Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 19 đến 24

Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 19 đến 24

ĐẠO ĐỨC Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO ,CÔ GIÁO (Tiết1 )

I. MỤC TIÊU: 1.Học sinh hiểu:

 Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo

 2.Học sinh có thái độ: Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo

 3.GDTC : Thương yêu, kính trọng thầy cô giáo

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV : Tranh bài tập 2 phóng to

 HS : - Vở bài tập Đạo đức 1.- Bút chì màu.-

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 A. Bài cũ (3) : Ôn --Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?

- Khi xếp hàng ra vào lớp em cần làm gì ?- Mất trật tự trong giờ học có hại gì ?

 

doc 36 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 19 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ HAI, ngày 14 tháng 01 năm 2008
ĐẠO ĐỨC Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO ,CÔ GIÁO (Tiết1 )
I. MỤC TIÊU: 1.Học sinh hiểu:
 Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
 2.Học sinh có thái độ: Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
 3.GDTC : Thương yêu, kính trọng thầy cô giáo
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV : Tranh bài tập 2 phóng to
 HS : - Vở bài tập Đạo đức 1.- Bút chì màu.- 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
 A. Bài cũ (3’) : Ôn --Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
- Khi xếp hàng ra vào lớp em cần làm gì ?- Mất trật tự trong giờ học có hại gì ?
 B. Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
2.
* Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 1)
_GV chia nhóm 
_Yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng vai theo 1 tình huống của bài tập 1.
_Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy:
+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo?
+ Cần là gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
GV kết luận:
_Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
_Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay.
Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ!
Lời nói khi nhận lại: Em cám ơn cô!
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
GV kết luận:
 Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
_Hoạt động nối tiếp:
*Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 9: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
_Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
_Một số nhóm lên đóng vai trước lớp.
_Cả lớp thảo luận, nhận xét
+ Cần chào hỏi lễ phép
+ Khi đưa: Thưa cô đây ạ! Khi nhận : Em cám ơn cô!
_HS làm bài tập 2. tô màu tranh.
_HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó?
_Cả lớp trao đổi, nhận xét.
_HS chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Thứ ba, ngày 15 tháng 01 năm 2008
 THỦ CÔNG GẤP MŨ CA LÔ (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU: - Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy 
 - Gấp được mũ ca lô bằng giấy
 - GD tính cẩn thận , yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên:
_ 1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn (HS có thể đội được)
_ 1 tờ giấy màu hình vuông
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu có màu tùy ý chọn - 1 tờ giấy vở HS - Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
5’
25’
2’
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem chiếc mũ ca lô mẫu.
_ Cho một em đội mũ _ GV hỏi: 
+ Mũ ca lô dùng để làm gì?
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
 GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô:
_ Hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông:
+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật (h1a)
+ Gấp tiếp theo hình 1b
+ Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần giấy thừa ta sẽ được tờ giấy hình vuông. (h2)
* GV đặt tờ giấy hình vuông trước mặt: (mặt màu úp xuống)
_ Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình 3
_ Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa (h4)
 Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên ta được hình 5
_ Gấp 1 lớp giấy phần dưới của hình 5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mơí gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên (h7), được hình 8.
_ Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10. 
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
_ Quan sát mẫu 
_ Cả lớp quan sát
_ Quan sát từng bước gấp
_ Cho HS gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp (giấy vở HS) và tờ giấy màu để gấp mũ ca lô.
* Quan sát từng thao tác của GV
Thứ tư, ngày 16 tháng 01 năm 2008
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 19: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (T2)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
_Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
_HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV : Các hình trong bài 18 và 19 SGK
	 HS : Vở BT TNXH 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Bài cũ : (3’) Cuộc sống chung quanh (T1) – Nơi em đang ở, bà con buôn bán những loại hàng gì ?
 làm nghề gì ?
Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
2’
13’
15’
2’
1.Giới thiệu bài: 
 Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực chung quanh trường
_Mục tiêu: HS quan sát thực tế đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất ở khu vực xung quanh trường
_GV giao nhiệm vụ quan sát:
+ Nhận xét về quang cảnh trên đường 
+ Yêu cầu HS phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do
+ Phải trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV
 Đưa HS đi tham quan
*Hoạt động 2: Thảo luận về những hoạt động sinh sống của nhân dân
_Mục tiêu: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân ở địa phương.
 Thảo luận nhóm -Thảo luận cả lớp
_GV yêu cầu đại diện các nhóm lên nói với cả lớp xem các em đã phát hiện được những công việc chủ yếu nào mà đa số người dân ở đây thường làm
Làm việc theo nhóm với SGK
__Cách tiến hành:
_GV gọi một số HS trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
+ Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
2.Nhận xét- dặn dò:_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài “An toàn trên đường đi học”
_HS đi tham quan
_Thảo luận
_Quan sát theo hướng dẫn của GV
_Thảo luận theo nhóm
_Thảo luận cả lớp 
Thứ năm, ngày 17 tháng 01 năm 2008
THỂ DỤC
Bài 19: BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Ôn trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”.Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi mức đã có sự chủ động. 
 - Làm quen với 2 động tác: Vươn thở và tay của bài thể dục.
Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng – 
GD ý thức bảo vệ sức khoẻ 
II. ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN: -Trên sân trường. GV chuẩn bị còi, kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
-Khởi động:
 + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
2/ Phần cơ bản: 
a) Động tác vươn thở: Cho HS tập theo 4 nhịp _ Nhịp 1: Đưa hai tay sang hai bên lên cao chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, đồng thời chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, mặt ngửa, mắt nhìn lên cao. Hít sâu vào bằng mũi.
 _ Nhịp 2: Đưa hai tay theo chiều ngược lại với nhịp 1, sau đó hai tay bắt chéo trước bụng (tay trái để ngoài), thở mạnh ra bằng miệng.
 _ Nhịp 3: Như nhịp 1 (hít vào). 
 _ Nhịp 4: Về TTCB (thở ra).
 _ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
b) Động tác tay: Tương tự như dạy động tác vươn thở. 
 - Nhịp 1:Bước chân trái sang ngang một bước rộng bằng vai, đồng thời vỗ hai bàn tay vào nhau phía trước ngực (ngang vai), mắt nhìn theo tay.
 - Nhịp2: Đứng hai tay tay dang ngang, bàn tay ngửa.
 - Nhịp 3: Vỗ hai bàn tay vào nhau phía trước ngực.
 - Nhịp 4: Về TTCB.
 - Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
c) Ôn hai động tác vươn thở, tay:
3/ Phần kết thúc:_ Thả lỏng.
_ Trò chơi hồi tĩnh
_ Củng cố._ Nhận xét.
1-2 phút
1 phút
40-50m
2-3 lần
6-8 phút
2-3 lần
1-2 lần
2 lần
2-3 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Ôn trò chơi và học 2 động tác: vươn thở và tay của bài thể dục tay không (TTTK).
- Thực hiện 2 x 4 nhịp 
- Thực hiện 2 x 4 nhịp
- HS đi thường theo nhịp và hát.
- Tập lại các động tác đã học.
ÂM NHẠC
Tiết 19: Học hát: BẦU TRỜI XANH.
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ
 I.MỤC TIÊU: _ HS hát đúng giai điệu và lời ca _ HS hát đồng đều, rõ lời
 _ HS biết hát bài Bầu trời xanh do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác
 - Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên , yêu đất nước qua âm nhạc
II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
1. Hát chuẩn xác bài hát Bầu Trời xanh.
2. Đồ dùng dạy học:_ Băng cát xét _ Nhạc cụ (song loan, thanh phách, trống nhỏ)
_Một lá cờ hoà bình nhỏ (màu cờ nền xanh da trời, ở giữa có chim bồ câu trắng bay)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
2’
Hoạt động 1: Dạy bài hát “Bầu trời xanh” 
a) Giới thiệu bài hát: “Bầu trời xanh” 
b) Nghe hát mẫu: _ Nghe qua băng._ GV hát mẫu.
c) Dạy hát:
_ Cho HS đọc đồng thanh lời ca. 
Em yêu bầu trời xanh xanhYêu đám mây hồng hồng
Em yêu lá cờ xanh xanhYêu cánh chim trăng trắng
-Em yêu màu cờ xanh xanhYêu cánh chim hòa bình
Em cất tiếng ca vang vangVui bước chân tới trường
_GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS.
_Chia thành từng nhóm hát_Cho HS ha ... _Học sinh nối các tranh đã tô màu với bộ mặt tươi cười.
_Học sinh đồng thanh.
 Đi bộ trên vỉa hè.
Lòng đường để cho xe.
Nếu hè đường không có, 
Sát lề phải ta đi.
Đến ngã tư đèn hiệu,
Nhớ đi vào vạch sơn.
Em chớ quên luật lệ,
An toàn còn gì hơn”.
Thứ ba , ngày 26 tháng 02 năm 2008
THU CÔNG
Bài 19: CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (tiết 1)
I.MỤC TIÊU:_ HS kẻ được hình chữ nhật_ HS cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách
	- GDHS yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên:
 _Chuẩn bị hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô
 _Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
 2.Học sinh: _Giấy màu có kẻ ô _Bút chì, thước kẻ, kéo -1 tờ giấy vở HS có kẻ ô
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_Treo hình mẫu lên bảng và hỏi: +Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+Độ dài các cạnh như thế nào?
Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau
2.GV hướng dẫn mẫu:
* Cách kẻ hình chữ nhật: 
+Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng
+Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D
+Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B, C
+Nối lần lượt các điểm A à B; Bà C; CàD; Dà A, ta được hình chữ nhật ABCD
*Hướng dẫn cắt rời hình chữ nhật và dán:
_GV thao tác chậm rãi từng động tác
+Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật
+Bôi một lớp hồ mỏng, dán cân đối và phẳng
3.Học sinh thực hành:
_Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô
_GV quan sát kịp thời uốn nắn, giúp đỡ cho HS còn lúng túng khó hoàn thành nhiệm vụ
4. Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình chữ nhật”
_Quan sát hình chữ nhật mẫu
_HS quan sát
_HS quan sát
_Thực hành
_Chuẩn bị: giấy màu, bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô 
Thứ TƯ ,ngày 27 tháng 02 năm 2008
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 24: CÂY GỖ
I - MỤC TIÊU: Giúp HS biết:_Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng 
_Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ
_Nói được ích lợi việc trồng cây gỗ_HS có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá
II - ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK
III - HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ : (5’) +Kể tên các loại hoa khác mà em biết.
+Hoa được dùng để làm gì?
B.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: (15’) Quan sát cây gỗ 
+GV tổ chức cho các lớp ra sân trường, dẫn các em đi quanh sân và yêu cầu các em chỉ xem cây nào là cây gỗ, nói tên cây đó là gì?
+GV cho HS dừng lại bên một cây gỗ và cho các em quan sát, để trả lời các câu hỏi sau:
-Cây gỗ này tên gì?
-Hãy chỉ thân, lá của cây. Em có nhìn thấy rễ cây không?
-Thân cây này có đặc điểm gì (cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm so với cây rau, cây hoa đã học)?
Kết luận:
 Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành cà lá cây làm thành tán tỏa bóng mát.
Hoạt động 2: (15’) Làm việc với SGK
_GV hướng dẫn HS tìm bài 24 SGK.
_GV gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
+Cây gỗ được trồng ở đâu?
+Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở địa phương?
+Kể tên các đồ dùng làm bằng gỗ?
+Nêu lợi ích khác của cây gỗ?
Kết luận:
 Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và làm nhiều việc khác. 
2.Nhận xét- dặn dò:(5’)
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 25 “Con cá”
+HS chỉ và nói tên cây nào là cây gỗ có ở sân trường
+Quan sát và trả lời câu hỏi
_HS (theo cặp) quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
_Một số HS trả lời, các em khác bổ sung.
 Thứ năm , ngày 28 tháng 02 năm 2008
THỂ DỤC
Bài 24: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI. 
I. MỤC TIÊU:
_ Học động tác điều hòa.Yêu cầu thực hiện được ở mức độ cơ bản đúng.
 _ Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc lớp.Yêu cầu điểm số đúng số, rõ ràng
 - GD ý thức rèn luyện thân thể – bảo vệ sức khoẻ
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Trên sân trường._ GV chuẩn bị 1 còi va økẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
Đ.LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát
- + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
2/ Phần cơ bản: 
a) Học động tác điều hòa:
 + Lần 1-2: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
 + Lần 3-4: Chỉ hô nhịp không làm mẫu 
* Cách thực hiện: 
 _ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa hai bàn tay ra trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
 _ Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
 _ Nhịp 3: Đưa hai tay về trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay. 
 _ Nhịp 4: Về TTCB.
 _ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
b) Ôn toàn bài thể dục đã học:
GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập theo._ Vươn thở._ Tay._ Chân._ Vặn mình._ Bụng. _ Phối hợp._ Điều hòa.
c) Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số:
 Điểm số theo tổ hoặc thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong lớp.
 - Lần 1: GV điều khiển.
 - Lần 2: Giúp cán sự điều khiển.
d) Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh” 
_ Cách chơi: + GV nêu tên trò chơi.
 + Giải thích cách nhảy cho HS. 
 + Tiếp theo cho từng em vào nhảy thử.
 3/ Phần kết thúc:
_ Đứng vỗ tay, hát._ Thả lỏng.
_ Trò chơi hồi tĩnh, thư giãn.
_ Củng cố.
1-2 phút
1 phút
1-2 phút
1-2 phút
40-60m
1 phút
3-4 lần
1-2 lần
2 lần
3-4 phút
1-2 phút
2-3 phút
1-2 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp tập hợp thành 4 hàng dọc . Các tổ trưởng tập báo cáo.
 Từ hàng ngang chạy nhẹ nhàng thứ tự từ tổ 1-4 thành vòng tròn
- Thực hiện 2 x 8 nhịp
Mỗi động tác thực hiện: 2 x 8 nhịp.
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
-HS đi thường trên và hát.
MỸ THUẬT
Bài 24: VẼ CÂY, VẼ NHÀ
 I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:_Nhận biết hình dáng của cây và nhà
_Biết cách vẽ cây, vẽ nhà_Vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích – GD TC yêu thiên nhiên,yêu thích cái đẹp
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: _Tranh, ảnh một số cây và nhà _Hình vẽ minh họa một số cây và nhà
2. Học sinh: _Vở tập vẽ 1 _Bút chì, bút dạ, sáp màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
5’
17’
2’
1’
1.Giới thiệu hình ảnh cây và nhà:
_GV giới thiệu tranh, ảnh có cây, nhà để HS quan sát và nhận xét
2.Hướng dẫn HS cách vẽ cây và nhà:
+Vẽ cây: Nên vẽ thân cành trước, vòm lá sau
+Vẽ nhà: nên vẽ mái trước, tường và cửa sau
3.Thực hành:_Gợi ý HS làm bài: 
+HS trung bình: chỉ cần vẽ 1 cây và 1 ngôi nhà
+HS khá: có thể vẽ thêm nhà, cây và một vài hình ảnh khác_Cho HS thực hành_GV theo dõi và giúp HS: 
+Vẽ to vừa phải với khổ giấy
+Vẽ thêm các hình ảnh khác: trời, mây, người, 
+Vẽ màu theo ý thích
4. Nhận xét, đánh giá:
_GV cùng HS nhận xét về:
+Hình vẽ và cách sắp xếp hình vẽ
+Cách vẽ màu
5.Dặn dò: 
 _Dặn HS về nhà:
_Quan sát và nhận xét:
+Cây:-Lá, vòm lá, tán lá
-Thân, cành cây
+Ngôi nhà:-Mái nhà
-Tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào
_HS quan sát và xem tranh Vở tập vẽ 1
_Thực hành vẽ vào vở
_Quan sát cảnh vật ở xung quanh nơi ở
ÂM NHẠC
Tiết 24: Học hát: QUẢ. Nhạc và lời: Xanh Xanh
 I.MỤC TIÊU: _ HS hát đúng giai điệu và lời ca 
 _ HS biết vừa hát vừa vỗ tay (hoặc gõ) theo phách, theo tiết tấu lời ca
 _ Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ
II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài hát Quả Đồ dùng dạy họa
_ Băng cát xét, nhạc cụ (song loan, thanh phách, trống nhỏ)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (15’) Dạy bài hát “Quả” 
a) Giới thiệu bài hát:_ “Quả” 
b) Nghe hát mẫu: Nghe qua băng. -GV hát mẫu.
c) Dạy hát: - Cho HS đọc đồng thanh lời ca. 
_GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS.
_Chia thành từng nhóm hát_Cho HS hát lại cả bài. 
Hoạt động 2: (15’) Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm
_GV cho HS ngồi hát, Cho HS đứng hát
* Củng cố , dặn dò: (5’)
_Cho hát đối đáp:+Lời 1
+Lời 2: Hát đối đáp tương tự như hát lời 1
_ Tập hát thuộc lời bài hát “Quả” 
_HS nhắc tên bài hát:“Quả” Xanh Xanh
_Đọc từng câu theo tiết tấu + gõ phách
_HS hát theo vài ba lượt
_Các nhóm luân phiên hát cho đến khi thuộc bài
_Cá nhân, lớp
_ Cho cả lớp thực hành theo mẫu của GV
Thứ sáu ngày 29 tháng 02 năm 2008
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN 
1/ Kiểm điểm tuần :
+ Nề nếp: - Sinh hoạt giữa giờ chưa nghiêm túc
 + Học tập : Học bài và làm bài tương đối đầy đủ
 2/ Phương hướng T.25 
 - Thực hiện đi học đúng giờ - Thi đua sinh hoạt giờ chơi nghiêm túc
 - Thi đua ra về thẳng hàng- Thi đua tập thể dục đúng, nghiêm túc và nhanh

Tài liệu đính kèm:

  • docCACMON 19-24.doc