Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 20

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

 - Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20

 -Tập cộng nhẩm (dạng 14 + 3)

 - Ôn tập, củng cố lại phép cộng trong phạm vi 10

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng gài, que tính

- Kẻ bảng như SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 36 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ hai ngày21 tháng 1 năm 2008
Toán 
 Tiết 77: Phép cộng dạng 14 + 3
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 - Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20
 -Tập cộng nhẩm (dạng 14 + 3)
 - Ôn tập, củng cố lại phép cộng trong phạm vi 10
II. Đồ dùng: 
- Bảng gài, que tính
- Kẻ bảng như SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hđ dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.KTBC: Kiểm tra các số từ 10 đ 20
-Yêu cầu HS viết các số từ 10 đ20 rồi đọc các số đó
-GV NX- Cho điểm
-Gọi 2 HS lên bảng viết các số
II.Bài mới
1.GTB
2.Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3
*Bước 1: Thao tác trên que tính
*Bước 2: Hoàn thành phép cộng 14 + 3
Chục
đơn vị
 1
 +
 4
 3
 1
 7
 14 + 3 = 17
-GTB trực tiếp và ghi đề bài
-Yêu cầu HS lấy 14 que tính (gồm 1 bó que tính tức 1 chục que tính và 4 que tính rời) rồi lấy thêm 3 que tính nữa
Hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính?
-GV HS sắp xếp que tính như SGK
-GV vừa gài que tính vừa viết
+Có 1 chục que, viết ở cột “chục”
+4 que rời, viết ở cột “đơn vị”
+Có 3 que ròi, viết ở cột “đơn vị” 3 thẳng cột với 4
*Để biết có tất cả bao nhiêu que tính: ta gộp 4 que tính với 3 que tính rời được 7 que tính rời. Có 1 bó 1 chục que tính và 7 que tính rời là 17 que tính
Vậy pt: 14 + 3 = 17
-2 HS nhắc lại đề
-HS lấy 14 que tính rồi lấy thêm 3 que tính
-Có 17 que tính
HS đặt lên bàn 1 chục que tính (1 bó) ở bên trái, 4 que tính rời ở bên phải
-HS lấy 3 que tính rời đặt dưới 4 que tính rời
-HS gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời. được 7 que tính rời
-KQ phép tính 14 + 3 =?
-GV viết dấu + và kẻ ngang (như SGK) trên bảng
*Bớc 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
-GV hướng dẫn HS cách đặt tính
+Viết 14 rồi viết số 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 (ở cột đv)
+Viết dấu + ở bên trái sao cho ở giữa 2 số
+Kẻ cạch ngang dới 2 số đó
+Tính (Từ phải sang trái)
 14 - 4 cộng 3 bằng 7. Viết 7
 + 3 - Hạ 1 viết 1
 17 Vậy 14 + 3 = 17
-HS nhắc lại cách đặt tính
-HS nêu lại cách cộng
III.Luyện tập:
Bài 1: Tính (Làm bài vào vở dòng 1)
-Yêu cầu HS nêu y.cầu của bài 1
GV hướng dẫn HS làm bài- rồi chữa
Lu ý: -HS thực hiện phép cộng từ phải đsang trái. Bắt đầu từ hàng đơn vị
-Viết KQ thẳng cột: đv dưới đv
-Khi chữa GV yêu cầu HS nêu cách tính với 1, 2 phép tính
-Nêu yêu cầu bài 1
-Làm bài –Rồi chữa
-HS nêu cách tính
Bài 2: Tính (Làm bài vào vở cột 1, 2)
-HS nêu yêu cầu bài 2
-Làm bài phép tính dưới dạng hàng ngang
-GV hướng dẫn HS nhẩm
Ví dụ: 12 + 3 = 15
Các con nhẩm: 2 + 3 = 5
 10 + 5 = 15
Vậy 12 + 3 = 15
-HS áp dụng làm các phép tính còn lại
-Gọi HS nhận xét phép tính:
13 + 0 = 13 (Một số cộng với 0 sẽ bằng chính số đó)
Hỏi: 2 + 3 bằng mấy? (5)
10 cộng 5 bằng 15
Kết quả: 12 + 3 = 15
-Con có nhận xét gì về phép tính: 13 + 0
Bài 3: Làm miệng
-HS nêu yêu cầu bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (Theo mẫu)
-GV kẻ bảng như bài tập 3
-Yêu cầu HS làm miệng điền KQ vào ô trống – Gọi HS nhận xét – Bổ sung
-HS làm miệng
IV. Củng cố- Dặn dò
-GV viết 2 phép tính lên bảng
16+ 2 15 + 0
Yêu cầu HS đặt tính – Rồi tính
-Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
-ở dưới lớp nhẩm và tìm kết quả của các phép tính.
16 + 2 = (18) 15 + 0 = (15)
-GV củng cố và nhắc nhở HS cách đặt tính và viết kết quả- Cách tính nhẩm để tìm kết quả phép tính theo hàng ngang
-Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập
-Học sinh nhận xét
-Học sinh tìm kết quả phép tính theo cách nhẩm
-Học sinh lắng nghe và thực hiện
Tiếng Việt 
 Bài 81: ach
I. Mục tiêu:
-Học sinh đọc, viết được: ach, sách, cuốn sách.
-Đọc được từ, câu ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Giữ gìn sách vở
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 
III. Hoạt động chủ yếu:
nội dung hoạt động dạy học
phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
I. KTBC:
-Kiểm tra bài 80: 
 iêc- ươc
-Yêu cầu học sinh đọc “SGK”
- Đọc để HS viết bảng con: xiếc
 rước
- Nhận xét
- 4 học sinh đọc
- Cả lớp viết
II. Bài mới
1.GTB:
2.Dạy vần: ach.
a.Nhận diện vần:
- Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài
- GT vần ach đ ghép bảng
- HS phân tích vần
- So sánh vần ach- ac
b. Đánh vần:
-Phát âm mẫu
-CN, tập thể đánh vần
-CN, tập thể đọc trơn
-Ghép bảng gài
*Sách
-Yêu cầu HS ghép bảng: sách
-Ghép bảng gài
-CN- tập thể phân tích, đánh vần, đọc trơn: sách
*Cuốn sách
- GT với HS cuốn sáchđtừ mới
- Yêu cầu HS đọc tổng hợp
- Nhận xét
-CN- tập thể đọc: Cuốn sách
-CN- tập thể đọc: 
ach- sách- cuốn sách
c. Đọc từ ứng dụng:
-Yêu cầu HS đọc, phát hiện tiếng có vần vừa học
- Cho HS luyện đọc các tiếng có chứa vần vừa học
*Giải nghĩa từ
- Yêu cầu đọc lại toàn bài
- Nhận xét
-cá nhân hoạt động
-Cá nhân- tập thể đọc
d. Viết bảng con: ach, sách
-Viết mẫu, hướng dẫn học sinh cách viết
-Quan sát, viết vào bảng
3. Luyện tập:
a. Đọc câu ứng dụng
-Yêu cầu HS đọc, phát hiện có tiếng có vần vừa học
-Treo tranh giải nghĩa cho bài vừa đọc
- Cá nhân hoạt động
- Tập thể đọc
b. Viết vở:
- GV viết mẫu, HD HS cách viết
- Chấm một số bài nhận xét
-Mở vở, quan sát, viết vở
c. Luyện nói
-Yêu cầu nêu chủ đề luyện nói
-Yêu cầu HS nói theo gợi ý sau:
1.Trong tranh vẽ những gì?
2.Bạn nhỏ đang làm gì?
3.Tại sao cần giữ gìn sách vở?
4.Con đã làm gì để giữ gìn sách v ?
5.Các bạn của con đã biết giữ gìn sách vở chưa?
6.Con hãy giới thiệu về 1 quyển sách, quyển vở mà con giữ gìn sạch đẹp nhất.
7
- Cá nhân nói
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
III. Củng cố – Dặn dò
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
- Thi tìm nhanh tiếng có vần vừa học
- Nhận xét tiết học
- Về đọc lại bài, xem trước bài 82: ich- êch
- Cá nhân- tập thể
- Tập thể
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2008
Tiếng Việt 
Bài 82 : ich, êch
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được cấu tạo vần: ich, êch, tiếng lịch, ếch
 -Đọc, viết được vần, tiếng, từ mới: ích, ếch, tờ lịch, con ếch. Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề 
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bộ đồ chữ Tiếng Việt 
-Tranh: Con ếch, Tờ lịch
III. Hoạt động chủ yếu:
nội dung hoạt động dạy học
phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
I. KTBC: Bài 81
 ach
- Yêu cầu HS đọc bài trong SGK
- Viết: gạch, sạch
- Nhận xét- Đánh giá
- Gọi 4 học sinh đọc
- Cả lớp viết bảng con
II. Dạy bài mới
1.GTB
- Giới thiệu bài trực tiếp
- Gọi 2 HS nhắc lại đề
2. Dạy vần, tiếng, từ mới
*Vần ich
a. Nhận diện vần
b. Đánh vần
- GV gài vần: ich
- Yêu cầu HS phân tích vần ich
- So sánh vần ich- ach
- Yêu cầu HS đánh vần và đọc vần ich
- Yêu cầu HS ghép tiếng: lịch
- Đánh vần, đọc tiếng lịch
- Cho HS quan sát quyển lịch đ tờ lịch
- Yêu cầu HS đọc: tờ lịch
- Học sinh phân tích và so sánh vần ich
- Học sinh đánh vần, đọc vần ich
- Ghép vần ich
- Ghép tiếng : lịch
- Đánh vần và đọc tiếng mới
-Đọc từ: tờ lịch
*Vần: êch
-Dạy tương tự vần: ich
-So sánh: ich với êch
c. Đọc từ ứng dụng
- GV viết từ trên bảng
- Yêu cầu HS đọc và phát hiện tiếng có chứa vần: ich, êch
- Giải thích từ: vui thích, mũi hếch, chênh chếch
- GV đọc mẫu
-Học sinh đọc và phát hiện tiếng mới
- Học sinh đọc cá nhân + T2
d. Viết bảng
- GV HD học sinh viết vần ich, êch; lịch, ếch
- Học sinh viết bảng con
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
-Yêu cầu HS đọc bài trên bảng lớp (tiết 1) 
 Đọc câu ứng dụng -Cho HS quan sát tranh
Hỏi: Tranh vẽ gì?
- Đọc đoạn thơ ứng dụng
-Tìm tiếng chứa vần mới học
- GV đọc mẫu đoạn thơ
- Học sinh đọc cá nhân – tập thể
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Tìm tiếng chứa vần mới
-HS đọc cá nhân- tập thể
b. Luyện viết vở
- GV viết mẫu vần, từ ngữ mới trên bảng
Lưu ý” nét nối giữa chữ i, ê với ch; giữa chữ l với vần ich.
Vị trí dấu thanh
-Học sinh viết vào vở
d. Luyện nói
-Yêu cầu HS đọc chủ đề của bài luyện nói: Chúng em đi du lịch
-HD học sinh luyện nói dựa vào tranh và câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Lớp ta bạn nào đã được đi du lịch với gia đình hoặc nhà trường?
+ Khi đi du lịch con thường mang những gì?
+ Con có thích đi du lịch không? Tại sao?
+ Con thích đi du lịch nơi nào?
- Học sinh đọc chủ đề luyện nói
- Học sinh luyện nói dựa vào câu hỏi gợi ý
III. Củng cố – Dặn dò
+ Hôm nay con học những vần gì?
+ Đọc bài trong SGK
+ Trò chơi: gọi đúng tên đồ vật và hình ảnh
- Về nhà đọc lại bài- Chuẩn bị bài 83: Ôn tập
-Con học vần ich, êch
- Gọi HS đọc bài
- HS chơi trò chơi
- Lớp nhận xét-Đánh giá
- Lắng nghe và thực hiện
Toán 
 Tiết 78: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
-Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng và kĩ năng tính cộng nhẩm phép tính có dạng 14 + 3
II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng học toán
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
nội dung hoạt động
phương pháp, hình thức tổ chức các hđ dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.KTBC: Kiểm tra phép cộng trong phạm vi 20
(dạng 14 + 3)
GV viết bảng:
1.Tính:
 14 11 12
 + 2 + 5 + 4
 . . .
2.Tìm số liền trước, liền sau:
 ., 14, ..
 ., 17, ..
 ., 19, ..
GV NX- Cho điểm 
-3 HS lên bảng làm
-3 HS lên bảng
-Dưới lớp TL miệng
II.Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
-GV HD HS cách đặt tính, HD HS viết bài vào vở
-HS nêu lại cách đặt tính
-HS viết bài vào vở
Bài 2: Tính nhẩm
(HS chữa miệng)
-Gọi HS nêu đề yêu cầu bài
-GV viết bài lên bảng – HD HS nhẩm miệng
VD: 15 + 1 = ?. GV hướng dẫn
HS nêu: 5 + 1 = 6; 10 + 6 = 16
Hoặc nhẩm bằng cách đếm thêm 15 thêm 1 là mời sáu
-21 HS nêu
-HS nhẩm miệng
-Nhiều HS nêu cách nhẩm
Mỗi HS nhẩm 1 phép tính
Bài 3:Tính
(HS làm vở cột 1 + 2)
-HS nêu cách nhẩm BT 2. HD HS làm từ trái sang phải và ghi kết quả cuối cùng
VD: 10 + 1 + 3 = 14
 11
2 HS nêu
-HS làm bài vào vở
Gọi HS chữa bài
bài 4: Nối theo mẫu (Chuyển thành trò chơi)
GV viết lên bảng- HD HS chơi trò chơi
Đội nào nhẩm nối nhanh, đúng đội đó thắng cuộc
-2 đội chơi: mỗi đội 6 bạn
IIi.Củng cố- Dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Về nhà xem lại các bài tập
-Chuẩn bị bài 76 trang  ... 79 :Luyện tập phép trừ dạng 17 -3
I. Mục tiêu
 - Giúp HS ghi nhớ làm thành thạo với phép trừ dạng 17 - 3
 - HS làm đúng bài tập .
II. các hoạt động dạy và học
 *HĐ1: Ôn bài
 - HS làm bảng con 19 18 15
 -6 -3 - 4 
 * HĐ2: Làm bài tập
 Bài 1:- GV nêu YC. 
 - HS quan sát các phép tính và hỏi: Phép tính được đặt theo hàng gì?
 - HS nêu cách tính
 - HS làm bài vào vở
 - GV nhận xét và cho điểm
 Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
 - GVnêu YC. Hướng dẫn HS làm
 - HS làm bài theo nhóm tổ vào phiếu bài tập. 
 - GV nhận xét kết quả của các tổ 
Bài 3 : HS nêu yêu cầu của bài
- HS quan sát hình và điền số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài bài
- HS đổi vở chữa bài cho bạn
 Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài nối tiếp điền số vào ô trống: 10 + 7 = 17, 17 – 5 = 12
- GV nhận xét bài của HS
III. Củng cố và dặn dò 
 - Nhận xét giờ học 
Luyện tập thực hành Tiếng Việt
Làm bài tập tiếng việt bài 83
I. Mục tiêu 
 - Củng cố và luyện cho học sinh cách đọc, viết các vần tiếng, từ chứa vần kết thúc là c và ch .
 - Vận dụng làm bài tập.
II. Các hđ dạy và học 
1. Bài ôn
 a. HS đọc bài trong SGK theo nhóm, cá nhân kết hợp với phân tích
 b.Ghép và đọc các từ: đổ rác, màu sắc, hòn ngọc, mẫu mực, thúc đẩy, thước gỗ, tích cực, chênh chếch
Đọc câu: Muốn ăn ở sạch sẽ phải tích cực diệt ruồi, diệt muỗi. Đó là có hại cho cuộc sống của chúng ta.
 2. Làm bài tập
 Bài 1: Ghép chữ
- HS ghép tạo thành tiếng rồi ghi vào vở
- Yêu cầu HS đọc lại các tiếng ghép được: bích, kếch, thạch, khác, sắc, bậc, lọc, mốc.
 Bài 2: Điền vào chỗ trống 
 - Với các tiếng cho sẵn, Y.C HS thêm vần thích hợp để hoàn thành đoạn văn
 - GV cho HS đọc lại đoạn văn đã điền: Có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa – ri, thủ đo nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng trước khi đi làm Bác, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, Bác để nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới nệm nằm cho đỡ lạnh
3. Củng cố và dặn dò	
 - Nhận xét giờ học
Thực hành tự nhiên- xã hội
Ôn : An toàn trên đường đi học
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS: biết và tránh được một số tình huống nguy hiểm.
- Chấp hành tốt nội qui , qui định về an toàn giao thông.
II. Đồ dùng:
 - Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
*HĐ1: HS hoạt động nhóm đôi
 - GV đặt câu hỏi HS thảo luận
 - GV hướng dẫn HS thảo luận
 + Người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
 + Đi như vậy có đảm bảo an toàn giao thông không?
 + Theo em vì sao tai nạn giao thông sảy ra?
 + Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông?
 + Em đã chấp hành nội qui an toàn giao thông chưa?
 - GV mời một số nhóm nêu ý kiến trước lớp
 - Nhóm nhận xét bổ xung
 - GV kết luận
 *HĐ2: Trò chơi đi đúng qui định
 - GV nêu yêu cầu của hoạt động: 
 + Đèn đỏ, tất cả các phương tiện giao thông phải dừng đúng vạch.
 + Đèn xanh, xe cộ và người được phép qua lại. 
 - GV mời đại diện các nhóm lên tham gia chơi trò chơi trước lớp
 - GV nhận xét các nhóm
 IV.Củng cố , dặn dò
 - Khi đi bộ trên đường chúng ta phải chú ý điều gì? 
 - GV nhắc HS để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người, các em phải luôn đi đúng qui định 
 - GV nhận xét tiết học
Chiều Bồi dưỡng Tiếng Việt
Làm bài tập tiếng việt bài 84
I. Mục tiêu 
 - Củng cố và luyện cho học sinh cách đọc, viết các vần tiếng, từ chứa vần op,ap.
 - Vận dụng làm bài tập.
II. Các hđ dạy và học 
1. Bài ôn
 a. HS đọc bài trong SGK theo nhóm, cá nhân kết hợp với phân tích
 b. Ghép và đọc các từ: họp nhóm, bóp phanh, pháp luật, giáp ranh.
2. Làm bài tập 
 Bài 1: Ghép chữ
- HS ghép tạo thành tiếng rồi ghi vào vở
- Yêu cầu HS đọc lại các tiếng ghép được: họp , cọp, góp, ngáp, nháp, náp.
 Bài 2: Điền vào chỗ trống op hay ap
 - Với các tiếng cho sẵn, Y.C HS thêm vần thích hợp để tạo từ mới
 - GV cho HS đọc lại các tiếng và tạo thành: 
 Tháp rùa con cọp con bọ cạp
 Bài 3: Nối chữ ở cột A với chữ ở cột B
 - Chuyển thành trò chơi
 - GV chia thành 2 đội chơi, GV nêu cách chơi. luật chơi
 - HS tham gia chơi – GV nhận xét
 Bài 4:Nói theo tranh
- YC HS nói 1 câu có tiếng kêu hay đạp.
- HĐ nhóm 2: HS thảo luận và nêu câu- GV ghi bảng
 Bài 4: Chép: Tháp mười đẹp nhất bông sen.
- GV hướng dẫn viết chữ T
 - HS viết vào vở theo mẫu
3. Củng cố và dặn dò - Nhận xét giờ học
Luyện tập thực hành toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu
- Củng cố về tính 14 + 3, 17 – 3
- Vận dụng làm bài tập
II. các hoạt động đạy và học
 HS làm các bài tập sau:
 Bài 1: Bài 1:- GV nêu YC. 
 - HS quan sát các phép tính và hỏi: Phép tính được đặt theo hàng gì?
 - HS nêu cách tính 16 6 trừ 2 bằng 4, viết 4
 - 2 hạ 1 viết 1
 - HS làm bài vào vở
 - GV nhận xét và cho điểm
 Bài 2: Tính
- GVnêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn mẫu: 13 + 2 – 1 = 14
- HS làm bài – GV chữa bài
 Bài 3. Điền số thích hợp vào ô trống
- GV nêu YC. HS làm bài: 15 + 3 = 18, 18 – 2 = 16 
 - GV quan sát, giúp đỡ thêm HS
 - GV nhận xét kết quả 
 Bài 4. GV cho HS làm theo cặp điền dấu phép tính vào ô trống 
 - Mời một số cặp trình bày ; 1 + 1 + 1 = 3
 - GVnhận xét 
 III. Củng cố và dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học
Bồi dưỡng âm nhạc
ôn :Bầu trời xanh
I. Mục tiêu
 - HS ôn luyện và hát đúng giai điệu của bài hát.
 - HS yêu thích âm nhạc. 
 - Thực hiện vài động tác phụ hoạ
II. các hoạt động dạy và học
1. Hoạt động 1: Ôn bài hát theo nhóm, lớp
- HS nêu tên bài hát
- Cả lớp hát bài hát
- GV tổ chức cho từng nhóm ôn lại bài hát đã học
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn hát bài hát
- Hát kết hợp với vỗ tay hoặc các động tác phụ hoạ đơn giản.
- GV nhận xét
2. Hoạt động2: Biểu diễn bài hát
- Mỗi nhóm cử đại diện một em thi hát với nhóm bạn
- HS biểu diễn
- GV nhận xét đánh giá
- Một vài em xung phong biểu diễn bài hát kết hợp vỗ tay, đệm theo phách , hoặc với động tác phụ hoạ đơn giản.
 - GV nhận xét tuyên dương
3. Hoạt động3:Thi giữa các nhóm
- GV nêu yêu cầu của cuộc thi
- Hình thức bốc thăm thứ tự thi
- Các nhóm lần lượt theo thứ tự bốc thăm biểu diễn
- Các nhóm khác quan sát , nhận xét, bổ xung
- Bình chọn bạn biểu diễn hay nhất 
4. Củng cố dặn dò 
- Lớp hát bài- GV nhận xét giờ 
Hoạt động tập thể
Giáo dục an toàn giao thông
I.Mục tiêu 
 - Giúp HS nhận biết được những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động chủ yếu:
BC: Khi đi bộ chúng ta phải đi phần nào của đường?
Dạy bài mới
*HĐ1: GV chia lớp thành 4 nhóm
 - GV nêu yêu cầu của HĐ: HS thảo luận
 + Em thấy người đi bộ đi ở đâu?
 + Các loại xe thường chạy ở đâu?
 + Muốn sang đường chúng ta phải làm gì?
 + Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta phải thực hiện điều gì?
- Mời các nhóm trình bày phần thảo luận trước lớp
- Nhóm khác nhận xét bổ xung
- GV kết luận: Khi đi bộ trên đường chúng ta phải đi bên phải đường dành cho người đi bộ.
 * HĐ2: GV tổ chức HS chơi trò chơi qua đường
 - Cho vài HS đóng vai người đi xe đạp, xe máy xe ô tô, một số HS đi bộ
 - GV kẻ đường ngã ba, ngã tư
 - Một số tín hiệu đèn xanh, đỏ
 - GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn cách chơi
 - HS tham gia chơi
 - GV quan sát nhận xét
Chiều B ồi dưỡng Tiếng Việt
Làm bài tập tiếng việt bài 85
I. Mục tiêu 
 - Củng cố và luyện cho học sinh cách đọc, viết các vần tiếng, từ chứa vần ăp, âp.
 - Vận dụng làm bài tập.
II. Các hđ dạy và học 
1. Bài ôn
 a. HS đọc bài trong SGK theo nhóm, cá nhân kết hợp với phân tích
 b. Ghép và đọc các từ: bắp cải, thập thò, đập đất, tấp nập, lấp lánh.
2. Làm bài tập 
 Bài 1: Ghép chữ
- HS ghép tạo thành tiếng rồi ghi vào vở
- Yêu cầu HS đọc lại các tiếng ghép được: bắp, nắp, gắp, lập, thấp, đập.
 Bài 2: Điền vào chỗ trống ăp hay âp
 - Với các tiếng cho sẵn, Y.C HS thêm vần thích hợp để tạo từ mới
 - GV cho HS đọc lại các tiếng và tạo thành: 
 đập nước thắp đèn
 Bài 3: Nối chữ ở cột A với chữ ở cột B
 - GV chia thành 2 đội chơi, GV nêu cách chơi. luật chơi
 - HS tham gia chơi – GV nhận xét: 
 - HS nối: bắp chân, tràn ngập, lấp lánh
 Bài 4:Nói theo tranh
- YC HS nói 1 câu có tiếng cặp hay ngập.
- HĐ nhóm 2: HS thảo luận và nêu câu- GV ghi bảng
 Bài 4: Chép: bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
- GV hướng dẫn viết 
 - HS viết vào vở theo mẫu
3. Củng cố và dặn dò - Nhận xét giờ học
Thực hành thủ công
Thực hành: Gấp mũ ca lô( tiết 2)
I. Mục tiêu
 - HS ôn lại cách gấp và biết gấp mũ ca lô.
	- Rèn đôi tay khéo léo.
II. Hoạt động dạy học
 * HĐ1: Thực hành gấp 
 a. Hoàn thành bài
 - GV cho HS quan sát mũ ca lô
 - HS quan sát mũ và nhận xét 
 - HS nhắc lại qui trình gấp
 b. : GV chia lớp thành 4 nhóm
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn gấp
 - Các thành viên trong nhóm tập gấp mũ theo hướng dẫn
 - Nhóm giúp đỡ thêm những bạn gấp chậm
 - Nhóm chọn sản phẩm đẹp
 *HĐ2 Trang trí mũ
 - Yêu cầu học sinh tiếp tục gấp mũ ca lô và trang trí vào mũ
 - Học sinh hoàn thành cái mũ và trang trí cho đẹp 
 Lưu ý: 
 + Miết kỹ các nếp gấp
 + Bài gấp phẳng, đẹp
 - Trình bày sản phẩm vào vở
 - Giáo viên chấm một
 - Tuyên dương một số bài gấp đẹp, cân đối số bài
 - Nhận xét tiết học
 - Nhận xét về cách thao tác của học sinh
 - Chuẩn bị bài sau
Bồi dưỡng thể dục
Ôn:Trò chơi vận động
I.Mục tiêu:
 - HS ôn một số trò chơi đã được học
 - Nắm được cách chơi các trò chơi: mà HS thích, rèn tính nhanh nhẹn khéo léo khi tham gia chơi trò chơi.
II. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
 -Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
 - HS đứng vỗ tay và hát 
 - Chạy chậm một vòng xung quanh sân tập một vài động tác khởi động
2. Phần cơ bản
 * HĐ1: Ôn bài thể dục
 - GV nêu yêu cầu
 - Chia lớp thành 4 nhóm
 - Nhóm điều khiển các bạn ôn
 - HS ôn theo nhóm 
 *HĐ2; Cho HS chơi trò chơi: Chạy tiếp sức. 
+ GV nêu tên trò chơi. HS lắng nghe và nhớ lại cách chơi
+ HS chơi theo tổ. 
- Khi có hiệu lệnh HS thực hiện cách chơi
+ GVquan sát và đảm bảo an toàn trong khi chơi
+ Bình chọn tổ chơi tích cực nhất
* HĐ3: Cho HS chơi trò chơi Chuyền bóng
( GV hướng dẫn tương tự)
3. Phần kết thúc
 - Nghỉ tại chỗ. Hồi tĩnh
- Đứng vỗ tay và hát: Mùa xuân tình bạn 
- GVnhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc