sắc
+ gây: g + ây
+ Suốt: S + uôt + dấu sắc
 - HS nối tiếp đọc.
- HS mở vở chính tả làm theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe.
- Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngồi lưng phải thẳng, không tì ngực vào bàn, khoảng cách từ mắt đến vở là 25 -> 30cm
- HS chép bài vào vở.
- HS tự kiểm tra.
 Bài 2:
a. Điền âm ch hay tr?
- Các bạn đang thi chạy
- Chữ ch
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Thi chạy
b. Điền chữ v, d hay gi
- Vỏ trứng giỏ cá cặp da
- HS đọc đồng thanh.
- HS nghe.
Tiết : 3
Môn : Tập viết
Bài: 
Tô chữ hoa E , Ê, G
TCT: 25
A. MỤC TIÊU
 - Tô được các chữ hoa E, Ê, G - Viết đúng các vần ăm, ăp, ươn, ương, chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương kiểu chữ viết thường cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ viết sẵn các chữ hoa, các vần
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng đọc cho hs viết các từ sau vào bảng con: C, D, Đ
- GV nhận xét sữa chữa.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng: Tô chữ hoa: 
E, Ê, G
b. Hướng dẫn HS tô chữ hoa.
- GV gắn chữ E mẫu lên bảng và hỏi:
+ Chữ E hoa gồm những nét nào?
+ Chữ E hoa cao mấy đơn vị?
- GV nhận xét và vừa viết vừa nêu quy trình viết. 
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét sữa sai.
- GV gắn chữ Ê lên bảng và hỏi:
+ Chữ hoa E có gì giống và khác với chữ Ê hoa?
- GV nhận xét và hướng dẫn cách tô giống như chữ E sau đó viết thêm dấu mũ của chữ Ê
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét sữa sai.
- GV gắn chữ G hoa lên bảng và hỏi:
+ Chữ G hoa gồm những nét nào?
+ Độ cao cả chữ G hoa thế nào?
- GV nhận xét và nêu quy trình viết
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét và sữa sai.
c. Hướng dẫn viết vần, từ
- GV hướng dẫn HS viết vần ăm, ăp
- GV nhận xét viết mẫu và nêu cách viết.
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sữa sai.
- GV hướng dẫn HS viết các từ còn lại theo quy trình tương tự.
- GV nhận xét sữa chữa.
 NGHỈ 5 PHÚT
d. Hướng dẫn HS tập viết vào vở.
- GV cho HS mở vở tập viết và hướng dẫn HS viết vào vở.
- GV quan sát lớp – giúp đỡ em yếu kém
- GV nhắc nhở khá giỏi giản đều khoảng cách và viết đủ số chữ, dòng quy định.
- GV thu 1 số vở chấm và nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- GV cho HS đọc lại các chữ vừa viết.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về luyện viết lại bài và chuẩn bị bài sau: H, L, K.
-2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ sau vào bảng con:
- C, D, Đ.
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
- HS nêu:
+ Chữ hoa E gồm 1 nét viết liền không nhấc bút.
+ Chữ E cao 2,5 đơn vị
E E E E
- HS viết bảng con: E
- Chữ Ê viết như chữ Ê có thêm dấu mũ
- HS viết bảng 
con: Ê
Ê Ê Ê Ê
- Gồm có nét cong phải và nét khuyết trái.
- Gồm 8 ô
- HS theo dõi
- HS viết bảng con.
Hs viết bảng con G. 
 G G G G
- HS viết bảng con: ăm,chăm học.
ăm chăm học
- HS viết bảng con: ăp, khắp vườn.
 ăp khắp vườn
- HS viết bảng con: ươn, vườn hoa.
ươn vườn hoa
- HS viết bảng con: ương, ngát hương.
ương ngát hương
- HS mở vở tập viết theo dõi.
- HS viết bài vào vở:E, Ê, G mỗi chữ 1 dòng
- Mỗi vần viết 2 lần, mỗi từ viết 1 lần.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- HS nghe.
Tiết: 1
Môn : Toán
Bài: 
 Luyện tập chung
TCT: 108
A. MỤC TIÊU 
 - Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; Biếtø giải bài toán có một phép tính cộng.
 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ để ghi các bài tập
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Luyện tập chung.
b. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1
- GV gọi 2 em nêu yêu cầu bài
- GV gọi HS lên bảng làm bài. 
- GV bao quát giúp đỡ HS.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
* Bài 2
+ Bài 2 yêu cầu gì?
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc các số ghi trên bảng.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Bài 3
- Bài 3 yêu cầu gì?
+ Để điền đúng dấu vào chỏ chấm ta cần làm gì?
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV bao quát giúp đỡ HS.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa
* Bài 4 
- GV cho HS đọc thầm đề toán rồi nêu tóm tắt đề toán 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài yêu cầu gì?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu cây cam và chanh ta làm thế nào?
- GV gọi 1 em lên bảng làm bài.
- GV bao quát giúp đỡ HS.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa
* Bài 5
- Bài yêu cầu gì?
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa
4. Củng cố dặn dò
- GV cho HS đếm lại các số theo thứ tự từ 1 – 100.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào bảng con.
- Viết số
Số liền sau của 79 là 80
Số liền trước của 30 là 29
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
 Bài 1: Viết số 
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 a) Từ 15 đến 25
15, 16, 17, 18, 19 ,20,21, 22, 23, 24, 25
b) Từ 69 đến 79
69,70, 71, 72, 73,74,75,76,77, 78,79,
 Bài 2: Đọc mỗi số sau
- HS nối tiếp nhau đọc các số ghi trên bảng.
35: ba mươi lăm
41: bốn mươi mốt
85: tám mươi lăm 
 69: sáu mươi chín
64: sáu mươi tư
 70: bảy mươi
Bài 3: Điền dấu , = vào chổ chấm.
- Ta cần so sánh 2 số đó với nhau.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.
a. 72 65
	85 > 81	 42 < 76
 45 < 47	 33 < 66
c) 15 = 10 + 4
 16 = 10 + 6
 18 = 15 + 3
Bài 4
Tóm tắt 
Có: 10 cây cam
Có: 8 cây chanh
Có tất cả:.. cây?
- Ta làm tính cộng.
- 1 em lên bảng làm bài, Cả lớp làm vào bảng con.
 Bài giải 
Số cây trong vườn là
 10 + 8 = 18 (cây) 
 Đáp số: 18 cây 
Bài 5: Viết số lớn nhát có 2 chữ số
- 1 em lên bảng làm bài, Cả lớp làm vào bảng con.
Số lớn nhất có 2 chữ số là 99
- HS đếm đồng thanh cả lớp.
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 272012(1).doc