Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chánh

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chánh

I.Yêu cầu :

Kiến thức : Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 , phạm vi 4 ; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng

Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành thành thạo các phép cộng trong PV 3 , 4

Thái độ : Giáo dục học sinh tính cẩn thận , chính xác khi làm bài

Ghi chú: Bài tập cần làm bài 1, bài 2 (dòng 1 ) ,bài 3

II.Chuẩn bị : VBT,

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 25 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1174Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
-------b&a------
Ngày soạn: Ngày 03tháng 10 năm 2010 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2010
Toán. BÀI : LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu : 
Kiến thức : Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 , phạm vi 4 ; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng 
Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành thành thạo các phép cộng trong PV 3 , 4 
Thái độ : Giáo dục học sinh tính cẩn thận , chính xác khi làm bài 
Ghi chú: Bài tập cần làm bài 1, bài 2 (dòng 1 ) ,bài 3 
II.Chuẩn bị : VBT,
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC: đọc bảng cộng trong phạm vi 4
Tính: 2 +2 3 + 1 1 + 3
2.Bài mới : GT trực tiếp. Ghi tựa .
3.HD làm các bài tập :
Bài 1 : Tính:
 3 2 2 1 1
 1 1 2 3 2
GV theo dõi nhận xét sữa sai.
Bài 2 : Điền số
Hướng dẫn cách làm , làm mẫu 1 bài
1 + 1 = 2 
Yêu cầu các em làm VBT và nêu kết quả.
Bài 3 : Tính
Bài toán này yêu cầu làm gì?
- từ trái qua phải ta lấy 2 số đầu cộng với nhau được bao nhiêu cộng với số còn lại.
Bài 4: GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh và nêu bài toán. GV nhận xét sửa sai.
4.Củng cố dặn dò:Làm bài VBT, xem bài mới.
5 em nêu miệng.
bảng con
HS nêu yêu cầu của bài.
Thực hiện bảng con
Nêu cách đặt tính
HS nêu yêu cầu của bài.
HS nêu cách làm: Tính và ghi kết quả vào ô trống.
Thực hiện VBT, 1 em lên bảng điền
HS nêu yêu cầu của bài.
Tính.
1 + 1 + 1 = 3 ; 2 + 1 + 1 = 4 
Nhắc lại.
Nêu bài toán.
HS nêu viết phép tính thích hợp 
1 + 3 = 4 hoặc 3 + 1 = 4
Thực hiện ở nhà.
Học vần. BÀI : UA - ƯA
I.Yêu cầu:
 1.Kiến thức: Đọc được:ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ ,, từ và câu ứng dụng ; Viết được :ua, ưa , cua bể, ngựa gỗ,
 -Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề : Giữa trưa	.
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần ua, ưa
 3.Thái độ: Giáo dục HS biết không nên đi vào lúc giữa trưa vì dễ bị ốm
II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ từ khóa cua bể, ngựa gỗ.
 -Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng : Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
 -Tranh minh hoạ chủ đề luyện nói: Giữa trưa.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : Viết: chia quà , tỉa lá , lá mía
Đọc bài vần ia , tìm tiếng có chứa vần ia trong câu ứng dụng
2.Bài mới:
Giới thiệu tranh rút ra vần ua, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ua, cài vần ua.
So sánh vần ua với vần ia?
HD đánh vần 1 lần.u- a - ua
Có ua, muốn có tiếng cua ta làm thế nào?
Cài tiếng cua. Gọi phân tích tiếng cua. 
GV hướng dẫn đánh vần 1 lần: cờ - ua - cua
Dùng tranh giới thiệu từ “cua bể”.
Trong từ có tiếng nào mang vần mới học?
Gọi đánh vần tiếng cua, đọc trơn từ cua bể.
Gọi đọc lại toàn bảng
Vần 2 : vần ưa (dạy tương tự )
So sánh 2 vần.
Đánh vần.
* Viết: Viết mẫu và hướng dẫn cách viết
Nhận xét , sửa sai
* Dạy từ ứng dụng:
Cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.
Tìm tiếng mang vần mới học ?
Phân tích tiếng : đùa, nứa , xưa
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ.
Giải thích từ, đọc mẫu. Đọc sơ đồ 2:
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học.Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn.
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng.
Tìm tiếng mang vần mới học trong câu
Phân tích tiếng;mua, dừa
Đánh vần, đọc trơn
GV nhận xét và sửa sai.
*Luyện viết vở TV .
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết .
*Luyện nói :Chủ đề “Giữa trưa”
- Tại sao em biết tranh vẽ giữa trưa mùa hè?
- Tại sao em không nên chơi đùa vào giữa trưa?
- Buổi trưa em thường làm những gì?
4.Củng cố dặn dò: : Gọi đọc bài.
Tìm tiếng mới mang vần mới học
Lớp viết bảng con
1em
Vần ua mở đầu bằng âm u, kết thúc âm a. Cài bảng cài.
Giống: đều kết thúc âm a
Khác: ua mở đầu âm u
Cá nhân, nhóm, lớp
Thêm âm c đứng trước vần ua.
Toàn lớp. 1 HS phân tích.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm, lớp
Tiếng cua.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm, lớp
CN 2 em
Giống nhau : a cuối vần.
Khác nhau : u và ư đầu vần.
Cá nhân, nhóm, lớp.
QS NX độ cao, khoảng cách, các nét
Viết định hình, viết bảng con
Đọc thầm tìm tiếng chứa vần vừa học
chua, đùa, nứa, xưa.
3 em
Cá nhân, nhóm, lớp
CN 2 em, đồng thanh.
Vần ua, ưa.
CN 2 em. Đại diện 2 nhóm.
CN 6 ->8 em, nhóm ,lớp đồng thanh
 mua, dừa.
2 em
Cá nhân, nhóm, lớp
Toàn lớp.
Luyện nói theo câu hỏi gợi ý của GV.
Trả lời theo gợi ý của GV
Vẽ người đứng nghỉ dưới gốc cây bóng đang tròn.
Dễ bị cảm nắng. 
Đi ngủ.
Đại diện 2 nhóm tìm, HS khác nhận xét, HS bổ sung.
 Đạo đức. BÀI : GIA ĐÌNH EM (TIẾT 2)
I.Yêu cầu:
 1.Kiến thức: Nêu được những việc trẻ cần làm để thể hiện kính trọng , lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ ; Biết lễ phép với ông bà cha mẹ .
 2.Kĩ năng:Rèn cho HS có biết lễ phép với ông bà cha mẹ và biết làm những việc nhỏ thể hiện kính trọng ông bà cha mẹ.
 3Thái độ: Giáo dục HS có ý thức biết vâng lời ông bà cha mẹ.	
 *Ghi chú: Phân biệt được các hành vi , việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng lễ phép , vâng lời ông bà cha mẹ.
II.Chuẩn bị : -Tranh minh họa câu chuyện của bạn Long.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC:Em hãy kể về gia đình của mình?
Ở tranh bạn nào sống với gia đình?
Bạn nào sống xa cha mẹ?
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa
Hoạt động 1 : Kể chuyện có tranh minh hoạ
Em có nhận xét gì việc làm của bạn Long?
Điều gì sẻ xảy ra khi Long không vâng lời mẹ?
*Chốt ý: Bạn Long trong bài không vâng lời mẹ nên bị ốm không đi học được, đó là việc làm không nên, bạn Long chưa ngoan làm bố mẹ vất vả..Các em nên vâng lời bố mẹ... Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế. 
Sống trong gia đình em được quan tâm như thế nào?
Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?
Gọi nhóm lên trình bày trước lớp
GV nhận xét bổ sung ý kiến của các em.
Kết luận: Gia đình là nơi em được yêu thương, chăm sóc nuôi dưỡng, dạy bảo, các em cần chia sẻ với bạn không được sống cùng gia đình, các em phải yêu quý gia đình, kính trọng, lẽ phép, vâng lời ....
3.Củng cố Trò chơi: Đổi nhà.
GV hướng dẫn học sinh chơi thử, tổ chức cho các nhóm chơi đổi nhà.
Nhận xét, tuyên dương. 
4.Dặn dò : Học bài, xem bài mới.
1 HS kể: 
Học sinh quan sát và chỉ.
Vài HS nhắc lại.
Bạn Long chưa vâng lời mẹ.
Không thuộc bài, bị ốm khi đi nắng.
Lắng nghe
Trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi GV
Chăm sóc, thương yêu, nuôi dưỡng, dạy bảo.
Yêu thương kính trọng vâng lời ông bà ..
Lần lượt các nhóm lên phát biểu.
Lắng nghe.
Lắng nghe cô tóm nội dung bài học.
Các nhóm chơi trò chơi.
Thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: Ngày 03 tháng 10 năm 2010 
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2010 
 Học vần. BÀI : ÔN TẬP
I.Yêu cầu:
 1.Kiến thức: Đọc được :ia , ua , ưa các từ ngữ,câu ứng dụng bài 28 - 31.
 -Viết được :ia, ua, ưa ; các từ ngữ ứng dụng
 -Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :Khỉ và Rùa.
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đọc viết các âm , từ đã học thành thạo
 3.Thái độ: Giáo dục HS không nên cẩu thả và ba hoa trong cuộc sống..
 *Ghi chú: HS khá giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh
II.Chuẩn bị : -Bảng ôn như SGK. Tranh minh hoạ truyện kể.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : Viết :nô đùa, xưa kia, cửa sổ
Đọc bài vần ua , ưa , tìm tiếng chứa vần ua, ưa trong câu ứng dụng?
2.Bài mới:
GV treo bảng ôn như SGK.
Gọi đọc âm, vần.
Ghép chữ và đánh vần tiếng.
Gọi ghép tiếng, GV ghi bảng.
Gọi đọc bảng vừa ghép.
HD viết : Mùa dưa, ngựa tía.
Nhận xét , sửa sai
*Đọc từ ứng dụng: Ghi các từ lên bảng
Phân tích tiếng: trỉa, mía, dưa
Gọi nêu tiếng mang vần vừa ôn.
GV đánh vần tiếng và đọc trơn từ.
Các từ còn lại dạy như từ mua mía.
Gọi đọc các từ ứng dụng.
Gọi đọc bài ở bảng lớp.
3.Củng cố tiết 1: Gọi đọc bài.
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp:
*Đọc vần, tiếng, từ .
*Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng.
Hỏi tiếng mang vần vừa ôn trong câu.
GV nhận xét.
Gọi đọc trơn toàn câu:
*Luyện viết vở TV (3 phút)
GV thu vở 9 em để chấm.
*Kể chuyện : “Khỉ và Rùa”
GV treo tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Kể diễn cảm kết hợp tranh minh hoạ
Yêu cầu HS chỉ tranh nối tiếp kể
Kể lại toàn câu chuyện
Câu chuyện có mấy nhân vật? em thích nhân vật nào? Vì sao?
Câu chuyện nói lên điều gì? 
Truỵện nói thói ba hoa cẩu thả là tính xấu , có hại và còn giải thích cái mai của Rùa
4.Củng cố dặn dò: : Gọi đọc bài.
Tìm tiếng mới mang vần mới học.
Viết bảng con
2 em
Quan sát âm vần.
Học sinh đọc.
Lớp quan sát ghép thành tiếng.
Tru, trua, trưa, 
6 em. ĐT cả lớp.
Toàn lớp viết bảng con
Viết bảng.
Đọc thầm tìm tiếng chứa vần vừa ôn
3 em
CN 2 em, nêu tiếng mang vần ia.
Mía, đọc trơn mua mía.
Quan sát làm theo yêu cầu của GV.
CN 4 em, nhóm, lớp
CN 2 em, ĐT
2 em.
CN 6 em, tổ , lớp
Tiếng lùa, đưa, vừa, trưa.
CN đánh vần tiếng 4 em. Đọc trơn tiếng, Đọc trơn câu cá nhân, nhóm , lớp
HS viết vở TV
Lắng nghe
Thảo luận nhóm 4 ( 5 phút) và cử đại diện nhóm thi kể. Các nhóm chỉ vào tranh và kể tóm tắt nội dung. Nhóm nào kể đúng nội dung 4 tranh nhóm đó thắng
2 em
Có 3 nhân vật , khỉ , rùa, vợ khỉ, Thích nhân vật HS tự nói theo ý thích
Ba hoa , cẩu thả là tính xấu, có hại
Luyện đọc, viết thành thạo các tiếng , từ có chứa vần ia, ua, ưa
L.G.Toán. Bài 27: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4
I.Yêu cầu::
 1.Kiến thức;Củng cố cho HS nắm chắc bảng cộng , cách tính và cách đặt tính các phép tính cộng trong phạm vi 4
 2.Kĩ năng : Rèn cho HS bước đầu làm quen với cách đặt tính dọc , giải toán, đặt đề toán theo hình vẽ
 3.Thái độ: Giáo dục HS say mê học toán
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Tính
 1 + 1 ; 2 + 1 ; 1 + 2
Nhận xét sửa sai
2.Bài mới:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
2 + 2= ... 3 + 1 = .... 1 + 1 = ...
1 + 3 = ... 2 + 1 =.... 1 + 2 =.....
3 = 1 + ... 4 = 3 +.... 4 = 2 + .....
Cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Nêu cách làm? Nhận xét sửa sai
Bài 3: Điền dấu , =
 3 ....2 + 1 1 + 2 .....4 .......
Nêu cách làm?
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nêu bài toán thích hợp
HD HS cách viết phép tính thích hợp . 
Chấm 1/3 lớp , nhận xét , sửa sai
Bài 5 ... S đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần ui, ưi
 3.Thái độ: Giáo dục HS biết bảo vệ, không nên chặt phá cây.
II.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng, luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC :cái chổi , ngói mới, đồ chơi
Gọi đọc câu ứng dụng tìm tiếng có chứa vần ôi, ơi
2.Bài mới:
Giới thiệu tranh rút ra vần ui, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ui.
Lớp cài vần ui.
So sánh vần ui với vần ôi
GV nhận xét .
HD đánh vần : u - i - ui
Có ui, muốn có tiếng núi ta làm thế nào?
Cài tiếng núi.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng núi.
Gọi phân tích tiếng núi. 
GV hướng dẫn đánh vần :
- nờ - ui - nui - sắc - núi
Dùng tranh giới thiệu từ “đồi núi”.
Trong từ có tiếng nào mang vần mới học?
Gọi đánh vần tiếng núi, đọc trơn từ đồi núi.
Vần 2 : vần ưi (dạy tương tự )
So sánh 2 vần.
Đánh vần: ư - i - ưi
 gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi
 gửi thư
*Viết:Viết mẫu và hướng dẫn cách viết
Nhận xét , sửa sai
Dạy từ ứng dụng.
Cái túi, vui vẽ, gửi quà, ngửi mùi.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ .
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ đó.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng
Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết .
Luyện nói : Chủ đề “Đồi núi”
GV treo tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Tranh vẽ cảnh gì? Đồi núi thường có ở đâu?
Trên đồi núi thường có gì? Quê em có đồi núi không? Em biết tên vùng nào có đồi núi?
GV giáo dục TTTcảm.
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
Tìm tiếng mới mang vần mới học.
5.Nhận xét, dặn dò:
Viết , đọc thành thạo tiếng có chứa vần ui, ưi. Học bài, xem bài ở nhà.
Viết bảng con.
1em
HS phân tích, cá nhân 1 em.
Cài bảng cài
+Giống : đều kết thúc bằng i
+Khác: Vần ui mở đầu bằng u
CN , nhóm, lớp
Thêm âm n đứng trước vần ui và thanh sắc trên đầu âm u.
Toàn lớp
CN 1 em
CN , nhóm, lớp
Tiếng núi
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Giống nhau : i cuối vần
Khác nhau : u và ư đầu vần
CN , nhóm, lớp
Quan sát , nhận xét 
Viết định hình, viết bảng con
Đọc thầm tìm tiếng có chứa vần mới học
túi, vui, gửi, ngửi.
4 em, ĐT nhóm.
CN nối tiếp, đồng thanh.
Vần ui, ưi.
CN 2 em.
Đại diện 2 nhóm.
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh.
HS tìm tiếng mang vần mới học trong câu.
4 em đánh vần tiếng gửi, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Toàn lớp.
HS luyện nói theo câu hỏi của GV.
Đồi núi , vùng trung du
Cây cối mọc um tùm
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm tìm, HS khác nhận xét bổ sung.
Thực hiện ở nhà.
 Toán. BÀI : SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG 
I.Yêu cầu:
 1.Kiến thức: Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp 
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS nắm chắc 0 cộng với bất kì số nào thì bằng chính nó và số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
 3Thái độ: Giáo dục HS say mê học toán
*Ghi chú: Làm bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
Các mô hình phù hợp.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC Tính
 GV nhận xét chung .
2.Bài mới :GT bài ghi tựa bài học.
GT phép cộng một số với 0, có mô hình.
Nêu bài toán : Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai có 0 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim?
GV viết lên bảng : 3 + 0 = 3
Gọi học sinh đọc.
0 + 3 = 3 tiến hành tương tự như trên.
Cơ đính mô hình nêu câu hỏi để HS biết.
Câu hỏi: 2 + 0 = mấy? ,	0 + 2 = mấy?
Chốt ý : 
Một số cộng với 0 bằng chính nó
0 cộng với một số bằng chính số đó
3. Thực hành :Hướng dẫn Học sinh làm bài:
Bài 1: Tính:
1 + 0 =...; 5 + 0 =...; 0 + 2 =....; 4 + 0 =
0 + 1 =...; 0 + 5 =...; 2 + 0 =....; 0 + 4 =
*Lưu ý: Bất kì số nào cộng với 0 thì bằng chính số đó.
Bài 2: Tính.
Lưu ý HS cách đặt rính.
Nhận xét cách đặt tính, kết quả
Bài 3: Điền số?
1 + .....= 1 2 + ......= 2
... + 3 = 3 .....+ 2 = 4
1 + .... =2 0 +..... = 0
 GV nhận xét, sưả sai.
Bài 4:(Nếu còn thời gian cho HS làm)Viết phép tính thích hợp vào ô trống.
Nhìn kĩ tranh vẽ nêu bài toán:
 Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Muốn biết tất cả có bao nhiêu ta làm phép tính gì?
Hướng dẫn HS viết phép tính vào vở ô li
Gọi nêu bài toán ghi phép tính.
Thu chấm 1/3 lớp , nhận xét sửa sai
 4.Củng cố: Hỏi tên bài.
- Một số cộng với 0 thì như thế nào?
- 0 cộng với một số thì như thế nào?
Nêu miệng 5 + 0 = ? , 0 + 8 = ?
5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
Thực hiện bài tập theo yêu cầu.
3 HS làm bảng lớp.
2 + 1 = ? , 2 + 2 = ? , 3 + 1 = ?
Bảng con : N1: 2 + 3 = ?
 N2: 4 + 1 = ? N3: 1 + 4 = ?
HS nhắc tựa.
Học sinh QS trả lời câu hỏi.
Học sinh nêu : 3 con chim thêm 0 con chim là 3 con chim.
3 em đọc, lớp ĐT.
Lớp QS trả lời.
2 + 0 = 2	, 	0 + 2 = 2
Vài em nhắc lại.
Học sinh nêu yêu cầu của bài.
2 em làm bảng lớp, lớp bảng con
Tính và ghi KQ sau dấu =
Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Thực hiện bảng con.
Cộng theo hàng dọc.
Học sinh nêu YC bài toán. 
3 HS lên bảng làm
Quan sát. 2 em nêu bài toán
Viết số thích hợp vào ô trống.
Thực hiện vở ô li, 1 em lên bảng làm
Ghi phép tính vào bản con:
3 + 2 = 5 , 3 + 0 = 3
Học sinh nêu tên bài
Một số cộng với 0 bằng chính số đó.
0 cộng với một số bằng chính số đó.
Thực hiện ở nhà.
Giáo án chiều.
 ------b&a------
Tiếng ViệtT.H. Bài 34: UI - ƯI 
I.Mục tiêu: 
 1.Kiến thức:Củng cố cho HS nắm chắc vần ui-ưi đã học trong tuần 8, đọc , viết thành thạo các tiếng từ có chứa vần ui-ưi.
 2.Kĩ năng:Rèn cho HS có kĩ năng làm các dạng bài tập nối , điền , viết thành thạo
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẳn các tiếng
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Viết : chia sẻ, lá mía, ngựa tía
Nhận xét , sửa sai.
2.Bài mới:
a)Luyện đọc:
Cho HS đọc SGK, chia nhóm luyện đọc
Hướng dẫn HSluyện đọc theo nhóm , mỗi nhóm có đủ 4 đối tượng
Yêu cầu đọc trơn trong 5 phút
-Đọc câu ứng dụng:
Đọc mẫu , nhận xét khen em đọc tốt
b)Làm bài tập: Bài 34
Bài 1: Nối : Hướng dẫn HS đọc từ ở cột rồi nối từ ở cột với tranh để tạo thành từ có nội dung phù hợp tranh.
Bài 2: Nối. Hướng dẫn HS đọc các từ ở 2 cột rồi nối từ ở cột trái với tiếng ở cột phải để tạo thành câu có nghĩa
Nhận xét sửa sai
Theo dõi giúp đỡ HS còn chậm
c)Viết: Viết mẫu , hướng dẫn cách viết
Theo dõi giúp đỡ HS viết bài còn chậm
Thu chấm 1/3 lớp, nhận xét sửa sai
IV.Củng cố dặn dò: Ôn các chữ cái đã học, đọc viết thành thạo các vần đã học. 
Xem trước bài vần 35 uôi- ươi. 
 Lớp viết bảng con
Đọc trơn HS khá giỏi, đánh vần HS trung bình , yếu.
Đồng thanh 
Cá nhân , nhóm , lớp
Theo dõi làm mẫu và làm VBT
Quan sát tranh vẽ kĩ rồi nối vào tranh cho đúng.
Theo dõi làm mẫu và làm VBT, 1 em lên bảng nối
Bụi tre ; cái mũi; Gửi quà. 
Đọc các từ vừa điền
Theo dõi giáo viên viết mẫu
viết bảng con, viết vở BT
Đọc đồng thanh toàn bảng 1 lần
Thực hành ở nhà. 
L.G.Toán: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5.
I.Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc bảng cộng , cách tính và cách đặt tính các phép tính cộng trong phạm vi 5
Giúp HS bước đầu làm quen với cách đặt tính dọc , giải toán.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Tính
1 + 1 + 1 = ; 2 + 1 + 2 = 2 + 0 + 2 =
Nhận xét sửa sai
2.Bài mới:
Bài 1: Tính
 2+ 3 = ... 4 + 1 = .... 2 + 2 = ... 
 3 + 2 = ... 1 + 4 =.... 2 + 1 =..... 
 b)4 2 3 2 1 1 
 + + + + + + 
 1 3 2 2 4 3 
 .... .... ..... ..... ..... .... 
Nêu cách làm? Nhận xét sửa sai
Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
4 + 1 = ...; 3 + 2 = ....; 1 + 2 = ...; 4 = 2 +......
1 + 4 = ...; 2 + 3 = ....; 3 + 1 =....; 3 = 2 +......
5 = 1 +....; 2 + 1 = ....; 2 + 2 =... ; 1 + 1 = ....
Cùng HS nhận xét sửa sai
Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả nn?
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
Theo dõi giúp đỡ thêm
Bài 4: Điền số?
 + = 5 + = 4 + = = 3 
Hướng dẫn HS đếm số chấm tròn từng bên rồi điền số tương ứng
IV.Củng cố dặn dò:
Ôn phép cộng trong phạm vi 5
Làm bảng con
Nêu yêu cầu
3 em lên bảng làm , lớp làm VBT
Nêu yêu cầu
3 HS lên bảng làm, lớp làm VBT
Lưu ý viết các số thẳng cột với nhau
Nêu yêu cầu 
4HS lên bảng làm , lớp làm VBT
Kết quả không thay đổi.
Quan sát tranh đặt bài toán
HS viết phép tính vào vở, 1 hs lên bảng viết phép tính
3
+
2
=
5
2
+
3
=
5
Nêu yêu cầu
Đại diện 3 tổ thi nhau nối , lớp làm VBT
Đọc lại các phép cộng trong PV5
Làm lại các bài tập đã làm sai
H.Đ.T.T. HÁT MÚA THEO CHỦ ĐỀ 20-10
 CỦNG CỐ VỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ(T2)
I.Mục tiêu: Tiếp tục múa hát các bài hát múa theo chủ đề. Thực hành bài hát: Nhanh bước nhanh nhi đồng. Nắm được luật ATGT.
Ôn lại cách tập hợp sao.
II.Chuẩn bị : Nội dung bài hát: Sao của em. 
 Một số biển báo giao thông.
III.Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hát múa theo chủ đề 20-10
GV cho HS ý nghĩa ngày 20-10 - ngày “Phụ nữ Việt Nam”
-vì thế em sẽ làm gì để tặng cô giáo và bà, mẹ.
Cho HS thảo luận về các bài hát liên quan đến chủ đề trên
Mời các em xung phong hát. Kể chuyện.
*Hoạt động 2:Củng cố ôn tập về luật giao thông.
Khi đi học , trên đường đi em phải đi như thế nào?
Khi muốn qua đường, em phải làm gì?
HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
Cho HS liên hệ thực tế.
GV cho các em quan sát biển báo giao thông, nêu tác dụng của biển báo.
 Cho HS nhắc lại các biển báo.
*Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Thực hiện như bài dạy
Ký duyệt của BGH
Ngày ... tháng ... năm 2010
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
Xác nhận của tổ chuyên môn
Ngày ... tháng ... năm 2010
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 82BThu Ha.doc