Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 16 đến tuần 20

Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 16 đến tuần 20

I- Mục tiêu: Giúp HS :

- Nhận biết được vần im um trong các tiếng bất kỳ.

- Đọc, viết được vần, tiếng có im um.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Xanh, đỏ, tím, vàng.

II- Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng cài chữ, SGK, tranh minh hoạ: chim câu, trùm khăn.

- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.

 

doc 101 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 16 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt
im - um
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết được vần im um trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có im um.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Xanh, đỏ, tím, vàng.
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng cài chữ, SGK, tranh minh hoạ: chim câu, trùm khăn.
- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
 1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : que kem, mềm mại .
 1 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài em êm - Trang 128(2 em đọc ).
2/Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần im um :
 * GV giới thiệu vần im :+ Vần im gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : i - m )
 - HS ghép vần im:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có tiếng chim ta thêm âm gì ? ( ch )
- HS ghép chim: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS quan sát tranh nêu từ chim câu - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS tìm tiếng có vần im 
* Dạy vần um- trùm- trùm khăn.( thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần im um - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ - câu ứng dụng :
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm .
- HS đọc nối tiếp các từ : Đồng thanh - cá nhân .
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 130, 131 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói : Xanh, đỏ, tím, vàng .
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 131 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: im, um, chim câu, trùm khăn.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: im, um , chim câu, trùm khăn.
 - HS viết trong vở tập viết .
 Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần im um .( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần im um trong sách báo, văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc, viết vần, tiếng có im um.
---------------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I -Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố và khắc sâu về phép cộng, trừ, thực hiện phép tính cộng, trừ trong phvi 10.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10.
- Đặt đề toán theo tranh, viết phép tính thích hợp với tình huống.
- Nắm vững cấu tạo số 10.
II- Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con, vở bài tập toán 1, bút, bộ cài toán lớp 1. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
 - 2 em HS đọc bảng trừ trong phạm vi 10:
 - Làm tính: 10 – 2 = 10 – 6 = 
 2 em lên bảng – lớp viết bảng con.
2/Bài mới 
HĐ1: Thực hành – Luyện tập:
Bài 1: Tính:
 HS làm bài – 2 em lên bảng chữa bài - Nhận xét.
Bài 2:Viết số: 
HS viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp :
 HS dựa vào tranh để viết phép tính : a) 7 + 3 = 10 b) 10 – 2 = 8 
 Kiểm tra kết quả sau khi làm : HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK
--------------------------------------------------------
Buổi chiều Ôn Toán
 cộng, trừ trong phạm vi từ 3 đến 10
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Tiếp tục ôn luyện Phép cộng và trừ trong phạm vi từ 3 đến 10 
- Làm thông thạo các phép tính trừ trong phạm vi 10 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
- Gv cho học sinh lên bảng bốc thăm và đọc các bảng cộng, trừ đã học
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính: HS áp dụng bảng cộng và trừ để làm tính.
 2+ 7 = 4 + 6 = 1 + 7 =
 9 – 2 = 10 – 4 = 8 – 1 = 
 9 – 7 = 10 – 6 = 8 – 7 =
Bài 2: Điền dấu = :
HS nhẩm phép tính và điền .HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài.
 2 + 6 .9 3 + 5 .9 0 + 9 8 
 5 + 2 .7 6 - 3 9 4 + 5 .7
Hoạt động 3: Trò chơi : Gài nhanh phép tính cộng, trừ trong PV từ 3 đến 10.
 GV nêu- HS gài phép tính vào bảng cài - Nhận xét .
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt 
im- um
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn luyện vần im- um 
- Đọc thông viết thạo vần im - um và các tiếng ứng dụng
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV cho học sinh đọc lại bài 64
- GV viết các từ ngữ và câu ứng dụng ở bài 64(VBT) lên bảng rồi HD HS luyện đọc.
Hoạt động 2: Luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần im-um vào vở ôli và các từ ứng dụng . 
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xet tiết học 
- Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt
 iêm - yêm
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được vần iêm yêm - Đọc, viết được vần, tiếng có iêm yêm.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần iêm, yêm.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Điểm mười.
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: dữa xiêm , cái yếm. 
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : trốn tìm , tủm tỉm.
 1 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài im um - Trang 130 (2 em đọc ).
2/Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần iêm yêm :
* GV giới tiệu vần iêm : + Vần iêm gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm : i-ê -m )
- HS ghép vần iêm:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có tiếng xiêm ta thêm âm gì ? ( x )
- HS ghép xiêm: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS quan sát tranh nêu từ dừa xiêm - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS tìm tiếng có vần iêm .
* Dạy vần yêm - yếm - yếm dãi.( thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần iêm yêm - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng :
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ: thanh kiếm, âu yếm .
- HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần iêm yêm trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 132, 133 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói : Điểm mười.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 133 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: iêm, yêm , dừa xiêm , cái yếm, -
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm, 
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần iêm yêm trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần, tiếng có iêm yêm
 --------------------------------------------------------
Toán
Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
I -Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố và khắc sâu bảng phép cộng , trừ trong phạm vi 10.
- Biết vận dụng 2 bảng này để làm tính .Khắc sâu mối quan hệ giữa cộng và trừ.
- Nắm vững cấu tạo các số ( 7,8,9,10).Đặt đề toán theo tranh, viết phép tính thích hợp với tình huống.
II- Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
- 2 em HS đọc bảng trừ trong phạm vi 10:
- Làm tính: : 10 – 5 = 10 – 3 = 10 - 1 = 10 - 9 = 
 2 em lên bảng – lớp viết bảng con.
2/Bài mới 
 HĐ1: Củng cố bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
 - HS 2 tổ thi nói tiếp sức( Mỗi tổ 1 bảng cộng , trừ trong PV10)
 - GV treo bảng cộng và trừ trong phạm vi 10- HS đọc cá nhân - đồng thanh.
HĐ2:Thực hành :
Bài 1: Tính: HS thực hiện tính viết các phép tính 
 HS làm bài – 2 em lên bảng chữa bài .
Bài 2:Viết số: HS viết cấu tạo số 7, 8, 9, 10.
HS làm bài – 2 em lên bảng chữa bài - Nhận xét.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp :
HS dựa vào tranh để viết phép tính :a) 7 + 3 = 10 b) 10 – 3 = 7 
IV- Củng cố- Dặn dò: Về nhà làm các bài tập SGK. 
-----------------------------------------------------
Đạo đức 
Trật tự trong trường học ( Tiết 1)
I -Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu: trường học là nơi thầy, cô giáo dạy và HS học tập; giữ trật tự giúp cho việc học tập, rèn luyện của HS được thuận lợi có nề nếp.
- Để giữ trật tự trong trường học, các em cần thực hiện tốt nội quy nhà trường, quy định của lớp, không gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy.. 
- Biết thực hiện việc giữ trật tự, không gây ồn ào, chen lấn, đánh lộn trong trường học.
- Có thái độ tự giác, tích cực giữ trật tự trong trường học.
II- Đồ dùng dạy học: 
GV: SGV, vở bài tập đạo đức, 1 số cờ thi đua 
HS: Vở bài tập đạo đức, 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ : 2 HS :
- Muốn đi học đúng giờ em phải chuẩn bị như thế nào?
- Lớp nhận xét - Bổ sung.
2/Bài mới 
HĐ1:Thảo luận bài tập 1.
+ HĐ nhóm 2 em : Tranh 1 : Các bạn vào lớp như thế nào?
 Tranh 2: HS ra khỏi lớp ra sao?
- Việc ra khỏi lớp như vậy có tác hại gì?
- Các em cần thực hiện theo các bạn ở tranh nào ? Vì sao?
+ HĐ cả lớp: Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung – nhận xét.
*Kết luận : Xếp hàng ra vào lớp là biết giữ trật tự, chen lấn, xô đẩy là gây mất trật tự co khi bị ngã nguy hiểm .Trong trường học các em cần phải giữ trật tự.
HĐ2 : HĐ cả lớp:
- Để giữ trật tự em có biết nhà trường quy định điều gì?
- Để tránh mất trật tự, các em không được làm gì trong trường học, khi vào ra lớp, trong giờ ra chơi ?
- Việc giữ trật tự ở lớp, ở trường có lợi ích gì?
- Việc gây mất trật tự có hại gì?
*Kết luận : Giữ trật tự trong trường học các em cần thực hiện các quy định như: Xếp hàng ra vào lớp, đi nhẹ, nói khẽ, không nói chuyện riêng làm việc riêng, trêu chọc nhau trong lớp, không chen lấn xô đẩy nhau..
- Giữ trật tự giúp các em học tập rèn luyện thành người trò giỏi .Nếu mất trật tự sẽ gây ảnh hưởng xấu đến học tập của lớp.
HĐ3: HS tự liên hệ.
Bạn nào , tổ nào thực hiện tốt việc giữ trật tự ?
Bạn nào , tổ nào chưa thực hiện tốt việc giữ ...  Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS quan sát tranh nêu từ họp nhóm -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần ap- sạp- múa sạp (Thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần : op ap - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
- Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần op ap (Hình thức thi đua)
HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng :
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ: con cọp , đóng góp.
- HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần op ap trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 4, 5 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: : Chóp núi, ngọn cây , tháp chuông. 
 - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 5 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : op, ap, họp nhóm, múa sạp.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: op, ap, họp nhóm, múa sạp .
 - HS viết trong vở tập viết .
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần op ap trong sách báo, văn bản .
V- Dặn dò:
 Về nhà : Luyện đọc, viết vần, tiếng có op ap.
-------------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I - Mục tiêu: Giúp HS :
Củng cố, rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện phép trừ và kỹ năng tính nhẩm phép tính có dạng 17 - 3.
II- Đồ dùng dạy học: 
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ 
 - Đặt tính rồi tính: 18 - 6 = 19 - 5 =
 Lớp viết bảng con - 2 em lên bảng làm và nêu cách làm .
2/ Bài mới
 HĐ1: Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính( Theo mẫu) :
 - HS viết kết quả phép tính thẳng cột đơn vị và chục . 
 HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài. 
Bài 2 : Tính ( Theo mẫu):
 - HS nhẩm kết quả phép tính từ trái sang phải: 13 + 2 - 1 =
 - HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài .- Lớp nhận xét.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống :
- HS nhẩm kết quả phép tính để nối với số phù hợp .HS làm bài -1 em nêu kết quả .
Bài 4: Điền dấu phép tính + - vào ô trống để có kết quả đúng:
1+ 1 + 1 = 3 2 + 2 - 2 = 2
 - Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
HĐ2: Trò chơi : Tiếp sức ( bài 5 ):
 - HS mỗi tổ nối 4 phép tính với số thích hợp ( Mỗi HS được nối 1 phép tính)
 - Tổ nào hoàn thành trước và đúng kết quả tổ đó thắng .
IV- Củng cố- Dặn dò:
 - Về nhà: Làm các bài tập SGK
--------------------------------------------------------
Thể dục 
Bài thể dục - Trò chơi
I- Mục tiêu : Giúp HS:
- Ôn 2 động tác của bài thể dục. Học động tác chân .Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Điểm số hàng dọc theo tổ.Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II- Đồ dùng dạy học: 
GV: 1 cái còi. 2- 4 lá cờ.
HS: Dọn sân bãi sạch, kẻ sân.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp 
HĐ1: Phần mở đầu 
- GV tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc - GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường(50- 60 m)
- Đứng vỗ tay , hát ( 1 phút)
- Giậm chân tại chỗ , đếm theo nhịp ( 1- 2 phút)
- Trò chơi : Diệt con vật có hại ( 2 phút)
HĐ2: Hoạt động cơ bản:
+ Ôn 2 động tác vươn thở, tay( Tập 3 - 5 lần)
- GVđiều khiển 1 lần - Cán sự điều khiển . GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS.
- Từng tổ lên thực hành Lớp nhận xét.
 + Động tác chân(Tập 4- 5 lần)
GV giải thích Làm mẫu 1 lần HS thực hành 
Cán sự điều khiển . GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS.
- Từng tổ lên thực hành - Lớp nhận xét.
*Trò chơi : 
- Nhảy ô tiếp sức (2 lần: lần 1 chơi thử ; Lần 2 chơi chính thức)
- GV nêu tên trò chơi. HS tập hợp hàng dọc theo tổ mỗi hàng cách nhau 1 m,
 2 em cùng hàng cách nhau 1 cánh tay.
- HS thực hành nhảy ô tiếp sức có phân thắng- thua , thởng- phạt.
HĐ3: Phần kết thúc 
- Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát( 2- 3 phút)
- Trò chơi hồi tĩnh: Diệt con vật có hại ( 2 phút)
- Hệ thống bài ( 1- 2 phút).Nhận xét giờ học( 1 phút).
- Về nhà : Ôn luyện lại các động tác đã học. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
Tiếng Việt
ăp - âp
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết được vần ăp âp trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có ăp ăp.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ăp âp.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: cải bắp , cá mập .
- HS : Bảng con , vở viết, bút chì , SGK, bảng cài chữ.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết I:
 1/ Kiểm tra bài cũ 
- Viết các từ: con cọp , xe đạp.
 1 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài op ap -Trang 4(2 em đọc ).
2/ Bài mới
HĐ1 : Nhận diện vần ăp âp:
- GV viết vần và đọc vần học sinh đọc nối tiếp :+ Vần ăp gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm :ă- p)
- HS ghép vần ăp- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có tiếng bắp ta thêm âm gì ? ( b)
- HS ghép bắp- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+ GV đưa tranh : cải bắp -HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần âp - mập - cá mập (Thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần : ăp âp - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
- Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ăp âp (Hình thức thi đua)
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ: ngăn nắp , bập bênh .
- HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần ăp âp trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 6, 7 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: : Trong cặp sách của em.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 7 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : ăp, âp, cải bắp, cá mập, 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: ăp, âp, cải bắp, cá mập, 
- HS viết trong vở tập viết .
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần ăp âp trong sách báo, văn bản .
V- Dặn dò:
 Về nhà : Luyện đọc, viết vần tiếng có ăp, âp.
---------------------------------------------------
Thủ công
Gấp mũ ca nô ( Tiếp)
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách gấp cái mũ ca nô.
- Thực hành gấp được cái mũ ca nô bằng giấy.
II- Đồ dùng dạy học: 
GV: giấy trắng, cái mũ ca nô gấp mẫu, quy trình gấp cái mũ ca nô
HS: Giấy nháp, giấy màu,vở thủ công, hồ. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ 
- 2 em lên gấp cái mũ ca nô - Nhận xét - Đánh giá.
2/ Bài mới
HĐ1: GV nêu lại quy trình gấp mũ ca nô
- Nhắc lại quy trình gấp cái mũ ca nô.
HĐ2: HS thực hành:
 - Lớp thực hành gấp cái mũ ca nô theo các bước.
IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập ,ý thức tổ chức, kỷ luật của HS trong giờ học, tuyên dương 1 số em có bài làm đẹp.
+ Đánh giá sản phẩm:
Các nếp gấp phải thẳng,phẳng, giống bài mẫu.
V- Dặn dò: Tập gấp cái mũ ca nô 
- Chuẩn bị cho bài sau: Thực hành gấp mũ ca nô.
Tự nhiên và Xã hội
An toàn trên đường đi học
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết và tránh đựơc một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học
- Biết về qui định trên đường đi bộ
- Biết phòng tránh một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ,trên đường đi
- Có ý thức chấp hành an toàn giao thông trên đường bộ.
* GD KNS: KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, KN tự bảo vệ; Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh tai nạn giao thông
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cứ 2 nhóm một tình huống với yêu cầu:
+ Điều gì có thể xảy ra?
+ Em khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
- HS trao đổi.Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- GV kết luận
Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa
- GV cho học sinh quan sát tranh trong sách giaó khoa và trả lời câu hỏi
+ Tranh 1 và tranh 2 có gì giống và khác nhau?
+ Tranh 1 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
+ Tranh 2 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
+ Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa?
- HS trả lời . GV kết luận
- GV gọi học sinh nhắc lại
Hoạt động 3:Trò chơi đi an toàn giao thông
- GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi như đã chuẩn bị
IV-Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
------------------------------------------------------------
Ôn Toán
 phép trừ dạng 17 - 3
I. Mục tiêu : Giúp HS :
 - Tiếp tục ôn luyện Phép trừ thuộc dạng 17 -3
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài 1: Tính : HS làm vào bảng con – GV gọi lần lượt 3 HS lên bảng làm bài.
14 – 1 = 15 - 1 = 15 – 4 =
15 - 0 = 18 - 3 = 16 – 2 =
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống theo mẫu :
19
6
7
3
1
5
13
Bài 3 : Tính :
 16 + 3 – 2 = 15 + 2 - 1 =
Bài 4 (Dành cho HS khá, giỏi):
 Cành trên có 17 con chim đậu, cành dưới có 11 con chim đậu. Có 5 con chim bay từ cành trên xuống cành dưới đậu. Hỏi :
Cành trên còn lại bao nhiêu con chim đậu?
Cành dưới có bao nhiêu con chim đậu?
III- Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học . Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt
 op – ap, ăp - âp
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn luyện vần op- ap, ăp- âp
 - Đọc thông, viết thạo các vần và các từ ứng dụng trong bài
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1: Luyện đọc :
 - Đọc SGK Trang 6, 7 ( cá nhân - đồng thanh.)
 - GV viết các từ và câu ứng dụng ở bài 84, 85(VBT) lên bảng rồi HD HS luyện đọc.
HĐ2: Luyện viết : cải bắp, cá mập, khấp khểnh.
 - GV viết mẫu – HD HS tập viết vào bảng con sau đó viết trong vở luyện viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần op, ap, ăp, âp (Hình thức thi đua)
III- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần op, ap, ăp, âp trong sách báo, văn bản 
 ***************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1- tuan 16-20.doc