Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 12

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 12

I.Mục tiêu:

-Đọc được en, ên, lá sen, con nhện; từ và câu ứng dụng

-Viết được en, ên, lá sen, con nhện.

-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề :Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.

-HSKG nói từ 4-5 câu theo chủ đề

II. Đồ dùng dạy - học:

GV: Tranh vẽ minh hoạ từ khoá, bộ đồ dùng TV.

HS: Bộ đồ dùng học TV 1.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ :

HS viết và đọc các từ: Ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn.

2 HS đọc bài trong SGK.

B. Bài mới :

Tiết 1

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi bảng. HS nhắc lại.

2. Dạy vần

en

 

doc 21 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1202Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12
 Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2009
 Học vần: bài 47 en, ên 
I.Mục tiêu:
-Đọc được en, ên, lá sen, con nhện; từ và câu ứng dụng
-Viết được en, ên, lá sen, con nhện.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề :Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
-HSKG nói từ 4-5 câu theo chủ đề
II. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Tranh vẽ minh hoạ từ khoá, bộ đồ dùng TV. 
HS: Bộ đồ dùng học TV 1. 
III. Các hoạt động dạy - học: 	
A. Kiểm tra bài cũ : 
HS viết và đọc các từ: Ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn. 
2 HS đọc bài trong SGK. 
B. Bài mới : 
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi bảng. HS nhắc lại. 
2. Dạy vần
en
 * Nhận diện vần: 
 GV giới thiệu ghi bảng: en. HS nhắc lại: en. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 + Vần en được tạo nên từ âm nào? (e và n)
 + Vần en và on giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều kết thúc bằng n
 Khác nhau: vần en bắt đầu bằng e)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: en. HS phát âm: en. 
*Đánh vần và đọc tiếng từ: 
HS phân tích vần en (e đứng trước âm n đứng saue). HS đánh vần: e - n -en (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: en (cá nhân; nhóm). 
 + Có vần en muốn có tiếng sen ta làm thế nào? (thêm âm s). HS nêu. 
GV ghi bảng: sen. HS ghép tiếng: sen. HS phân tích tiếng: sen (âm s đứng trước vần en đứng sau). 
HS đánh vần: sờ - en - sen (cá nhân; nhóm ; cả lớp). HS đọc: sen (cá nhân; nhóm ; cả lớp). 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (lá sen)
 GVgiới thiệu và ghi từ: lá sen. HS đọc: lá sen (cá nhân; nhóm ; cả lớp). 
HS đọc: en - sen - lá sen. 
+ Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. 
ên
Quy trình tương tự vần: ên
Lưu ý ên được tạo nên từ ê và n
HS so sánh vần ên với vần en: 
 *Vần ên và vần en giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: kết thúc bằng n
Khác nhau: ên bắt đầu bằng ê)
 *Đánh vần: ê - n - ên, nhờ - ên - nhên - nặng - nhện; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. 
Giải lao
3.Luyện viết: 
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: en, ên, lá sen, con nhện. 
HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
C. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: áo len, khen ngợi. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm ; cả lớp). 
Tiết 2
4. Luyện tập 
 a. Luyện đọc: 
 *HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. 
 *HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
 *Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (vẽ con dế mèn)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nhà dế mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà sên thì ở ngay trên tàu lá. 
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
 b. Luyện viết: 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài. 
c. Luyện nói 
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. 
HS đọc tên bài luyện nói. HS quan sát tranh. 
GV gợi ý: 
 + Trong tranh vẽ gì?
 + Trong lớp ngồi bên phải em là bạn nào?
 + Khi ra xếp hàng đứng trước em là ai? Đứng sau em là ai?
 + Em viết bằng tay nào?
 HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét. 
 5. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS yếu về đọc, viết lại vần, tiếng mới. HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau
Toán
LUYệN TậP CHUNG
I.MụC TIÊU:
-Thực hiện được phép cộng, phép trừ đã học;phép cộng với số o; phép trừ với số o. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ
-Làm bài1; bài2(cột1); bài3(cột1,2); bài4
II. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC CHủ YếU:
A.Kiểm tra bài cũ: 
 Bài cũ học bài gì? ( Luyện tập) 1HS trả lời.
 Làm bài tập 3:(Điền dấu , = ) (1 HS nêu yêu cầu).
 4 + 1  4 ; 5 - 1  0 ; 3 + 0  3
 4 + 1  5 ; 5 - 4  2 ; 3 - 0  3
(3 HS viết bảng lớp - cả lớp làm bảng con). GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 B. Bài mới:
 GV
 HS 
1. Giới thiệu bài trực tiếp 
2.Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
 +Mục tiêu:
Củng cố phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.
+Cách tiến hành :
 *Bài tập1: HS làm vở Toán.
GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2(cột 1): Cả lớp làm vở Toán.
 HD HS làm bài, chẳng hạn:3+1+1=, ta tính 3+1= 4 trước, sau đó lấy 4+1= 5, viết 5 sau dấu =,vậy ta có 3+1+1=5.
GV nhận xét bài làm của HS.
*Bài 3(cột 1,3):Làm bảng con.
Hướng dẫn HS nêu cách làm
 GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 4:Cho HS hoạt dộng nhóm
: Ghép bìa cài.
HD HS nêu cách làm bài: 
Đội nào nêu nhiều bài toán và giải đúng phép tính ứng với bài toán, đội đó thắng.
GV nhận xét thi đua của hai đội.
3. Củng cố, dặn dò: 
 -Vừa học bài gì?
 -Xem lại các bài tập đã làm . Làm vở Bài tập Toán.
 -Chuẩn bị: Giấy, bút để làm bài kiểm tra.
-Nhận xét tuyên dương.
Đọc yêu cầu bài1:” Tính”.
HS làm bài,rồi đổi phiếu để chữa bài: HS đọc kết quả của phép tính vừa làm được.
4+1=5; 5-2=3; 2+0=2; 3-2=1; 1-1= 0
2+3=5, 5-3=2 , 4-2=2, 2-0=2; 4-1=3
-1HS đọc yêu cầu:”Tính”.
1HS làm bài ở bảng lớp, cả lớp làm vở toán rồi đổi vở để chữa bài, HS đọc KQ vừa làm được:
3+1+1 =5
5- 2 -2 =1
1HS đọc yêu cầu bài 3:”điền số”.
HS tự làm bài và chữa bài, đọc KQ vừa làm được.
HS đọc yêu cầu bài 4:” Viết phép tính thích hợp”.
HS nhìn tranh vẽ nêu từng bài toán rồi ghép phép tính ứng với tình huống trong tranh.
HS làm bài, chữa bài.Đọc các phép tính: a, 2 + 2 = 4.
 b, 4 - 1 = 3.
2 HS đại diện 2 đội lên bảng lớp ghép bìa cài, cả lớp ghép bìa cài.
Trả lời (Luyện tập chung ).
Lắng nghe.
ĐạO ĐứC
Bài 6: NGHIÊM TRANG KHI CHàO Cờ
I.Mục tiêu:
-Biết được tên nước, nhận biết Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam
-Nêu được :Khi chào cờ cần bỏ mũ nón , đứng nghiêm ,mắt nhìn Quốc kì.
-Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
-Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ Quốc Việt Nam.
-Biết :Nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ Quốc Việt Nam.
-Biết:Nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu Tổ Quốc Việt Nam
II.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 
- Nêu những việc thường làm vệ sinh cá nhân hàng ngày
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (
2,Các hoạt động
a-HĐ1: Tìm hiểu quốc kì, quốc ca và tên nước 
Kết luận: Lá cờ Tổ Quốc hay quốc kì tượng trưng cho đất nước Việt Nam, có màu đỏ ở giữa có ngôi sao năm cánh
b-Hoạt động 2: Hướng dẫn tư thế đứng chào cờ 
MT: -Nêu được :Khi chào cờ cần bỏ mũ nón , đứng nghiêm , mắt nhìn Quốc kì.
-Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
Kết luận: -Khi chào cờ, các em phải đứng nghiêm, thẳng, tay bỏ thẳng, mắt nhìn lá cờ, không nói chuyện không làm việc riêng
 -Biết :Nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ Quốc Việt Nam.
Nghỉ giải lao 
c-Hoạt động 3: Học sinh tập chào cờ
MT: Biết được ý nghĩa của chào cờ
Kết luận: Giáo viên khen ngợi học sinh thực hiện tốt
C.Củng cố – dặn dò:
HS: Trả lời 
HS+GV: Nhận xét, đánh giá
GV: Giới thiệu trực tiếp
GV: Treo quốc kì một cách trang trọng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Các em đã từng thấy lá cờ Tổ Quốc ở đâu? Lá cờ Việt Nam có màu gì? Ngôi sao ở giữa có màu gì? Mấy cánh? 
HS: Quan sát và trả lời
GV: Giới thiệu tên nước và quốc ca, cho học sinh hát quốc ca
GV: Giới thiệu việc chào cờ thông qua đàm thoại ngắn
Đầu buổi học thứ hai hàng tuần nhà trường thường tổ chức học sinh làm gì? Khi chào cờ, em đứng như thế nào?
GV: Làm mẫu
HS: Quan sát
GV: Cho học sinh quan sát tranh (về Học sinh có tư thế nghiêm trang chào cờ)
H: Nhận xét
HS nêu: Khi chào cờ cần bỏ mũ nón , đứng nghiêm ,mắt nhìn Quốc kì.
GV: Gọi 2 học sinh lên thực hiện 
HS: Quan sát (cả lớp)
HS+GV: Nhận xét, sửa cho học sinh
GV: Kết luận
GV: Nhận xét giờ học
- Nhắc nhở học sinh cần thực hiện tốt khi chào cờ
 Học vần: Ôn bài 47 en, ên 
I.Mục tiêu:
-Đọc được: ên, ên ,các từ ứng dụng ,câu ứng dụng có chữa vần en, ên
-Viết được:en, ên, cái kèn, rón rén, kén chọn, màu đen, đến chơi, con hến 
 II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc: en, ên, cái kèn, rón rén, kén chọn, màu đen, đến chơi, con hến,bên trên, cây nến
GV ghi bảng: : HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết : en, ên, cái kèn, rón rén, kén chọn, màu đen, đến chơi, con hến 
HS viết ở vở ô ly:
 4.Làm bài tập ở VBT 
5.Củng cố dặn dò:nhận xétgiờ học và HD học ở nhà
 Toán :Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
 -Thực hiện được phép cộng, phép trừ đã học;phép cộng với số o; phép trừ với số o. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ
II.Các hoạt đọng dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện tập:
Bài 1:
Làm bài 2 ở sách giáo khoa trang 65(cột 2, 3)
Bài 2:Tính
2+2+0= 3-2-1=
4-1-2= 5-3-2=
4-0+1= 2+2-3=
Bài 3:
Làm bài 95 ở sách toán hay và khó trang 24
Bài 4:
Làm bài 96 ở sách toán hay và khó trang 24
3. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học và HD học 
 Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2009
 Học vần: Bài 48: in, un 
I. Mục tiêu: 
-HS đọc: in, un, đèn pin, con giun; từ và đoạn thơ ứng dụng 
-Viết được: in, un, đèn pin, con giun;
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Nói lời xin lỗi. 
-HSKG nói từ 3-5 câu theo chủ đề
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bộ đồ dùng học TV 1.
 III. Các hoạt động dạy - học: 
 A. Kiểm tra bài cũ : 
HS viết và đọc các từ: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà. 
2 HS đọc bài trong SGK. 
 B. Bài mới : 
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi bảng. HS nhắc lại. 
b. Dạy vần
in
*. Nhận diện vần: 
 GV giới thiệu ghi bảng: in. HS nhắc lại: in. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 + Vần in được tạo nên từ âm nào? (i và n)
 + Vần in và ên giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều kết thúc bằng n
 Khác nhau: Vần in bắt đầu bằng i)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: in. HS phát âm: in. 
*Đánh vần và đọc tiếng từ: 
 HS phân tích vần in (i đứng trước âm n đứng sau). HS đánh vần: i - n - in (cá n ... 
- Tranh vẽ nhà sàn, ở vùng miền núi .HSTL
- HS tiến hành quan sát.
- Phòng khách
- Nhà các em có những đồ dùng khác như:
HSTL
 Học vần: Ôn bài 48:in, un 
I.Mục tiêu:
-Đọc được: in, un, các từ ứng dụng ,câu ứng dụng có chữa vần in, un
-Viết được:in, un, dây tun, áo thun, màu mun, bản tin, số chín, nhắn tin, 
 II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc: 
-GV ghi bảng: in, un, dây tun, áo thun, màu mun, bản tin, số chín, nhắn tin kín đáo, tín vật 
- HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết :
- in, un, dây tun, áo thun, màu mun, bản tin, số chín, nhắn tin
HS viết ở vở ô ly:
 4.Làm bài tập ở VBT 
5.Củng cố dặn dò:nhận xétgiờ học và HD học ở nhà
 Toán :Luyện tập
I. Mục tiêu : 
 -Thuộc bảng cộng , biết làm tính cộng trong phạm vi 6 :biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ
II.Các hoạt đọng dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện tập:
Bài 1:Tính
2+2= 1+5= 6+0=
4+2= 5+1= 0+6=
2+4= 3+3= 3+2=
Bài 2:Tính
2+2+0= 3+2+1=
3+1+2= 1+3-2=
4-0+1= 2+2-3=
Bài 3:
Làm bài 121 ở sách toán hay và khó trang 28
Bài 4:
Làm bài 123ở sách toán hay và khó trang 28
3. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học và HD học ở nhà
 Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2009
 Nghỉ đi thi bóng chuyền
 Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2009
 Học vần: Bài 50: uôn, ươn 
I. Mục tiêu:
-Được uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai; từ và câu ứng dụng
-Viết được : ươn, chuồn chuồn, vươn vai
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề :Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào
-HSKG nói từ 4-5 câu theo chủ đề
II. Đồ dùng dạy học 
 Bộ đồ dùng học TV 1. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
 A. Kiểm tra bài cũ : 
HS viết và đọc các từ: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui. 
2 HS đọc bài trong SGK. 2 
B. Bài mới
Tiết 1
 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi bảng. HS nhắc lại. 
 2. Dạy vần
uôn
 *. Nhận diện vần
GV giới thiệu ghi bảng: uôn. HS nhắc lại: uôn. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 + Vần uôn được tạo nên từ âm nào? (uô và n)
 + Vần uôn và ôn giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều kết thúc bằng n
 Khác nhau: vần uôn bắt đầu bằng uô)
 GVphát âm và hướng dẫn cách phát âm: uôn. HS phát âm: uôn. 
*. Đánh vần và đọc tiếng từ: 
 HS phân tích vần uôn (uô đứng trước âm n đứng sau). HS đánh vần: uô - n - uôn (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: uôn (cá nhân; nhóm). 
 + Có vần uôn muốn có tiếng chuồn ta làm thế nào? (thêm âm ch dấu huyền)
HS nêu. GV ghi bảng: chuồn. HS ghép tiếng: chuồn. HS phân tích tiếng: chuồn (âm ch đứng trước vần uôn đứng sau dấu huyền trên ô) 
HS đánh vần: chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn (cá nhân; nhóm ; cả lớp). HS đọc: chuồn (cá nhân; nhóm cả lớp). 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ con gì? chuồn chuồn)
 GVgiới thiệu và ghi từ: chuồn chuồn. HS đọc: chuồn chuồn (cá nhân; nhóm ; cả lớp). 
HS đọcH: uôn - chuồn - chuồn chuồn. 
 + Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. 
ươn
 Quy trình tương tự vần: uôn
 Lưu ý ươn được tạo nên từ ươ và n
HS so sánh vần ươn với vần uôn: 
 *Vần ươn và vần uôn giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Kết thúc bằng n
 Khác nhau: ươn bắt đầu bằng ươ)
 *Đánh vần: ươ - n - ươn, vờ - ươn - vươn; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. 
Giải lao
*Luyện viết: 
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai. 
HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
c. Đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng lên bảng: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: con lươn, cuộn dây. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm ; cả lớp). 
Tiết 2
 3. Luyện tập: 
 a. Luyện đọc: 
 *HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. 
 *HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
 *Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (một giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn đang bay lượn)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. 
 HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
 b. Luyện viết: 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài. 
c. Luyện nóic: 
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Chuồn chuồn, chấu chấu, cào cào. 
HS đọc tên bài luyện. HS quan sát tranh. 
GV gợi ý: 
 + Tranh vẽ những con gì?
 + Em biết những loại chuồn chuồn nào?
 + Bắt được chuồn chuồn em thường làm gì?
 + Em đã trông thấy cào cào, châu chấu chưa?
 4. Củng cố, dặn dò: 3'
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS yếu về đọc, viết vần, tiếng mới. HS khá, giỏi về đọc lại cả bài, chuẩn bị bài sau. 
 Toán :Luyện tập
I. Mục tiêu :
-Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 6, biết làm tính trừ trong phạm vi 6 
-Củng cố cách đếm hình tam giác
II.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện tập:
Bài 1:Tính
 6 6 6 6
 2 0 4 1
Bài 2:Tính
3+1+2= 6-3-1= 
6-1-3= 6-2-2= 
6-5-1= 6-0-4=
Bài 3:
Làm bài 3(dòng 2)ở sách giáo khoa trang 67
Bài 4:
Làm bài 46 ở sách toán nâng cao trang 15
 3. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học và HD học ở nhà
 Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2000
Thể dục:Bài 13: Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản trò chơi
A- Mục tiêu:
-Biết cách thực hiện tư thế cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đướng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
-Biết cách đứng kiếng gót , hai tay chống hông,đứng đưa một chân ra trước ,hai tay chống hông. -Bước đầu thực hiện được đứng một chân ra sau (mũi bàn chân chạm đất), hai tay giơ cao thẳng hướng.
-Làm quen với trò chơI (động tác chuyển bóng có thể chưa đúng)
Lưu ý :Động tác đứng đưa một chân về sau (mũi bàn chân chạm mặt đất ), hai tay giơ lên cao có thể không sát mang tai nhưng phải thẳng hướng 
B- Địa điểm - Phương tiện: 
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
C- Các hoạt động cơ bản: 
Phần nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I- Phần mở đầu:
1- Nhận lớp: - KT cơ sở vật chất
	- Diểm danh
4-5p'
x x x x
x x x x
(GV) ĐHNL
- Phổ biến nội dung yêu cầu.
2- Khởi động:
3 - 5m
- Chạy nhẹ nhàng
30-50m
- Thành 1 hàng dọc
- Giậm chân tại chỗ hát và vỗ tay.
+ Ôn phối hợp.
2x4 nhịp
Lớp trưởng điều khiển
- Đứng đưa 2 tay lên cao
II- Phần cơ bản:
+ Đứng đưa hai tay ra trước,đứng đưa hai tay dang ngang
x x x x
 x x x x
3-5m (GV) ĐHTL
22-25P'
+ Đứng kiếng gót, hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông
+ Đứng đưa 1 chân ra sau hai tay giơ lên caothẳng hướng
- GV làm mẫu
- HS tập đồng loạt sau khi GV đã làm mẫu
- GV quan sát, sửa sai
+ Trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức
III- Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh: Vỗ tay và hát
- Nhận xét giờ học
(khen, nhắc nhở, giao bài D
- Xuống lớp
4-6P'
4-5P'
 x x x x
 x x x x ĐHTC
(GV)
x x x x
 x x x x ĐHXL
(GV)
 Học vần: Bài 51:Ôn tập 
I.Mục tiêu: 
-đọc được các vần có kết thúc bằng n, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.
-Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụngtừ bài 44 đến bài 51
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :Chia phần
-HSKG kể được2-3 đoạn truyện theo tranh
III. Các hoạt động dạy - học: 
 A. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết, đọc: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn. 
HS đọc SGK. 
 B. Bài mới: Tiết 1 
1.Giới thiệu bài: 
HS nêu các vần mới học có kết thúc bằng . GV ghi tên bài lên bảng. 
GV treo bảng ôn. HS kiểm tra, bổ sung. 
2.Ôn tập: 
GV đọc âm, HS chỉ chữ. 
HS chỉ chữ và đọc âm. 
 *. Dạy đọc, viết chữ ô, ơ. 
. Ghép âm thành vần: 
HS đọc các vần ghép từ âm ở cột dọc với âm ở dòng ngang. 
HS nêu, GV ghi bảng. HS đọc các vần tạo thành, GV chỉ HS đánh vần một lượt. 
GV chỉ HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự các vần (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
 c. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng dụng: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản. 
HS đọc từ ngữ ứng dụng. 
HS tự đọc các từ ngữ theo nhóm, cá nhân, cả lớp. 
GV chỉnh sửa phát âm, giải thích các từ: cuộn cuộn (tả sự chuyển động như cuộn lớp này tiếp lớp khác dồn dập mạnh mẽ). 
GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
d. Tập viết từ ứng dụngd: 
GV đọc. HS viết vào bảng con: cuồn cuộn, con vượn. 
GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. 
HS viết vở tập viết từ: cuồn cuộn. 
Tiết 2
 3. Luyện tập : 
a. Luyện đọc: 
HS đọc lần lượt các vần trong bảng ôn và các từ ngữ theo: nhóm, bàn, cá nhân. 
HS đọc SGK (cá nhân, cả lớp). 
. HS đọc câu ứng dụng: 
HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (vẽ gà mẹ và đàn gà con đang đi kiếm ăn)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn gà con ra bãi cỏ. Gà mẹ vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ bới giun. 
 HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, cả lớp). 
GV đọc mẫu gọi 2, 3 HS đọc lại, lớp đọc. 
Giải lao
b. Luyện viết: 
HS viết các từ ngữ trong vở Tập viết. GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế khi viết. 
GV chấm 1 số bài. Nhận xét. 
c. Kể chuyện: Chia phần
HS đọc tên truyện. 
GV kể nội dung truyện (2 lần). 
HS thảo luận, tập kể theo nhóm. 
Một số HS tập kể trước lớp, mỗi em tập kể 1 đoạn ứng với 1 tranh: 
Tranh 1: Có 2 người đi săn. Từ sớm đến gần tối họ chỉ săn được có 3 chú sóc nhỏ. 
Tranh 2: Họ chia đi chia lại, chia mãi nhưng phần của 2 người vẫn không bằng nhau. Lúc đầu còn vui vẻ, sau họ đâm ra bực mình, nói nhau chẳng ra gì. 
Tranh 3: Có 1 anh kiếm củi đi qua. Anh kiếm củi liền đặt gánh củi xuống rồi nghe 2 người nói. Ngẫm nghĩ 1 lúc, anh kiếm củi lấy số sóc ra và chia: “Các anh đi săn, công lao vất vả. Mỗi anh được nhận 1 con. Còn tôi chia giúp các anh, tôi cũng nhận 1 con”. 
Tranh 3: Thế là số sóc đã được chia đều. Thật công bằng! Cả 3 người vui vẻ chia tay, ai về nhà nấy. 
 + Qua câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
ý nghĩa: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn. 
4. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại bài trong SGK 1 lần. 
HS tự tìm các vần vừa ôn trong sách, báo. 
GV dặn HS khá, giỏi xem lại bài, xem trước bài 52. HS yếu về đọc lại bài 2 lượt. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 sau sua roi d.doc