Giáo án các môn Tuần 31 Lớp 1

Giáo án các môn Tuần 31 Lớp 1

Ngưỡng cửa

TCT : 301 - 302

I.MỤC TIÊU

 - HS đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ và khổ thơ

 - Hiểu nội dung bài :Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đi đầu tiên , rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 29 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Tuần 31 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 10 tháng 4 năm 2011
Tiết : 1 – 2
Môn : Tập đọc
Bài : 
 Ngưỡng cửa
TCT : 301 - 302
I.MỤC TIÊU
 - HS đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ và khổ thơ 
 - Hiểu nội dung bài :Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đi đầu tiên , rồi lớn lên đi xa hơn nữa. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 
- 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc bài người bạn tốt và trả lời câu hỏi:
+ Ai đã cho bạn Hà mượn bút chì?
+ Bạn nào giúp Cúc sữa lại dây đeo cặp?
- GV nhận xét cho điểm.
3) Bài mới:
a) GV giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi :Ngưỡng cửa.
b)Luyện đọc
- GV gắn bài tập đọc lên bảng, đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng , tình cảm. 
+ Luyện đọc tiếng, từ khó
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới tiếng khó đọc: Ngưỡng, cửa, quen, dắt, vòng,
+ Tiếng ngưỡng được phân tích như thế nào?
- GV nhận xét và HD các tiếng còn lại tương tự.
- GV tiếp tục cho HS nối tiếp phân tích và đọc các tiếng còn lại.
- Lượt 2 GV cho HS đứng lên đọc lại các từ khó đọc.
 - GV cho HS đọc trơn từ.
 GV cho HS luyện đọc từ.
*Luyện đọc câu, đoạn, cả bài:
- GV chia bài thơ làm 3 đoạn và gọi 3 HS nối tiếp đọc đoạn 1(GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt hơi )
- GV gọi 3 HS nối tiếp đọc đoạn 2
- GV gọi HS nhận xét sữa sai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn giữa các dãy bàn.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- GV cho HS đọc đồng thanh toàn bài.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Ôn các vần ăt - ăc
- GV gọi 2 em đọc lại toàn bài
- GV nêu yêu cầu 1 .
- Tìm tiếng trong bài có vần ăt - ăc
- GV cho HS phân tích đánh vần và đọc trơn tiếng.
- GV cho HS nêu yêu cầu 2.
- GV nhận xét sữa sai.
- GV hướng dẫn HS tìm tiếng có vần ươu tương tự và đọc.
- GV nhận xét sữa sai
- GV hướng dẫn HS nói tiếng có chứa vần ăc
- GV cho HS đọc to lại toàn bài.
 TIẾT 2
- GV cho HS mở SGK và cầm sách nối tiếp nhau luyện đọc câu, đoạn, cả bài nhiều lần.
- GV theo dõi và nhận xét sữa sai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV cho HS nhìn sách đọc trơn toàn bài.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- GV gọi 2 HS nối tiếp đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
1) Ai dắt bé tập đi men theo ngưỡng cửa ?
- Gọi 1 em đọc đoạn 2 và trả lời. 	 
2) Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu ?
- GV gọi HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và rút ra nội dung bài.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng theo nhóm đôi và cho HS cả lớp đọc đồng thanh, GV kết hợp xóa dần từ, câu.
* Thi đọc thuộc lòng
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả đoạn, bài thơ.
- GV nhận xét tuyên dương chấm điểm động viên
* Luyện nói
- GV cho HS mở SGK giới thiệu tranh và chia lớp làm nhiều nhóm 4 cho HS dựa vào câu hỏi SGK làm việc.
- Gọi HS trả lời. 
+ Hàng ngày từ ngưỡng cửa nhà bạn đi đâu?
- GV bao quát giúp đỡ nhóm còn lúng túng
- GV mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét tuyên dương HS 
4. Củng cố dăn dò
- GV cho vài HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Kể cho bé nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Văn nghệ đầu giờ 
3 HS đọc bài người bạn tốt và trả lời câu hỏi:
+ Bạn Nụ lấy bút chì cho Hà mượn.
+ Bạn Hà giúp Cúc sữa lại dây đeo cặp
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
- 1 em đọc lại bài
- HS đọc nối tiếp các nhân - cả lớp:
.
- Cá nhân HS nối tiếp nhau đọc: Ngưỡng, cửa, quen, dắt, vòng,
- ngờ + ương + dấu ngã
- HS đọc nối tiếp cá nhân - cả lớp.
- HS đọc theo dãy bàn.
- HS đọc cá nhân nối tiếp.
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn 1.
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn 2
- Mỗi dãy bàn đọc 1 lần.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- 2 em đọc lại toàn bài
- HS tìm và nêu: dắt
- HS phân tích đánh vần và đọc trơn theo cá nhân, cả lớp.
- dờ – ắt – dắt - sắc - dắt
+ Nói câu có chứa tiếng có vần ăt, hoặc ăc
- HS tìm và nêu:
- HS đọc đồng thanh cả lớp.
- HS nối tiếp đọc theo hướng dẫn của GV: Cá nhân - dãy bàn - cả lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau thi đọc.
- HS đọc đồng thanh cả lớp
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Mẹ và bà dắt em tập đi 
1 em đọc đoạn 2 và trả lời. 	 
- Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến trường.
- HS đọc theo nhóm 2 em.
- HS đọc đồng thanh cả lớp – nhóm - cá nhân.
- HS thi đọc cá nhân - dãy bàn.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4:
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung.
- Đi đến trường, đi chơi, đi chợ,....
- 3 HS nối tiếp đọc.
- HS nghe.
Tiết : 3
Môn : Đạo đức
Bài : 
 Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
 (t2)
TCT : 31
I. MỤC TIÊU 
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng 
- Yêu thiên nhiên gần gũi với thiên nhiên 
- Biết bảo vệ vây và hoa ở trường , ở làng , ngõ xóm và những nơi công cộng khác ; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .
+ Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
 II. TÀI LỆU PHƯƠNG TIỆN 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Oån định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
+ Theo em trồng cây và hoa có ích lợi gì?
+ Chúng ta cần làm gì để những nơi công cộng mát mẽ, đẹp hơn?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
b. Giảng bài mới
* Hoạt động I : HD HS làm bài tập 3
- Bài 3 yêu cầu gì:
- GV giải thích yêu cầu bài tập 3
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 vào vở bài tập.
- GV bao quát giúp đỡ HS.
- GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ xung.
- GV nhấn mạnh: Các em nên học tập theo các tranh 1, 2, 3, 4
 NGHỈ 5 PHÚT
* Hoạt động II: HD HS làm bài tập 4
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập
- GV tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét và hỏi:
+ Tại sao em lại đánh dấu x vào câu c, d?
+ Những việc làm đó có ích lợi gì?
 	.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 5
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập
- GV bao quát giúp đỡ HS.
- GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- GV hát và bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Ra chơi vườn hoa.
- GV nhận xét tuyên dương.
+ BVMT:
- Muốn cho môi trường trong sạch em cần phải làm gì? 
4. Củng cố dặn dò :
- GV cho HS đọc bài thơ trong vở bài tập.
- GV nhận xét và hỏi:
+ Môi trường trong lành có ích lợi gì?
- Muốn bảo vệ môi trường trong lành ta phải làm gì ?
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về xem lại bài và chuản bị bài sau: Dành cho địa phương.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cho bóng mát, cảnh đẹp.
- Trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài
 Bài 3: Nối mỗi tranh dưới đây với từng khuôn mặt cho là phù hợp
- Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh: 1,3, 2, 4
- HS trình bày trước lớp.
- Bài 4: Đánh đấu x vào trước câu trả lời đúng.
- 1 em lên bảng làm. ( c, d )
- Tại vì ý c và d là những việc làm đúng
- Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn.
- Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
 Bài 5
- Các bạn tưới cây, rào cây, nhổ
cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ chăm sóc cây hoa nơi công cộng làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp thêm trong lành. 
- HS hát .
- Cần phải bảo vệ và chăm sóc các cây và hoa nơi công cộng .
- HS đọc:	
“Cây xanh cho bóng mát
Hoa cho sắc, cho hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ.”
 Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển. 
- Chúng ta cần có các hành động bảo vệ cho môi trường trong sạch trồng cây và chăm sóc cây,hoa.
Tiết : 4
Môn : Thủ công
Bài : 
 Cắt dán hàng rào đơn giản 
 ( T2 )
TCT : 31
I) MỤC TIÊU:
 - Biết cách kẻ, cắt các nan giấy .
- Cắt được các nan giấy . Các nan giấy tương đối đều . Dường cắt tương đối thẳng 
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản .Hàng rào có thể chưa cân đối.
+ Với HS khéo tay 
- Kẻ cắt được các nan giấy đều nhau 
- Dán được các nan giấy thành hàng rào ngay ngắn ,cân đối .
- Có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Mẫu các nan giấy và hàng rào, 
 - HS: 1 tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1) Ổn định tổ chức 	
 Văn nghệ đầu giờ
2. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3) Bài mới
NỘI DUNG BÀI
PHƯƠNG PHÁP
THỜI GIAN
Hoạt Động I
*GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- Cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều 
- Hàng rào được dán bởi các nan giấy 
- Số nan đứng, số nan ngang 
- Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô, giữa các nan ngang bao nhiêu ô ?
 Quan sát nhận xét
GV cho HS Quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào H1
GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét 
5 - 6
Phút
Hoạt Động II
 GV hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy. Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường kẻ thẳng cách đều nhau
 Cắt theo đường thẳng cách đều sẽ được nan giấy H2
 NGHỈ 5 PHÚT
Quan sát
 HS theo dõi 
4 - 5
Phút
 Hoạt Động III
- GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt các nan giấy 
	GV quan sát lớp giúp đỡ HS yếu.
Thực hành
HS Thực hiện theo các bước 
 Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô làm nan ngang.
 Thực hành cắt các nan giấy khỏi tờ giấy màu.
20 - 22
Phút
4. Nhận xét đánh giá ( 3’ )
 - GV cho HS mang sản phẩm đính lên bảng và cho HS nhận xét đánh giá.
 - GV nhận xét tuyên dương đánh gíá những bài đẹp.
5. Củng cố dặn dò ( 3’ )
 - GV nhận xét tiết học
 - GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Cắt dán ngôi nhà.
 Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tiết : 1
Môn : Chính tả
Bài : 
 Ngưỡng cửa
TCT : 303
I. MỤC TIÊU 
 - Nhìn sách hoặc bảng , chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài “ Ngưỡncửa”;
 20 chữ trong khoảng 8 - 10 phút.
 - Điền đúng vần ăt, ăc, chữ g hay gh vào chỗ trống .
 - Bài tập 2,3 (SGK)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV : Bảng phụ viết sẵ ... ài sau: Gió
Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2011
Tiết : 1
Môn: Chính tả (nghe viết)
Bài :
 Kể cho bé nghe
TCT : 309
I. MỤC TIÊU
- Nghe- viết chính xác 8 dòng đầu bài thơ“ Kể cho bé nghe”trong khoảng 10-15 phút
- Điền đúng vần ươt, ươc điền chữ ng hoặc ngh vào chỗ trống .
- Bài tập 2,3 ( SGK).
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc 1 số từ khó tiết trước cho HS viết vào bảng con
- GV nhận xét sữa chữa.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng: Nghe viết bài Kể cho bé nghe.
b. Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV đọc mẫu bài viết
- GV cho HS mở SGK và gọi 3 HS nối tiếp đọc.
+ Trong những đoạn thơ trên kể về các con vật gì?
- GV cùng HS nhận xét.
- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
- GV cùng HS phân tích, nhận xét và sữa chữa.
- GV cho vài HS nối tiếp đọc lại các từ khó viết.
c) Hướng dẫn HS nghe viết bài.
- GV cho HS mở vở chính tả và hướng dẫn HS cách trình bày tên bài, kẻ lỗi vào vở.
- GV lưu ý HS chữ đầu câu thơ viết lùi vào 1 ô. Sau mỗi dấu chấm phải viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên người.
- GV hướng dẫn các em tư thế ngồi viết hợp vệ sinh
- GV đọc cho HS chép bài vào vở.
- GV đọc từng dòng thơ 3 - 4 lần kết hợp theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh cách đọc.
- GV bao quát lớp nhắc nhở giúp đỡ HS.
- GV đọc cho HS soát lại bài.
* GV hướng dẫn HS soát lỗi
- GV lưu ý cho các em : Cầm bút chì trong tay, chuẩn bị chữa bài. GV đọc thong thả chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại. GV dừng lại ở những chữ khó viết đánh vần lại tiếng đó. Sau mỗi câu hỏi HS có viết sai chữ nào không, hướng dẫn các em gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- GV thu 8-10 vở chấm sữa lỗi chính trên bảng.
 NGHỈ 5 PHÚT
d) HD HS làm bài tập
* Bài 2
- GV cho HS mở SGK quan sát tranh và gọi 1 HS đọc to yêu cầu 2
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Vậy ta điền vần ươc hay ươt vào chổ chấm ?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV cho HS nhận xét sữa sai.
* Bài 3: GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 2.
- GV cùng HS nhận xét sữa sai.
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét đánh giá chung về sự chuẩn bị , thái đôï học tập của HS.
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Cái bống.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 - Văn nghệ đầu giờ 
- HS viết : Con đường, đưa tôi
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài: Kể cho bé nghe.
- 3 HS nối tiếp đọc lại .
- Con vịt bầu, chó vện, nhện con
Hay = h + ay + thanh ngang 
Hỏi = h + oi + dấu hỏi 
Chó vện
Chó = ch + o + dấu sắc 
Vện = v + ên + dấu nặng 
Rồng = r + ông + dấu huyền 
Phun = ph + un + thanh ngang 
Nước = n + ươc + dấu sắc 
Bạc = b + ac + dấu nặng 
- HS nối tiếp đọc.
- HS mở vở chính tả làm theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe.
- Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngồi lưng phải thẳng, không tì ngực vào bàn, khoảng cách từ mắt đến vở là 25 -> 30cm
- HS nghe và chép bài vào vở.
- HS tự kiểm tra.
Bài 2: Điền vần ươc hay ươt?
- Tranh vẽ mái tóc mượt,..
- HS nêu:.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
 	Mái tóc rất mượt 
	Dùng thước đo vải 
Bài 3: Điền chữ ng hay ngh ?
 - Ngày mới đi học, Cao Bá Quát viết chữ xấu như gà bới. Sau nhờ kiên trì luyện tập hằng ngày đêm quên cả nghỉ ngơi, ông đã trở thàng người viết chữ đẹp ï
- HS nghe.
Tiết : 2
Môn : Tập viết
Bài 
Tô chữ hoa Q - R
TCT : 310
I. MỤC TIÊU
- Tô được các chữ hoa Q, R
- Viết các vần từ: ăc, ăt, ươt, ươc,các từ ngữ; màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt, kiểu chữ viết cỡ thường, cỡ vừa, cỡ chữ theo vở tập viết 1 tập 2 ( mỗi từ ngữ được viết ít nhất một lần).
 II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- Bảng phụ viết sẵn bài viết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng đọc cho HS viết các chữ sau vào bảng con: l, m, n - GV nhận xét sữa chữa.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng: Tô chữ hoa: Q - R. 
b. Hướng dẫn HS tô chữ hoa.
- GV gắn chữ Q mẫu lên bảng và hỏi:
+ Chữ Q hoa gồm những nét nào?
+ Chữ Q hoa cao mấy đơn vị?
- GV nhận xét và vừa viết vừa nêu quy trình viết: 
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét sữa sai.
- GV gắn chữ R lên bảng và hỏi:
+ Chữ R hoa gồm những nét nào?
- GV nhận xét và hướng dẫn cách tô vừa tơ mẫu vừa nêu quy trình tơ chữ R hoa.
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét sữa sai.
c. Hướng dẫn viết vần, từ
- GV hướng dẫn HS viết vần ăt, ăc, ươc, ươt
- GV nhận xét viết mẫu và nêu cách viết.
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sữa sai.
- GV viết mẫu và cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét sữa chữa và nêu quy trình viết.
- GV hướng dẫn HS viết các từ còn lại theo quy trình tương tự.
- GV nhận xét sữa chữa.
 NGHỈ 5 PHÚT
d) Hướng dẫn HS tập viết vào vở.
- GV cho HS mở vở tập viết và hướng dẫn HS viết vào vở.
- GV quan sát lớp – giúp đỡ em yếu kém
- GV nhắc nhở các em các ngồi viết hợp vệ sinh.
- GV thu 1 số vở chấm và nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- GV cho HS đọc lại các chữ vừa viết.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về luyện viết lại bài và chuẩn bị bài sau: Tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Văn nghệ đầu giờ .
- 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các chữ sau vào bảng con:
- con cừu, ốc bươu
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
- HS nêu:
+ Chữ hoa Q gồm 2 nét cong nối liền nhau
+ Cao 2,5 đơn vị ứng với 5 ô li
- HS viết bảng con: Q
ǯǯǯǯǯǯ
- Chữ R hoa gồm nét móc trái và nét thắt ở giữa
- HS viết bảng con: R
ǯǯǯǯǯǯ
- Con chữ t cao 3 dòng kẻ
- HS viết bảng con: ăt, ăc, ươc, ươt
ǯǯǯǯǯǯ
- Con chữ d, t
- HS viết vào bảng con: màu sắc, dìu dắt
ǯǯǯǯǯǯ
- HS viết bảng con: dòng nước, xanh mát
ǯǯǯǯǯǯ
- HS viết bài vào vở: các vần , các từ 
- Mỗi vần viết 2 lần, mỗi từ viết 1 lần.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- HS nghe.
Tiết : 3
Môn: Toán
Bài : 
 Luyện tập
TCT : 125
 I. MỤC TIÊU 
 - Giúp HS củng cố về 
 - Biết xem giờ đúng ; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ ; bước đầu biết nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày . 
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Đồng hồ
 - HS : Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV quay kim đồng hồ và cho HS lần lượt đọc các giờ trên đồng hồ.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng: Luyện tập.
b. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
- Bài 1 yêu cầu gì?
- Muốn nối đúng các đông hồ với giờ chỉ đúng ta dựa vào kim nào?
- GV cho HS làm bài vào vở sau đó dọc to giờ mình nối.
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
* Bài 2 
- Bài toán yêu cầu gì?	
- GV tổ chức cho từng nhóm quay.
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Bài 3 
- Bài 3 yêu cầu gì?
- GV cho HS nhẩm đọc các câu và quan sát các kim trên đồng hồ.
- GV cho HS tự nối vào SGK
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cho HS đổi chéo SGK để kiểm tra kết quả
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
4. Củng cố dặn dò
- GV quay đồng hồ và cho HS nêu mấy giờ trước lớp.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Văn nghệ đầu giờ.
- HS lần lượt đọc các giờ trên đồng hồ.
 7 giờ, 3 giờ, 5 giờ
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
* Bài 1: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng
- Ta dựa vào kim ngắn
- HS làm bài và nêu:
- Đúng 9 giờ. Nối đồng hồ có kim ngắn chỉ số 9
- 6 giờ nối kim ngắn chỉ số 6
- 3 giờ nối kim ngắn chỉ số 3
- 10 giờ nối kim ngắn chỉ số 10
- 2 giờ nối đồng hồ có kim ngắn chỉ số 2
Bài 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ 
11 giờ b) 5 giờ, c) 3 giờ
 d) 6 giờ e) 7 giờ f) 8 giờ
 k)10 giờ, h) 12 giờ
 Bài 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp (theo mẫu)
- HS quan sát và làm bài vào SGK.
+ Em ngủ dậy lúc 6 giờ sáng.
+ Em đi học lúc 7 giờ.
+ Em học song buổi sáng lúc 11 giờ.
+ Em học buổi chiều lúc 2 giờ.
+ Em tưới hoa buổi chiều lúc 5 giờ.
+ Em đi ngủ lúc 9 giờ tối.
- HS quan sát và nêu:..
	 Sinh hoạt tập thể
I. YÊU CẦU
 -GV nhận xét và đánh giá lại những hoạt động của lớp trong tuần qua
 -GV nêu những giải pháp khắc phục
 -GV nêu phương hướng tuần 32
II.Nội dung sinh hoạt
1)GV nhận xét và đánh giá lại những hoạt động của lớp trong tuần:
 * ĐÁNH GIÁ:
 * Ưu điểm:
. 
 * Hạn chế:
.
III. KẾ HOẠCH:
PHẦN KÝ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
* Nhận xét:
Tuần .........
Tổng số.......... Tiết đã soạn ........tiết
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Ngày ....tháng.....năm 2011
 Phó hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 31.doc