Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

I. Mục đích yêu cầu

+ Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn lộn do ảnh hưởng của phương ngữ: Xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, ngã gãy chân, hàng trăm lần.

+ Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki

+ Hiểu các từ ngữ: Thiết kế, khí cầu, tâm niệm, tôn thờ.

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học người Nga, nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

II. Đồ dùng dạy học

+ Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki

+ Tranh ảnh vẽ khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 28 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 26/11
Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
Tập đọc
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục đích yêu cầu
+ Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn lộn do ảnh hưởng của phương ngữ: Xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, ngã gãy chân, hàng trăm lần.
+ Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki
+ Hiểu các từ ngữ: Thiết kế, khí cầu, tâm niệm, tôn thờ.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học người Nga, nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
II. Đồ dùng dạy học
+ Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki
+ Tranh ảnh vẽ khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi 2 em lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ 1 em đọc cả bài và nêu đại ý.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt đọc) 
+ GV theo dõi sửa lỗi phát âm chưa đúng cho từng HS.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Gọi 1 em đọc phần chú giải.
* GV giới thiệu tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ.
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc: Toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ Gọi HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời các câu hỏi sau :
H: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
H: Khi còn nhỏ ông đã làm gì để có thể bay được?
H: Theo em, hình ảnh nào đã gọi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ô-cốp-xki?
H: Đoạn 1 cho em biết điều gì?
Ý1: Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki
+ Gọi HS đọc đoạn 2.
H:Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì?
H:Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
H: Nội dung đoạn 1 và nói gì?
Ý 2: Ông chinh phục các vì sao và ông quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
+ Gọi HS đọc đoạn 4.
H: Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
Ý 3: Sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki.
H: Em hãy đặt tên khác cho truyện?
H:Câu chuyện nói lên điều gì?
Đại ý: Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước lên các vì sao.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn để tìm ra giọng đọc hay.
+ GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét và tuyên dương các em tham gia thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
 H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 H: Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
+ GV nhận xét tiết học và dặn HS học bài ở nhà.
- Thảo, Hương, Phi lượt lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS đọc nhóm bàn.
- Mỗi nhóm đại diện 1 em đọc đoạn, lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 em đọc chú giải.
- HS quan sát tranh, ảnh.
- 1 em đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- HS lắng theo dõi cách đọc của GV.
- 1 em đọc,
- Trao đổi nhóm 2 em và trả lời câu hỏi của GV .
- 2 em nêu.
- 1 em đọc.
- Lớp theo dõi và trả lời cá nhân.
- Vài em êu.
- 1 em đọc, lớp suy nghĩ và trả lời.
- 2 em nêu.
+ HS nối tiếp phát biểu
+ Vài HS nêu.
+ HS nhắc lại đại ý.
- 4 em đọc nối tiếp bài, lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
- HS theo dõi và yêu cầu 1 em đọc, lớp nhận xét giọng đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 4 HS lên thi đọc diễn cảm.
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
+ HS lắng nghe.
*********************************
	Khoa học
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu
+ HS biết được nước sạch và nước bị ô nhiễm bằng mắt thường và bằng thí nghiệm.
+ Biết được thế nào là nước sạch, thế nào là nước bị ô nhiễm.
+ Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm.
II. Đồ dùng - dạy học
+ Phễu lọc nước, bông.
+Nước sạch và nước đã sử dụng.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1. Nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật?
2. Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp?
+ GV nhận xét và ghi điểm.
* Hoạt động 1:Làm thí nghiệm (nước sạch, nước bị ô nhiễm).
+ GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm làm thực hành thí nghiệm theo định hướng của GV.
+ Gọi 2 nhóm lên trình bày, nhóm khác nhậ xét, bổ sung.
* GV kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát và có vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao hồ có nhiều sinh vật sống như rong rêu nên thường có màu xanh. Nước mưa, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát.
* Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
+ GV tiếp tục tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đã đặt ra.
- Thịnh, Quân : Lần lượt lên bảng trả lời, lớp nhận xét.
- Các nhóm làm thí nghiệm: dùng phễu lọc nước máy, giếng, nước ao hoặc nước đã sử dụng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM.
 Nhóm.
Đặc điểm
Nước sạch
Nước bị ô nhiễm
Màu
Không màu, trong suốt
Có màu, vẩn đục
Mùi
Không mùi
Có mùi hôi
Vị
Không vị
Vi sinh vật
Không có hoặc có ít không đủ gây hại
Nhiều quá mức cho phép.
Có chát hoà tan
Không có các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
Chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
* Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*****************************************
Đạo đức
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
+ Tiếp tục củng cố cho HS lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Luôn yêu quý và kính trọng ông bà, cha mẹ.
+ Phê phán những hành vi không hiếu thảo.
II. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra việc học bài ở nhà của HS.
+ Nhận xét và ghi điềm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai.
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK,thảo luận để đặt tên cho tranh đó và nhận xét việc làm đó.
* Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan.
* Tranh 2: Một tấm gương tốt.
H: Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra?
Hoạt động 2: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo.
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : GV gợi ý cho HS về những câu chuyện về lòng hiếu thảo.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống
+ GV đưa ra 2 tình huống:
* Tình huống 1: Em đang ngồi học bài.Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: “ Bữa nay bà đau lưng quá”.
* Tình huống 2: Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: “Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn”.
+ Các nhóm thảo luận nêu cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện 1 trong hai tình huống trên.
* GV chốt lại nội dung bài và nhắc nhở HS về nhà thực hiện những điều mình đã học.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ.
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Sơn, Linh : lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận ,sau đó trả lời:
- Hành động của cậu bé chưa đúng vì chưa tôn trọng và quan tâm tới bố mẹ, ông bà khi ông và bố đang xem thời sự thì cậu bé lại đòi xem kênh khác theo ý mình.
- Cô bé rất ngoan, biết chăm sóc bà khi bà ốm, biết động viên bà. Việc làm của cô bé là tấm gương tốt để ta học tập.
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Nếu con cháu không hiếu thảo, ông bà, cha mẹ sẽ rất buồn phiền, gia đình không hạnh phúc.
- Trong nhóm kể cho nhau nghe về tấm gương hiếu thảo mà em biết.
+ Chẳng hạn:
* Về công lao cha mẹ:
 Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
 Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con
* Về lòng hiếu thảo:
 Dù no dù đói cho tươi 
Khoan ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già.
- HS thảo luận nhóm 2 em để tìm ra cách giải quyết hợp lí.
_ Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
- HS lắng nghe.
- 2 em đọc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
********************************************
Toán
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. Mục tiêu
+ Giúp HS biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
+ Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan.
II. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tâïp luyện thêm ở tiết trước và kiểm tra vở của một số em khác.
+ Nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy  ... ăm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu
- Kỉ niệm, lễ tế các thần, thánh, người có công với làng.
- Trang phục truyền thống
- Chọi gà, thi thổi cơm, rước kiệu, tế lễ.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bảng.
+ Yêu cầu mỗi nhóm trình bày 1 ý. GV điền vào bảng những câu trả lời đúng.
+ GV treo hình 2: Lễ hội ở sân đình.
 Hình 3: Đấu cờ người.
 Hình 4: Thi nấu cơm.
+ Yêu cầu HS quan sát hình và nhận xét:
- Trang phục truyền thống nam.
- Trang phục truyền thống nữ.
* GV: Ngày nay, người dân ĐBBB thường mặc trang phục hiện đại. Tuy nhiên vào những dịp lễ hội họ thích mặc các trang phục truyền thống.
+ GV nêu tên 1 số các lễ hội:
- Hội Lim ở Bắc Ninh, ngày 11 tháng giêng.
- Hội Cổ Loa ở Đông Anh( Hà nội), ngày 6 tết âm lịch.
- Hội Đền Hùng ở Phú Thọ, ngày 10/3 âm lịch.
- Hội Gióng ở Sóc Sơn ( Hà Nội).
3. Củng cố, dặn dò:
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà hocï bài.
- Các nhóm làm việc, hoàn thành bảng.
- Mỗi nhóm trình bày 1 ý.
- HS nêu từng hình.
- HS quan sát và nhận xét.
- Nam: Aùo the, khăn xếp.
- Nữ: Áo tứ thân , đầu vấn khăn hoặc đội nón quai thao.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- 2 HS nêu, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu
+ Củng cố những đặc điểm của văn kể chuyện.
+ Kể được câu chuyện theo đề tài cho trước.
+ Trao đổi với bạn để hiểu được nội dung, ý nghĩa, nhân vật, kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện của mình.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi.
+ Gọi HS phát biểu.
H: Đề 1 và đề 3 thuộc loạïi văn gì? Vì sao em biết?
* Kết luận: Trong 3 đề trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện. Vì khi làm đề văn này, các em phải chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa của truyện. Nhân vật trong truyện gương rèn luyện thân thể, nghị lực của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.
Bài 2; 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Gọi HS phát biểu về đề tài của mình chọn.
Kể trong nhóm:
+ Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.
* GV treo bảng phụ:
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
-Xác định được thể loại từng đề văn.
- HS lắng nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng bài.
- 2 HS kể và sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
Văn kể chuyện
Nhân vật
	Cốt truyện
+Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
+ Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Là người hay các con vật, đồ vật, cây cốiđược nhân hoá.
+ Hành động, lời nói, suy nghĩ, của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật.
+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.
+ Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu – diễn biến- kết thúc.
+ Có hai kiểu mở bài( trực tiếp hay gián tiếp).
+ Có hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng)
b) Kể trước lớp:
+ GV tổ chức cho HS thi kể.
+ Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở bài tập 3.
+ GV nhận xét bà ghi điểm cho HS.
3Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS ghi lại các kiến thức cần ghi nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau.
**********************************************
KĨ THUẬT
THÊU LƯỚT VẶN (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
	- HS nắm được các thao tác thêu lướt vặn, theo đường vạch dấu.
	- Rèn tính cẩn thận, khéo léo.
	- Giáo dục ý thức lao động , tiết kiệm tiền của.
II/ Đồ dùng dạy học.
	- Quy trình thêu lướt vặn.
	- Mẫu thêu hoàn chỉnh và vật liệu để thêu.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
+ GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 
2- Dạy bài mới:
- Hoạt động 1: HDHS các thao tác thêu lướt vặn.
- GV gọi học sinh nêu các thao tác thực hiện thêu lướt vặn.
- GV treo tranh qui trình và hệ thống lại cách thêu lướt vặn theo các bước:
Bước 1: Vạch đường dấu thêu.
Bước 2: Thêu các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu. 
GV lưu ý: Thêu từ trái sang phải và đưa sợi chỉ về cùng một phía của đường vạch dấu trước khi xuống kim thêu mũi tiếp theo. Mũi kim luôn nằm ở phía trên sợi chỉ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu, 
- Yêu cầu HS thực hành thêu trên vải. GV quan sát, chỉ dẫn cho những HS chưa thực hiện đúng. 
Hoạt động 2 : GV HD cho HS thực hành thêu.
Chú ý cho đường thêu không bị cong, mũi thêu không bị dúm.
Theo dõi và giúp đỡ các em yếu.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị vật liệu theo sách giáo khoa để tiết sau thực hành thêu sản phẩm ngay tại lớp.
- HS đưa dụng cụ để kiểm tra.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe để thực hiện. 
- HS lắng nghe.
- HS thực hành thêu, GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
**********************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
+ Giúp HS củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học.
+ Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai, ba chữ số.
+ Các tính chất của phép nhân đã học.
+ Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Bài 1 viết sẵn trên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1Kiểm tra bài cũ:
+ GV yêu cầu HS kiểm tra chéo làm bài luyện thêm ở nhà và kiểm tra vở của 1 số em khác.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, sau đó HS tự làm bài.
Bài 2: 
+ GV tiếp tục yêu cầu HS tự làm bài.
+ GV cùng HS nhận xét và sửa bài.
Bài 3:
H: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
*GV gợi ý: Áp dụng tính chất đã học của phép nhân ta có thể tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
Bài 4: 
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
H: Để biết sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước ta phải biết gì?
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 5:
H: Nêu cách tính diện tích hình vuông?
* GV: gọi cạnh của hình vuông là a thì diện tích của hình vuông được tính như thế nào?
* Công thức: S = a x a
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ GV nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học và hướng dẫn HS làm bài luyện thêm.
- HS thực hiện, lớp mở vở đối chiếu và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
- 3 HS lên bảng làm mỗi em 1 phần, lớp làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một phần (phần a,b phải đặt tính).
- Tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
- 3 HS lên bảng, mỗi em làm một phần.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 em lên bảng tóm tắt.
- Vài em trả lời đến khi đúng.
- 2 HS nêu.
- HS trả lời.
- HS ghi nhớ công thức.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng.
- HS lắng nghe và ghi bài.
******************************************************
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
+ Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
+ Kế hoạch hoạt động của lớp trong tuần 14.
+ Giáo dục tinh thần tập thể và ý thức kỉ luật cao.
II. Các hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1: Tổng kết các hoạt động tuần 13.
+ Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua trong tuần.
+ Báo cáo sao chiến công.
+ GV nhận xét, đánh giá chung:
- Về nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp và chuyên cần. Bạn Thảo Nguyên có nghỉ học 1 ngày ( có phép).
- Về học tập : Nhìn chung các em có ý thức học bài và chuẩn bị bài ở nhà tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa chăm còn quên vở, sách, và chưa làm bài đầy đủ trước khi đến lớp như : Trọng, Thế Anh, Phúc, Hương . Thu Thảo 
- Tổ chức tập luyện viết chữ đẹp cho đội tuyển khá chu đáo. Tuy nhiên việc kể chuyện của các em chưa được tốt . Đề nghị các em rèn thêm ở nhà.
- Hoạt động ngoài giờ : Tổ chức chơi trò chơi ATGT sôi nổi : các em thích chơi.
 Một số em đã tìm hiểu được đôi nét về Chị Võ Thị Sáu.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 14. 
+ Duy trì tốt nề nếp, chuyên cần.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong giờ học hăng hái xây dựng bài.
+ Tiếp tục Thi đua dành nhiều sao chiến công.
+ Thi đua tiết học tốt, buổi học tốt.
+ Tham gia tốt các hoạt động của đội, chữ thập đỏ.
+ Thi : Kể chuyện hay – Viết chữ đẹp cấp huyện.( 1/12)
+ Tiếp tục tham gia hoạt động ngoài giờ : Chơi trò chơi ATGT và tìm hiểu tiểu sử về chị Võ Thị Sáu.
+ Nghỉ học phải có giấy phép của cha mẹ.
********************Đ&Ð ***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc