Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

I. Mục đích yêu cầu:

* Nội dung : Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.

- Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Trả lời được1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, đại ý, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và bài học thuộc lòng theo yêu cầu.

 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 31 - 12 - 2006
Ngày dạy: Thứ ba ngày 01 tháng 01 năm 2007
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
* Nội dung : Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
- Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Trả lời được1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, đại ý, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và bài học thuộc lòng theo yêu cầu.
 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định : Hát
2.Bài cũ: Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
H: Nhà vua lo lắng về điều gì?
H: Chú hề đặt câu hỏi với nàng công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
H: Nêu đại ý của bài?
3.Bài mới: GV giới thiệu bài-Ghi đề bài
Hoạt động 1:- Gọi HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Yêu cầu HS nhận xét bạn vừa đọc.
Hoạt động 2: Lập bảng tổng kết.
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
H: Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm, nhóm nào xong dán phiếu lên bảng, nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- 3 em lần lượt lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc.
- Bài tập đọc: Ông Trạng thả diều, “Vua tàu thuỷ”Bạch Thái Bưởi,Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng.
- HS làm bài trong nhóm, dán phiếu lên bảng.
Tên bài
Tác giả
Đại ý
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
“ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên sự nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã kiên trì khổ luyện đã trở thành danh học vĩ đại.
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long – Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ đã nổi danh là người văn hay, chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
( phần 1 và 2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất nung
Trong quán ăn “ Ba cá bống”
A-Lếch-xây
Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng(phần 1 và 2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ.
 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về học các bài học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.
********************************************
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:
 - Nắm được càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
 - Vai trò của ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy không duy trì sự cháy nhưng giữ cho sự cháy xảy ra không quá nhanh, quá mạnh.
 - Biết làm thí nghiệm để chứng minh: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
 - Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
 - Vai trò của ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy không duy trì sự cháy nhưng giữ cho sự cháy xảy ra không quá nhanh, quá mạnh.
 - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
 - HS có lòng ham mê và tìm tòi khoa học.
II. Chuẩn bị: 
 - Hình minh hoạ SGK/70;71.
 - Đồ dùng thí nghiệm: 2 lọ thuỷ tinh( 1 to; 1 nhỏ) 2 cây nến bằng nhau, đế để kê.
III. Hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Nề nếp.
2.Bài cũ: 
 - GV nhận xét kết quả bài tiết kiểm tra.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề bài.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy. 
- GV nêu mục đích và yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm của nhóm.
- Gọi HS đọc mục thực hành để biết cách làm.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Trật tự
- HS lắng nghe.
- Các nhóm lắng nghe để thực hiện.
- Nhóm trưởng báo cáo.
- 1 HS đọc.
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, sau đó trình bày.
Kích thước lọ thuỷ tinh
Thời gian cháy
Giải thích
1. Lọ thuỷ tinh nhỏ
2. Lọ thuỷ tinh lớn
Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hay nói cách khác: không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.
- GV kiểm tra dụng cụ chuẩn bị thí nghiệm của các nhóm.
- Gọi HS đọc mục thực hành thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét kết quả.
- Làm tiếp thí nghiệm như mục 2/T71 và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín.
- GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí.
4. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS đọc bài học.
- GV củng cố bài và nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thực hiện.
- 1 HS đọc.
- Làm thí nghiệm theo nhóm.
- Đại diện giải thích.
- Vài HS liên hệ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp lắng nghe.
2- 3 HS đọc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
********************************************
ĐẠO ĐỨC
 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kĩ năng thực hành qua các bài từ bài 1 đến bài 8 đã học.
 - Vận dụng kĩ năng thực hành trong cuộc sống hằng ngày của các em.
 - HS luôn có ý thức thực hiện tốt những điều hay, lẽ phải.
II. Chuẩn bị: - Thẻ để xử lí tình huống.
II. Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Nề nếp.
2.Bài cũ: Gọi HS trả lời các câu hỏi:
H: Đối với ông bà, cha mẹ chúng ta phải đối xử như thế nào? Vì sao?
H: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ?
H: Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào? Vì sao?
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề bài.
Hoạt động 1: - GV hệ thống lại nội dung các bài đã học từ bài 1 đến bài8.
- Yêu cầu HS nhắc lại trình tự bài và nội dung từng bài đã học - GV ghi bảng:
Bài1: Trung thực trong học tập
Bài2:Vượt khó trong học tập.
Bài3:Biết bày tỏ ý kiến.
Bài4:Tiết kiệm tiền của.
Bài5:Tiết kiệm thời giờ.
Bài6:Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài7:Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Bài8: Yêu lao động
- GV dựa vào phần bài tập của từng bài đưa ra các tình huống, yêu cầu HS nhớ và đưa đến kết quả đúng ( dùng thẻ đã quy định)
 Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ.
- Dựa vào tình huống qua từng bài ôn. 
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ của từng bài.
- GV kết luận qua từng bài HS nêu.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- GV củng cố bài và nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 - 3 em lên bảng trả lời.
- HS lắng nghe.
- Lần lượt HS nhắc lại trình tự nội dung các bài học theo yêu cầu.
- Xử lí tình huống ( dùng thẻ)
- HS lắng nghe yêu cầu để thực hiện.
- Lần lượt HS nêu.
- HS lắng nghe thực hiện theo lời dặn của GV.
********************************************
TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Biết được dấu hiệu chia hết cho 9.
 - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán.
II. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Nề nếp.
2. Bài cũ: GV yêu cầu HS làm bài.
Bài1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5?
2354; 3415; 45678, 9830; 4832700.
Bài2: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi đề bài.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9. 
- GV cho HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9.
- GV ghi thành 2 cột: Cột trái ghi phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9.
H: Tìm và nêu dấu hiệu chia hết cho 9 ?
 GV gợi ý: Tính tổng các chữ số của các số ở cột bên trái rồi rút ra nhận xét.
Kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- Yêu cầu HS tính nhẩm tổng các chữ số ghi ở bên phải và nêu nhận xét.
* GV ... ệu chia hết cho 9.
 - HS vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2;5;3; 9 để viết số chia hết cho 2; 5;3;9 và giải các bài toán liên quan.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Nề nếp.
2.Bài cũ:Gọi HS lên bảng làm bài tập:
HS1:: Tìm năm số có ba chữ số chia hết cho 2, năm số có ba chữ số chia hết cho 5.
HS2: Tìm trong các số sau những số chia hết cho3; những số chia hết cho 9? 
 2157; 248; 98631; 10364; 1269.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động1:Củng cố lại các dấu hiệu chia hết cho 2;5;3;9.
- GV lần lượt yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 5, các số chia hết cho 9.
- GV có thể gợi ý cho HS ghi nhớ như sau:
Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, gọi cá nhân lên bảng làm bài.Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV hướng dẫn HS chữa bài và thống nhất kết quả đúng:
Bài 1: 
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35776.
b)Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35 766.
c) Các số chia hết cho 5 laØ: 7435; 2050
d)Các số chia hết cho 9 là: 35766
Bài 2:
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64 620; 5270.
b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57 234; 64 620.
c) Số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là: 64 620.
Bài 3:- GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề rồi làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV hướng dẫn HS chữa bài và thống nhất kết quả đúng.
528 chia hết cho 3.
603 chia hết cho 9.
354 chia hết cho 2 và chia hết cho 3. 
240 chia hết cho 3 và chia hết cho 5.
Bài5: - Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi phân tích để tìm ra cách làm. 
- Yêu cầu HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, sửa bài trên bảng:
 Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là:0; 15; 30; 45; ; lớp ít hơn 35 học sinh và nhiều hơn 20 HS. Vậy số HS của lớp là 30.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV củng cố bài và nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài 4 và hướng dẫn HS làm bài làm thêm về nhà.
- 2 em lên trả lời.
- HS lần lượt lấy ví dụ cho từng trường hợp, bạn bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề. 
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, nhận xét và sửa bài (nếu sai).
- 1 HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, nhận xét và sửa bài (nếu sai).
- 1HS đọc đề bài.
- HS thảo luận theo cặp đôi để tìm ra cách làm. 
- HS trình bày bài làm .
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi nhận.
THỂ DỤC 
SƠ KẾT HỌC KÌ I : TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. Mục tiêu : Sơ kết các nội dung đã học trong học kì I.
Học sinh nhận thấy được những ưu, khuyết điểm của bản thân trong quá trình học .
Giáo dục tính tự học và tinh thần tổ chức kỉ luật của lớp.
II. Chuẩn bị : Sân bãi.
III. Hoạt động dạy học:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
+ Tập hợp lớp.
+ Khởi động
2. Phần cơ bản
a) Sơ kết thi đua:
b) Trò chơi vận động
3. Phần kết thúc
+ Hồi tĩnh.
+ Tập hợp lớp.
6 – 10 phút
18 – 22 phút
3 – 4 phút
8 – 10 phút
5 – 6 phút
4 – 6 phút
+ GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
+ Lớp khởi động chạy chậm 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên, sau đó tập bài thể dục phát triển chung.
+ GV cho HS xếp hàng theo từng tổ. Nêu yêu cầu cho các tổ.
 + Các tổ sơ kết riêng theo từng nội dung.
Tổ trưởng báo cáo kết quả : đề nghị tuyên dương những bạn xuất sắc trong học kì I.
+ Gv tập hợp lớp : Sơ kết lớp trước cả lớp và có những ý kiến nhận xét, tuyên dương những em đạt kết quả tốt trong học kì vừa qua và công bố điểm học kì cho từng em.
+ Cho HS tham gia ý kiến.
* Trò chơi: Chạy theo hình tam giác. GV ch lớp trưởng điều khiển HS chơi. Đảm bảo an toàn.
+ Cả lớp chạy nhẹ 1 vòng.
+ GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 04 - 01 - 2007
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 05 tháng 01 năm 2007
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP (TIẾT 8)
I.Mục đích yêu cầu: - Kiểm tra môn chính tả, tập làm văn .
 - HS viết đúng bài chính tả, làm được bài tập làm văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng.
 - Giáo dục học sinh tính chính xác khi viết bài.
III.Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Trật tự. 
2. Bài cũ : 
Gọi 3 HS lên bảng mỗi em đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi trong bài.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra chính tả.
-GV phát giấy kiểm tra cho HS.
-GV nêu yêu cầu kiểm tra.
-GV đọc mẫu bài viết lần .
-GV đọc từng câu-HS viết bài
-GV đọc lại đoạn viết cho HS soát lỗi.
Hoạt động 2:Kiểm tra tập làm văn
-GV yêu cầu HS nêu bố cục của bài văn tả đồ vật
- Yêu cầu HS làm bài – GV theo dõi
- GV thu bài
4.Củng cố-Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn tập để thi HKI.
3 HS lên bảng mỗi em đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi trong bài.
-HS nhận giấy kiểm tra
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- HS kiểm tra lại bài.
- 1- 2HS nêu.
HS làm bài.
- Nộp bài lên bàn GV.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
********************************************
ĐỊA LIÙ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
Kiểm tra theo chỉ đạo của phòng.
********************************************
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Kiểm tra theo chỉ đạo của phòng.
********************************************
KĨ THUẬT
CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( T2)
I. Mục tiêu:
+ Tiếp tục đánh giá mức độ kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
+ HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
+ Giáo dục tinh thần ham thích lao động vaØ ý thức tự phục vụ .
 II. Đồ dùng dạy – học
+ Tranh quy trình của các bài trong chương, mẫu khâu, thêu đã học.
III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1Kiểm tra bài cũ:
+ GV yêu cầu HS nhắc lại các bài đã học trong chương 1.
2 Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 : Ôn tập các bài trong chương 1 đã học.
+ GV yêu cầu HS khâu, thêu các loại đã học ( khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích).
+ Cho HS quan sát lại các mẫu thêu đã học, qua các sản phẩm mà các em đã làm.
+ yêu cầu học sinh thực hành tại lớp : GV đi giúp đỡ những em yếu.
+ Yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
* GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt khâu, thêu đã học.
* Tổ chức trưng bày sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS tiết sau tiếp tục ôn tập và thực hành.
- Vài HS nêu.
- HS lắng nghe.
- Lần lượt HS nêu, em khác bổ sung.
- HS quan sát các mẫu thêu.
- HS thực hành.
+ HS tự đánh giá sản phẩm lẫn nhau.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý và chuẩn bị tiết sau.
********************************************
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động tuần 18 vừa qua và kế hoạch tuần sau.
+ Giáo dục ý thức tự giác và tinh thần tập thể cao của cả lớp.
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 18.
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần.
Nề nếp, chuyên cần.
Ý thức học tập : Chuẩn bị bài, làm bài khi đến lớp.
Thực hiện các bài tập tốt ( chưa tốt).
b) Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trước tập thể và đề nghị tuyên dương những bạn nào, phê bình những bạn nào. 
 Đề xuất ý kiến với GVCN.
c) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động ở lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần : Nề nếp duy trì và thực hiện tốt . Trong tuần không có bạn nào nghỉ học .
* Về học tập : Các em đã có sự tiến bọâ rất nhiều, đặt biệt về cách thực hiện phép chia cho 2,3 chữ số. Tuy nhiên vẫn còn một số em thực hiện chưa được tốt ( Có khi thì làm đúng , có khi lại làm sai- Cùng một kiểu bài : Minh Anh, Trọng, Phúc, Yến...)
- Chuẩn bị ôntập chu đáo để thi học kì đạt kết quả.
* Các khoản đóng góp : Còn một số em vẫn chưa hoàn thành các khoản đóng góp cho nhà trường : ( Chủ yếu còn thiếu tiền xây dựng) . đề nghị phụ huynh đóng ngay sau khi thu hoạch mùa.
- Tiền học phí tháng 12 : Lớp đã đóng đầy đủ về trường .
* Các hoạt động khác : Châu và Thùy Nhung đã tham dự kì thi viết chữ đẹp cấp huyện (27 / 12). Kết quả cả em đều đạt giải ba.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần sau .
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tổ chức ôn tập bài chu đáo . Hoàn thành chương trình tất cả ở các môn 
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp. 
+ Ôn cũ, học mới chuẩn bị thi học kì I.
+ Tiếp tục thi đua thực hiện giành hoa điểm 10 giai đoạn 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc