Giáo án các môn khối 1 - Tuần 29, 30

Giáo án các môn khối 1 - Tuần 29, 30

I. Mục tiêu:

 HS đọc trơn toàn bài, phát âm đúng tiếng từ khó.

 Ôn các vần en, oen.

 Hiểu các từ ngữ.

 Nói được vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa.

 HS: Sách giáo khoa.

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Hát “Hòa bình cho bé”

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

 GV gọi 3-4 HS đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về và trả lời câu hỏi.

 Nhận xét.

Hoạt động 3: Bài mới

 GV giới thiệu bài Đầm sen và ghi tựa bài.

 GV đọc mẫu lần 1.

 

doc 41 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 1 - Tuần 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29	“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
	Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”
Thứ hai ngày 02 tháng 04 năm 2007.
TIẾNG VIỆT
Bài: TẬP ĐỌC
ĐẦM SEN
I. Mục tiêu:
HS đọc trơn toàn bài, phát âm đúng tiếng từ khó.
Ôn các vần en, oen.
Hiểu các từ ngữ.
Nói được vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Sách giáo khoa.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Hòa bình cho bé”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
GV gọi 3-4 HS đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về và trả lời câu hỏi.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu bài Đầm sen và ghi tựa bài.
GV đọc mẫu lần 1.
a) Luyện đọc:
Luyện đọc tiếng, từ khó: thanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết.
GV giải nghĩa từ: thanh khiết ( trong xanh ).
Luyện đọc câu: HS đọc từng câu nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài: HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Cá nhân, tổ nhóm, lớp đọc toàn bài.
b) Ôn các vần en, oen:
GV nêu câu hỏi trong sgk.
Câu 1: HS đọc thầm toàn bài và tìm tiếng trong bài có chứa vần en.
Câu 2: HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen.
Câu 3: GV treo tranh minh họa, HS đọc mẫu câu và thi đua nói câu chứa tiếng có vần en, oen.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài và đọc lưu loát
Khởi động: Trò chơi “Cao thấp”.
GV gọi HS đọc sgk, lớp đọc thầm theo và trả lời các câu hỏi:
+ Khi nở hoa sen đẹp như thế nào?
+ Em hãy đọc đoạn văn tả hương sen.
GV đọc diễn cảm, HS đọc thầm.
GV gọi 7-8 HS đọc cả bài. GV uốn nắn, sửa sai.
* Thư giãn: Hát “Đàn gà con”.
Hoạt động 2: Luyện nói
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ( 2 hs/ nhóm ) theo yêu cầu sau:
+ Em hãy nói về hoa sen.
2 - 3 nhóm lên bảng báo cáo. GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Trò chơi: Thi đọc điễn cảm.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100
(cộng không nhớ)
 Mục tiêu:
HS biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100.
Củng cố về giải toán và đo độ dài.
Chuẩn bị:
GV: Que tính.
HS: Sgk, vở bài tập toán.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Bé tập đếm”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng con: Đặt tính rồi tính
	60 + 4	20 + 6
	30 + 2	19 – 9
	17 – 4	12 - 2
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
a) Phép cộng dạng 35 + 24:
GV hướng dẫn HS lấy 35 que tính và xếp 3 bó que tính ở bên trái, 5 que rời ở bên phải.
HS nói, GV viết bảng: Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 5 que rời, viết 5 ở cột đơn vị.
HS lấy 24 que tính tương tự.
HS nhận xét: gộp các bó que tính được 5 bó và 9 que rời.
+ 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
+ 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
+ Þ35 + 24 = 59
GV hướng dẫn HS đặt tính cộng.
b) Phép cộng dạng 35 + 20 và 35 + 2: Tương tự
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS đọc yêu cầu bài.
Làm vào bảng lớp và bảng con.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
HS làm vào vở.
Bài 3: 
HS đọc đề bài, nêu lời giải, phép tính, đáp số.
1 HS lên bảng làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở.
GV chấm, chữa bài.
Bài 4: Đo độ dài của mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo
HS đọc yêu cầu bài.
HS tiến hành đo hai đoạn thẳng AB và MN, nêu số đo của chúng.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán
Nhận xét chung.
---------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Như tiết 1.
II. Chuẩn bị:
GV: Nội dung bài.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”
Hoạt động 2: Kiểm tra
Vì sao cần chào hỏi khi gặp mặt?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
a) Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu bài và làm bài tập.
Chốt: Tranh 1 cần chào hỏi thầy cô giáo, tranh 2 cần tạm biệt khách
b) Bài tập 3:
HS thảo luận theo cặp và báo cáo trước lớp.
Kết luận: Không nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, rạp hát, rạp chiếu bóng trong giờ biểu diễn.
c) Đóng vai theo bài tập 1:
GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các tổ ( tổ 1 và 2 đóng vai tình huống 1, tổ 3 và 4 đóng vai tình huống 2 ).
Các tổ lên đóng vai.
Nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
HS tự liên hệ bản thân.
Nhận xét chung.
Thứ ba ngày 03 tháng 04 năm 2007.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT
I. Mục tiêu:
HS nhớ lại các kiến thức đã học về thực vật và động vật.
HS biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không.
Có ý thức bảo vệ cây cối và con vật yêu thích.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Tranh ảnh về động vật và thực vật.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Em hãy nêu tác hại của con muỗi.
Em diệt trừ muỗi như thế nào?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
a) Làm việc với mẫu vật và tranh ảnh
GV chia lớp thành 4 nhóm. 
Mỗi nhóm dán các tranh ảnh vào giấy khổ to và thảo luận: Nêu tên từng cây và từng con vật mà nhóm em sưu tầm được, tìm ra sự giống nhau (khác nhau) giữa các cây; giữa các con vật.
Đại diện các nhóm lên báo cáo.
GV chốt: Có nhiều loại cây (nhiều loại động vật), chúng khác nhau về hình dạng, kích thước Các loại cây đều có rễ, thân, lá, hoa. Các loài động vật đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
b) Trò chơi “Đố bạn cây gì, con gì?”
GV hướng dẫn cách chơi.
GV cho HS chơi thử.
GV tổ chức thi đua giữa các tổ, đại diện tổ nào đoán ra nhanh nhất sẽ thắng.
Nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của một số con vật”.
Nhận xét chung.
-------------------------------------------------------
TẬP VIẾT
Bài: TÔ CHỮ HOA L
I. Mục tiêu:
HS biết tô các chữ hoa L.
HS viết vần oan, oat và từ ngoan ngoãn, đoạt giải – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đưa bút theo đúng qui trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu ghi trên bảng phụ.
HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Quả”
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
GV chấm một số vở tập viết của HS.
Bảng con: hiếu thảo, yêu mến.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết
a) Hướng dẫn tô chữ hoa
HS quan sát chữ L mẫu trên bảng phụ.
GV hướng dẫn HS về số lượng và kiểu nét, qui trình viết.
HS viết bảng con.
b) Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng
HS đọc các vần và từ ứng dụng.
HS quan sát GV viết mẫu.
Viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Một con vịt”.
* Viết vở:
GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Viết lại một số từ còn xấu.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: CHÍNH TẢ
HOA SEN
I. Mục tiêu:
HS chép lại chính xác, không mắc lỗi, trình bày đúng bài ca dao.
Làm đúng các bài tập chính tả.
Nhớ qui tắc chính tả: gh + e, ê, i.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: Sgk.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Dài ngắn”
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV gọi 4 HS lên bảng làm bài tập trong vở bài tập tiếng việt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép
GV treo bảng phụ viết sẵn bài chính tả.
2, 3 HS đọc trơn bài, lớp đọc thầm.
GV chỉ cho HS những tiếng dễ viết sai.
Viết bảng con.
GV hướng dẫn HS viết chính tả vào vở.
GV đọc lại để HS chữa bài.
GV sửa chữa một số từ phổ biến.
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
* Thư giãn: Hát “Tập tầm vông”.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập
Điền en hoặc oen: GV tổ chức cho HS lên bảng thi làm đúng, làm nhanh.
HS làm lại bài vào vở.
Điền chữ g hoặc gh: tương tự.
Ghi nhớ: gh + e, ê, i.
Hoạt động 5: Củng cố
GV tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
Nhận xét.
---------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Củng cố về làm tính cộng trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính.
Tập tính nhẩm và bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
Củng cố về giải toán và đo độ dài đoạn thẳng.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: Sgk, vở bài tập toán.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”
Hoạt động 2: Bài cũ
Tính nhẩm: 
	34 + 13 =	16 + 22 =
	45 + 31 =	85 + 4 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
HS làm vào bảng lớp và bảng con.
Bài 2: Tính nhẩm
GV tổ chức chơi trò chơi Tiếp sức.
Bài 3: 
HS đọc đề bài, nêu lời giải, phép tính, đáp số.
1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
GV chấm, chữa bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV tổ chức thi đua giải bài 4.
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
Thứ tư ngày 04 tháng 04 năm 2007.
THỂ DỤC
Bài: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Làm quen với trò chơi Chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu biết tham gia trò chơi ở mức nhất định.
Làm quen với trò chơi Kéo cưa lừa xẻ. Yêu cầu biết tham gia trò chơi ở mức ban đầu.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Chạy nhẹ nhàng.
Đi thường theo vòng tròn.
2. Phần cơ bản:
Ôn bài thể dục ( 3-4 lần ).
Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
Chuyền cầu theo nhóm 2 người: HS tập hợp 2-4 hàng dọc, quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một cách nhau 1,5m-3m. Trong hàng người nọ cách người kia tối thiểu 1m. GV giải thích cách chơi, HS chơi theo nhóm.
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp 2-4.
Hệ thống bài.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
5 phút
25 phút
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x x x x
x x x x x
x x x x x
U
-------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: TẬP ĐỌC
MỜI VÀO
I. Mục tiêu:
HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ ngữ khó.
Ôn các vần ong, oong.
Hiểu từ ngữ và nội dung bài.
Biết nói tự nhiên về con vật, sự vật em yêu thích.
Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Sách giáo khoa.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Tìm bạn thân”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
GV gọi 5-6 HS đọc sgk và trả lời câu hỏi.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu bài Mời vào và ghi tựa bài.
GV đọc mẫu lần 1.
a) Luyện đọc:
Luyện đọc tiếng, từ khó: kiễng chân, sửa soạn, buồm thuyền.
Luyện đọc câu: HS đọc từng câu nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài: HS đọc từng khổ thơ nối t ...  xóa dần bảng.
GV gọi 5-6 HS thi đua đọc thuộc cả bài. 
* Thư giãn: Hát “Bầu trời xanh”.
Hoạt động 2: Luyện nói
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ( 1 bàn / nhóm ) theo yêu cầu sau:
+ Vì sao em thích đi học?
2-3 nhóm lên bảng báo cáo. GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Trò chơi: Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ 
I. Mục tiêu:
HS làm quen với đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ.
Nhận biết một tuần có 7 ngày.
Biết gọi tên các ngày trong tuần.
Biết đọc thứ, ngày, tháng, năm trên lịch.
II. Chuẩn bị:
GV: Quyển lịch.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Bé tập đếm”.
Hoạt động 2: Bài cũ
Bảng lớp và bảng con: Đặt tính rồi tính
	70 + 29	99 – 81
	33 + 35	89 – 9
	40 + 6	78 - 70
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu quyển lịch bóc hàng ngày và hỏi: Hôm nay là thứ mấy?
HS quan sát tranh trong sgk.
GV giới thiệu các ngày trong tuần. HS nhắc lại.
GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi: Hôm nay là ngày bao nhiêu?
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: 
HS trả lời câu hỏi và làm bài vào vở.
Bài 2: 
GV cho HS xem tờ lịch của ngày hôm nay để HS điền những thông tin còn thiếu vào chỗ trống.
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 3: 
HS đọc yêu cầu bài.
Làm miệng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Về nhà làm bài vào vở bài tập toán.
Nhận xét chung.
Thứ năm ngày 12 tháng 04 năm 2007.
THỦ CÔNG
Bài: CẮT DÁN HÌNH HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN 
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS biết cách cắt nan giấy.
HS cắt được nan giấy và dán thành hàng rào.
II. Chuẩn bị:
GV: Mẫu các nan giấy và hàng rào.
HS: Giấy vở, sách thực hành thủ công.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Con muỗi”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV chấm một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn quan sát, nhận xét
GV cho HS quan sát các nan giấy để nhận ra:
Cạnh của nan giấy là đường thẳng cách đều.
Hàng rào được dán bởi các nan giấy.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kẻ, cắt hàng rào
Lật mặt trái kẻ theo các đường kẻ để có hai đường thẳng cách đều.
Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều rộng 1ô, dài 6 ô.
Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều rộng 1 ô, dài 9 ô
Thực hành cắt các nan giấy.
HS quan sát GV thực hiện.
HS thực hành làm nháp trong giấy vở.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Về nhà tập kẻ, cắt, dán hàng rào.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: CHÍNH TẢ
MÈO CON ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
HS chép lại chính xác, không mắc lỗi 8 dòng đầu bài thơ. 
Làm đúng các bài tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: SGK.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Con thỏ”
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV kiểm tra vở một số HS.
GV gọi 4 HS lên bảng làm bài tập trong vở bài tập tiếng việt.
Nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép
GV treo bảng phụ viết sẵn bài chính tả.
2, 3 HS đọc trơn bài, lớp đọc thầm.
GV chỉ cho HS những tiếng, từ dễ viết sai: buồn bực, kiếm cớ, cừu, be toáng.
HS viết bảng con.
GV hướng dẫn HS viết đoạn chính tả vào vở.
GV đọc lại để HS chữa bài.
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV chấm một số bài.
* Thư giãn: Hát “Quê hương tươi đẹp”.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập
HS đọc yêu cầu bài 2a
GV tổ chức chơi trò chơi thi đua giữa 2 dãy lớp.
HS làm lại bài vào vở.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 5: Củng cố
GV tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
Về nhà làm bài 2b.
Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài: CỘNG TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
I . Mục tiêu:
Củng cố kĩ năng cộng trừ trong phạm vi 100.
Rèn kĩ năng làm tính nhẩm.
Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa hai phép tính cộng trừ.
II . Chuẩn bị:
GV: Bài tập ghi sẵn trên bảng phụ.
HS: Vở bài tập toán.
III . Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Con cò bé bé”
Hoạt động 2: Kiểm tra
Một tuần có mấy ngày?
Bài toán: Lan nghỉ học một tuần. Cô giáo cho Lan nghỉ thêm 1 ngày nữa. Hỏi Lan được nghỉ bao nhiêu ngày?
GV gọi 2 HS lên bảng làm.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
GV tổ chức thi đua giữa 3 nhóm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
HS làm bảng lớp và bảng con.
Bài 3: 
HS đọc yêu cầu bài, nêu tóm tắt, lời giải, phép tính, đáp số.
HS làm bài vào vở.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài 4.
Nhận xét chung.
-------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: ÔN BÀI HÁT
ĐI TỚI TRƯỜNG 
I. Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Biết hát và kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
GV: Nội dung bài.
HS: Động tác phụ họa.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Mây, mưa, gió, bão”
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV mời cá nhân, tổ hát bài Đi tới trường.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
Ôn tập bài Đi tới trường
Cả lớp cùng hát 2-3 lần.
GV hát mẫu những tiếng hát luyến láy, HS hát theo.
HS hát nối tiếp theo nhóm.
Hát kết hợp vỗ tay.
Hát kết hợp vận đông phụ họa
Cá nhân hát và vận động phụ họa.
Từng nhóm thi đua hát
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Thi hát nối tiếp giữa các nhóm.
Nhận xét chung.
----------------------------------------------
TẬP VIẾT
Bài: TÔ CHỮ HOA P
I. Mục tiêu:
HS biết tô các chữ hoa P.
HS viết các ưu, ươu, con cừu, ốc bươu – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đưa bút theo đúng qui trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu ghi trên bảng phụ.
HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Tôi bảo”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
Bảng con: chải chuốt, cuộc thi.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết
a) Hướng dẫn tô chữ hoa
HS quan sát chữ P mẫu trên bảng phụ.
GV hướng dẫn HS về số lượng và kiểu nét, qui trình viết.
HS viết bảng con.
b) Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng
HS đọc các vần và từ ứng dụng.
HS quan sát GV viết mẫu.
Viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Tập tầm vông”.
* Viết vở:
GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Viết lại một số từ còn xấu.
Nhận xét chung.
Thứ sáu ngày 13 tháng 04 năm 2007.
MĨ THUẬT
Bài: XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I . Mục tiêu:
HS làm quen với tranh vẽ thiếu nhi.
Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc của tranh.
Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
II . Chuẩn bị:
HS: Tranh mẫu.
HS: Vở tập vẽ, bút màu.
III . Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Con cò”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu 
GV giới thiệu tranh để nhận ra cảnh sinh hoạt gia đình, cảnh sinh hoạt phố phường.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS xem tranh
GV giới thiệu để HS nhận ra:
+ Đề tài của tranh.
+ Hình ảnh trong tranh.
+ Cách sắp xếp hình vẽ.
+ Màu sắc trong tranh.
GV gợi ý cho HS tìm ra hình ảnh chính và hình ảnh phụ; màu sắc chính.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Động viên, khuyến khích HS có ý kiến nhận xét trên tranh.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: TẬP ĐỌC
NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục tiêu:
HS đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, từ khó.
Ôn các vần ut, uc.
Hiểu được nội dung bài: Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc, thái độ giúp đỡ hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Sách giáo khoa.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Sò bò cò”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
3 - 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mèo con đi học và trả lời câu hỏi trong sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu bài Người bạn tốt và ghi tựa bài.
GV đọc mẫu lần 1.
a) Luyện đọc:
Luyện đọc tiếng, từ khó: liền, sửa lại, nắm, ngượng nghịu.
Ghép từ: ngượng nghịu.
Luyện đọc câu: HS đọc từng câu nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài: HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Cá nhân, tổ nhóm, lớp đọc toàn bài.
b) Ôn các vần uc, ut:
HS nêu yêu cầu trong sgk.
Câu 1: HS đọc thầm toàn bài và thi đua tìm tiếng trong bài có chứa vần uc, ut.
Câu 2: HS quan sát tranh và đọc câu mẫu trong sgk. HS thảo luận theo bàn để đặt câu có tiếng chứa vần ut, uc.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài 
Khởi động: Trò chơi “Con muỗi”.
GV gọi HS đọc từng đoạn trong sgk, lớp đọc thầm theo và trả lời các câu hỏi:
+ Hà hỏi ai mượn bút? Ai đã giúp Hà?
+ Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp?
+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
GV đọc diễn cảm, HS đọc thầm.
GV gọi cá nhân, tổ, nhóm, lớp đọc bài. GV uốn nắn, sửa sai.
Hoạt động 2: Luyện nói
GV nêu yêu cầu luyện nói.
+ Kể về người bạn tốt của em.
HS luyện nói theo cặp.
HS báo báo trước lớp, nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Thi đua đọc diễn cảm giữa các tổ.
Nhận xét chung.
-------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: KỂ CHUYỆN
SÓI VÀ SÓC
I . Mục tiêu:
HS nghe kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
HS nhận ra Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
II . Chuẩn bị:
HS: Tranh minh họa.
HS: Sgk.
III . Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Cao thấp”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV gọi 2-3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Niềm vui bất ngờ.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu truyện Sói và Sóc
a) GV kể truyện
GV kể lần 1 với giọng diễn cảm.
GV kể lần 2, 3 kèm tranh minh họa.
b) Hướng dẫn HS kể truyện theo tranh
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Câu hỏi dưới tranh 1 là gì?
Đại diện mỗi tổ lên bảng kể tranh 1.
Các tranh còn lại GV hướng dẫn tương tự.
GV chia nhóm (4 nhóm) đóng vai. Mỗi nhóm tự phân vai: người dẫn truyện, Sói và Sóc.
Các nhóm lên bảng đóng vai, lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện
Sói và Sóc ai là người thông minh?
Hãy nêu một việc chứng tỏ sự thông minh đó.
Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Về nhà tập kể nhiều lần.
Nhận xét chung.
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29-30.doc