Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 22

Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 22

I/ Yêu cầu cần đạt :

- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “Ngỗng và Tép ”

- HSKG: Kể được 2- 3 đoạn truyện theo tranh.

II/ Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh họa từ khóa.

- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói

- SGK, vở tập viết, bảng con.

III/ Các họat động dạy học

 

doc 23 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1663Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 22: Từ ngày 18 tháng 01 đến ngày 22 tháng 01 năm 2010
THỨ NGÀY
BUỔI
MÔN HỌC
TIẾT
THỜI GIAN
TÊN BÀI DẠY
 Thứ hai
 18.01.10
Sáng
Chào cờ
22
30
 Chào cờ đầu tuần
Học vần
191+192
50+40
 Ôn tập
 Toán
85
45
 Giải toán có lời văn
Chiều
Đạo đức
22
35
 Em và các bạn.(T2)
Âm nhạc
22
35
Ôn tập bài hát: Tập tầm vông 
Phân biệt các chuỗi â/thanh...
Học vần
45
Ôn luyện thêm cho HS
 Thứ ba
 19.01.10
Sáng
Học vần
193+194
50+40
 oa- oe
 Toán
86
45
 Xăng- ti- mét. Đo độ dài.
 Toán
45
 Ôn tập
Chiều
Mĩ thuật
22
35
 Vẽ vật nuôi trong nhà.
N/ thuật
35
Ôn gấp các hình đã học
Học vần 
45
Ôn luyện thêm cho HS
 Thứ tư
20.01.10
Sáng
Học vần 
195+196
50+40
 oai- oay
 Toán
45
 Ôn tập
T/C(HV)
45
 Ôn học vần cho HS.
Chiều
TN-XH
22
35
 Cây rau
Học vần
45
Ôn luyện thêm cho HS.
Tập viết
45
Luyện viết thêm
Thứ năm
21.01.10
Sáng
Học vần
197+198
50+40
 oan- oăn
 Toán
87
45
 Luyện tập
 Toán
45
 Ôn tập
Chiều
Thể dục
 22
35
Động tác vươn thở, tay, 
TC:“Nhảy đúng, nhảy nhanh”
Học vần
45
Ôn luyện thêm cho HS.
Tập viết
45
Luyện viết thêm
Thứ sáu
22.01.10
Sáng
Học vần
199+200
50+40
 oang- oăng
 Toán
88
45
Luyện tập
 NHĐ
3
35
 Súc miệng với fluor
Thủ công
22
35
Cách sử dụng bút chì, thước 
kẻ, kéo.
 SHL
22
30
 Sinh hoạt cuối tuần
-----------------------------¯------------------------------
Thứ hai ngày 18 tháng 01 năm 2010
CHÀO CỜ
Sinh hoạt dưới cờ
-----------------------------¯------------------------------
HỌC VẦN
ÔN TẬP 
I/ Yêu cầu cần đạt :
- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “Ngỗng và Tép ” 
- HSKG: Kể được 2- 3 đoạn truyện theo tranh.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa từ khóa.
- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói 
- SGK, vở tập viết, bảng con.
III/ Các họat động dạy học :
Tiết 1
1/ Ổn định : HS hát 
2/ Kiểm tra bài cũ : iêp- ươp
- Gọi 2-3 em đọc bài trong SGK. GV hỏi lại vần, tiếng, từ bất kỳ. NX ghi điểm. - GV đọc cho 1 em lên bảng viết, lớp viết vào bảng con: iêp- ươp, tấm liếp, giàn mướp, ướp cá, nườm nượp. 
 HS yếu đọc và viết: iêp- ươp, liếp, mướp. 
- HS, GVnhận xét.
3/ Dạy học bài mới 
 a/ Giới thiệu bài : Cho HS q/sát tranh SGK và nhận xét: Tranh vẽ gì? 
 GV hỏi rút ra vần ap viết lên bảng như SGK.
- Cho HS đưa ra các vần đã học có kết thúc bằng p. GV ghi bảng. 
- GV gắn bảng ôn, HS so sánh và bổ sung 
 b/ Ôn tập :
 * Các vần đã học:
- HS lên bảng chỉ các âm ở hàng dọc, hàng ngang và đọc. HS#NX.
- GV chỉ từng chữ gọi HS yếu đọc. 
 * Ghép âm thành vần :
- HS đọc các vần ghép từ âm ở cột dọc với âm ở dòng ngang. GV ghi bảng ôn. 
 VD: a – p -> ap, ươ – p -> ươp.
- HS ghép xong đánh vần, đọc: CN- N- L . GV chỉnh sửa phát âm.
 HS yếu đánh vần từng vần. GV chỉnh sửa phát âm. 
 c/ Đọc từ ngữ ứng dụng :
- GV viết bảng các từ: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng, tia chớp, xếp hàng,
- HS phân tích, đánh vần, đọc các từ ngữ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. HS yếu đánh vần từng chữ. 
 d/ Tập viết các vần, từ ngữ ứng dụng :
- GV đọc cho HS viết vào bảng con: ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, up, ep, êp, ip, iêp, ươp, đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng, 
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
- GVđánh vần HS yếu viết: ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, up, ep, êp, ip, iêp, ươp.
 Củng cố: Gọi HS đọc bài vừa ôn .
 Nhận xét tiết 1.
 Tiết 2
 * Luyện tập :
 a/ Luyện đọc: Đọc bài trên bảng tiết 1:
- HS lần lượt đọc các vần trong bảng ôn và từ ngữ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp 
GV chỉnh sửa phát âm cho HS. 
- HDHS yếu đánh vần bảng ôn. 
 b/ Đọc câu ứng dụng 
- GV đưa tranh cho HS quan sát và hỏi: Tranh vẽ gì ? (HS trả lời, HS # bổ sung) 
- GV giảng tranh viết lên bảng câu ứng dụng:
 Cá mè ăn nổi 
 Đẹp ơi là đẹp. 
Cả lớp nhẩm đọc. Gọi vài em đánh vần và đọc tiếng mang vần đang ôn và củng cố 1 số tiếng khó.
- Hỏi HS: Bài có mấy dòng thơ? Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- GV đọc mẫu HDHS cách đọc ngắt, nghỉ hơi. HS đọc cá nhân, tập thể. 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.- HS yếu đánh vần.
 c/ Luyện đọc SGK:
- GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi.
- HS đọc từng phần, đọc toàn bài theo cá nhân, lớp đồng thanh. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 d/ Kể chuyện: 
- HS đọc tên chuyện: Ngỗng và Tép.
- GV giới thiệu: Vì sao Ngỗng lại không ăn Tép cô cùng các con qua chuyện kể Ngỗng và Tép.
- GV kể lần 1HS lắng nghe.
- GV kể lần 2 kèm theo tranh minh họa SGK.
- GV hỏi Hs nội dung từng tranh vẽ gì?
- GV chia 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận kể từng tranh.
- Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi nhóm chỉ y/cầu kể 1 tranh.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gọi HS khá, giỏi kể được từ 2-3 đoạn truyện theo tranh. HS, GV nhận xét.
 Tranh 1: Một nhà nọ có khách, chợ thì ở xa, người vợ bèn bàn với chồng: “Chẳng mấy khi có bác ấy đến thăm nhà. Nhà mình đang có đôi ngỗng. Hay là thịt đi một con đãi khách.”	 	 
 Tranh 2: Đôi vợ chồng ngỗng nghe được tin ấy, suốt đêm không ngủ, con nào cũng muốn chết thay con nào, chúng cứ bàn với nhau mãi. Ông khách lại có tài nghe được tiếng nói của các loài vật, cả đêm ông không ngủ vì thương cho tình cảnh của đôi vợ chồng ngỗng và quý trọng tình nghĩa vợ chồng của chúng.
 Tranh 3: Sáng sớm hôm sau ông khách thức dậy thật sớm, ngoài cổng đang có người rao bán tép, ông bèn kêu vợ bạn dậy mua tép. Ông nói là ông chỉ thèm ăn tép. Chị vợ chiều khách liền mua mớ tép đãi khách và thôi không giết ngỗng nữa. 
 Tranh 4:Vợ chồng nhà ngỗng thoát chết. Chúng rất biết ơn tép và cũng từ đó chúng không bao giờ ăn tép nữa.
- GV giúp HS rút ra ghi nhớ : Qua câu chuyện em biết được điều gì ?
- Nhiều HS trả lời , GV tóm lại , HS nhắc lại.Ca ngợi tình cảnh vợ chồng nhà ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau. Và biết được Ngỗng không bao giờ ăn Tép.
 	e/ Luyện viết :
- HS đọc y/cầu bài viết . GV nhắc cách viết .
- 1HS nhắc tư thế ngồi viết 
- HS viết vào vở tập viết: đón tiếp , ấp trứng 
4/ Củng cố:
- HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần vừa ôn 
5/Nhận xét –dặn dò:
- Tuyên dương những em học tốt, động viên những em học yếu.
- Xem trước bài: oa - oe , đọc bài , chiều làm vở bài tập .
-----------------------------¯------------------------------
 TOÁN
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I/ Y/C cần đạt: Làm bài tập 1,2,3
- Hiểu đề toán: cho gì? Hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Sử dụng tranh vẽ SGK
III/ Các hoạt động dạy học :
1/Ổn định: Hát
2/Kiểm tra: Bài toán có lời văn.
- GV đặt câu hỏi HS trả lời : Bài toán có lời văn thường có gì?
 GV nhận xét ghi điểm.
3/Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài : GV vào bài và ghi tựa bài , HS nhắc lại .
b/Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải: 
 * GV h/dẫn HS tìm hiểu bài toán:
- Cho HS xem tranh SGK rồi đọc bài toán .
- GV hỏi HS trả lời các câu hỏi : 
 + Bài toán cho biết những gì ? (Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa) .
 + Bài toán hỏi gì? (Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ?)
- HS trả lời bạn nhận xét nhắc lại . HS yếu nhắc lại theo bạn .
- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng như SGk .
- Gọi một vài HS nêu lại tóm tắt .
- GV h/dẫn HS giải bài toán :
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời : " Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm tính gì ? Lấy mấy cộng mấy ? 
- HS trả lời :" ta phải làm phép tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9 . 
- GV như vậy là nhà có tất cả mấy con gà ? 	( HS nhà An có tất cả 9 con gà).
- Cho vài HS nêu lại các câu trả lời trên , HS yếu nhăc lại theo bạn .
 * GV h/dẫn HS viết bài toán :
- Ta viết bài giải của bài toán như sau :
 + Viết chữ " Bài giải ".
 + Viết câu lời giải : Dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải. Cho HS chọn câu lời giải thích hợp rồi GV ghi lên bảng . 
 + Viết phép tính ; Cho HS đọc phép tính 5 + 4 = 9 , ở đây 9 là chỉ 9 con gà nên viết " con gà " trong dấu ngoặc đơn ( con gà ) 
 + Viết đáp số như Sgk . – Hs đọc bài giải, HS yếu đọc theo bạn.	
- GV chỉ vào từng phần bài giải , nêu lại để nhấn mạnh cách viết bài toán giải . 
 c/ Thực hành: 
 * Bài 1 :
- GV h/dẫn HS nêu bài toán, rồi viết số thích hợp vào phần tóm tắt, dựa vào tóm tắt để nêu các câu trả lời cho các câu hỏi : 
 + Bài toán đã cho biết những gì ? 
 + Bài toán hỏi gì ? 
- Dựa vào bài giải cho sẵn để viết( nêu) tiếp các phần còn thiếu, sau đó đọc lại toàn bộ bài toán.
- HS tự tìm phép tính giải bài toán .( Khuyến khích HS nêu các câu lời giải khác nhau). HS đọc lại lời giải và phép tính .
 HS yếu: H/dẫn HS dựa câu hỏi, bỏ chữ hỏi, bỏ chữ mấy (hoặc chữ bao nhiêu) dấu? thay bằng chữ là tập nêu câu lời giải, nhắc lại từng phần bài giải
* Bài 2 : 
- Cách h/dẫn HS làm tương tự như bài 1 
- HS tự nêu phép tính giải bài toán, tự trình bày bài giải lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất .
- Chữa bài : Gọi HS đọc lại bài làm ở Sgk. HS, GVNX.
* Bài 3 : 
- Gọi HS đọc bài toán 
 + GV bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ? 
- 2 HS nhắc lại khi giải bài toán cần có những gì? HS yếu nhắc theo bạn .
- HS tự nêu yêu cầu , tự giải, viết bài giải.
- Chữa bài bảng lớp.
4/ Củng cố 
- HS nêu những bước khi giải bài toán 
5/Nhận xét dặn dò:
- Tuyên dương những em học tốt, động viên những em học yếu.
- Xem trước bài: “Xăng- ti- mét. Đo độ dài” Xem lại bài học. Chiều làm VBT. 
-----------------------------¯------------------------------
BUỔI CHIỀU
ĐẠO ĐỨC
Em và các bạn (T2)
I/ Y/C cần đạt :
- Bước đầu biết được : Trẻ em cần được học tập,được vui chơivà được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- HSKG: biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
II/ Hoạt động dạy học :
1/Ổn định: 
2/Bài cũ: Em và các bạn.
 + Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em đối xử với bạn như thế nào? 
 + Đối ... iết bảng con- GV chỉnh sửa
- HS viết tập trắng- GV theo dõi giúp đỡ. 
- GV thu bài chấm nhận xét.
- Gọi một số em viết sai lên viết lại cho đúng. 
-----------------------------¯------------------------------
Thứ sáu ngày 22 tháng 01 năm 2010
HỌC VẦN
oang- oăng 
I/ yêu cầu cần đạt:
- HS đọc và viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng. 
- Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng(SGK)
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ các phần SGK, bảng con, vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1/Ổn định : Kiểm diện.
2/Kiểm tra: oan, oăn
- 1 HS đọc viết: oan, oăn, tóc xoăn, giàn khoan, cả lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc bài SGK.GV hỏi lại vần, tiếng, từ bất kỳ.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/Giới thiệu bài: GV vào bài ghi tựa bài , HS nhắc lại .
b/Dạy vần mới:
* Vần oang
 Nhận diện, phân tích, so sánh:
- GV viết vần oang lên bảng HS nhận xét: Vần oang có 3 âm o, a và ng. o trước a giữa ng sau.
- HS so sánh oan- oang:
+ Giống : oa trước
	+ Khác : oang có ng, oan có n sau. HS yếu nhắc lại.
Đánh vần, ghép tiếng:
- Em nào có thể đánh vần được cho cô?
 - 1 HS đánh vần đọc – HS nhận xét nhắc lại .
- GV hướng dẫn đánh vần đọc oa trước ng sau: o - a - ng – oang.
- HS đánh vần – đọc : CN - N - L
- HS cài vần oang bảng cài .
- GV: Thêm âm h để tạo tiếng mới(hoang )
- HS phân tích: h trước oang sau . HS yếu nhắc lại.
- GV hướng dẫn đánh vần: hờ – oang – hoang. 
- HS đánh vần: CN –N -L
- HS quan sát tranh SGK rút từ khoá: vỡ hoang - 3 HS đọc.
- GV đọc: oang - hờ – oang – hoang - vỡ hoang 	 
- HS đọc CN - N - L
 * Vần oăng : Quy trình tương tự 
- Vần oăng có 3 âm o, ă và ng. o trước, ă giữa, ng sau. HS yếu nhắc lại.
- HS so sánh oăng, oang:
 + Giống: o trước ng sau 	
 + Khác: oăng có ă, oang có a giữa. HS yếu nhắc lại.
- Đánh vần, đọc: oăng - hờ -oăng – hoăng - ngã – hoẵng - con hoẵng.	 
- HS đọc 2 vần : CN - N - L .
c/ Luyện viết : 
- GV viết mẫu nói quy trình: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
- HS viết bảng con . GV nhận xét và sửa cách viết. 
d/ Từ ngữ ứng dụng:
- GV viết từ ngữ ứng dụng sgk.
- HS đọc thầm tìm tiếng mới, gạch chân.
- HS đọc từ phân tích tiếng mới.
- GV đọc mẫu giải thích từ( tranh, lời)
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
 Củng cố: Gọi 3 HS đọc bài tìm tiếng có vần vừa học p/tích . 
 Nhận xét tiết học.
Tiết 2
* Luyện đọc: ( HS yếu nhẩm đánh vần, đọc )
- HS đọc từng phần, đọc toàn bài trên bảng tiết 1theo: CN - N – L. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
a/Luyện đọc bài ứng dụng: 
- HS quan sát thảo luận nhóm đôi tranh vẽ gì ?
- GV tóm lại nội dung tranh và ghi bảng câu ứng dụng . 
- HS đọc thầm tìm tiếng mới –phân tích.
- 1 HS đọc – HS nhận xét đọc lại.
- GV hướng dẫn đọc : đúng , hay, diễn cảm . Đọc mẫu 
- HS đọc: CN - N – L. GV uốn nắn phát âm cho HS.
b/Luyện đọc Sgk :
- GV đọc mẫu HDHS đọc.
- HS đọc từng phần, đọc toàn bài CN - N – L. GV uốn nắn phát âm cho HS.
c/ Luyện nói :
- HS đọc chủ đề luyện nói: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
- HS quan sát thảo luận nhóm đôi tranh vẽ gì ?
- Hãy chỉ ra đâu là áo choàng, áo len, áo sơ mi ?
- Em hãy kể cho bạn nghe mỗi kiểu áo mặc vào thời tiết nào ?
- GV giáo dục HS ăn mặc theo thời tiết .
d/Luyện viết:
- HS viết vở tập viết: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng. 
- 1 HS nhắc tư thế ngồi viết, HS viết bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. 
- Chấm một số vở - trả bài, nhận xét.
4/ Củng cố:
- Gọi HS đọc bài tìm tiếng có vần vừa học p/tích . 
5/ Nhận xét – dặn dò:
- Tuyên dương những HS học tốt, những em có tiến bộ. 
- Xem trước bài oanh - oach, đọc bài ,chiều làm vở bài tập .
-----------------------------¯------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Y/C cần đạt: Làm bài tập 1,2,4. Bài 3 dành cho HSKG
- Biết giải toán và trình bày bài giải. Biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- SGK, tranh các bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học :
1/Ổn định : HS Hát
2/ Kiểm tra: Luyện tập
- HS nêu lại lại các bước khi bài giải toán có lời văn.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV vào bài - ghi tựa bài - HS nhắclại .
b/Hướng dẫn HS giải toán
 * Bài 1 : HS tự đọc bài toán	
- HS nêu tóm tắt - GV ghi bảng 
- HS điền số vào tóm tắt - HS đọc lại tóm tắt.
- Gọi HS nhắc lại các bước khi giải bài toán. HS yếu nhắc lại. 
- 3 HS lần lượt nêu lời giải , phép tính , đáp số .
- HS giải BT vào vở trắng - một em lên bảng . Chữa bài GV, HS nhận xét 
 * Bài 2 : HS tự đọc bài toán .
- GV ghi bài và h/dẫn HS nêu tóm tắt ( Dựa vào tóm tắt của bài 1 GV vừa gợi ý vừa h/dẫn để HS nêu được tóm tắt ) HS yếu đọc lại 	
- HS nêu câu lời giải - giải vở trắng - một em lên bảng
 HS yếu nhắc lại các bước giải.
- Chữa bài, GV, HS nhận xét 
 * Bài 3: GV ghi tóm tắt - HS nêu bài toán .Dành cho HSKG
- Hỏi lại HS cách tìm lời giải cho bài toán 
- HS tự giải vào vở, 1 HS làm bảng 	
- HS nêu kết quả giáo viên ghi bảng.
* Bài 4 : Tính 
- GV h/dẫn HS cách cộng, trừ: cộng bình thường như 2 số không có đơn vị. Kết
quả được bao nhiêu ghi đằng sau dấu bằng và thêm đơn vị vào phía sau kết quả
vừa ghi .
- HS làm bài Sgk . 2 HS làm bảng lớp .
- Chữa bài : GV, HS nhận xét. 
4/ Củng cố :
- Gọi HS giải miệng bài toán .
 Có : 5 bi đỏ 
 Có : 3 bi xanh 
 Có tất cả : .viên bi ? 
- Gọi 2 HS làm : 3cm + 6 cm = ; 18cm - 7 cm = 
5/Nhận xét dặn dò:
- Tuyên dương những HS học tốt, những em có tiến bộ. 
- Xem trước bài: “Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước”. Xem lại bài học.Chiều làm vở bài tập . 	 	 
-----------------------------¯------------------------------
NHA HỌC ĐƯỜNG
SÚC MIỆNG VỚI FLUOR
I/ Y/C cần đạt:
- Giúp các em hiểu rõ lợi ích của fluor nói chung và súc miệng với fluor nói riêng trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2 KTBC:
- Mỗi ngày em trải răng mấy lần? Chải vào lúc nào?
- GV nhận xét phần KTBC.
3/ Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu MT của bài học.
- HS quan sát hình vẽ. Gv hỏi:
 + Nguyên nhân nào dẫn đến sâu răng?
 + Muốn phòng ngừa sâu răng em phải làm gì?
- HS quan sát hình vẽ tác dụng với fluor để phòng ngừa sâu răng.
 +? súc miệng với fluor để làm gì?
 +? Khi súc miệng với fluor em phải ngậm trong bao lâu? Tại sao?
- GV chốt: Sau khi ăn xong nếu không chải răng, thức ăn bám trên răng và nướu sẽ bị các vi khuẩn có trong miệng lên mên tạo thành a xít . A xít làm tan rã cơ cấu men ngà của răng gây lỗ sâu răng. Fluor làm thay đổi men răng giúp răng cứng chắc hơn trước, giảm sự tấn công của a xít.Fluor làm giới hạn sự tạo lập mảng bám và ức chế hoạt động của vi khuẩn có trong mảng bám
- Trong khi súc miệng với nước có fluor các em không được ăn hay uống gì trong 30 phút để không làm mất tác dụng của fluor trên bề mặt răng.
-Súc miệng với fluor đều đặn 1 lần trong tuần.
4/ Củng cố:
- Em súc miệng với nước fluo r để làm gì?
- Khi súc miệng với nước có fluo r em phải ngậm trong bao lâu?
- GV nhận xét tiết học.
5 /Dặn dò:
Thực hiện tốt bài học và chải răng hằng ngày.
THỦ CÔNG 
CÁC SỬ DỤNG BÚT CHÌ ,THƯỚC KẺ, KÉO
I/ Y/C cần đạt: 
- Hs biết cách sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
- Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
II/Chuẩn bị: 
-Gv: bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy vở hs. 
-Hs: bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy vở hs. 
III/ Các họat động dạy học: 
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra: Kiểm tra ĐDHT của hs. 
3/ Bài mới :
a) Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thủ công: 
- Cho hs lần lượt quan sát từng dụng cụ: bút chì, thước kẻ, kéo. 
b) Hướng dẫn cách sử dụng bút chì: 
- Cầm bút chì ở tay phải: các ngón cái, trỏ và ngón giữa giữ thân bút, các ngón còn lại ở giữa thân bút là điểm tựa đặt trên bàn khi viết, vẽ, kẻ. 
- Khi viết, kẻ, vẽ: ta đưa đầu nhọn của bút chì trên tờ giấy và di chuyển nhẹ theo ý muốn. 	c)Hướng dẫn cách sử dụng thước kẻ:	 - Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút. Muốn kẻ đường thẳng ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì theo cạnh của thước, di chuyển đầu bút từ trái sang phải nhẹ nhàng không ấn bút. 
d).Hướng dẫn cách sử dụng kéo: 
- Tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng thứ nhất, ngón giữa cho vào vòng thứ hai, ngón trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo ở vòng thứ 2. Khi cắt tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón cái và ngón trỏ của tay trái đặt trên mặt tờ giấy tay phải mở rộng lưỡi kéo, đưa lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt , bấm kéo từ từ theo đường cắt. 
 * Hs thực hành: 
- Kẻ đường thẳng.
- Cắt theo đường thẳng. 
-Trong khi thực hành gv quan sát kịp thời uốn nắn, giúp những hs còn lúng túng. 
4/.Nhận xét-Dặn dò: 
- Nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kỹ năng kẻ cắt của hs. 
- Hs chuẩn bị: bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô.
Tiết sau học bài: ” Kẻ các đọan thẳng cách đều.”
-----------------------------¯------------------------------
Sinh hoạt lớp
1/Nhận xét đánh giá tuần 22:
- HS đi học đều, đúng giờ, mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ. 
- Vệ sinh cá nhân, VSTL tương đối tốt.
- Duy trì tương đối tốt tiếng trốngVS, xếp hàng ra, vào lớp, ATGT, NHĐ,
- Thực hiện dạy bồi dưỡng HS giỏi, kèm HS yếu, rèn chữ viết cho HS vào các tiết học.
- Về học tập: Khen ngợi những em ngoan, chăm học, học tập có nhiều tiến bộ như em: Nhung, Hiếu, Vũ, Tùng.
- Nhắc nhở 1 số em đọc, làm toán chậm: Nhật, Minh, Huy, Phụng, Hoa. Cần luyện đọc, làm toán nhiều ở nhà.
-Chữ viết chưa đẹp: Minh, Hồng, Phú Quý, Quỳnh,và 1 số em khi viết bút mực còn bôi bẩn.
- Nhắc nhở HS giữ gìn sách, vở, ĐDHT, 
2/Kế hoạch tuần 23: 
- Duy trì sĩ số, ổn định nề nếp.
- Thực hiện tốt VSCN, VSTL sạch sẽ. Chăm sóc tốt cây xanh trong và ngoài lớp
- Thực hiện tốt tiếng trống vệ sinh, xếp hàng ra, vào lớp. Trật tự, nhanh nhẹn.
- GDHS: Ngoan, lễ phép, chăm học, giữ gìn tốt sách, vở, đồ dùng học tập. Cẩn thận khi viết bút mực, không bôi bẩn. 
- Dạy kèm HS yếu, rèn chữ viết cho HS; Bồi dưỡng HS giỏi vào các tiết học.
- Tiếp tục dạy văn nghệ cho HS “ Mừng Đảng mừng xuân”.
- Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, lớp đề ra.
-----------------------------¯------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP1 TUAN 22.doc