I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong SGK).
- GDKNS: Rèn kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng nhận thức (tôn trọng thầy, cô giáo)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TUẦN 26 Thứ 2 ngày 5 tháng 3 năm 2012 Buổi sáng Tập đọc NGHĨA THẦY TRÒ I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). - GDKNS: Rèn kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng nhận thức (tôn trọng thầy, cô giáo) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: Cửa sông - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi ở SGK. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Nghĩa thầy trò. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. - Gọi 1 học sinh đọc các từ ngữ chú giải trong bài. - Gọi 1 HS đọc các từ ngữ chú giải. - GV giúp các em hiểu nghĩa các từ này. - GV chia bài thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn đo phát âm địa phương. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi trang trọng thể hiện cảm xúc về tình thầy trò. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ? * GV nhận xét, kết luận ý kiến đúng Câu hỏi 4 SGK trang 80. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. * GV hướng dẫn cách đọc toàn bài. * GV treo bảng phụ (ghi sẵn đoạn 1) * Giáo viên đọc diễn cảm đoạn: - GV gạch dưới các từ cần nhấn giọng. - Cho học sinh đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn : Luyện đọc lại bài. - Nhận xét tiết học - 2 HS đọc, trả lời. HS khác nhận xét. - 1 HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm. - Cả lớp đọc thầm từ ngữ chú gải, 1 học sinh đọc to cho các bạn nghe. - Học sinh tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu trong bài (nếu có). - Nhiều HS tiếp nối nhau luyện đọc theo từng đoạn (2 lượt) - HS chú ý phát âm chính xác các từ ngữ hay lẫn lộn có âm tr, âm a, âm gi - Cả lớp đọc thầm và trả lời. để mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quí kính trọng thầy, người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành. HS thảo luận theo bàn. * Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Cả lớp nhận xét. - Thảo luận và trả lời. - Nêu nội dung, ý nghĩa của bài. * HS đọc diễn cảm. * HS đọc nối tiếp * HS nhận xét rút ra cách đọc * HS thi đua đọc diễn cảm. - Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm. - Lớp nhận xét,chọn bạn đọc hay nhất. - Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.” Toán NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết: + Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. + Vận dụng vào giải các bài toán trong thực tế. - Cả lớp làm bài 1. HSKG làm thêm bài 2. - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - SGK, phấn màu, ghi sẵn ví dụ ở bảng, giấy cứng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. * Ví dụ: 2 phút 12 giây ´ 4. - Giáo viên chốt lại. + Nhân từng cột. + Kết quả nhỏ hơn số qui định. * Ví dụ: 1 người thợ làm 1 sản phẩm hết 5 phút 28 giây. Hỏi làm 9 sản phẩm mất bao nhiêu thời gian? - Giáo viên chốt lại bằng bài làm đúng. + Đặt tính. + Thực hiện nhân riêng từng cột. + Kết quả bằng hay lớn hơn ® đổi ra đơn vị lớn hơn liền trước. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT Bài 1: - GV hướng dẫn HS thực hiện. - GV chấm bài, nhận xét, kết luận và khen những bài làm tốt. Bài 2: (Làm thêm) * GV hướng dẫn HS thực hiện: Bài tập cho em biết những gì ? Bài toán yêu cầu em tính gì ? Để biết bé lan ngồi trên đu quay bao lâu ta phải làm như thế nào ? - GV chấm bài, nhận xét, kết luận và khen những bài làm tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số. - Nhận xét tiết học. - Học sinh lần lượt sửa bài 2, 3 tiết 125. - Học sinh lần lượt tính. - Nêu cách tính, HS khác nhận xét 2 phút 12 giây x 4 8 phút 48 giây - Đặt tính và tính. - Lần lượt đại điện nhóm trình bày. - Dán bài làm lên bảng. Trình bày cách làm. 5 phút 28 giây x 9 45 phút 252 giây = 49 phút 12 giây - Các nhóm nhận xét chọn cách làm đúng - HS lần lượt nêu cách nhân số đo thời gian với một số. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lần lượt 6 HS làm bảng làm (mỗi HS làm 1 bài) - HS cả lớp làm vào vở. HS sửa bài. - Cả lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tóm tắt bài toán. HS nêu - 1 HS làm bảng, HS làm vào vở. Bài giải : Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là: 1phút 25giây x 3 = 4phút 15giây Đáp số: 4phút 15giây - Cả lớp nhận xét. - Ôn lại quy tắc. - Chuẩn bị: Chia số đo thời gian cho một số. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện. - Tự hào và có ý thức tiếp nối truyền thống thuỷ chung, đoàn kết, hiếu học của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Sách báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: Vì muôn dân. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện. - Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài? - Giáo viên treo sẵn bảng phụ đã viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ học sinh nêu đúng để giúp học sinh xác định yêu cầu của đề. - GV gọi HS nêu tên câu chuyện các em sẽ kể. - Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể chuyện theo trình tự đã học. + Giới thiệu tên các chuyện. + Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể tự nhiên, sinh động. Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện. - GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh. - Giáo viên nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện - Nhận xét tiết học. - 2 HS kể lại chuyện “Vì muôn dân” - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Học sinh nêu kết quả. + Kể câu chuyện em đã được nghe và được đọc về truyền thống hiếu học và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt. - 1 HS đọc lại toàn bộ đề bài và gợi ý cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tên chuyện đúng đề tài, đúng yêu cầu “đã nghe, đọc”. - Nhiều học sinh nói trước lớp tên câu chuyện. - 1 học sinh đọc gợi ý 2. - Nhiều học sinh nhắc lại các bước kể chuyện theo trình tự đã học. - HS các nhóm kể chuyện và cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể chuyện. - Học sinh cả lớp có thể đặt câu hỏi cho các bạn lên kể chuyện. - HS cả lớp cùng trao đổi tranh luận. - Chọn bạn kể hay nhất. Buổi chiều GĐ-BD Tiếng Việt: TIẾT 1 - TUẦN 25 I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy và rành mạch bài “Nhớ Bắc”. - Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp lại dùng để liên kết câu, hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc cả bài. Chia đoạn. - Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn. - Nhận xét. Bài 2: - Cho HS đọc thầm lại bài, làm bài tập. - Gọi HS nêu câu trả lời. - Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Đáp án: a, ý 2 b, ý 1 c, ý 1 d, ý 1 Bài 3: - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Chữa bài. Đáp án: a, ý 1 b, ý 2 3. Củng cố - Nhận xét tiết học - Lắng nghe. - Đọc thầm và tìm cách chia đoạn. - HS đọc nối tiếp, 3 lượt. - Cả lớp suy nghĩ làm vào vở. - Lần lượt trả lời từng câu. - HS trình bày, nhận xét. GĐ-BD Toán: LUYỆN: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN - GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU: - Củng cố để HS nắm được cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng vào giải các bài toán trong thực tế. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: - Gọi HS nêu cách nhân số đo thời gian. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính: 4 giờ 5 phút x 6 2 phút 25 giây x 4 3,4 phút x 7 4,3giờ x 6 Bài 2: Một tuần lễ Mai học ở lớp 24 tiết, mỗi tiết 40 phút. Hỏi trong 2 tuần lễ Mai học ở lớp bao nhiêu thời gian? Bài 3: Một người thợ làm 3 sản phẩm hết 9 giờ 25 phút. Hỏi người đó làm xong 6 sản phẩm thì hết bao nhiêu thời gian?(biết rằng thời gian làm mỗi sản phẩm là như nhau) - Yêu cầu HS đọc đề và tìm cách giải - Chữa bài. Tuyên dương những HS làm đúng. 3. Củng cố - Nhận xét tiết học - Vài HS lên trả lời. Lớp nhận xét - 4 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung. - Cả lớp làm vở, 1 HS khá lên bảng KQ: 960 phút (=16 giờ) - Chữa bài nếu sai. - 1 HS khá lên bảng, cả lớp làm vào vở. Nhận xét bài bạn. 6 sản phẩm gấp 3 sản phẩm số lần: 6 : 3 = 2 (lần) Làm 6 sản phẩm hết số thời gian là: 9giờ 25 phút x 2 = 19 giờ 15 phút Đạo đức EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. - Biết được ý nghĩa của hòa bình; Biết trẻ em có quyền sống trong hòa bình và tham gia các hoạt đông phù hợp với bản thân. - KNS: Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình. Kĩ năng hợp tác với bạn bè. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình. LấyCC1, 2, 3 của NX 8 : Cả lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - ... a) Vị trí địa lí, giới hạn . ØHĐ 1: (Làm việc cá nhân) -Bước 1: + Cho biết châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào? + Dựa vào bảng số liệu ở bài 17 trong SGK, cho biết diện tích của châu Âu, so sánh với châu Á. - Bước 2: GV yêu cầu HS xác định được châu Âu nằm ở bán cầu Bắc. HS nêu được giới hạn của châu Âu. - Bước 3: GV có thể bổ sung ý: châu Âu và châu Á liền với nhau tạo thành đại lục Á-Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc. Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp với biển và đại dương. b) Đặc điểm tự nhiên. ØHĐ2: (làm việc theo nhóm nhỏ) -Bước1: - Các nhóm HS đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi (ở các phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu và Đông Âu, sau đó, cho HS tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a,b,c,d trên lược đồ H 1 - GV yêu cầu HS mô tả cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi địa điểm. -Bước 2: GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc với kênh hình, sau đó HS nhận xét lẫn nhau. - Bước 3: GV bổ sung về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của châu Âu. - GV khái quát lại ý chính ở phần này. Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà. c) Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu. ØHĐ3: (làm việc cả lớp) -Bước1: + Nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á. -Bước 2: GV yêu cầu HS nêu kết quả làm việc, nhận xét về dân số châu Âu, nhận xét về dân số châu Âu. - GV có thể mô tả thêm người dân châu Âu thường có cặp mắt sáng màu (xanh, nâu). -Bước 3: GV cho HS cả lớp quan sát hình 4 và gọi một số em, yêu cầu: - Kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh một phần qua các ảnh trong SGK. - Bước 4: GV bổ sung về cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp của các nước châu Âu: Có sự liên kết của nhiều nước để sản xuất ra các mặt hàng ô tô, máy bay, hàng điện tử,.. 3.Củng cố, dặn dò: + Người dân châu Âu có đặc điểm gì ? + Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu ? - Nhận xét tiết học. - HS trả lời - HS nghe. + Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương; phía Tây giáp Đại Tây Dương; phía Nam giáp biển Địa Trung Hải; phía Đông và Đông Nam giáp với châu Á. + Diện tích của châu Âu là 10 triẹâu km2 so với châu Á thì châu Âu gần bằng diện tích của châu Á. - HS chỉ lãnh thổ châu Âu trên bản đồ (quả Địa cầu) và nêu giới hạn của châu Âu. - Các nhóm HS quan sát trao đổi rồi đưa ra nhận xét về vị trí của núi, đồng bằng ở Tây Âu và Đông Âu. Sau đó tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu trên lược đồ. - HS mô tả cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi địa điểm. - Các nhóm trình bày kết quả làm việc và nhận xét. - HS theo dõi. - HS nghe. + Người châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có các màu đen, vàng, nâu, mắt xanh. Khác với người châu Á sẫm màu hơn, tóc đen. - Nhận xét: Dân số châu Âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng dân số châu Á; dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu. - HS cả lớp quan sát + Những hoạt động sản xuất như trồng lùa mì, làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc, - HS theo dõi. - HS nêu. Thứ 6 ngày 9 tháng 3 năm 2012 Buổi sáng Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn 5 đề bài KT ở tuần 25; 1 số lỗi điển hình cần sửa chung trước lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KT bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yc của tiết học. HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS - GV mở bảng phụ đã viết sẵn 5 đề bài KT, 1 số lỗi điển hình. - Nêu những ưu điểm chính. - Nhắc những thiếu sót, hạn chế. - Thông báo điểm số cụ thể. HĐ3: H.dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho HS. - GV chữa lại cho đúng. - GV đọc cho HS nghe 1 số bài văn, đoạn văn hay. - GV nhận xét, ghi điểm 1 số đoạn văn viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn. - Chuẩn bị cho tiết làm văn ở tuần 27. - 2 HS đọc màn kịch “Giữ nguyên phép nước” đã viết lại ở nhà. - 1 số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi; cả lớp tự chữa trên giấy nháp. - HS trao đổi về bài chữa trên bảng. - HS đọc lại lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm rồi tự sửa lỗi; đổi vở cho bạn để sửa lỗi. - Thảo luận tìm cái hay, cái đáng học của các đoạn văn, bài văn. - Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết. - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật. Toán: VẬN TỐC I. MỤC TIÊU: - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. - Cả lớp làm bài 1, 2. - Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ, bảng học nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: Luyện tập chung. - GV nhận xét. 2. Bài mới: “Vận tốc”. Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát vận tốc. - GV nêu bài toán 1 ở SGK. - Gọi HS nêu cách làm tính và trình bày lời giải bài toán. - GV giảng để HS hiểu về vận tốc. - Ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ) - Nhấn mạnh đơn vị vận tốc. - H.dẫn HS hình thành công thức tính vận tốc. v = s : t - Cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe máy, ô tô. - GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc: để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của 1 chuyển động. - GV nêu Bài toán 2-SGK và h.dẫn HS giải. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: - GV nêu đề toán. - Nhận xét, sửa bài: Vận tốc của người đi xe máy là: 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km / giờ. Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1. Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 (km / giờ) Đáp số: 720 km / giờ. Bài 3: (làm thêm) - GV chấm và sửa bài: Đổi: 1 phút 20 giây = 80 giây. Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 (m / giây) Đáp số: 5 m / giây. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn: ôn bài, học thuộc quy tắc tính vận tốc. - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. - Lần lượt sửa bài 1, 2- tiết 129. - Cả lớp nhận xét. - HS suy nghĩ và tìm kết quả. - Trình bày cách giải bài toán. 170 : 4 = 42,5 (km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. - HS nêu cách tính vận tốc. - HS nêu lại cách tính v.tốc và viết công thức tính. - 2 HS đọc bài toán. - HS trình bày bài giải như SGK. - Vài HS nhắc lại cách tính v.tốc. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở rồi sửa bài. - HS tự làm rồi sửa bài. - HS tự làm vào vở. - HS làm sai sửa bài. - HS nhắc lại quy tắc, công thức tính vận tốc. Lịch sử CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” I. MỤC TIÊU: - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các tỉnh thành phố ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. - Quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. - Giáo dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Ảnh SGK, bản đồ thành phố Hà Nội, tư liệu lịch sử. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: Sấm sét đêm giao thừa. - Kể lại cuộc tấn công toà sứ quán Mĩ của quân giải phóng Miền Nam? - Nêu ý nghĩa lịch sử? - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Nguyên nhân Mĩ ném bom HN. - Tại sao Mĩ ném bom HN? - GV tổ chức cho HS đọc SGK, ghi kết quả làm việc vào phiếu học tập. ® Giáo viên nhận xét + chốt ý đúng. - Em hãy nêu chi tiết chứng tỏ sự tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với HN? - Giáo viên nhận xét. Hoạt động 2: Sự đối phó của quân dân ta. - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Trước sự tàn bạo, tiêu biểu nhất” và tìm hiểu trả lời câu hỏi. - Quân dân ta đã đối phó lại như thế nào? - Giáo viên nhận xét. Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng - Tổ chức học sinh đọc SGK và thảo luận nội dung sau: + Trong 12 ngày đêm chiến thắng không quân Mĩ, ta đã thu được những kết quả gì? + Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? ® Giáo viên nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Tại sao Mĩ ném bom Hà Nội? - Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đêm 26/ 12/ 1972? - Nhận xét tiết học - 2 học sinh nêu. - Học sinh đọc sách ® ghi các ý chính vào phiếu. - 1 vài em phát biểu ý kiến. - Học sinh đọc SGK, gạch bút chì dưới các chi tiết đó. 1 vài em phát biểu. - Học sinh đọc SGK + thảo luận theo nhóm 4 kể lại trận chiến đấu đêm 26/ 12/ 1972 trên bầu trời HN. - 1 vài nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung, nhận xét. - Thảo luận theo nhóm đôi. - 1 vài nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - 2HS trả lời. - Về nhà học bài. - Chuẩn bị: “Lễ kí hiệp định Pa-ri”. Buổi chiều Sinh hoạt tập thể NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần. - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu - Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua : + Chuyên cần: Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số. + Học tập: Làm bài tập đầy đủ, có học bài, sôi nổi. Còn một số em có ý thức học tập chưa cao, chưa mạnh dạn trong học tập... + Kỷ luật: Nhiều em có ý thức tự giác. + Vệ sinh: VS cá nhân chưa sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch. + Phong trào: Tham gia các hoạt động đúng giờ, nhanh nhẹn. * Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ. * Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 27 - Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt, chuẩn bị thi giữa kì II - Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao. 3. Kết thúc - Cho HS hát các bài hát tập thể. - Lớp trưởng nêu chương trình. - Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo. - Tổ trưởng các tổ báo cáo. - HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến. -HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc. - HS bình bầu cá nhân có tiến bộ. - HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau
Tài liệu đính kèm: