I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
- Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK).
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh vẽ Đầm sen
III.Các hoạt động dạy học:
TUẦN 29 Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2011 Tiết : 2 + 3 Môn :Tập đọc Bài : Đầm sen Tiết TC : 25-26 I.Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen. - Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK). II.Đồ dùng dạy học: - GV: tranh vẽ Đầm sen III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn dịnh tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 2 - 3 em đọc lại bài tập đọc - GV nêu câu hỏi HS trả lời: + Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ? + Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao? - GV nhận xét sửa chữa và cho điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. b) Luyện đọc - GV gắn bảng phụ lên bảng .GV đọc mẫu ,đọc diễn cảm. + Luyện đọc tiếng và từ khó . - GV các em hãy đọc nhẩm các tiếng khó đọc trong bài. - GV gạch chân các tiếng khó trên bảng) - GV cho học sinh nối tiếp nhau vừa phân tích vừa đánh vần các tiếng có âm x, s, t –tiếng khó .( từ 1-2 lần ) - GV theo dõi nhận xét sửa sai. - Các em vừa đọc tiếng rất tốt , vậy cô mời cả lớp hãy đọc nhẩm các tiếng có gạch chân nhé . - GV gọi học sinh đọc trơn các từ lần một. - GV nêu từ và giải thích để HS hiểu: + Đài sen: Là bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen + Nhị: bộ phận sinh sản của hoa + Thanh khiết: Trong sạch + Thu hoạch: lấy + Ngan ngát: mùi thơm dịu, nhẹ - GV cho học sinh đọc lại từ lần 2 - GV nhận xét sửa sai . + Luyện đọc câu - GV gọi học sinh khá chia câu, đọc trơn từng câu.Đồng thời, GV đánh dấu câu . - GV hướng dẫn đọc câu khó và đọc mẫu - GV gọi 2 học sinh đọc 1 câu, lần lượt đọc cho hết bài . - GV theo dõi nhận xét sửa sai. - GV gọi học sinh nối tiếp nhau thi đọc câu - GV theo dõi nhận xét sửa sai, tuyên dương. + Luyện đọc đoạn cả bài + Bài chia làm mấy đoạn? - GV đánh dấu doạn * Đoạn 1 : Từ “ Đầm sen..mặt đầm.” * Đoạn “ Hoa senxanh thẫm”. * Đoạn 3: Từ “ Phần còn lại ”. - GV hướng dẫn đọc cách ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm , đấu phẩy .và gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn - GV theo dõi nhận xét sửa sai. - GV gọi 3 HS thi đọc đoạn khó - GV đọc mẫu lần hai cả bài. - GV theo dõi nhận xét sửa sai, tuyên dương. - GV đọc mẫu lần hai cả bài và gọi 3 HS đọc cá nhân cả bài. - GV nhận xét ,sửa sai. - GV cho học sinh cả lớp đọc đồng thanh cả bài NGHỈ 5 PHÚT *Ôn các vần en ,oen. - GV gọi 1 học sinh đọc to cả bài và nêu câu hỏi: + Tìm tiếng trong bài có vần en? - GV gọi HS đọc và phân tích các tiếng có vần en vừa tìm được . - GV nhận xét sửa sai - GV gọi học sinh đọc yêu cầu 3 GV giới thiệu tranh trong sách giáo khoa và hỏi : + Trong tranh vẽ gì? - GV nhận xét, rút ra câu mẫu gọi học sinh đọc trơn, tìm tiếng mang vần en phân tích , đọc trơn cả câu. - GV nhận xét sửa sai . - GV hướng dẫn học sinh nói câu chứa tiếng có vần oen tương tự - GV cho cả lớp đọc lại cả bài - HS đọc bài : Vì bây giờ mẹ mới về. + Cậu bé không khóc + Lúc mẹ về cậu mới khóc . Vì cậu làm nũng mẹ . - HS đọc tên bài :Đầm sen - HS theo dõi GV đọc mẫu, chú ý cách phát âm của và cách ngắt nghỉ theo dấu câu của GV. - HS đọc nhẩm : sen, dày, khắp, đầm, nhạt, ngát, khiết, dẹt, suốt. - HS dọc cá nhân – nhóm – đồng thanh (dưới dạng đọc nối tiếp) - HS đọc nhẩm: Xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết - HS dọc cá nhân (nối tiếp) - HS: đọc nối tiếp cá nhân ,cả lớp. - HS 1 đoc câu 1 - HS 2 đọc câu 2 - HS 3 đọc câu 3 - HS 4 đọc câu 4 - HS dọc cá nhân – nhóm – đồng thanh (dưới dạng đọc nối tiếp) - HS thi đọc cá nhân từng câu + Bài chia làm 3 đoạn - HS theo dõi. - HS 1 đọc đoạn 1 - HS 2 đọc đoạn 2 - HS 3 đọc đoạn 3 - 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc. - 3 HS đọc cả bài nối tiếp nhau đọc mỗi em đọc một lần . - HS cả lớp đọc đồng thanh - 1 HS đọc cá nhân + Tiếng trong bài có vần en: sen, ven, chen. - HS đọc cá nhân ( nối tiếp) + Nói câu chứa tiếng có vần en: + Vẽ con dế mèn phiêu lưu kí . - HS đọc cá nhân + Truyện Dế mèn phiêu lưu kí rất hay + Lan nhoẻn miệng cười. - HS cả lớp đồng thanh đọc lại cả bài Tiết 2 *HD luyện đọc - GV gọi học sinh nối tiếp nhau đọc lại từng câu. - GV gọi 6 học sinh luyện đọc lại đoạn - GV cho 3 học sinh đại diện nhóm thi đọc đoạn . - GV theo dõi nhận xét sau mỗi lần đọc và sửa sai cho học sinh, tuyên dương học sinh có nhiều tiến bộ . - GV gọi 3 học sinh đọc nối tiếp cả bài . - GV nhận xet sửa sai . NGHỈ 5’PHÚT * Tìm hiểu bài và luyện nói *Tìm hiểu bài đọc - GV gọi 2HS đọc câu hỏi 1 và cho học sinh cả lớp dọc thầm đoạn 1. để trả lời câu hỏi 1 . 1)Khi nở hoa sen đẹp như thế nào? - GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại - GV gọi HS đọc câu hỏi 2 - GV cho HS đọc thầm các câu còn lại và trả lời câu hỏi 2) Đọc câu văn tả hương sen? - GV cho 1 học sinh đọc lại cả bài + Qua bài này ta thấy được vẻ đẹp gì của cây sen? - GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại *Luyện nói - GV gọi 1 em nêu yêu cầu của bài - Từng cặp hoặc bàn trao đổi nhanh về bức tranh trong SGK. trả lời - Cả lớp và GV nhận xét 4. Củng cố- Dặn dò - GV cho HS nhìn SGK đọc to lại cả bàì - Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài, xem trước bài: (Mời vào) . - HS đọc cá nhân nối tiếp - HS đọc cá nhân - 3 HS thi đọc cá nhân - 3 HS đọc cả bài , cả lớp theo dõi - HS đọc1 em nêu câu hỏi 1 ,HS thảo luận trả lời - Khi nở cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng. - Hương sen ngan ngát thanh khiết . Ta thấy được vẻ đẹp của lá, hoa, hương sen - HS : Nói về sen: HS thảo luận trả lời - Cây sen mọc trong đầm, lá sen màu xanh mát. Cánh hoa màu đỏ nhạt. Hương sen ngan ngát lan toả khắp nơi. Sen vừa đẹp mà vừa có ích, ướp trà, lá sen gói cốm.. - Cây sen mọc ở giữa đầm. Lá sen rất to và đẹp, lại thơm dùng để gói cốm thì ngon tuyệt. Hoa sen đẹp mà thơm dùng để ướp trà ai cũng thích - HS đọc lại bài trong SGK. Tiết 3 Môn: Đạo đức Bài: Chào hỏi và tạm biệt( t2) TCT : 29 I.Mục tiêu: - Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày. - Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi ; thân ái với bạn bè và em nhỏ. II.Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức lớp 1 III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời: + Khi nói lời chào hỏi và tạm biệt cần phải nói như thế nào ? + Khi nói lời chào hỏi và tạm biệt như thế nào thì được mọi người tôn trọng ? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài ghi bảng * Hoạt động 1 : Làm bài tập 3 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập 3 - GV chia lớp làm nhiều nhóm 2 và cho HS thảo luận. - GV gọi các nhóm trình bày kết quả. + Hãy đưa ra một số cách chào hỏi ở nơi đông người? - GV lần lượt nhận xét và tuyên dương đánh giá. Kết luận. Không nên chào hỏi 1 cách ồn ào. Khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu phim, lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu mỉm cười và dưa tay vẫy. NGHỈ 5 PHÚT * Hoạt động 2: Đóng vai theo bài tập 1 - GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm - GV nhận xét sửa sai. * Hoạt động 3: Liên hệ bản thân - GV đưa ra 2 tình huống và yêu cầu HS suy nghĩ đưa ra cách giải quyết của bản thân + Tình huống 1: Trên đường đi học về Lan gặp thấy giáo cũ . Theo em bạn Lan nên làm thế nào? + Tình huống 2: Mai gặp lại bạn Nam sau mấy tháng xa cách. Theo em bạn Mai nên làm gì? - GV bao quát giúp đỡ các nhóm - GV mời một số HS trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét chung. 4. Củng cố dặn dò: - GV hướng dẫn học sinh đọc câu tục ngữ cuối bài . - GV nhận xét tiết học và dặn HS về chuẩn bị bài sau:( Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng) . - Khi nói lời chào hỏi và tạm biệt cần phải rõ ràng, nhẹ nhàng, vừa đủ nghe với lời xưng hô phù hợp với mọi người mình chào hỏi và tạm biệt. - Khi nói lời chào hỏi và tạm biệt không gây ảnh hưởng tới người khác thì được mọi người tôn trọng. - HS nghe và nối tiệp nhắc lại tựa bài. Chào hỏi và tạm biệt ( t 2) - HS nêu: Em chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau : a) Em gặp người quen trong bệnh viện b) Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu phim, chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. - HS không chào hỏi ồn ào khi gặp người quen ở những nơi đông người - Có thể chào bằng cách gật đầu ,mỉm cười với nhau. - HS lắng nghe - HS thảo luận chốt lại cách ứng xử hay nhất - HS 3 nhóm đóng vai tình huống 1 3 nhóm đóng vai tình huống 2 - HS thảo luận chốt lại cách ứng xử hay nhất ,lên trình diễn trước lớp . - HS suy nghĩ đưa ra cách giải quyết của bản thân + Cần phải lể phép chào hỏi. + Cần phải nhận hoặc đưa bằng 2 tay. + Cần phải ngoan ngoãn chăm chỉ học tập,. + Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi học, khi chơi - HS : Lời chào cao hơn mâm cỗ. Tiết 4 Môn: Thủ công Bài : Cắt dán hình tam giác (tiết 2) Tiết TC : 29 I.Mục tiêu: - Kẻ, cắt, dán được hình tam giác.Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. II.Đồ dùng dạy học: - GV: Một hình tam giác mẫu, kéo, hồ dán, giấy màu. - HS: kéo, hồ dán, vở thủ công III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài ghi bảng T. GIAN Nội dung bài Phương pháp 5 - 7 phút 22 phút 4 phút Hoạt động I: HS ôn lại các bước kẻ và cắt - GV ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng và gợi ý HS cách kẻ a.Hướng dẫn kẻ hình tam giác - GV :Từ nhận xét trên. Hình tam giác là một phần của hình chữ nhật . - Muốn vẽ hình tam giác cần xác dịnh 3 đỉnh, trong đó có 2 đỉnh là 2 đỉnh đầu của hình chữ nhật . Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3, nối 3 đỉnh tam giác với nhau ta được hình tam giác a.Cắt hình tam giác - GV : Cắt rời hình chữ nhật sau đó cắt theo đường kẻ AB, AC, ta sẽ được hình chữ nhật 3) Dán hình tam giác - Dán vào giấy nền, phẳng đều cân đối ,( ... S viết bảng con. - GV đính bảng phụ lên đọc 1 lần rồi cho 2 HS nối tiếp đọc lại . + Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà ? - GV cùng HS nhận xét. - GV đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con. - GV cùng HS phân tích, nhận xét và sữa chữa. - GV cho vài HS nối tiếp đọc lại các từ khó viết. c) Hướng dẫn HS chép bài. - GV cho HS mở vở chính tả và hướng dẫn HS cách trình bày tên bài, kẻ lỗi vào vở. - GV lưu ý HS chữ đầu đoạn văn viết lùi vào1 ô. Sau mỗi dấu chấm phải viết hoa chữ cái đầu câu. - GV hướng dẫn các em tư thế ngồi viết đúng tư thế. - GV tổ chức cho HS chép bài vào vở. - GV bao quát lớp nhắc nhở giúp đỡ HS. *) GV hướng dẫn HS soát lỗi - GV lưu ý cho các em : Cầm bút chì trong tay, chuẩn bị chữa bài. - GV đọc thong thả chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại GV dừng lại ở những chữ khó viết đánh vần lại tiếng đó. Sau mỗi câu hỏi HS có viết sai chữ nào không, hướng dẫn các em gạch châm chữ viết sai, sửa bên lề vở. - GV thu 8-10 vở chấm sữa lỗi chính trên bảng. NGHỈ 5’ d) HD HS làm bài tập *) Bài 2 - GV cho HS mở sgk quan sát tranh và gọi 1 HS đọc to yêu cầu 3 + Trong tranh vẽ gì? + Vậy ta điền âm ng hay ngh vào chổ chấm tranh 1? - GV gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. - GV cho HS nhận xét sữa sai, rút ra ghi nhớ . 4. Cũng cố dặn dò - GV nhận xét đánh giá chung về sự chuẩn bị , thái độ học tập của HS. - GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau:Chuyện ở lớp . *Nhận xét tiết học ưu khuyết. - HS viết: bông trắng , nhị vàng, gần bùn - HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài: Mời vào - 2 HS nối tiếp - Thỏ, Nai, Gió - HS viết bảng con : -Thỏ, Nai, xem tai , gạc - HS nối tiếp đọc, phân tích. + Nai: n +ai + tai : t +ai gạc : g + ac + dấu . - HS nối tiếp đọc - HS mở vở chính tả làm theo hướng dẫn của gv. - HS nghe. - Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngồi lưng phải thẳng, không tì ngực vào bàn, khoảng cách từ mắt đến vở là 25 - 30cm - HS chép bài vào vở. - HS đổi vở cho nhau để tự kiểm tra. 3) Điền chữ ng hay ngh? + Tranh vẽ ngôi nhà - ngôi nhà , nghề nông , nghe nhạc Ngh i ê ê Tiêt : 2 Môn : Tập viết Bài : Tô chữ hoa L, M, N Tiết TC: 29 I.Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa: L, M, N. - Viết đúng các vần: en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai(Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần). II.Đồ dùng dạy học: - GV : Mẫu chữ hoa L, M, N - HS: Vở , bảng con,... III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV đọc cho HS viết các chữ sau vào bảng con: H, L, K - GV nhận xét sữa chữa. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài ghi bảng: Tô chữ hoa: L, M, N b) Hướng dẫn HS tô chữ hoa. - GV gắn chữ L mẫu lên bảng và hỏi: + Chữ L hoa gồm những nét nào? + Chữ L hoa cao mấy dòng kẻ? - GV nhận xét và vừa viết vừa nêu quy trình viết. - GV cho HS viết bảng con. - GV nhận xét sữa sai. - GV gắn chữ M , N và cho HS quan sát, nhận xét - GV vừa viết mãu vừa nêu quy trình viết tương tự như chữ hoa L. - GV cho HS viết vào bảng con chữ hoa M ,N. - GV nhận xét sữa sai. - GV hướng dẫn HS viết vần oan, oat, en, oen, ong, oong - Vần oan, oat các con chữ viết cao mấy dòng kẻ ? - GV nhận xét viết mẫu. - GV cho HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sữa sai. - GV hướng dẫn HS viết vần , en, oen, ong, oang quy trình tương tự như vần oan, oat. + Từ nhoẻn cười con chữ nào viết cao? - GV viết mẫu và cho HS viết bảng con. - GV nhận xét sữa chữa - GV hướng dẫn HS viết các từ còn lại theo quy trình tương tự. - GV nhận xét sữa chữa. NGHỈ 5’ * Hướng dẫn HS tập viết vào vở. - GV cho HS mở vở tập viết và hướng dẫn HS viết vào vở. - GV quan sát lớp giúp đỡ em yếu kém - GV nhắc nhở các em các ngồi đúng qui định. - GV thu 1 số vở chấm và nhận xét. 4. Củng cố dặn dò - GV cho HS đọc lại các chữ vừa viết. - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về luyện viết lại bài và chuẩn bị bài sau: Tiếp theo. - HS viết các từ sau vào bảng con: H, I, K - HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài. + Chữ hoa L gồm 1 nét lượn. + Cao 5 dòng kẻ + HS lắng nghe +HS viết bảng con chữ L L M - HS theo dõi - HS viết bảng con chữ hoa N. N - Các con chữ oa viết cao 2 dòng kẻ, con chữ t cao 3 dòng kẻ - HS viết bảng con: en, oen en oen hoa sen - Con chữ h - HS viết bảng con từ : nhoẻn cười, nhoẽn cười ong ông trong xanh cải xoong - HS viết bài vào vở: mỗi chữ L, M, N 1 dòng - Mỗi vần viết 2 lần, mỗi từ viết 1 lần. *HS khá, giỏi viết đều nét, giảng đúng khoảng cách và viết đúng số dòng số chữ qui định trong vở tập viết tập 1, tập hai. Tiết 3 Môn : Toán Bài Phép trừ trong phạm vi 100 (Trừ không nhớ) Tiết TC :116 I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và làm tính trừ(không nhớ) số có hai chữ số ; biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số. II.Đồ dùng dạy học: GV ,HS :Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và một số que tính rời III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 em lên bảng làm .Còn lại làm vào bảng con 30 + 30 = 60 - GV nhận xét sửa chữa và cho điểm 2.Bài mới a) Giới thiệu bài. - GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng ,gọi HS nhắc lại 1) Giới thiệu cách làm tính trừ Dạng 57 – 23 - GV thao tác mẫu và hướng dẫn HS cách thao tác trên que tính - GV vừa gắn 5 bó que và 7 que tính rời lên và cho HS cũng xếp 5 bó que tính và 7 que tính rời trên mặt bàn và hỏi : + Trên mặt bàn có tất cả mấy chục và mấy que tính rời ? +Số 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - GV vừa ghi vào bảng nêu tiếp : + Cô vừa bỏ đi mấy bó que tính 1 chục và mấy que tính rời ? + Số 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? + Nếu bớt đi ta làm phép tính gì? Còn lại bao nhiêu que tính ? + Muốn thực hiện phép tính trừ 57 - 23 ta cần làm gì? + Cũng giống như phép cộng ta cần lưu ý gì khi viết các số theo cột dọc ? + Thực hiện từ đâu qua đâu ? + Lấy mấy trừ mấy , viết mấy ? - +Vậy 57 – 23 bằng mấy ? - GV gọi HS nhắc lại công thức trừ nhiều lần NGHỈ 5’ c) Thực hành Bài 1: - 2 em nêu yêu cầu bài tập + GV gọi 1 HS nêu cách thực hiện tính - GV gọi HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả ( kết hợp ghi bảng ) - Gv nhận xét sửa chữa - - GV : Khi đặt tính cần chú ý gì? - GV gọi 3 HS lên bảng làm ,HS cả lớp làm vào bảng con theo dãy bàn - GV nhận xét sửa chữa Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập + Muốn điền đúng hay sai ta cần làm gì ? - GV gọi 1 HS lên bảng làm ,HS cả lớp làm vào vở - GV nhận xét sửa chữa Bài 3: 2 em đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn tìm số trang sách còn lại ta làm tính gì? - GV gọi 1 em lên bảng trình bày bài giải còn lại làm vào vở Gv nhận xét sửa chữa 4.Củng cố dặn dò + Khi thực hiện tính trừ các số trong phạm vi 100 ta cần thực hiện từ đâu sang đâu? - Dặn các em về nhà làm bài tập trong vở bài tập GV nhận xét tiết học ưu khuyết điểm HS 3 em lên bảng làm .Còn lại làm vào bảng con 53 35 55 + + + 14 22 23 67 57 78 80 + 10 = 90 60 + 30 = 90 - HS phép trong phạm vi 100(Trừ không nhớ) HS làm theo hướng dẫn của gv + Có 5 chục và 7 que tính rời + Số 57 có 5 chục và 7 đơn vị + Bỏ đi 2 bó que tính 1 chục và 3 que tính rời + Gồm 2 chục và 3 đơn vị CHỤC ĐƠN VỊ 5 - 2 7 3 3 4 + Làm phép tính trừ + Cần đặt tính + Viết các số thẳng hàng với nhau + Thực hiện từ phải qua trái 57 * 7 trừ 3 , bằng 4 , viết 4 l 0 trừ 0 bằng 0 viết 0 23 * 5 trừ 2 bằng 3 viết 3 34 57 – 23 = 34 1 .a) Tính: - HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả ( kết hợp ghi bảng ) - - - - - 85 49 98 35 59 64 25 72 15 53 21 24 26 20 6 b) Đặt tính rồi tính: - HS : Ta xếp các số cùng hàng thẳng cột 67 – 22 56 – 16 94 – 92 - - - 67 56 94 22 16 92 45 40 2 42 – 42 99 – 66 - - 42 99 42 66 00 33 Bài 2 Đúng ghi đúng sai ghi sai + Ta cần tính nhẩm 60 - - 1 HS lên bảng làm ,HS cả lớp làm vào vở a) - - - 87 68 95 S S Đ 35 21 24 52 46 61 b) - - 57 74 Đ S 23 11 34 63 - - 88 4 S Đ 80 47 08 00 Bài 3 Tóm tắt Có: 64 trang Đã đọc: 24 trang Còn lại: .. trang? - HS ta làm tính trừ - HS 1 em lên bảng trình bày bài giải còn lại làm vào vở Bài giải Số trang còn phải đọc là 64 – 24 = 40 (trang) Đáp số: 40(trang) + Thực hiện từ phải qua trái Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Giúp HS biết tự dánh giá các hoạt động của mình và của các bạn, biết phát huy điểm mạnh, biết khắc phục điểm hạn chế. II. Đánh giá: - Từng tổ đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần, * Ưu điểm: . * Khuyết điểm: PHẦN KÝ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG * Nhận xét: Tuần ......... Tổng số.......... Tiết đã soạn ........tiết ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................ Ngày ....tháng.....năm 2011 Phó hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: