Giáo án các môn khối 1 - Tuần 32

Giáo án các môn khối 1 - Tuần 32

I.MỤC TIÊU

- HS biết ăn uống đủ lượng đủ chất, sinh hoạt điều độ, mang lại sức khoẻ tốt

- HS có thói quen giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống tốt.

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ snh cá nhân

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tranh minh hoạ bài học,

- Câu chuyện “ Một ngày của bé”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 39 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 1 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 1 TUẦN 32
Thứ ngày
Môn
Bài dạy
Thứ hai
24/4
Đao đức
Tập đọc
Toán
 Vệ sinh cá nhân –Vệ sinh răng miệng
 Cây bàng
Luyện tập chung
Thứ ba
25/4
Chính tả
Tập viết 
Thủ công
Toán
 Cây bàng 
Tô chữ U-Ư
Cắt dán ngôi nhà ( T 1)
Kiểm tra
Thứ tư
26/4
 Tập đọc
Toán
Đi học
Luyện tập chung
Thứ năm
27/4
Chính tả
Tập viết
Hát nhạc 
Toán
 Đi học
Tô chữ hoa V
Năm ngón tay ngoan - tiếp theo 
Oân tập : các số đến 10
Thứ sáu
28/4
Tập đọc
Kể truyện
TN- X H
H Đ N G
 Nói dối hại thân
Cô chủ không biết quý tình bạn
Gió
An toàn giao thông bài 4
Thứ hai ngày 24 tháng 4 năm 2006
Đạo đức
Bài :VỆ SINH CÁ NHÂN- VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I.MỤC TIÊU
HS biết ăn uống đủ lượng đủ chất, sinh hoạt điều độ, mang lại sức khoẻ tốt 
HS có thói quen giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống tốt.
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ snh cá nhân
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Tranh minh hoạ bài học, 
Câu chuyện “ Một ngày của bé”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1/Bài cũ
3-5’
* Nêu câu hỏi cho học sinh trả lời 
- Cây và hoa có ích lợi gì trong cuộc sống?
- Em đã thực hiện bảo vệ cây và hoa nơi công cộng như thế nào?
GV nhận xét bài cũ
* HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
- Cây và hoa có ích lợi làm cảnh ,để ngắm , cho hương thơm, cho bóng mát 
- Không bẻ cành ,hái hoa ,tưới nước nhổ cỏ 
- Lắng nghe 
2/ Bài mới
Hoạt động 1 
Kể chuyện : “Một ngày vủa bé” 
3-5’
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm nêu những việc vệ sinh ăn uống hằng ngaắy-20’
* GV giới thiệu bài “ Vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân”
- GV kể chuyện : “ Một ngày của bé” cho HS nghe
- Cho cả lớp thảo luận
- Buổi sáng bé thức dậy lúc mấy giờ?
-Hãy kể những việc làm của bé sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng?
- Sau khi đi vệ sinh bé đã làm gì?
- Tại sao sau khi đi vệ sinh bé phải rửa tay bằng xà phòng với nước sạch ?
- Buổi sáng bé ăn những thức ăn gì?
- Khi đến trường bé mặc như thế nào?
- Nhớ lời cô dặn, sau khi chơi, trước khi ăn bé đã làm gì?
- Tại sao nền nhà sạch mà bé vẫn đi dép?
-Hãy kể những thức ăn vào buổi trưa của bé?
-Buổi chiều bé ăn những thức ăn gì?
-Sau khi ăn xong, bé đã làm gì?
- Buổi tối bé đi ngủ lúc mấy giờ?
- GV kết luận
 Sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, trước khi ăn ta phải rửa tay
Sáng ngủ dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ phải đánh răng
Phải ăn uống điều độ đủ lượng, đủ chất để cơ thể phát triển tốt
 - Lắng nghe
- Nghe nắm bắt câu chuyện
- HS thảo luận cả lớp
- Lúc 6 giờ
- Bé đi vệ sinh, đánh răng rửa mặt, ăn sáng
- Bé - Rửa tay thật sạch với xà phòng 
- Để diệt vi trùng
- Bánh mì ốp la, uống sữa
- Bé tươm tất trong bộ đồng phục đến trường
- Rửa tay sạch trước khi ăn
- Tránh không cho giun sán vào cơ thể bé
- Cơm dẻo, cá chiên, rau muống luộc
- Cơm dẻo, thịt kho tàu, tô canh súp 
- Bé đánh răng
- Lúc 9 giờ
- Lắng nghe
3/Củng cố dặn dò
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Chúng ta hãy thực hiện tốt những điều đã học về vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân để cơ thể chúng ta mau lớn khoẻ mạnh, tránh được các bệnh tật đáng tiếc sảy ra cho chúng ta 
Nhận xét tiết học 
* Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống 
- HS lắng nghe vể thực hiện cho đúng 
Tập đọc
Bài :CÂY BÀNG
I.MỤC TIÊU
1 :Đọc :
HS đọc đúng nhanh được cả bài “ Cây bàng”. 
Luyện đọc đúng các từ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít
Luyện đọc các câu có nhiều dấu phẩy, tập ngắt hơi cho đúng
2. Ôn các vần oang, oac
Tìm được tiếng trong bài có vần oang
Tìm được tiếng ngoài bài có vần oang, oac
Nói được câu chứa tiếng có vần oang hoặc oac
3. Hiểu :
Hiểu được các từ ngữ trong bài
Hiểu được nội dung bài: Cây bàng rất thân thiết đối với mỗi HS. Mỗi mừa cây bảng có một đặc điểm riêng. Mùa đông cành khẳng khiu, trơ trụi. Mùa xuân, lộc non xanh mơn mởn. Mùa hè, tán lá xanh um. Mùa thu quả chín vàng
4. HS chủ động nói theo đề tài: kể tên những cây trồng ở sân trường em
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk
bộ chữ, bảng phụ, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ
3-5’
* Gọi 2 HS đọc bài “Sau cơn mưa” và trả lời câu hỏi
-HS đọc đoạn 1 và lên bảng viết: râm bụt, nhởn nhơ
-HS đọc doạn 2 và lên bảng viết: quây quanh, vườn
-Yêu cầu HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi: Sau trận mưa rào, muôn vật thay đổi như thế nào?
- GV nhận xét cho điểm
* HS lên bảng đọc bài , lớp theo dõi kiểm tra, nhận xét bạn
 - Cả lớp viết bảng con
 - Sau trận mưa rào, muôn vật đều sáng rực lên trong ánh mặt trời
- Lắng nghe.
2/Bài mới
a) Giới thiệu bài
1-2’
Hoạt động 1 Hướng dẫn HS luyện đọc 1-2’
Hoạt động 2 HD HS luyện đọc các tiếng từ
5-7’
Hoạt động 3 Luyện đọc câu5-7’
Hoạt động 4
Luyện đọc đoạn bài 
5-7’
* Thi đọc cả bài
5-7’
Hoạt động 5
 Ôn các vần 
8-10’
 Tiết 1
* GV giới thiệu tranh và hỏi:Bức tranh vẽ cảnh gì?
 - Sau đó giới thiệu bài tập đọc hôm nay ta học là bài 
“ Cây bàng”
* GV đọc mẫu lần 1
- Chú ý giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ đúng 
* GV ghi các từ : sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít
- Cho HS phân tích các tiếng khó
- Trong bài này, những từ nào em chưa hiểu?
- GV kết hợp giảng từ: 
* Cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng câu trong bài. Chú ý ngắt hơi khi có dấu phẩy
-GV nhận xét
* Cho HS đọc theo đoạn 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. 
GV nhận xét cho điểm
* Cho HS thi đọc giữa các tổ. HS chấm điểm
- GV nhận xét các tổ
* Tìm tiếng trong bài có vần oang, ?
- Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần oang ,oac
- Cho HS tìm và nói câu chứa tiếng có vần oang hoặc oac
- Gọi HS đọc câu mẫu trong sgk
- Cho HS nêu câu mới, các tổ khác nhận xét
- Nhận xét tiết học 
 * Cây bàng
- Lắng nghe
* Lắng nghe biết cách đọc.
* 3 đến 5 HS đọc bài
Cả lớp đồng thanh
- Những học sinh phát âm chưa chuẩn.
- HS ghép chữ khó hiểu
- HS nhắc lại nghĩa các từ
* HS luyện đọc câu 2 em đọc một câu nối tiếp.
- Lắng nghe
* 3 HS đọc 1 đoạn nối tiếp cho đến hết
- 3 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh
* Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm
- HS đọc thi đọc , HS chấm điểm
- HS thi đua đọc cả bài theo nhóm, theo bàn
- Lắng nghe.
* Tiếng : khoảng ,
- HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần oang hoặc oac viết bảng con.
- HS thảo luận trong nhóm và thi tìm câu mới
- 4-6 em , cả lớp đọc đồng thanh.
- Đại diện các tổ nêu ,lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
 Hoạt động 1 Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc
8-10’
Hoạt động 2
Cho thi đọc.
8-10’
Hoạt động 3 
Luyện nói: Ngôi nhà em mơ ước
8-10’
Tiết 2
HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau
-Vào mùa đông, cây bàng thay đổi như thế nào?
-Vào mùa xuân, cây bàng thay đổi như thế nào?
-Vào mùa hè, cây bàng có đặc điểm gì?
-Vào mùa thu, cây bàng có đặc điểm gì?
* Cho thi đọc lại toàn bài 
- GV nhận xét cho điểm
 * 1 HS nêu yêu cầu phần luyện nói
- Cho HS quan sát sân trường và luyện nói theo gợi ý sau: Đó là cây gì? Cây có đặc điểm gì? Ích lợi của nó
- Cho HS các nhóm luyện nói trước lớp
- Nhận xét phần luyện nói
- Cả lớp đọc thầm
- 2-3 HS đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi
 -Vào mùa đông, cây bàng vươn dài những cành khẳng khyu ,trụi lá 
-Vào mùa xuân,cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn
- Vào mùa hè những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường
- Vào mùa thu từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá 
* Đọc theo dãy mỗi em một câu nối tiêp1
- 3 em thi đọc một đoạn
- 3 em đọc lại toàn bài.
- Lắng nghe
* HS quan sát tranh ,thảo luận thực hành luyên nói theo mẫu 
- Quan sát theo yêu cầu.Ví dụ Cây bàng ,cây phượng ,cây hoa sữa 
- Thân cây cao ,to ,cứng ,tán lá rộng
Cây cho bóng mát ,cho hoa 
- Lần lượt từng đại diện lên luyện nói trước lớp
- lắng nghe.
 3/ Củng cố dặn dò
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Cho HS đọc lại toàn bài 
- Cây bàng có những đặc điểm gì?
- Dặn HS về đọc lại bài ở nhà 
- Chuẩn bị bài “ Đi học”
Nhận xét tiết học, khen những HS có tiến bộ
* Hồ Gươm
- 2-3 em đọc
- Thân cây cao to ,tán lá rộng 
- HS lắng nghe nhận xét.
- Nghe về nhà thực hiện.
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100
Rèn kĩ năng làm tính nhẩm
Củng cố kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng và làm phép tính với các số đo độ dài
Củng cố kĩ năng đọc đúng giờ trên đồng hồ
II. ĐỒ DÙNG
Mặt đồng hồ có kim dài, kim ngắn
Thước kẻ, bảng phụ...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 1/ Bài cũ
3-5,
* Gọi 4 – 5 HS đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ 
Mỗi em nói một giờ khác nhau
Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét cho điểm
-HS theo dõi và nhận xét bạn
- Nêu theo đồng hồ giáo viên chỉnh trên đồng hồ
- Lắng nghe
2/Bài mới
Giới thiệu bài
Luyện tập
Hoạt động 1:
 Bài 1
Làm bảng con
 6-7’ 
Hoạt động 2:
 Bài 2
làm  ...  nghịch nước bẩn lại lười tắm rửa
-Vì Nếp cũng lười tắm rửa như Gạo
-Không đúng vì như vậy làm ô nhiễm môi trường
-Vì ăn quà vặt ở dọc đường, ăn dưa hấu bị ruồi bu vào
- Mỗi bạn đã có 1 chiếc khăn riêng, luôn ăn mặc sạch sẽ, mang giày dép luôn
	Thường xuyên tắm rửa, rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi. Biết uống nước đun sôi. Aên thức ăn tươi sạch và luôn được đậy kĩ
Củng cố dặn dò
Hôm nay học bài gì?
Chúng ta phải làm gì để tránh bị tiêu chảy?
Để giữ gìn cơ thể sạch sẽ chúng ta phải làm gì?
Dặn HS về nhà nhớ thực hiện tốt các điều mà ta đã học
Nhận xét tiết học 
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
MĨ THUẬT: tiết 32
 Bài : 	VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN VÁY ÁO
I. MỤC TIÊU. 
Giúp HS nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm
Biết cách vẽ đường diềm trên váy áo
Vẽ được đường diềm trên váy áo và tô màu theo ý thích
II. CHUẨN BỊ 
GV: chuẩn bị một số đồ vật thổ cẩm như : áo, khăn, túi, có trang trí đường diềm
HS: vở vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
GV kiểm tra dụng cụ học tập của các em
Nhận xét sự chuẩn bị của HS
Nêu ưu khuyết của bài trước để HS rút kinh nghiệm
HS lấy dụng cụ ra để kiểm tra
Bài mới
HS quan sát nhận xét
Hướng dẫn HS cách vẽ
HS thực hành
Củng cố dặn dò
 GV giới thiệu bài “ Vẽ đường diềm trên váy áo”
GV cho HS xem một số đồ vật đã chuẩn bị sẵn và hỏi
Đường diềm được trang trí ở đâu?
Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy thêm đẹp hơn không?
=>Như vậy đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí quần, áo, váy và trang phục của các dân tộc miền núi
Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm
Vẽ hình: Chia khoảng, cố qắng chia cho đều. Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau
Vẽ màu: Vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu nền khác với màu hình. Hình giống nhau tô màu giống nhau
HS nêu yêu cầu của bài thực hành 
HS thực hành vẽ hình
GV theo dõi uốn nắn HS yếu. Gợi ý cho HS tìm màu theo ý thích, không gò ép HS theo ý mình
HS bình chọn bài vẽ đẹp
HD HS nhận xét về hình vẽ và cách sắp xếp bố cục. Nhận xét về màu sắc và cách vẽ màu
GV nhận xét đánh giá chung tiết học
Tuyên dương một số em làm bài tốt
HD HS chuẩn bị bài sau. Quan sát các loại hoa
HS quan sát tranh và nhận xét
HS lắng nghe cô hướng dẫn
HS thực hành vẽ vào vở
Tự nhiên xã hội :tiết 32
 Bài :	TRỜI NÓNG- TRỜI RÉT
 I. MỤC TIÊU
HS nhận biết được trời nóng hay trời rét
Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng, trời rét
Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết nóng hoặc lạnh
 II. CHUẨN BỊ 
Các hình ảnh trong bài 33 sgk, 
Một số đồ dùng phù hợp với thời tiết nóng, lạnh
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ 
GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
Dựa vào những dấu hiệu nào để biết được trời lặng gió hay có gió?
HS dưới lớp nhận xét bạn trả lời
GV nhận xét, cho điểm
HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
Bài mới 
 Giới thiệu
Hôm nay chúng ta học bài : “Trời nóng, trời rétù” để biết thêm hiện tượng thời tiết này
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Quan sát tranh và làm việc với các tranh sưu tầm
MĐ: HS phân biệt được các tranh ảnh mô tả trời nóng và trời rét. Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét
Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện
GV chia lớp thành 4 nhóm
Yêu cầu các nhóm phân loại tranh ảnh mà các em sưu tầm được về trời nóng và trời rét
Mỗi HS nêu lên 1 dấu hiệu của trời nóng ( vừa nói vừa chỉ vào tranh )
Đại diện các nhóm lên giới thiệu trước lớp
Các nhóm khác bổ sung
GV cho cả lớp thảo luận
Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng hoặc trời rét?
Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng hay bớt lạnh
GV kết luận: Trời nóng quá thường thấy người bức bối, toát mồ hôi. Người ta thường mặc áo ngắn tay, màu sáng, để làm cho bớt nóng. Dùng quạt và dùng máy điều hoàđể làm giảm nhiệt độ trong phòng
	Trời rét làm chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai ốc. Người ta cần mặc nhiều quần áo, màu sẫm để chống lạnh. Những nơi rét quá phải dùng lò sưởi hoặc máy điều hoà
HS thảo luận theo nhóm
HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
HS lắng nghe
Hoạt động 2
Trò chơi “ Trời nóng, trời rét”
MĐ: HS hình thành thói quen ăn mặc phù hợp thời tiết
GV nêu cách chơi
	Một bạn hô “Trời nóng” các bạn khác nhanh chóng cầm tấm bìa có vẽ trang phục và các đồ dùng phù hợp khi trời nóng
	Khi bạn hô “ Trời rét” ta cũng làm tương tự như với trời nóng
	Ai nhanh sẽ thắng cuộc
GV cho HS chơi theo nhóm
HS thảo luận câu hỏi:
Tại sao chúng ta phải ăn mặc phù hợp với thời tiết?
GV kết luận:
	Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể, phòng chống được một số bệnh như cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, viêm phổi, nhức đầu ...
HS làm việc cá nhân
Củng cố dặn dò
Hôm nay học bài gì?
Cho HS chơi trò chơi để củng cố các kiến thức
Nhận xét tiết học . Tuyên dương tổ nhanh nhẹn
HD HS học bài ở nhà
HS đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk
Làm bài tập
HS chơi trò chơi
Bài soạn lớp 1
THỂ DỤC:tiết 32
Bài: 	BÀI THỂ DỤC TRÒ CHƠI 
I. MỤC TIÊU
Ôn bài thể dục . Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác
Tiếp tục ôn trò chơi “Tâng cầu” theo nhóm hai người. Yêu cầu nâng cao thành tích
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 
Dọn vệ sinh trường, nơi tập. Quả cầu để chuyền
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng VĐ
Phương pháp tổ chức 
Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu
 Đứng vỗ tay và hát
 Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông
 Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
1 => 2 phút
1 phút
1 phút
1 lần
1 phút
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x
x x x x
Chuyển vòng tròn
Phần cơ bản
Ôn bài thể dục : 
Lần 1: GV hô nhịp, không làm mẫu
	HS thực hành theo nhịp hô
	GV chú ý sửa sai cho các em
Lần 2: cán sự hô
	Thi đua xem tổ nào thuộc bài và làm 	động tác chính xác nhất
Trò chơi chuyền cầu theo nhóm 2 người
 Cho HS thi đua chuyền cầu giữa các nhóm với nhau. Đôi nào chuyền, cầu không rơi xuống đất là thắng cuộc
Nhóm cử cá nhân thi tài xem ai giỏi nhất lớp về chuyền cầu
GV theo dõi, uốn nắn sửa sai
HS chơi trò chơi khoảng 8 phút
5- 7 phút
vài lần
8 đến 10 phút
Tập hợp hàng ngang
x x x x 
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x 
x x x x 
x x x x 
Phần kết thúc
Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng và hát
Tập động tác điều hoà của bài thể dục
Chơi trò chơi
GV cùng HS hệ thống lại bài học
Nhận xét tiết học
Giao bài tập về nhà
1 phút
2 x 8 nhịp
1 phút
1 phút
 X 
x x x x x x x 
x x x x x x x 
x x x x x x x
x x x x x x x
MĨ THUẬT
Bài :VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN VÁY ÁO
I. MỤC TIÊU. 
Giúp HS nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm
Biết cách vẽ đường diềm trên váy áo
Vẽ được đường diềm trên váy áo và tô màu theo ý thích
II. CHUẨN BỊ 
GV: chuẩn bị một số đồ vật thổ cẩm như : áo, khăn, túi, có trang trí đường diềm
HS: vở vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A – Kiểm tra bài cũ :
3 -4’
* GV kiểm tra dụng cụ học tập của các em
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS
Nêu ưu khuyết của bài trước để HS rút kinh nghiệm
* HS lấy dụng cụ ra để kiểm tra
* Lắng nghe rút kinh nghiệm
B- Bài mới :
* Giới thiệu bài:
2 – 3’
 Hoạt động 1:
 HS quan sát nhận xét
5-6’
Hoạt động 2:
 Hướng dẫn HS cách vẽ
5-6’
Hoạt động 3:
 HS thực hành
15’
C- Củng cố – dặn dò 
3 -4 ‘
 GV giới thiệu bài “ Vẽ đường diềm trên váy áo”
- GV cho HS xem một số đồ vật đã chuẩn bị sẵn và hỏi
Đường diềm được trang trí ở đâu?
Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy thêm đẹp hơn không?
=>Như vậy đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí quần, áo, váy và trang phục của các dân tộc miền núi
* Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm
Vẽ hình: Chia khoảng, cố qắng chia cho đều. Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau
Vẽ màu: Vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu nền khác với màu hình. Hình giống nhau tô màu giống nhau
* Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài thực hành 
- Yêu HS thực hành vẽ hình
- GV theo dõi uốn nắn HS yếu. Gợi ý cho HS tìm màu theo ý thích, không gò ép HS theo ý mình
* DH HS bình chọn bài vẽ đẹp
HD HS nhận xét về hình vẽ và cách sắp xếp bố cục. Nhận xét về màu sắc và cách vẽ màu
- GV nhận xét đánh giá chung tiết học
Tuyên dương một số em làm bài tốt
- HD HS chuẩn bị bài sau. Quan sát các loại hoa
- HS quan sát tranh và nhận xét
-Đường diềm được trang trí ở áo váy ,
Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy thêm đẹp hơn rất nhiều
- Lắng nghe
* HS lắng nghe cô hướng dẫn
* Vẽ trang trí đường diềm
- HS thực hành vẽ vào vở
- Thực hành theo ý thích chọn màu để tô 
* Chọn ra trong nhóm bạn vẽ đẹp nhất thi trước lớp 
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
- Nghe để thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docmuoi 32.doc