Học vần: Bài 27 ÔN TẬP
A.Mục đích yêu cầu
-HS đọc viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: p, ph, nh, g, gh, q- qu, ng, ngh.
-HS đọc đúng các từ và câu ứng dụng.
-Nghe hiểu kể theo chuyện “tre ngà”
B. Đồ dùng dạy học
-Sử dụng tranh trong SGK
C.Các hoạt động dạy học
Tiết 1 (35)
I.Kiểm tra bài cũ (50
-HS đọc bài trong SGK
-HS luyện viết: tre ngà.
II.Bài mới (30)
1.Giới thiệu bài 27
Tuần 7 Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008 Học vần: Bài 27 Ôn tập A.Mục đích yêu cầu -HS đọc viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: p, ph, nh, g, gh, q- qu, ng, ngh. -HS đọc đúng các từ và câu ứng dụng. -Nghe hiểu kể theo chuyện “tre ngà” B. Đồ dùng dạy học -Sử dụng tranh trong SGK C.Các hoạt động dạy học Tiết 1 (35) I.Kiểm tra bài cũ (50 -HS đọc bài trong SGK -HS luyện viết: tre ngà. II.Bài mới (30) 1.Giới thiệu bài 27 -GV kẻ khung ph ô -HS đọc qu ê Phố quê -Giới thiệu tranh vẽ gì? -Tuần qua các em ôm những âm nào? (ph, nh, gi, gh, ngh, qu – Phụ âm) 2.Ôn tập a.Ghép chữ thành tiếng o a e ê ph pho pha phe phê nh nho nha nhe nhê gi gio gia gie giê tr tro tra tre trê g go ga \ \ -HS luyện đọc bảng 1 -Thi đua theo bàn, tổ. b. HS ghép tiếng và dấu -HS đọc các dấu? -GV viết HS luyện đọc ` ? ~ . i ì í ỉ ĩ ị y ỳ ý ỷ \ \ -HS đọc bài trên bảng c.Đọc từ ứng dụng -GV viết từ HS đọc Nhà ga: là công trình xây dựng có mái có tường dùng cho khách chờ lên xuống ga. Quả nho: quả hình tròn ăn có vị chua và ngọt -Phân tích tiếng: nhà, quả, già, nghỉ d. Luyện viết bảng -HS viết từ: tre già, quả nho. Tiết 2 (35) 3. Luyện tập a. Luyện đọc -Tranh vẽ gì? GV: quê bé Hà có nghề xẻ gỗ, phố bé Nga có nghề giã giò. -HS luyện đọc câu ứng dụng -HS đọc bài trong SGK Nghỉ giữa tiết b.Luyện viết vở -HS nhắc lại tư thế ngồi viết? -HS luyện viết theo mẫu c.Luyện nói. GV: tre ngà được trích từ chuyện “ Thánh Gióng” Lần 1: GV kể nội dung câu chuyện Lần 2: GV kể chuyện theo tranh Lần 3: HS kể lại chuyện theo tranh Tranh 1:có một em bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười Tranh 2: bỗng một hôm có người rao vua đang cần người đánh giặc Tranh 3: từ đó chú lớn nhanh như thổi Tranh 4: chú và ngựa đi đến đâu giặc chết như dạ, trốn chạy tan tác. Tranh 5: gậy sắt, tiện tay chú liền nhổ luôn cụm tre cạnh đó thay gậy, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Tranh 6: đất nước trở lại bình yên, chú dừng taybuông cụm tre xuống gặp đất trở lại xanh tốt lạ thường vì tre đã nhuộm khói lửa chiến trận nên vàng óng. - Qua câu chuyện cho chúng ta thấy truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ em Việt Nam. III.Củng cố – Dặn dò (5) -HS đọc bài ôn -Tìm tiếng , từ có âm đã học? -GV nhận xét giờ học -Dặn dò: đọc lại bài ôn, đọc trước bài 28. Toán: Kiểm tra A. Mục tiêu * Kiểm tra kết quả HS -Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, viết ác số từ 0 đến 10 -Nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10 -Nhận biết hìng vuông, hình tam giác, hình tròn B.Đề bài: Bài 1. Số? Bài 2.Số? 0 3 6 9 10 7 4 1 Bài 3.-Viết các số 5, 2, 1, 8, 4 theo thứ tự từ lón đến bé Bài 4 Có: .. hình vuông Có: ... hình tam giác C. Hướng dẫn đánh giá Bài 1: 2 điểm Bài 2: 3 điểm Bài 3: 3 điểm Bài 4: 2 điểm Đạo đức: Bài 4: Gia đình em .AMục đích yêu cầu : 1/HS hiểu:Trẻ em có quyềncó gia đình, có cha mẹ được cha mẹ yêu thương chăm sóc. -Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ và anh chị 2/HS biết yêu quý gia đình mình. -Yêu thương kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ. - Qúy trọng những bạnbiết lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ. -B.Tài liệu và phương tiện dạy : - Vở bài tập đạo đức Bài hát:Cả nhà thương nhau, Mẹ yêu không nào" C.Các hoạt động dạy-học: I.Kiểm tra bài cũ.(5) Em đã làm gì để giữ gìn sách vờ đồ dùng học tập II.Bài mới.(20) Khởi động: * Cả lớp hát bài: "Cả nhà thương nhau" 1/ Hoạt động1: HS kễ về gia đình mình(có thể kể bằng lời, hoặc kể bằng lời kết hợp với tranh vẽ, ảnh chụp). - 1GVchia HS thành từng nhóm4,hd HS cách kễ về gia đình mình VD: Gia đình em có mấy người? Bố mẹ em tên là gì/ Anh chị em bao nhiêu tuổi, học lớp mấy Đối với những em sống trong gia đình không đầy đủ, GVhd HS cảm thông chia sẻ với các bạn 2.HS tự kể về gia đình mình trong nhóm 3. GVmời một số HS kể trước lớp 4,KL. Chúng ta ai cũng có một gia đình 2/ Hoạt động 2: HS xem tranh bài tập2 và kể lại nội dung tranh HS qs tranh và kể lại lại nội dung tranh theo nhóm 2 2.HSthảo luận nhóm 3 Đại điện nhóm kể lại nội dung từng tranh 4 Lớp nhận xét bổ sung 5 GV nhận xét bổ sung Tranh1:Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài Tranh 2: Bố mẹ đang đưa con đi chơi đu quay ở công viên Tranh 3: Một gia đình đang sum họp bên mâm cơm. Tranh 4: Một bạn nhỏ trong tổ bán báo xa mẹ đang bán báo trên đường phố ?Bạn nhỏ nào trong tranh nào được sống hạnh phúcvới gia đình? Bạn nào phải sống xa cha mẹ? Vì sao? KL:Các em thật hạnh phúc, sung sướng khi được sống cùng với gia đình.Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình Hoạt động3: HS chơi đóng vaitheo các tình huống trong bài tập3. 1. GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai: 2 Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: 3. Các nhóm lên đóng vai. 4Lớp theo dõi nhận xét 5 GVlết luận về cách ứng xử phù hợp trong các tình huống: Nói vâng ạ! và thực hiện đúng như lời mẹ dặn. Tranh 2: chào bà và cha mẹ khi đi học về. Tranh 3:Xin phép bà đi chơi. Tranh 4: Nhận quà bằng hai tay và nói lời cảm ơn 6. GVkết luận: Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2008 Học vần Ôn tập âm và chữ ghi âm A.Mục tiêu yêu cầu. -HS đọc viết các âm và ghi âm: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, gh, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, , r, s, t, u, ư, v, x, y, th, kh, ph, nh, qu, gi, ng, ngh, tr. B. Đồ dùng dạy học. -Sử dụng bộ chữ C.Các hoạt động dạy học. I. Kiểm tra bài cũ -HS đọc bài trong SGK -HS luyện viết bảng: quả nho. II. Bài mới Giới thiệu bài -HS nêu các âm đã học? -HS đọc các âm ( ĐT- CN) -Tìm những nguyên âm? (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư) -Em kể những phụ âm? (kh, k, nh, gh, qu, gi, ngh, tr ...) -HS đọc tên các chữ cái? GV: phân biệt tên và âm để HS không nhầm lẫn. -HS đọc GV viết vào bảng STT Chữ cái Tên chữ cái Âm 1 a a a 2 ă á á 3 â ớ ớ 4 b bê bờ 5 c xê cờ 6 d dê dờ 7 đ đê đờ 8 e e e 9 ê ê ê 10 g giê gờ 11 h hát hờ 12 i i ( ngắn) i 13 k ca cờ 14 l e- lờ lờ 15 m e- mờ mờ 16 n e- nờ nờ 17 o o o 18 ô ô ô 19 ơ ơ ơ 20 p pê pờ 21 q cu (quy) 22 r e – rờ rờ 23 s ét- sì sờ 24 t tê tờ 25 u u u 26 ư ư ư 27 v vê vờ 28 x ích- xì xờ 29 y i (dài) i 30 kh ca- hát khờ 31 th tê- hát thờ 32 nh e- nờ – hát nhờ 33 gh giê – hát gờ 34 ng e- nờ – giê ngờ 35 gi giê- i gi 36 ngh e- nờ- giê- hát ngờ 37 qu quy 38 tr tê- e – rờ trờ 39 ch xê- hát chờ HS luyện viết bảng -HS luyện viết: kh, nh, gh, ngh, tr, ch. -Rèn viết đúng độ cao chữ viết 3.Luyện viết vở -HS nhắc lại tư thế ngồi viết? -GV uốn nắn ch HS viết đẹp và đúng III. Củng cố- Dặn dò -HS tìm tiếng có vần ôn? -HS đọc lại bài -GV nhận xét giờ học -Dặn dò: HS cần rèn đọc âm s, r. Đọc trước bài 28 Toán Tiết 23 Phép cộng trong phạm vi 3 A. Mục tiêu: giúp HS -Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng. -Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3. -Biết làm tính cộng trong phạm vi 3. B.Đồ dùng dạy học. -Bộ biểu diễn, bộ thực hành toán. C.Các hoạt động dạy học I.Kiểm tra bài cũ -Cho HS viết từ 0 đến 10 -HS xếp các số: 7, 2, 8, 3 theo thứ tự từ bé đến lớn II. Bài mới. 1.Giới thiệu bài 2.Giới thiệu phép cộng bảng cộng trong phạm vi 3 a. Hoạt động 1: sử dụng bộ đồ dùng thực hành. -HS lấy 1 que tính, thêm 1 que tính. Đếm tất cả mấy que tính? -HS lấy thêm 2 hình vuông, lấy thêm 1 hình vuông. Đếm có tất cả mấy hình vuông? -HS lấy 1 hình tròn, lấy thêm 2 hình tròn. Đếm có tất cả bao nhiêu chấm tròn? GV nêu câu hỏi HS trả lời. - Có 1, thêm 1 là mấy? -Có 2, thêm 1 là mấy? -Có 1, thêm 2 là mấy? b. Hoạt động 2: Sử dụng SGK GV cho HS quan sát tranh SGK tranh 44 -Hình 1: bên trái có mấy con gà ? Bên phải có mấy con gà? Tất cả có mấy con gà? -Hình 2: bên trái có mấy ô tô? Bên phải có mấy ô tô? tất cả có mấy ô tô? -Hình 3: bên trái có mấy con rùa? Bên phải có mấy con rùa? tất cả có mấy con rùa? -Hình 4: bên trái có mấy chấm tròn? Bên phải có mấy chấm tròn? tất cả có mấy chấm tròn ? c. Hoạt động 3: Giới thiệu phép cộng - GV lấy 1 que tính, lấy thêm 1 que tính nói: Có 1 thêm 1 bằng 2. GV viết: 1 + 1 = 2 -HS đọc: 1 cộng 1 bằng 2 -Tương tự cho HS đọc các phép tính tiếp theo. 2 + 1 = 3; 1 + 2 = 3 d. Hoạt động 4: Sử dụng bảng con - GV đọc các phép tính, cho HS viết phép tính cộng vào bảng con 2 + 1 = ; 1 + 2 = ; 1 + 1 = 3.Thực hành. Bài 1. HS chữa miệng Bài 2 cho HS làm bảng con GV hướng dẫn đặt tính dọc: Viết số nọ dưới số kia sao cho hai số thẳng hàng dọc sau đó viết dấu cộng ở giữ nét gạch ngang thay cho dấu bằng, kết quả ghi dưới gạch ngang. 1 2 2 + + + 1 1 1 Bài 3. nối phép tính thích hợp (dành cho HS khá) 2 3 2222222 1 1111 1 + 2 1 + 1 2 + 1 -Lớp cử đại diện 2 bạn lên chơi trò chơi “ nối nhanh và đúng” -Thời gian chơi 1 phút III.Củng cố – Dặn dò. Hôm nay chúng ta học bài gì? -HS đọc bảng cộng trong phạm vi 3 HS điền số vào chỗ chấm ... + 1 =3 ... + 2 = 3 ... + 1 = 3 -GV nhận xét giờ học -Dặn dò: học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3. làm toán ở VBT. Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2008 Học vần Bài 28 Chữ thường - Chữ hoa A.Mục đích yêu cầu. -HS biết được chữ hoa và bước đầu làm quen với chữ viết hoa -Nhận ra và đọc được chữ in hoa trong câu ứng dụng: B, K, S, P, V. -Đọc được câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé đi nghỉ ở Sa Pa. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ba vì B Đồ dùng dạy học -Bảng chữ thường và chữ viết hoa -Tranh minh họa trong SGK C.Các hoạt động dạy học. Tiết 1(35) I.Kiểm tra bài cũ.(5) -HS đọc bài trong SGK -HS luyện viết : nhà ga II.Bài mới (30) 1.Giới thiệu bài GV treo bảng lớp chữ viết thư ... xét: tuyên dương. GV: Qua giờ học hôm nay chúng ta biết thêm rất nhiều từ về tình cảm anh chị em trong gia đình. Như vậy trong cuộc sống khi ta nói hay viết các em cần phải sử dụng từ sao cho đúng nghĩa trong khi viết văn thì mới làm cho người đọc, người nghe hiểu đúng nghĩa của câu. GV nhận xét giờ học. Dặn HS luyện tập đặt câu theo mẫu: Ai làm gì? Giáo án môn khoa học lớp 5 Ngày dạy: 4 /12 / 2008 Người soạn: Hoàng Thị Loan Đơn vị: Trường Tiểu học Hoà Chung. Bài dạy: xi măng a/ mục tiêu: - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng - Nêu tính chất và công dụng của xi măng. B/ Đồ DùNG DạY - HOC: - Hình và thông tin trang 58 , 59 SGK; Tranh nhà máy xi măng Cao Bằng. Mẫu vật: xi măng trắng, xi măng xám xanh. xi măng hỏng. Dụng cụ làm thí nghiệm. C/ Các hoạt động dạy học I/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tính chất của gạch ngói. (Thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ) ? khi vận chuyển cần lưu ý điều gì? (cẩn thận tránh bị vỡ) II/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giờ học trước chúng ta đã biết tính chất và công dụng của gạch, ngói. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về một nguyên liệu vô cùng quan trọng trong ngành xây dựng đó là xi măng. - HS mở sách giáo khoa trang 58,59. 2. Hoạt động 1: Để biết được xi măng có những công dụng gì chúng ta cùng tham gia vào hoạt động 1: ? Xi măng thường được dùng để làm gì? ( xi măng được dùng để xây nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, gắn đá tạo thành các cảnh đẹp, làm ngói lợp, ) 2 - 3 học sinh nêu. + Trên đất nước ta có rất nhiều nhà máy xi măng. Em hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết ( theo cặp) trong thời gian 1 phút - HS báo bài: Hỏi - Đáp. ( 2 - 3 nhóm báo bài ) * GV chốt: ở nước ta có rất nhiều núi đá vôi, những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng lớn, công nghệ hiện đại như: nhà máy xi măng Hà Tiên ở tỉnh Kiên Giang; nhà máy xi măng Hoàng Mai ở tỉnh Nghệ An; nhà máy xi măng Hoàng Thạch ở tỉnh Hải Dương; nhà máy xi măng Ghi Sơn, Bỉm Sơn ở tỉnh Thanh Hóa; nhà máy xi măng Hải Phòng ở thành phố Hải Phòng; nhà máy xi măng Bút Sơn ở tỉnh Hà Nam; nhà máy xi măng La Hiên ở thành phố Thái Nguyên.nhà máy xi măng Hà Giang ở tỉnh Hà Giang. - HS quan sát ảnh 2 trong sách giáo khoa. ? ảnh hai cho ta biết điều gì? GV đưa ảnh : + ảnh nhà máy xi măng Hà Giang: GV giảng: Đây là bức ảnh toàn cảnh nhà máy xi măng Hà Giang được xây dựng tại tỉnh Hà Giang . Liên hệ: ở tỉnh ta có nhà máy xi măng nào? ( Cao Bằng, Hòa An ) GV: ở địa phương chúng ta có nhà máy xi măng Hoà An và nhà máy xi măng Cao Bằng, nhà máy xi măng Cao Bằng được xây dựng tại xã Duyệt Trung.Cô mời cả lớp quan sát bức ảnh chụp toàn cảnh nhà máy xi măng Cao Bằng đã được phóng to. Nhà máy xi măng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp lượng xi măng lớn, chất lượng cao góp phần thúc đẩy phát triển ngành xây dựng của tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. GV: Vậy, xi măng được làm từ những nguyên vật liệu gì, chúng có tính chất như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu HĐ 2. 3/ Hoạt động 2: - Mời cả lớp đọc lướt phần thông tin. ? Xi măng được làm từ nguyên vật liệu gì? ( Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.) GV: Người ta nung đất sét, đá vôi và một số chất khác ở nhiệt độ cao rồi nghiền nhỏ thành bột mịn. Đó là xi măng. HS quan sát hình 1b và mẫu vật xi măng ? Xi măng thường có màu nào? ( có màu xám xanh ( hoặc nâu đất), trắng.) hình 1b và xi măng chưa được đóng bao - HS quan sát tranh hình 1 a + Hình 1a cho em biết điều gì?( là xi măng đã được đóng bao) Xi măng sau khi sản xuất được đóng bao đẻ, thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản. GV làm thí nghiệm: Để biết xi măng có tính chất gì? mời cả lớp quan sát thí nghiệm + GV: Trộn xi măng với một ít nước, các bạn quan sát xem điều gì sẽ xảy ra? ( xi măng không tan mà trở nên dẻo) ? Nếu để hỗn hợp xi măng trong một thời gian, em dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra? ( Hỗn hợp xi măng rất chóng bị khô kết thành tảng, cứng như đá.) ? Cần phải bảo quản xi măng như thế nào? tại sao?- HSTLN đôi trong thời gian 1 phút.( Cẩn thận để nơi khô ráo thoáng khí, bao xi măng dùng chưa hết phải buộc thật chặt. Vì xi măng là dạng bột, có thể gây bụi bẩn, xi măng găp nước hay không khí ẩm sẽ khô, cứng như đá) Liên hệ: HS quan sát xi măng hỏng: trên đây là xi măng do bảo quản chưa tốt nên đã bị hỏng, kết tảng cứng như đá và không sử dụng được, rất lãng phí. . Để biết được vữa xi măng được làm từ nguyên vật liệu nào? chúng có tính chất và công dụng gì? Chúng ta cùng thảo luận bài tập sau: GV đưa nội dung bài tập: - 1 HS đọc nội dung bài tập. - HS thảo luận nhóm 4 hình vuông. Câu hỏi 1: Vữa xi măng được làm từ nguyên vật liệu nào? Vữa xi măng có tính chất gì được dùng để làm gì? ( xi măng trộn với cát và nước. Khi mới trộn vữa xi măng dẻo, khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không bị rạn, không thấm nước.), trát tường, trát các bể chứa, xây nhà, ...) Câu hỏi 2: vữa xi măng được dùng để làm gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng? ( trát tường, trát các bể chứa, xây nhà, ....Xi măng trộn xong, phải dùng ngay, không được để lâu. GV liên hệ: ở gia đình chúng ta nhà bạn nào đang xây dựng cần lưu ý khi trộn vữa xi măng cần sử dụng bảo hộ lao động để bảo vệ sức khoẻ, trộn xong phải dùng ngay không dược để lâu vì khi khô xi măng trở nên khô cứng không sử dụng được.Các dụng cụ làm với vữa xi măng cần phải rửa ngay nếu để khô sẽ không rửa được. Câu hỏi 3: Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông? ( bê tông là hỗn hợp: xi măng, cát, sỏi, ( hoặc đá), nước trộn đều) Bê tông có tác dụng gì? ( Bê tông là một hỗn hợp chịu nén, được dùng để lát đường, đổ trần, ... ) Liên hệ : sân trường của chúng ta cũng được đổ bê tông đấy các bạn a. Câu hỏi 4: Em hiểu thế nào là bê tông cốt thép? Bê tông cốt thép có tính chất gì? Bê tông cốt thép dùng để làm gì? ( trộn đều xi măng, cát, sỏi ( hoặc đá) với nước rồi đổ vào các khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn. được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước, ... ) - HS quan sát ảnh 3 trong SGK: Cô mời quan sát ảnh 3 trong SGK, đây là bức ảnh chụp các chú công nhân đang đổ bê tông cốt thép để xây dựng khu nhà cao tầng. - HS báo bài dưới hình thức hỏi đáp. - HS n/x - GV nhận xét khen ngợi. GV: ? Qua nội dung vừa tìm hiểu chúng ta cần ghi nhớ điều gì? (1 HS đọc phần đóng khung.) - 1 HS đọc lại nội dung bài. III/ Củng cố dặn dò: Để biết bạn nào trong lớp ta nắm chắc bài nhất, chúng ta cùng làm một bài tập nho nhỏ. GV đưa nội dung bài tập. 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. Hãy chọn ý em cho là đúng nhất. a, xi măng được làm từ đất sét và đá vôi. b, xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. c, xi măng khi trộn với ít nước thì kết thành tảng và cứng như đá. d, xi măng trộn với cát và nước tạo thành vữa xi măng. e, khi trộn với một ít nước, xi măng không tan trong nước mà trở nên dẻo, rất chóng bị khô. kết thành tảng cứng như đá g, xi măng được dùng để xây nhà, xây dựng các công trình lớn ... h, xi măng được dùng làm phấn viết. Mời lớp mình thảo luận bài tập theo nhóm bàn trong thời gian 1 phút. GV: Các em đã tìm được kết quả bài tập, để báo cáo kết quả bài tập này chúng ta sẽ cùng chơi một trò chơi. Các em có thích chơi trò chơi không? Trò chơi có tên:" Ai nhanh, ai đúng" Cách chơi như sau: Cô chia lớp ra làm hai đội : Mỗi đội cử ba bạn thi tiếp sức. Mỗi bạn sẽ gắn một bông hoa trước ý cho là đúng nhất sau đó bạn tiếp theo lên gắn hoa cứ như vậy cho đến hết nội dung bài tập. Đội nào hoàn thành bài tập đúng và nhanh là đội thắng cuộc. Dưới lớp hát bài " Lớp chúng ta kết đoàn " - HS nhận xét bài - GV nhận xét: tuyên dương. - GV kết luận. - 1 HS đọc lại ý đúng. - GV nhận xét giờ học. - Dặn hs đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Thủy tinh. Câu hỏi 1: Vữa xi măng được làm từ nguyên vật liệu nào? Vữa xi măng có tính chất gì? ..................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu hỏi 2: Vữa xi măng được dùng để làm gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng? ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................................... Câu hỏi 3: Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông? Bê tông có ứng dụng gì? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu hỏi 4: Em hiểu thế nào là bê tông cốt thép? Bê tông cốt thép có tính chất gì? Bê tông cốt thép dùng để làm gì? .................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: